Gửi bài:

Chuyện của con

(truyenngan.com.vn) Dẫu mang tiếng là viết cho bố mẹ nhưng chắc bố mẹ sẽ không được đọc đâu, con cũng không muốn cho bố mẹ thấy con như thế này, thấy con yếu đuối và thiếu bản lĩnh suốt ngày chỉ kêu ca. Nhưng con viết ra cũng là muốn nhắc nhở mình phải sống tốt hơn, không chỉ cho con mà cho bố mẹ, cho gia đình.

***

Bố mẹ của con!

Bây giờ là 11h đêm, chắc ở nhà bố mẹ ngủ cả rồi. Quê mình lúc nào cũng ngủ sớm để mai lại bắt đầu cũng thật sớm. Ngày xưa con cũng vậy, phải dậy sớm để học, dậy sớm để đi làm mùa cùng bố mẹ, cùng cả xóm từ 3h đêm. Lúc đó vui thật bố mẹ nhỉ. Vậy mà bây giờ lên đây con"học" cách dậy muộn. Một mình trong cái phòng 8 người ở ký túc sáng sớm ra cứ lục cục thật chẳng giống ai và thế là cả phòng thi nhau nằm ì ra nếu sáng mai không phải đi học sớm. Sinh viên đấy bố mẹạ, người ta nói " không thi lại không phải sinh viên" và lấy cớđó để ngủ và chơi game suốt đêm.

Con cũng không muốn làm một con người khác biệt đâu nhưng thực sự rất khó hòa nhập để sống. Ngày trước con làm gì có tiền mà chơi game, làm gì có tiền ra quán net, ngay cả chát chít cũng không, ở lớp mỗi khi có tiết thực hành tin con lại kiên nhẫn mổ cò từng chữ. Rồi cả khi có chút tiền tiết kiệm con cũng không muốn lãng phí vào những thứ vô bổ đó.

chuyen-cua-con

Nhớ lại trước đây ngày con đi thi đại học, hai bố con tay xách nách mang lên thủ đô rồi tìm nhà trọ, cũng may có ông anh họ lo mọi chuyện chu đáo nên bố cũng bớt phần vất vả. Nhưng rồi chuyện ăn uống đi lại bố cũng bận tâm nhiều. Qua vài ngày mà trông bố gầy đi. Ở nhà mẹ làm mùa theo dõi tin tức và mong tin hai bố con, mỗi khi TV báo rằng đề thi năm nay khó mẹ lại lo...lo con sẽ trượt. Con là niềm hi vọng duy nhất của gia đình, anh chị chưa ai vào đại học, con biết điều đó. Ở quê mình khi đó gia đình nào có ai học đại học là niềm vinh dự cho cả nhà. Con cũng biết thế, rồi cố gắng và đậu đại học trên thủđô đúng như ước mơ của con.

Ngay từ ngày đầu bỡ ngỡ lên đây con đã tự nhủ mình phải thật cố gắng. Đồng tiền bố mẹ kiếm được không dễ chút nào. Con cũng hiểu vậy. Con cũng đã cố, nhưng hình như xa bố mẹ con thấy hụt hẫng và kém cỏi quá. Con nhớ sự quan tâm của mẹ trong từng bữa ăn dù đạm bạc, nhớ sự quan tâm trong nghiêm khắc của bố. Con nhớ bát cơm rang của mẹ ròn tan mỗi sáng, mẹ vẫn xới cho con đầy ắp, phần còn lại mẹ nhường cho bố, mẹ chỉ còn vài thìa đáy nồi. Mẹ bảo "cốăn lấy sức mà học" trong khi sức mẹ bỏ ra còn nhiều hơn con gấp bội. Rồi cứ thế con lớn lên và bây giờ là sinh viên đại học sao con vẫn nhớ bát cơm rang thủa nào. Trên đây mỗi sáng ra đầy ắp đồăn trên vỉa hè, sinh viên tụi con chọn mì tôm bố mẹạ, ăn mãi cũng chán nhưng nghĩ bố mẹở nhà nhịn cơm sáng mà đi làm là con lại cốăn để như mẹ nói : có sức mà học. Dẫu mỗi tháng tiến bố gửi lên vẫn đều đều nhưng con biết để có được khoản tiền đó, vài sào ruộng và chút tiền lương ít ỏi của bố là không đủ. Chắc bố mẹ lại chắt bóp từng đồng để gửi lên cho con. Ngồi nghĩ bố mẹăn cơm với bát cà, chan thêm chút canh và cố nuốt mà con thấy chạnh lòng.

Năm đầu lên đây con đã đi làm thêm bố mẹạ! Nhiều lần bố gọi điện con tắt máy, bố hỏi thì con cứ chối quanh. Con đã giấu bố mẹ. Biết bố mẹ sẽ không cho con đi làm thêm đâu, bố mẹ sẽ lo con học hành sa sút, lo con sẽ bị cuộc sống này cám dỗ và quật ngã,... nhưng nếu không va vấp như thế làm sao con lớn được. Còn bé con đã quen được bố mẹ che chở rồi, bây giờ con phải tự mình khám phá cuộc sống thôi, con biết sẽ va vấp, rồi có thể sẽ vấp ngã nữa nhưng con sẽ gượng dậy được, còn nếu để bố mẹ che chở mãi sau này chỉ cẫn "ngã " một lần trên đường đời thôi con sẽ không thểđứng dậy được nữa. Với lại tiền bố mẹ gửi lên chỉđủ tiền cho con ăn tiết kiệm hàng tháng, trên này cái gì cũng cần tiền không ai cho không ai cái gì cả, rồi còn bao khoản: đi chơi với lớp, liên hoan, sinh nhật..., con phải tự lo thôi. Con cũng lớn rồi.

Con tìm được một lớp - đứa lớp 9 thi lên cấp 3. Lần đầu bỡ ngỡđi " dạy " người khác quả thật khó khăn. 14 km đạp xe, 2 tiếng nói liên tục, rồi còn nhiều hôm mưa rét con nghĩđến chuyện đi dạy mà ngại. Ở phòng con năm đó tám đứa thì bốn đứa đi dạy thêm, nhà chúng nó còn khó khăn hơn nhà mình bố mẹạ. Có thể vì cùng hoàn cảnh mà chúng con sống với nhau đoàn kết và đầy tình thương. Lần đầu "đứng lớp" con phải chuẩn bị bài như thật, nào giáo án rồi cách dạy. Đúng là "lái đò cũng gặp lắm truân chuyên". Đổi lại đứa học sinh cũng chăm chỉ lắm, cuối năm nó thi đỗ cấp 3 trường chuyên, con nhẹ cả người. Thế mới biết đồng tiền kiếm ra thật không dễ chút nào.

Năm thứ 2 con vẫn ở ký túc. Mỗi năm ở một phòng khác, mỗi năm lại sống với những người khác, mỗi đứa một tính. Có vài đứa bạn thân chỉ thỉnh thoảng rủ nhau đi chơi rồi lại phải về phòng đối diện với những điều chướng tai gai mắt. Tưởng rằng chuyện sống thử chỉ có ở những đôi trọ ngoài, nào ngờ trong ký túc cũng chẳng kém. Người ta rủ nhau về rồi " chí chóe", con ngồi học cũng chẳng tập trung được. Rồi lúc tối khi phòng đã đông đủ thì đủ thứ nhạc nỗi lên như cãi nhau, chẳng ai chịu nhường ai. Con đành chọn cho mình cách là xuống thư viện, yên tĩnh hơn, có không khí học hơn để chiến đấu với đống giáo trình khổng lồ, mỗi cuốn nặng như viên gạch nhìn đã thấy ngại.

Hai năm rồi con ít nhớ nhà đi thì phải, hay con đã quen với cuộc sống nơi phồn hoa này. Quê mình bọn bằng tuổi con cũng đi hết, không học thì làm, chúng nó cũng như con muốn thoát khỏi cuộc sống vất vảở quê. Trước đây con học và phấn đấu cũng chỉ vì thế, nhưng bây giờ sao con thấy hoang mang quá. Kiến thức con học và việc làm ngoài cuộc sống chẳng liên quan gì đến nhau cả. Hàng trăm sinh viên ra trường với tấm bằng đỏ vẫn làm thuê kiếm sống. Những nhà có tiền, có ô dù thì dẫu thế nào cũng có chân sẵn trong những vị trí mà sinh viên nghèo bọn con có nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. Có anh phòng con vác hồ sơđi xin việc mà mất cả trăm triệu. Cũng chỉ là xin làm thầy giáo thôi chứ có làm ông nọ bà kia đâu sao mà khó quá. Ba năm nữa rồi con cũng ra trường, cũng vật lộn để sống, để kiếm việc làm. Nếu cứ thế này thì bán nhà đi cũng không đủ tiền cho con xin việc mất. Trước đây khi ở quê con thấy cuộc sống thật công bằng ai làm nhiều sẽđược nhiều, còn bây giờ thời buổi kinh tế thị trường điều đó khó lắm bố mẹạ.

Gần ba tháng rồi con chưa về quê, bây giờ về quê con thấy ngại lắm. Nhớ lại trước đây khi mới vào đại học con thật hãnh diện, bố mẹ cũng rất tự hào về con, dù sao con cũng có điểm thi cao nhất... xã cơđấy. Nhưng khi lên đây con thấy tự ti về kiến thức của mình. Xã hội nhiều người giỏi lắm, con chẳng là gì theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy mà khi về quê bố mẹ cứ tưởng con là nhất, lấy con làm tấm gương cho các em, trong mắt chúng nó con là thần tượng. Con ngại lắm. Con chỉ biết căng người lên cho giống một ông anh, cho giống một thần tượng. Từđó con trở thành người khác dấu mình trong vỏ bọc do chính mình tạo ra, rồi lúc một mình lại tự ti, yếu đuối...

Ngồi một mình con muốn viết thật nhiều như muốn chút bỏ mọi tâm sự ra trang giấy này. Dẫu mang tiếng là viết cho bố mẹ nhưng chắc bố mẹ sẽ không được đọc đâu, con cũng không muốn cho bố mẹ thấy con như thế này, thấy con yếu đuối và thiếu bản lĩnh suốt ngày chỉ kêu ca. Nhưng con viết ra cũng là muốn nhắc nhở mình phải sống tốt hơn, không chỉ cho con mà cho bố mẹ, cho gia đình. Con sẽ vẫn tiếp tục cố gắng, để sau này những điều con viết ra là kể về thành công của con, kể về cách con đứng lên sau những lần vấp ngã. Con sẽ kể, sẽ thì thầm cho bố mẹ nghe những câu chuyện của con...về một thời sinh viên đáng nhớ.

Xuân Đài (Mr.Radio)

Ngày đăng: 06/01/2014
Người đăng: Xuân Đài
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Địa điểm mua đặc sản Điện Biên uy tín
Lee Iacocca - the difficult quote
 

Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được

By Lee Iacocca

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage