Gửi bài:

Chú tôi

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Vâng! Đó là chú tôi...em ruột của bố! Trông bố và chú có nhiều nét giống nhau mà ko chỉ riêng bố và chú hai cô cũng thế có nhiều nét khắc khổ, lầm lũi hiện rõ trên nét mặt và vóc dáng! Nhưng có lẽ chú khổ hơn bố tôi nhiều.

***

Là con thứ nhưng chú vất vả bươn trải từ nhỏ lại lấy vợ sớm nên trông chú già hơn trước tuổi. Lúc chú lấy vợ bố tôi vẫn đi bộ đội chưa về, mãi sau này bố về lấy mẹ tôi rồi hạ sinh 3 cô con gái đó là chị em tôi thì bố tôi khổ tâm nhiều lắm vì bố tôi là trưởng nam mà! Thực ra bố tôi cũng không phải là trưởng nam theo đúng nghĩa, nhà tôi còn 1 bác cả nữa nhưng bác đã hi sinh ngoài chiến trường, ký ức tôi nhớ về bác là qua lời bà nội kể, bà tôi bị lẫn nhưng mỗi khi nhớ về bác bà thường ôm mặt khóc vì thương con, lúc đó tôi chưa biết gì nên mỗi khi thấy cảnh đó tôi chỉ biết lặng im đứng nhìn mà chẳng biết làm cách nào cho bà vơi bớt nỗi đau.

chu-toi

Và thế rồi bố tôi nhận trọng trách trưởng nam, nhiều áp lực gia đình đè nặng lên vai khiến bố tôi cũng khổ tâm nhiều lắm. Nhưng khoan nói về bố, bố tôi khổ nhưng chú tôi thì khổ hơn bố nhiều! Chú cũng sinh 3 cô con gái. Cuộc sống ngày xưa khổ cực nhọc nhằn, bố chú và các cô phải đi làm thuê lấy tiền công về nuôi gia đình. Ký ức tôi vẫn còn nhớ như in những ngày làm thuê bố và chú thồ thuê cho người ta những xe đất, xe đá hay xe gạch trên những con đường làng gồ ghề xa ngút ngàn. Những giọt mồ hôi lăn dài trên gò má chai sạm của chú vì sương gió cuộc đời mà có lẽ bây giờ tôi mới cảm nhận được hết cái vị mặn chát khổ đau mà chú đã trải qua.

Đất của ông bà dành cho bố và chú nhưng chú lại nhường cho người cô đơn thân. Thế rồi chú mua đất xây nhà ra chỗ khác một thời gian cs khó khăn gd chú lại chuyển ra chỗ khác định cư. Chú là người ít nói có vẻ lạnh lùng sống nội tâm nhưng giúp đỡ ai là hết lòng. Ở đâu có công có việc là chú lăn xả vào hộ hành ko mảy may suy nghĩ. Chú là người sống tình cảm nhưng chẳng bao giờ chú nói ra, cuộc đời chú vất vả nhưng có bao giờ thấy chú than phiền. Nhiều lần bố và chú có cãi nhau và còn bé những lúc đó tôi thường oán trách chú nhưng càng lớn tôi càng hiểu chú thương bố tôi lắm! Sau này tôi mới biết chú rất hay tủi thân khi nhìn cuộc sống của anh em nghèo khổ, bị người ta rẻ mạt, xem thường.

Mỗi khi uống rượu chú thường hay khóc mà thường khi con trai khóc rất khổ tâm nhất là khi nhìn cái vóc dáng lam lũ của chú. Tôi cũng đã nhìn thấy bố tôi khóc đó là lần duy nhất khi đưa bà nội vào linh cữu. Và tôi nhận ra cuộc đời bố và chú cũng chẳng khác chi nhau vất vả trăm đường. Thím tôi - vợ chú có chứng bệnh đau đầu, nhiều lần vì đau đầu quá thím khóc và cứ đập đầu vào tường nghe nói do ngày xưa thím đi làm thuê hay mang vác các thứ nặng bằng cách đội lên đầu nên bây giờ di chứng. Tôi nhớ có lần chiều 30 tết bố mẹ tôi cùng các cô chú đều ở trạm xã chăm thím. Và thế rồi mọi trọng trách, mọi công việc nặng nhọc lại đổ lên vai chú, cuộc sống càng lầm lũi, khó khăn đúng như các cụ đã nói "Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" tôi tự thấy câu này đúng với hoàn cảnh chú tôi mà không chỉ với chú tôi đâu mà với cả số phận bố và các cô tôi nữa.

Khi biết bố tôi ko sinh được con trai chú hạ quyết tâm sinh tiếp người em thứ 4 để có người nối dõi và may thay ông trời có mắt dòng họ tôi cũng có thằng đích tôn. Cả dòng họ tôi vui mừng, hạnh phúc, đó cũng là động lực để chú tôi phấn đấu dù có vất vả mưu sinh, dù gian khó trăm đường chú tôi đều cô gắng vượt qua nuôi các em ăn học. Là cậu ấm trong gia đình nên em tôi được cưng chiều từ nhỏ, lớn lên em tôi đẹp tai, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, lễ phép nên ai cũng mừng. Nhưng đời không như là mơ và cuộc sống thường không dễ thở bi kịch cuộc sống của chú tôi cũng là lúc em tôi đang trong giai đoạn trưởng thành. Người ta nói khổ gì thì khổ nhưng khổ vì con là cái khổ tâm nhất. Cả cuộc đời lam lũ, phấn đấu chỉ mong cho con cái có cuộc sống no đủ không phải vất vả như cha mẹ nhưng rồi niềm tin bị vụt tắt, hi vọng bị bay tan từ khi em tôi lên thành phố học. Chẳng hiểu bị xô đẩy lôi kéo thế nào mà em tôi bỏ bê học hành lao vào các cuộc ăn chơi rồi bị kẻ xấu đưa đẩy vào chỗ nợ nần. Chú tôi lại vất vả cầm tiền lên chuộc 1 lần, 2 lần rồi 3 lần và em tôi không học nữa bỏ thành phố về quê. Từ đó chú tôi suy sụp hẳn, chú gầy và già đi trông thấy hiếm khi thấy chú cười thì bây giờ nụ cười ấy dường như tắt bặt có chăng nó chỉ xuất hiện khi dăm ba người hỏi thăm "Dạo này thằng cu nhà chú sao rồi?" thì chú chỉ cười nhạt một cách hời hợt trả lời "Con hư thì bố mẹ phải chịu thôi!" câu trả lời chẳng khớp với câu hỏi nhưng ai cũng hiểu chú khổ tâm, dằn vặt, trăn trở đến mức nào!

Tuổi trẻ thường bồng bột, dễ lôi kéo nhất là cái tuổi mới lớn như em tôi, mọi người cũng chỉ dám nhắc nhở không dám đánh đập hay mắng nhiếc thậm tệ sợ nó sẽ có suy nghĩ hay hành động dại dột gì thì chú tôi cũng như cả dòng họ tôi ân hận cả đời. Mỗi lần chú và em tôi vào nhà tôi ăn cơm bố tôi cũng chỉ dám nhắc nhở khéo nhẹ nhàng những lúc đó em tôi chỉ cúi đầu ngoan ngoãn vâng lời. Tôi không hiểu sao ở trong gia đình em tôi luôn là người ngoan ngoãn, lễ phép biết trên dưới vậy mà lại để xảy ra nhiều chuyện đau lòng đến vậy đúng là cám dỗ cuộc đời đầy nghiệt ngã. Và rồi ở đâu cũng vậy thôi, thành thị hay nông thôn đều có những kẻ xấu em tôi tiếp tục bị lôi kéo. Có lần em tôi bỏ nhà đi mấy ngày không về đêm hôm bố chú cùng các cô phải tất bật đi tìm. Lúc đó tôi đang là sinh viên năm thứ 3 bố gọi điện cho tôi, tôi gọi cho em nhưng không liên lạc được và tôi nghĩ về chú đêm hôm khuya khoắt chú đang phóng xe đi tìm em đến từng nhà hỏi trong vô vọng tự nhiên tôi thấy nghẹn đắng trong lòng tôi không biết lúc đó chú có khóc không nhưng một điều duy nhất tôi dám chắc chú đang quặn thắt trong lòng và trong đêm tối chú đang một mình cố với tìm cái gì đó trong hi vọng giống như chú đang cố tìm cách thoát ra khỏi cái cuộc đời đầy tăm tối đó vậy.

Thời gian trôi đi em tôi đã trưởng thành hơn, ngoan hơn, biết suy nghĩ hơn và điều đó làm chú tôi bớt khổ hơn. Các em con nhà chú tôi đều đã trưởng thành hết có công ăn việc làm ổn định vẫn thường gửi tiền về cho chú thím để lo cho gia đình, cuộc sống khấm khá hơn, bớt lam lũ nhưng tôi chưa bao giờ thấy niềm vui hiện lên trên nét mặt của chú, nhìn chú vẫn khắc khổ phải chăng khi người ta đã sống quen với cái khó, khi đã trải qua những thời điểm cùng cực đau buồn thì tất cả mọi thứ sau này cũng chỉ tựa phù du, cát bụi.

Mỗi lần về quê tôi ghé thăm chú, nhìn chú tiều tụy đi nhiều lắm, tóc chú đã bạc nhiều, đôi mắt nâu buồn càng ngày càng trũng sâu, nhiều khi ngồi nói chuyện chú hay nhìn vào vô định nghĩ ngợi cái gì đó xa xăm với vẻ bất an, muộn phiền. Tôi thương chú nhiều nhưng cũng chẳng biết nói sao bởi tôi biết nỗi đau chú luôn cất dấu trong lòng những lời an ủi, động viên chỉ làm chú tổn thương và tủi thân mà thôi. Chú là người mạnh mẽ có thể nói là sắt đá mà không sắt đá sao được khi bao nhiêu giông bão đổ vào cuộc đời chú, bao nhiêu muộn phiền đè lên vai chú như thế nhưng chú cũng có lúc yếu mềm lắm, mỗi khi uống rượu say chú thường hay ôm mặt khóc khiến tôi nhớ đến hình ảnh bà nội tôi ôm mặt khóc vì thương bác tôi lạnh lẽo nằm nơi chiến trường, hình ảnh bố tôi ôm mặt khóc khi đưa bà đi xa, dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng chung một số phận và có lẽ hình ảnh đó sẽ làm tôi bị ám ảnh cho đến hết cuộc đời này.

Lần gần đây nhất tôi về thăm chú là kỳ nghỉ lễ 30/4 hôm đó vào một buổi chiều muộn, trời cũng đã xẩm tối tôi qua nhà chú thấy chú đang mải miết với cái thước kẻ xây tường bao bên ngoài ngõ. Tôi cũng đứng ngoài trò chuyện với chú, tôi cũng có nói trời tối chú nghỉ cho sớm mai làm tiếp nhưng chú bảo làm cố cho xong. Nhìn chú cặm cụi đặt từng viên gạch trên đôi tay gầy gò xương xảu, chiếc áo nâu bạc lốm đốm vài vết loang vôi vữa, khuôn mặt đen sạm hốc hác trời nhá nhem tối tôi cũng không nhìn rõ mặt chú chỉ thấy mờ nhạt mơ hồ có chăng cũng chỉ rõ đôi mắt kia - trũng sâu thăm thẳm như ẩn chứa cả một hố sâu nỗi niềm buồn tủi. Tôi chào chú ra về, tôi cố phóng xe thật nhanh với lòng đầy nặng trĩu. Tôi nghĩ về bà tôi, nghĩ về bố, nghĩ về chú, nghĩ về các cô, nghĩ về những số phận lam lũ, chật vật tại mảnh đất này khiến lòng tôi như đang nổi bão, cũng là một cuộc đời sao lại có những con người khổ đau, bất hạnh như vậy! dẫu biết cuộc sống luôn có những bất công nhưng tôi không thể không oán trách cuộc đời sao quá nghiệt ngã, bấp bênh. Tôi lao qua con đường làng gồ ghề quen thuộc, mắt tôi mờ nhòa tôi cắn chặt môi để cố cảm nhận sự khó khăn lần mò đường đi trong đêm tối cũng như cái cách những con người nơi đây đã cố vượt qua cuộc đời tăm tối của họ như thế nào.

Mai Vàng

 

Ngày đăng: 17/10/2014
Người đăng: Mai Nguyen
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Gia vị người Thái Tây Bắc
Magic Knight Rayearth
 

Tôi trân trọng bản thân mình nhất. Nếu tôi xảy ra chuyện gì bất trắc thì cha, mẹ, chị... những người yêu thương tôi sẽ rất đau khổ. Tôi chỉ là một đứa trẻ, chưa thể làm được gì cho những người mình yêu thương. Tất cả những gì tôi có thể làm bây giờ là cố gắng để mình đựơc hạnh phúc. Để họ không phải lo lắng.

Cho nên... tôi quí trọng bản thân mình nhất.

Houji Fuu (Magic Knight Rayearth)

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage