Gửi bài:

Tại sao con người lại không đối xử tử tế với nhau hơn?

Ngẫm mà thấy buồn quá, vì con người không thể đối xử với nhau bằng "thấu tình, đạt lý". Con người, có lẽ là loài động vật máu lạnh, hơn nhiều cả những loài động vật ăn thịt con. Thứ mà con người phê phán nhau, còn kinh khủng hơn như thế rất nhiều...

Những ngày qua, Chùa Ba Vàng đã gặp sóng gió. Nguyên nhân do một tờ báo, và đầu tiên bắt nguồn từ một người làm trong tờ báo đó.

Một người phụ nữ, còn trẻ, tuổi tác chừng ba lăm hoặc bốn mươi (tôi đoán vậy) vì tầm tuổi ấy cũng đủ độ chín muồi để đưa ra những quyết định, để dám dấn thân vào nghề. Người phụ nữ ấy đã làm như thế, vì yêu nghề, vì muốn bảo vệ một phần những người cả tin vào mê tín dị đoan (hay là thế giới tâm linh).

Tôi buồn cười lắm, thi thoảng tôi lại nghĩ, nếu mình có thể bước vào thế giới tâm linh để khám phá xong rồi bước ra thì sao nhỉ?

***

tai-sao-con-nguoi-lai-khong-doi-xu-tu-te-voi-nhau-hon

Trước khi bố tôi qua đời, hay đúng hơn trước khi tôi không bị mất người thân, tôi hoàn toàn không tin vào thế giới tâm linh là có thật.

Vậy thế giới tâm linh có thật không? Tôi không biết! Nhưng, tôi sẽ kể cho mọi người nghe một câu chuyện mà chính tôi chứng kiến, trải qua.

Hôm bố tôi qua đời, là vào ngày 30 tết năm 2004. Lúc đó vào khoảng gần năm giờ chiều ba mươi tết, nhà ai cũng rất bận. Nhưng do hồi còn sống, bố tôi quá tốt. Bố tôi tốt đến mức mà tôi nghĩ chẳng bao giờ trên đời này có thể tìm được một người con trai nào tốt như bố tôi. Bố tôi hay giúp đỡ những người dân làng trong xóm, khi thì làm cái này, khi thì làm cái nọ. Bố tôi chưa làm hại ai bao giờ. Bố tôi rất nghiêm khắc với chúng tôi. Bố tôi và mẹ tôi hay cãi vã, bởi sự nghèo khó mà gia đình tôi phải trải qua.

Không có một dấu hiệu gì báo trước rằng bố tôi sắp qua đời. Ông ra đi đột ngột, sau một cơn đau vài ba tiếng đồng hồ, âm ỉ do lao lực. Lúc đó nhà tôi nghèo đến nỗi trong nhà không có lấy một vật có giá trị. Chiếc ti vi đen trắng cũng suốt ngày chập chờn không xem được. Chiếc đài cát sét quay băng cũng hay hỏng, có một số kênh không bắt được. Ngoài ra, trong nhà không có lấy một thứ gì đáng giá. Hai chiếc xe đạp đi học cà tàng của chị em tôi, chắc bán sắt vụn được vài chục ngàn.

Sự ra đi của ông khiến tất cả mọi người trong nhà, hàng xóm, láng giềng vô cùng ngỡ ngàng. Họ xúm lại, vây quanh chúng tôi, như bảo bọc, che chở cho chúng tôi, chia sẻ nỗi đau với gia đình tôi.

Khi chưa đặt chân tới Hà Nội, mọi người hay bảo với tôi rằng, ở đó chẳng có tình người đâu. Họ sống nhà ai biết nhà ấy, không như ở quê.

Ở quê, cứ hễ có công việc là mọi người xúm lại.

Hai ngày chịu tang bố, tôi khóc ghê lắm. Tôi khóc thảm thiết! Tôi hầu như không biết chuyện gì xảy ra cả. Ít khi tôi tỉnh lại. Vì khi tỉnh lại, phải đối diện với thực tại đau lòng, tôi lại phải chịu đựng nỗi đau quá lớn. Tôi không chịu nổi.

Quanh tôi, luôn có những người bạn. Họ đã cùng tôi túc chực bên linh cữu bố suốt hay ngày trời.

Mặc dù không tỉnh táo mấy khi, nhưng, có một chuyện trong đám tang mà tôi rất nhớ, đó là người bác là liệt sỹ đã về, nhập vào cô út nhà tôi.

Tại sao mọi người lại biết là bác về nhập vào cô út?

Có dấu hiệu bất thường, trước khi ma nhập vào người sống (điều này cũng bất đắc dĩ lắm), thì luôn có dấu hiệu khác thường. Tôi không biết bác. Bác mất khi bố tôi còn chưa kết hôn. Tôi thấy những người biết về bác bảo điệu của cô tôi giống hệt điệu bộ của bác tôi.

Bác nhập vào cô và trả lời những câu hỏi chất vấn của mọi người. Vừa trả lời, bác tức là cô tôi vừa khóc. Mọi người bảo sao bác đi mây về gió mà không về giúp em? Bác bảo bác về mà không kịp. Bác biết trước! Bác liền về ngay. Nhưng, bác về không kịp. Bác khóc, rưng rức...

Mọi người không biết làm thế nào để bác bớt khóc cả. Bác thương em quá! Những người xung quanh thương bố tôi quá, thương một người nông dân cả đời tần tảo, vất vả đang nằm im lìm trong quan tài tối tăm quá! Mọi người quay sang hỏi cuộc sống ở thế giới bên kia của bác, hỏi mộ bác để tìm đón bác về.

Bác đang sống rất vui. Bác được sống cùng đồng đội. Bác cùng mọi người suốt ngày hát cả. Thỉnh thoảng bác có về thăm nhà, nhưng mà bác không cho ai biết là bác về. Bác bảo nhà còn khó khăn. Mọi người đừng đi tìm bác. Bác không cho địa chỉ. Khi nào gia đình khá hơn thì bác cho địa chỉ. Nhưng mọi người đừng chuyển bác về gần nhà. Bác không muốn. Bác muốn sống cùng đồng đội của mình hơn.

Nói đoạn, bác lại khóc. Mọi người lại vỗ về, xoa dịu nỗi đau của bác. Mọi người dặn dò bác, em đã mất rồi, phù hộ, bảo bọc che chở cho mẹ, cho các em và cho các cháu. Bác vâng lời mọi người. Sau đó thì bác từ biệt, về nơi bác cần về.

Kể từ sau khi bố tôi mất, bác có về vài lần nữa. Bác hay hóa thành muỗm tre...

Chuyện thứ hai:

Bố tôi mất một thời gian, cuộc sống của tôi cũng có khá nhiều thay đổi. Bố tôi mất lúc tôi mới bắt đầu đi học trung cấp. Sau khi tốt nghiệp tôi xin được làm công nhân ở một công ty sản xuất nhựa dưới Hưng Yên. Tôi làm công ty đó một năm thì chuyển sang Alphanam làm ở bộ phận kỹ thuật. Cũng phải vất vả lắm tôi mới tự mình xin được công việc nhân viên kỹ thuật ở một tập đoàn lớn như Alphanam. Và xin được rồi tôi cũng phải vất vả lắm mới trụ được đến ngày xin nghỉ.

Tôi làm ở đó được một thời gian, thì vào một ngày đẹp trời, khi anh trưởng và phó phòng Kỹ thuật sang phòng tôi mượn tôi sang phòng Kỹ thuật hỗ trợ thời gian, thì được biết trưởng phòng đã đuổi việc tôi lúc nào không hay. Nguyên nhân, không chỉ là do tính đố kỵ của người phụ nữ kia, mà có cả do tôi nữa.

Tôi rất say mê với công việc. Lúc vào Alphanam thì tôi chia tay bạn trai đầu. Sự buồn chán đau khổ đã đưa tôi đến với công việc và say mê khủng khiếp. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mọi chuyện. Lúc đầu tôi trách người con gái đó. Tôi đau khổ. Nhưng rồi, tôi buông bỏ được. Người phụ nữ đó không có ý nghĩa gì với tôi. Vết thương lòng thì không bao giờ lành lại. Hai người Sếp sau rất tốt với tôi, nhưng cũng chỉ đủ để bù đắp một phần rất nhỏ mà người phụ nữ xinh đẹp đó đã gây ra cho tôi.

Tôi nghỉ làm ở đó vì có lý do đặc biệt. Mọi khi tôi thích kể nhưng giờ tôi hiểu ra rằng, nếu giúp đỡ ai mà nhắc đi nhắc lại thì lòng tốt đó sẽ thành vô nghĩa. Một lý do nữa là tôi muốn đi học tiếp, con đường dang dở bố tôi đã chọn cho tôi.

Hình như từ nhỏ đến lớn, cuộc đời tôi chẳng có chuyện gì là suôn sẻ cả. Thi cấp ba thì thiếu ¼ điểm mới vào được hệ A. Thi đại học thì trường thi không đỗ, trường không thi thì đỗ nhưng không có cơ hội vào học. Đến thi cao đẳng cũng ngoài 20 điểm mà vẫn trượt chỉ vì năm tôi thi thì ngành đó lại được Nhật tài trợ...

Nói chung, cuộc đời tôi rất be bét. Sau đó tôi cũng chẳng buồn kể làm gì?

Một hôm, nhà tôi có việc gì đó, chú thím tôi sống ở Hà Nội về nhà. Không biết mô tê thế nào, đột nhiên thím chạy lên nhà tôi, điệu bộ của bố tôi, nói gì đó... Có một câu thím (bố tôi) nói với mẹ tôi rằng hãy thương lấy tôi. Thế là tôi khóc rưng rức. Có nhiều chuyện lắm, kể mãi cũng không hết lại thành dài dòng. Tôi chỉ thắc mắc, thím ở Hà Nội, không ai kể chuyện gì nhà tôi, sao thím lại rành rọt mọi chuyện đến vậy?

Bố tôi mất được sáu tháng thì em họ tôi mất do tai nạn giao thông. Hôm đó chị gái tôi đèo em đi thi đại học. Mọi người bảo rằng bình thường thì người ngồi trước sẽ bị nặng hơn người ngồi sau. Em tôi nằm ngang bánh xe và đưa vào bệnh viện E thì tắt thở. Chị gái tôi không việc gì? Tất nhiên là sau đó thì chị tôi phải sống ám ảnh mãi không thôi còn họ hàng xung quanh thì âm thầm, đôi khi còn thẳng thắn chỉ trích chị gái tôi. Chị tôi im lặng mãi, cho tới một ngày, sau đó rất lâu, khi bà trẻ tôi mất (bà trẻ lại là bà nội đứa em họ kia), tiết lộ gì đó và bảo rằng lỗi đó không phải do chị gái tôi. Số em chỉ được có đến vậy thôi.

Em họ tôi mất được sáu tháng thì ông trẻ hai nhà tôi mất (ông trẻ là bố chồng của thím tôi).

Nhà thím ở ngay phía sau nhà tôi như ngõ thì cách khá xa. Vài lần kể từ hồi ông trẻ mất, tôi thấy dưới nhà rất ầm ĩ, sau đó thì biết, ông trẻ hay nhập vào thím, điệu bộ giống hệt lúc còn sống, chửi mắng bà trẻ tôi.

Đấy là chuyện gia đình tôi.

Còn họ nhà tôi bị động mạch đất ngầm hay gì đó, cứ tầm 6 tháng lại có người qua đời. Có khoảng bốn, năm người nối nhau qua đời sau khi bố tôi mất, trong đó có cả bố đứa bạn thân tôi, mất ở Sài Gòn và phải đưa về quê nhà chôn cất.

Không riêng gì gia đình tôi, họ Lê ngoài nhà tôi hồi đó lo sợ lắm, mời hết thầy này thầy nọ, xem hết chỗ này chỗ nọ... mà chẳng ăn thua gì? Họ bảo phải làm những gì đó thì mới qua được? Tôi không biết, nhưng tôi biết nhà tôi phải nhờ ba thầy cắt trùng tang mới cắt được. Nếu không cắt được, chắc ai đó còn mất mạng.

Qua câu chuyện ngắn của gia đình tôi, tôi chỉ muốn nói rằng, thế giới tâm linh có thật hay không là do cách nhìn nhận mỗi người. Nếu ai trải qua rồi sẽ tin. Ai chưa trải qua không tin cũng không sao cả?

Chùa là nơi khá linh thiêng. Ở ngoài xã hội, có dạo người ta vẫn thấy thầy ở chùa (không biết giả danh hay thật), đi ăn xin, đi lừa đảo...

Xã hội có muôn hình muôn vẻ. Màu sắc có hàng ti tỉ màu. Và có bảy tỉ dân thì sẽ có bảy tỉ cặp mặt nhìn mọi thứ là không giống nhau. Chúng ta không thể đánh đồng là ta nhìn cái này màu xanh thì người khác cũng phải nhìn cái đó màu xanh.

Văn học Việt Nam, mặc dù cũng có thời kỳ hưng thịnh lắm, nhưng so với thế giới còn kém rất xa. Không phải là chúng ta không cố gắng. Khả năng của con người là có hạn. Chúng ta vẫn chưa từng có một giải Nô ben để sánh cùng các nước trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta kém cỏi. Chúng ta xưa nay nổi tiếng là đất nước anh hùng qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Chúng ta vẫn luôn tự hào mình là người con của đất nước Việt Nam cần cù, chịu khó, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

"Yêu tổ quốc, yêu đồng bào".

Xã hội phát triển, con người càng dần trở lên cách xa. Xã hội phát triển, những giá trị nguyên bản, nguyên gốc, nguyên xơ cũng dần mai một. Chúng ta dù có phát triển như thế nào, cũng không nên đánh mất đi những giá trị cao đẹp mà ông cha ta đã để lại. Chúng ta dù có giỏi giang đến cỡ nào, chúng ta cũng không nên nhìn người thấp kém hơn mình bằng con mắt thấp kém. Bụt dạy rằng "Hãy nhìn đời bằng mắt trong". Ông Pauxtopxki dạy rằng "Muốn sáng mắt ra, không phải chỉ cần nhìn đủ mọi phía. Phải học cho được cách nhìn. Chỉ có những ai yêu con người và đất đai mới có thể nhìn được chúng..."

Chỉ một bài báo, đã được chính người viết trải nghiệm để có thể viết ra. Công sức của tác giả bỏ ra quả là không nhỏ? Điều đó đáng được ghi nhận. Mục đích của tác giả, là phanh phui sự thật mà tác giả cho rằng chính điều đó đang làm hại nghiêm trọng những người khó khăn. Tác giả cho rằng mình đúng! Đúng! Tác giả của bài viết không sai. Tác giả đã giúp đỡ được nhiều người (chắc là họ mù quáng đi tin với vẩn). Tác giả được nổi tiếng dù không biết tác giả có ý định đó hay không? Ai làm trong nghề cũng mong muốn mình đạt được thành tựu gì đó? Vậy là tác giả có được mọi thứ tác giả muốn, để đổi lại, một con người, có thể không đẹp trong mắt những người ghét thầy, giờ đây phải gặp quá nhiều khó khăn và sóng gió. Đừng đi lên bằng sự đạp ai đổ xuống. Hãy dìu dắt mọi người cùng đi lên.

Cứ cho là sự thật đi, sao tác giả không thương lượng? Sao tác giả không tìm ra một hướng giải quyết hợp tình hợp lý hơn? Sao tác giả cứ phải chọn cách mà tác giả muốn, bất chấp hậu quả của nó. Nói xấu một người xấu là mình xấu hơn. Huống hồ, tác giả ăn ngủ nghỉ bao lâu ở đó, tác giả có phải đóng bất kỳ khoảng phí nào không? Có ai ngược đãi tác giả không? Có ai bắt tác giả phải làm công quả thay cho việc sinh hoạt ở đó không?

Mỗi năm, chùa Ba Vàng tổ chức bao nhiêu khóa tu? Có phải ai đến học cũng phải đóng phí như đi học ở đời sống thực không? Trên đời này không có gì là miễn phí cả? Lấy của người này thì nhất định sẽ phải trả lại cho người khác?

Bản thân tôi là một cá nhân rất nhỏ bé. Tôi không bênh vực ai cả. Đôi khi người ta phải thật đó, mà đối xử tệ bạc với người làm sai, thì mình cũng chẳng phải người độ lượng, người giàu lòng nhân hậu... Hãy dùng lòng từ bi của mình, để giúp họ nhận ra cái sai, sửa sai. Bạn hại người ta, người ta sẽ không có cơ hội để sống tốt lên được. Vì oán chất oán.

Sao cũng là con người với nhau, mà lại không thể yêu thương nhau hơn vậy?

 

Ngày đăng: 29/03/2019
Người đăng: Hoa Lê
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Chè Tuyết San Tủa Chùa Điện Biên
Notebook
 

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage