Con rể
Thằng con rể cứ say xỉn tối ngày, hễ ghé nhà thì lại lè nhè trách móc chị, bảo vì chị không cho tên nó vào bảng di chúc thì gia đình nó sẽ tan nát.
***
Nghe tin chị vừa được lên chức bà ngoại, tôi vội đến thăm vì theo như tôi nhớ chính xác thì chị chỉ có mỗi một cô con gái đang học phổ thông trung học, vì chồng chị mất sớm. Gặp tôi chị òa khóc, rồi bảo: Chị bị người ta xúc phạm thậm tệ em ạ, họ mắng chị không biết dạy con gái để làm liên lụy đến con trai họ, còn không chịu làm đám cưới cho dù cả hai gia đình là chổ quen biết, vì họ viện vào lý do cả hai đứa đều chưa đủ tuổi kết hôn...
Nhà hiếm con, có mỗi cô con gái nên chị quan tâm, chăm sóc con rất cẩn thận. Sáng chị chở con đi học, hết giờ học lại đón về. Con gái chị trong trắng như một thiên thần, năm nào con gái cũng đứng trong top 5 học sinh giỏi nhất lớp. Con gái lại ngoan ngoãn, lễ phép nên ai cũng yêu quí, chị rất tin tưởng và tự hào về con, vậy mà...
Năm nay, con gái chị đang học lớp 10, vì là năm đầu cấp nên chị nhờ một cậu sinh viên năm một đến dạy kèm cho con tại nhà. Cậu thanh niên ấy mặt mũi cũng hiền lành, chất phát, lễ phép, vốn là con trai của một gia đình quen biết, yên tâm " con trai nhà lành" lại được học hành nghiêm túc nên chị khoán " con nai ngơ ngát" của chị cho cậu ấy. Qủa là con gái chị có học hành tiến bộ nên chị càng tin tưởng, suốt ngày hết ở cơ quan vì guồng máy công việc không sao dứt ra được, thì lại ở tầng trểt mải mê với việc nhà, đôi trể tự do "kèm cặp" nhau trển lầu và kết quả là đôi trể yêu nhau. Không những thế, chúng còn dám ăn cả "trái cấm". Dù biết cậu sinh viên ấy vi phạm pháp luật, nhưng chị không nỡ kiện ra tòa vì là chổ quen biết, vả lại gia đình chàng trai đã hết lời năn nỉ và hứa chắc như đinh đóng cột sẽ cưới, sẽ làm giấy kết hôn khi cả hai đứa đủ tuổi trưởng thành. Sau đó con gái chị phải tạm dừng việc học vì bị sốc. Chị ngậm đắng nuốt cay, tự xỉ vả mình. Gía như chị quan tâm đến con gái nhiều hơn, trò chuyện thường xuyên, truyền đạt cho con kỷ năng sống. Đừng nghĩ là con còn nhỏ dại chưa biết gì, nói ra sớm không khéo lại vẽ đường cho hươu chạy. Thì chị đã không phải ăn quả đắng như ngày hôm nay. Đến lúc này chị mới thấm thía được điều đó thì đã quá muộn. Chị thức trắng, ngồi suốt mấy đêm liền bên bàn thờ chồng, ân hận vì mải lo kiếm tiền nên con gái mới ra nông nỗi này.
Ở tuổi của con gái chị chẳng nhìn được xa, thằng chồng tương lai của nó không hiểu vì sao mà không thèm gặp nó. Con gái nằng nặc đòi chị phải đưa nó đi phá thai, nó hối hận lắm rồi. Nhưng chị lại bảo: " Cái thai đã lớn, nguy hiểm lắm, con mà phá lỡ có gì trục trặc thì sẽ hối hận suốt đời, chuyện không hay thì đã xảy ra rồi, đứa bé vô tội. Điều quan trọng bây giờ là con phải giữ sức khỏe cho cả mẹ lẫn con. Sau khi sinh con xong thì con phải cố gắng học tiếp để sau này còn có cái nghề để mà nuôi con. Mẹ sẽ giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách..." Chị đi làm đã mệt, vậy mà tối tối còn phải kèm con gái đi bộ để dễ sinh con. Để cho con gái khỏi buồn, chị còn đưa nó đi xem phim, xem ca nhạc, dã ngoại. Con gái chị sinh non, một đứa trể ốm yếu, quặt quẹo. Chị thương con, thương cháu, chẳng dám để người giúp việc trông nên đành nghỉ chế độ mặc dù chị vẫn còn yêu nghề lắm, vẫn nhớ đồng nghiệp, cơ quan lắm. Con gái chị, lần này thì đã biết nghe theo lời mẹ, vẫn tiếp tục đến trường.
Một thời gian sau, tôi mới có dịp ghé lại thăm chị. Nhà chị không khác gì một bãi chiến trường. Trển bàn, trển ghế, trển sàn nhà chổ nào cũng có quần áo, tã lót, đồ dùng của trể con. Chị thì ăn mặc lôi thôi, tóc tai bù xù, tay vừa bế cháu vừa làm việc nhà. Suốt ngày chị đầu tắt mặt tối với việc nhà, chăm cháu. Con bé trển tay chị cứ khóc nhèo nhẽo, ngằn ngặt, đặt xuống là khóc, thỉnh thoảng nó lại gào ầm lên không nghe được chị nói gì. Con bé không có sức đề kháng, quặt quẹo, ốm đau luôn. Vừa từ bệnh viện về đã lên cơn sốt. Hết viêm phổi thì đến rối loạn tiêu hóa, rồi lại viêm đường hô hấp, trời nắng cũng ốm, trời lạnh cũng ốm. Bao nhiêu tiền chị dành dụm được, bây giờ đổ hết vào thuốc men, bồi dưỡng cho cháu. Mà con bé cứ ốm luôn, ngày ốm nhiều hơn ngày khỏe mà mỗi lần ốm thì kéo dài cả tuần làm bà ngoại cũng ốm theo cháu. Con gái chị không phải nó không yêu thương, xót chị. Nhưng ngày nào nó cũng phải đến trường, làm sao có thể bỏ học mỗi ngày để mà ngồi nhà mãi với con nó suốt được. Rồi bỗng dưng chị khóc như một đứa trể làm tôi cũng khóc theo. Trước đây, có trong mơ đi nữa chị cũng không bao giờ tưởng tượng được chị được lên chức bà ngoại sớm như thế này...
Rồi tôi nhận được quyết định chuyển công tác sang thành phố khác, dễ phải đến hơn 6 năm sau tôi mới có dịp trở lại thì nghe tin chị đau nặng, có thể không sống được bao lâu nữa, tôi vội đến thăm. Gặp tôi chị òa khóc, rồi bảo: Chị không thiếu tiền để chữa bệnh, không thiếu thứ thuốc đắt tiền nào, không thiếu thức ăn bổ dưỡng, không thiếu tiền để thuê người chăm sóc nhưng lại thiếu người thân, đặc biệt là đứa con mình sinh ra, em ơi!...
Chồng chị mất sớm, một mình chị nuôi đứa con gái độc nhất. Tôi còn nhớ như in cái ngày nhận được tin của anh, hồn chị như lìa khỏi xác, lòng chị đã tan nát đến thế nào khiến bước chân dừng như không thể trụ vững. Chị tưởng đất dưới chân sụt lún, mắt chị hoa lên rồi ngất xỉu trển thềm nhà, chỉ đến khi nghe thấy tiếng con khóc, chị mới choàng tỉnh dậy. Nhìn đứa con mặt mũi, chân tay lem luốc, tâm can người mẹ như được tiếp thêm luồng sinh khí mới. Cứ thế, chị trở thành người phụ nữ cứng rắn lúc nào không hay. Những vất vả, nhọc nhằn của người đàn bà độc thân một mình nuôi con nhỏ. Chị tần tảo một sương hai nắng cốt sao để đủ cơm cho con. Các con chị ngày một khôn lớn trển những cơ cực của chị. Lúc khỏe mạnh đã vậy, còn những lúc ốm đau cả hai mẹ con đều ốm một lượt. Thân gầy của chị lại càng như cánh vạc còm cõi thức cùng con suốt đêm. Nhưng càng vất vả bao nhiêu thì nghị lực vươn lên của chị lại càng phi thường bấy nhiêu. Không kêu than, không trách phận, tình thương với con lại càng nhân lên, nhân lên gấp bội. Dường như khi con người ta sống trong cái khốn khó thì nghị lực ấy càng dẻo dai thì phải.
Giữa cái khó khăn còn nhiều đói khổ, ngoài việc lo sao cho đủ no, chẳng lúc nào chị không chạy đôn, chạy đáo để lo cho con được đầy đủ. Chị bận đến mức thời gian để ngủ còn không có. Vì hầu hết thời gian chị dành để kiếm tiền nuôi con ăn học. Tuổi trẻ của người mẹ độc thân đâu có sung sướng gì, đến cái ăn chị cũng đâu có được ăn một bữa đàng hoàng, chị thường xuyên vừa ăn vừa làm việc. Chị không bao giờ dám nghĩ sẽ sống cho riêng mình mặc dù có rất nhiều người đàn ông thương chị. Có lẽ do vậy mà ông trời thương, cho chị sức khỏe, may mắn nên cuối đời chị có được hai căn nhà. Một căn chị đang sống. Còn một căn chị để cho thuê lấy tiền tiêu hàng tháng. Cuộc đời của một người đàn bà độc thân như chị có lẽ cũng đã được toại nguyện nếu như...
Chị thấy mình ngày càng già, sức khỏe ngày càng kém nên quyết định lập di chúc để lại 2 căn nhà cho con gái. Chị gọi con về họp gia đình rồi bảo: Mẹ muốn hỏi ý kiến con xem thử có nên để tên thừa kế trong di chúc cả tên con rể hay không?. Con gái chị không đồng ý để tên con rể vào di chúc, nó bảo mẹ cứ để tên con ruột thôi, sau này nếu cần thiết con sẽ tự nguyện đưa tên chồng vào. Chị nghe cũng bùi tai, thấy cũng có lý nên không có ý kiến gì. Vậy là bảng di chúc được thực hiện ngay sau đó. Không biết thông tin thất thoát từ đâu mà con rể chị biết được rồi làm ầm lên, trách cứ chị đủ điều, rằng chị chỉ biết "thủ" cho con ruột của mình . Tinh thần chị bị sa sút và khủng hoảng trầm trọng, kể từ khi chị chợt nhận ra con rể chỉ yêu cái hủ tiền của chị, hèn gì mà gia đình bên trai đã tự nguyện sang nhận dâu, nhận cháu khi con gái chị tốt nghiệp đại học và có công ăn việc làm ổn định. Con rể chị sẵn sàng càu nhàu, thậm chí đá thúng đụng nia, khiêu khích chị. Càng ngày chị càng thấy quá cô đơn, trơ trọi và mệt mỏi ngay trong chính căn nhà của mình. Mọi việc càng trở nên trầm trọng khi chị bị đột quỵ. Vì nghĩ ngợi nhiều, lại thêm tuổi đã già, sức đã mỏi khiến chị đổ bệnh. Chị sốt li bì đến ngày thứ ba thì con gái mới ghé về thăm và đưa chị đi bệnh viện. Khi nghe bác sỹ bảo chị phải nằm một chổ đến lúc chết, cần một người thường xuyên túc trực bên cạnh chăm sóc vệ sinh cá nhân thì con rể chị trở chứng không cho vợ về chăm mẹ. Đến lúc này chị mới thấm thía được sức mạnh của đồng tiền thì đã quá muộn.
Còn bây giờ chị nằm giữa sự sống và cái chết, cảm nhận từng ngày, đếm từng cơn đau một mình và càng muốn ra đi thật nhanh. Con gái chị không phải không yêu thương, xót chị. Nhưng cũng vì cái di chúc không có tên nó mà thằng con rể đâm ra hậm hực cho rằng chị chỉ biết "thủ" cho con ruột, rồi kiếm chuyện gây sự với vợ mỗi khi con gái chị về thăm mẹ. Vậy cho nên con gái không thể mãi bên chị suốt ngày được. Thằng con rể cứ say xỉn tối ngày, hễ ghé nhà thì lại lè nhè trách móc chị, bảo vì chị không cho tên nó vào bảng di chúc thì gia đình nó sẽ tan nát. Rồi bỗng dưng chị khóc như một đứa trẻ làm tôi cũng khóc theo. Bây giờ thì chị thèm được nói chuyện, thèm một câu an ủi, thèm một cái nắm tay, thèm được chia sẻ với mọi người, chị thèm có người đến thăm và tỉ tê với chị hàng ngày. Nhưng bây giờ người chị gặp và nói chuyện được nhiều nhất là cô giúp việc. Nằm càng lâu thì người đến thăm càng ít, càng buồn, chị càng nghĩ lung tung. Bây giờ nghĩ lại, chị thấy tiếc thời gian đã trôi qua, làm ra nhiều tiền để làm gì khi gia đình không hòa thuận. Nhiều tiền để làm gì khi tiền không thể mua được sức khỏe, hạnh phúc, sự hiếu thảo. Chết đi, để lại tiền nhiều để làm gì cho con cái tranh giành rồi mất hết tình cảm vợ chồng. Bây giờ chị nằm trển cả một đống tiền mà cứ tiếc thời gian đã trôi qua, rồi sợ rằng khi về với thế giới bên kia rồi sẽ chẳng còn ai đau xót nhớ đến chị. Nhiều tiền không biết có mua tiên được không nhưng bây giờ trước mắt chị không thể mua được những gì mình muốn.
Nhiều tiền bạc để làm gì khi một ngày kia chị cũng phải chia tay thế giới này. Sẽ chẳng còn ánh mặt trời chói chang chào đón, sẽ chẳng còn một ngày mới bắt đầu cho dù người chị gặp đầu tiên mỗi ngày là cô giúp việc. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực tất cả với con người cuối cùng cũng sẽ trở thành vô nghĩa. Còn ý nghĩa chăng là những khoảng khắc ghi lại trong lòng mọi người. Chị ơi! Hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt lạc quan thì những điều kỳ diệu sẽ đến trong cuộc đời còn lại của chị...
Thu Hiền