Chương 4 - Kinh biến
Sáng sớm, một trường mưa gió rốt cục đã lắng xuống.
Nước đọng trên cây trong vắt long lanh, từ rìa lá lặng lẽ rỏ giọt, vừa rơi xuống, lại theo gió văng vào không trung kéo thành một vệt đẹp mong manh, rớt lên mặt Trương Tiểu Phàm.
Nước lạnh buốt gỡ Trương Tiểu Phàm tỉnh khỏi cơn mộng, nó trợn mắt, vô thức thét gọi: "Sư phụ..." nhưng bốn bề vắng ngắt, chỉ có Lâm Kinh Vũ nằm bên cạnh, đang say giấc nồng.
Cứ như vừa trải qua một giấc mơ.
Nhưng toà miếu cỏ nát vụn nơi xa, rồi thằng bạn vẫn hay nô đùa với mình nằm ngủ say bên cạnh, đều nhắc cho nó biết, tất thảy đều là thật cả.
Nó run rẩy nghĩ một lúc rồi lắc lắc đầu, đi đến bên mình Lâm Kinh Vũ, xô mạnh vào người bạn, Lâm Kinh Vũ làu nhàu mấy tiếng trong miệng, rồi từ từ bừng tỉnh, dụi dụi mắt, còn chưa nói lời nào, đã cảm thấy một luồng hàn khí thấm vào người, không nén được liền nhảy mũi mấy cái.
Nó mở to mắt nhìn, thấy mình với Trương Tiểu Phàm người ngợm ướt đẫm cả, lại nằm dưới một gốc tùng ở ngoài đồng, bất giác trơ mắt há miệng, hỏi: "Chẳng phải là ta đang ngủ ở nhà sao, thế nào mà lại đến đây?" Trương Tiểu Phàm khẽ nhún vai, đáp: "Ta cũng không biết nữa, có điều ta lạnh lắm rồi, hay là mau đi về đi!"
Trong óc Lâm Kinh Vũ có vô khối nghi vấn, nhưng thân mình lạnh giá, bèn gật đầu, bò dậy cùng Trương Tiểu Phàm đi về trong thôn.
Chưa đến trước thôn, hai đứa bọn nó đã phát hiện ra có gì đấy không bình thường, hằng ngày vào giờ này, thôn dân đều đã dậy rồi, nhưng hôm nay lặng lẽ quá thể, chẳng thấy bóng một người nào, mà trong luồng gió ban mai thổi tới lại trộn lẫn mùi tanh của máu.
Hai đứa liếc nhìn nhau, đều đọc thấy trong mắt nhau nỗi kinh nghi, liền cùng tăng tốc chạy vù về thôn. Không bao lâu, hai đứa đã đến trước cửa thôn, nhìn theo con đường lớn chạy từ trong ra, thấy ở bãi đất giữa thôn, hơn bốn mươi gia đình của Thảo Miếu, khoảng hai trăm người, già trẻ gái trai đều nằm trên đất trống, thân thể cứng đờ, đã ra thây chết hết, màu chảy thành sông, ruồi nhặng bay vo ve, mùi máu tanh xộc thẳng vào mặt.
Lâm Kinh Vũ và Trương Tiểu Phàm hai đứa bỗng đâu gặp cảnh tượng kinh khủng này, trong lúc khiếp đảm bật la to rồi ngất xỉu.
Cũng không biết là trải qua bao lâu, Trương Tiểu Phàm tự dưng bừng tỉnh lại, nó ngồi phắt dậy, há hốc miệng thở hổn hển, hai tay khe khẽ run. Vừa rồi trong lúc ngất đi, đầu óc nó đầy ắp những mặt quỷ hung ác, máu tươi xương trắng, liên hồi gặp ác mộng.
Nó định thần rồi, quay nhìn bốn phía, chỉ thấy đây là một sương phòng bình thường, cửa sổ nhỏ có hai cánh, trong phòng sắp đặt đơn sơ sạch sẽ, chỉ có mấy cái bàn ghế bằng gỗ tùng, trên đặt ấm chén. Một cái lò lớn (1), trên đặt bốn cái giường liên tiếp nhau choán lấy hẳn nửa căn phòng. Ngoài cái giường nó đang nằm, giường bên cạnh chăn đệm lộn xộn, như là vừa có người ngủ ở đó xong. Hai cái còn lại chăn gấp rất ngay ngắn, cẩn thận.
Bức tường đầu dãy giường có treo một tấm hoành phúc, trên viết một chữ Đạo rất lớn!
Xem vẻ giống như một phòng nghỉ bình thường trong một quán trọ, hoặc là phòng ở chung của mấy đệ tử đi tầm sư học nghệ.
Trương Tiểu Phàm ngồi một lát, trong lòng bất giác nảy ra một ý nghĩ: tất cả những chuyện đêm qua phải chăng đều là ác mộng cả? Biết đâu vừa rồi mình đã ngủ suốt tại đây? Biết đâu đi ra khỏi căn phòng này, sẽ gặp ngay mẫu thân cười rồi la mắng nó như mọi khi Cái thằng lười này!"
Nó chậm chạp tụt xuống giường, xỏ giày, đi từng bước từng bước ra phía cửa.
Cửa đang khép hờ. Qua khe, thoáng có gió lùa vào mát rượi.
Nó đi từng bước từng bước, hai tay bé nhỏ nắm càng lúc càng chặt. Tim nó đập mạnh ghê gớm, chèn ép cả hơi thở, rất nhanh, nó đi đến cửa, đặt tay lên cánh phên.
Tấm cửa gỗ nặng như núi, trĩu như sắt.
Nó nghiến răng, "dô ta" một tiếng, kéo mở cánh cửa phòng.
Ánh sáng rực rỡ bên ngoài thoắt cái ùa vào, làm nó phải híp mắt lại. Dương quang nồng nàn rơi trên thân mình khiến nó thấy dịu dàng ấm áp.
Nhưng trái tim nó, một lát sau lại như rơi vào hố băng.
Phía ngoài cửa là một đình viện be bé, có mấy thân tùng bách, mấy cụm cây cỏ, chen lẫn có mấy đoá hoa nhỏ toả hương trong lành, nở rộ hân hoan. Trước cửa là một hành lang, dẫn thông ra ngoài viện. Bước lên độ bốn thước, có mấy bực thềm, nối liền đình viện và hành lang.
Bên một góc thềm, có một đứa bé đang ngồi cô quạnh, tay chống vào má, cứ lẳng lặng ở đó, không động đậy.
Có lẽ tiếng mở cửa đã khiến đứa trẻ chú ý, nó trù trừ một lát, rồi chầm chậm quay đầu lại.
Lâm Kinh Vũ.
Trương Tiểu Phàm há to miệng, trong lòng có trăm ngàn điều muốn hỏi, nhưng lời nói đến cửa miệng, lại hoá ra câm lặng.
Nó còn muốn hét lên, chỉ có điều trong lòng u buồn, hét không ra tiếng.
Hai hàng nước mắt, cứ thế, lặng lẽ chảy xuống.
Hai đứa trẻ, cứ thế, im lìm không nói, lẳng lặng nhìn nhau.
**
*
Chẳng biết từ nơi nào ở đằng xa, có tiếng chim hót trong trẻo đưa tới, bầu trời xanh thẳm, mây trắng bồng bềnh.
Trương Tiểu Phàm ngồi ở một mé bậc thềm, đầu cúi thấp, nhìn con đường nhỏ lát đá trong đình viện.
Trong đình viện, một bầu không khí tịch mịch.
Cứ như thế cũng không biết đã qua bao lâu, Lâm Kinh Vũ chậm rãi bảo: "Ta dậy sớm hơn mi, lúc ấy trong phòng còn có mấy người, ta đã hỏi bọn họ, đây là Thông Thiên Phong của núi Thanh Vân.
Trương Tiểu Phàm thì thầm thốt: "Núi Thanh Vân..."
Lâm Kinh Vũ nói: "Nghe bọn họ bảo, mấy đệ tử môn hạ Thanh Vân đi qua, nhìn vào trong thôn, trong thôn..." nói tới đây, giọng nó bất giác nghẹn ngào. Nó giơ tay lau mắt thật mạnh, thở hắt ra, lại nói tiếp: "Sau đó bọn họ tìm thấy hai đứa bọn mình ở cuối thôn, bèn đem bọn mình lên núi."
Trương Tiểu Phàm nhúc nhích khoé miệng, nhưng không ngẩng đầu, hỏi: "Sau này bọn mình biết làm sao, Kinh Vũ?"
Lâm Kinh Vũ lắc lắc đầu, buồn thảm đáp: "Ta cũng không biết."
Trương Tiểu Phàm toan nói nữa, chợt nghe từ hành lang sau lưng vọng tới một giọng lạ: "A! Các ngươi đều tỉnh rồi à?"
Hai đứa cùng quay lại nhìn, thấy đứng đó một đạo sỹ trẻ trung, vận bộ đạo bào lam sắc, trông rất có khí khái anh hùng. Y rảo bước đi lại, nói: "Vừa lúc mấy vị sư tôn cũng muốn gặp các ngươi, hỏi han các ngươi mấy việc. Các ngươi giờ theo ta lại đây!"
Trương Tiểu Phàm và Lâm Kinh Vũ nhìn nhau, rồi đứng dậy, Lâm Kinh Vũ nói: "Vâng, xin đại ca dẫn đường!"
Đạo sỹ trẻ đó liếc nhìn Lâm Kinh Vũ, gật gật đầu, đáp: "Các đệ theo ta lại đây."
Theo đạo sỹ, hai đứa đi ra khỏi đình viện, trước mắt hiện ra một dãy hành lang uốn khúc hình vành khuyên rất dài rất to, tay vịn cứ cách hai trượng lại có một trụ màu đỏ. Giữa mỗi cặp trụ đều có một cái cửa tò vò.
Họ men theo hành lang uốn khúc tiến về phía trước, đi qua từng trụ và từng cửa tò vò, mới nhận ra, trong mỗi cửa tò vò đều có một đình viện nhỏ y như chỗ ban nãy, xem ra đây là nơi ở của các đệ tử Thanh Vân Môn.
Đừng nói gì khác, cứ nhìn quy mô này, số đình viện nhỏ chắc không dưới một trăm, có thể thấy đệ tử Thanh Vân Môn rất đông.
Đi được một lúc, mới trông thấy đoạn cuối của hành lang, đó là một bức tường trắng cao chất ngất, phía dưới trổ một cái cửa lớn, hai cánh gỗ đại thụ dầy dặn, cao đến hai trượng, hầu như phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy hết, cũng không biết lúc đầu làm sao mà tìm thấy thứ gỗ to đến nhường này.
Đạo sỹ trẻ tuổi nhìn mà như không thấy gì hết, có vẻ hàng ngày ra ra vào vào, nhìn mãi thấy nhàm rồi, trên mặt không một chút cảm xúc nào như hai đứa trẻ kia, tuyệt không động dung, qua cửa này đi ra. Trương Tiểu Phàm và Lâm Kinh Vũ vội vàng rảo theo.
**
*
Vừa mới đạp chân lên bậc cửa cánh lớn này, hai đứa trẻ thoắt cùng nín thở, không thể tin vào tất thảy những gì đang nhìn thấy
Đây, dường như chính là tiên cảnh trong truyền thuyết.
Một khoảng sân rộng lớn mênh mang, bề mặt lát toàn bằng đá Hán bạch ngọc toả sáng lóng lánh, trải ra trước mắt vụt khiến người ta cảm thấy mình sao mà nhỏ bé. Đằng xa nhiều đám mây trắng, nom mịn màng nhẹ nhõm, cứ bồng bềnh quanh bước chân.
Chính giữa sân, cách vài chục trượng lại đặt một cự đỉnh bằng đồng, chia làm ba hàng, mỗi hàng ba cái, tổng cộng chín đỉnh, sắp xếp rất ngay ngắn. Trong đỉnh phiêu phất thoảng lên làn khói, hương thanh nhẹ mà không tiêu tán. "Đi lại đây nào." Dường như thấu hiểu tâm tư của hai đứa bé, vị đạo sỹ trẻ trung khuôn mặt lộ nét cười, cứ để chúng nó ngắm nghía một thôi một hồi, mới lên tiếng gọi, rồi tiếp tục đi về phía trước.
"Đây là Vân Hải trong Thanh Vân Lục Cảnh, đầu đằng kia còn đẹp hơn nữa!" Đạo sỹ trẻ vừa đi vừa nói.
Lâm Kinh Vũ không nén được hỏi: "Là gì đấy ạ?"
Đạo sỹ trẻ vung tay chỉ, miệng đáp: "Hồng Kiều" (2).
Hai đứa phóng mắt nhìn ra xa, chỉ thấy tít tắp phía trước, nơi cuối khoảng sân, sau làn mây lảng bảng như sương, tựa hồ có vật gì đó lấp la lấp lánh, bọn chúng cất bước mau hơn, đi về phía ấy. Dần dần nghe tiếng nước chảy vọng tới, trong đó lẫn vào một thứ quái thanh y như tiếng sấm động, chẳng biết phát ra từ đâu.
Đi càng lúc càng lại gần, vân khí tựa như tiên nữ ôn nhu, nhẹ nhàng lượn quanh mình chúng, từ từ giãn tấm mạng che mờ ảo, để lộ ra cảnh sắc thanh thao.
Phía cuối sân, là một dãy thạch kiều không mố không trụ, vồng ngang qua trời, một đầu tựa trên sân, đầu kia vươn chếch lên, ngập chìm trong mây trắng, tựa như kiều long dược thiên, khí thế cô ngạo. Tiếng nước chảy tí tách vọng tới, dưới ánh dương quang, cả dãy thạch kiều tán phát một thứ màu bảy sắc, như cầu vồng từ trời chảy xuống nhân gian, cẩm tú rực rỡ, diễm lệ vô song.
Trương Tiểu Phàm và Lâm Kinh Vũ cứ ngẩn ra nhìn.
Đạo sỹ trẻ cười cười, bảo: "Theo ta lại đây nào!" Nói rồi đi trước, bước lên thạch kiều.
Đặt chân lên thạch kiều, hai đứa mới phát giác ra, hai bên cầu có làn nước chảy mãi xuống, trong leo lẻo, nhưng ở giữa không thấm một giọt nước nào. Ánh nắng xuyên qua lớp màu bảy sắc chiếu rọi lên cầu, tán xạ làn nước, tạo thành cầu vồng lóng lánh.
Vị đạo sỹ thấy bộ dạng say sưa mê mẩn của hai đứa, bèn bảo: "Các đệ cẩn thận đấy, dưới cái cầu này là vực sâu không đáy, vô ý mà rơi xuống đó, thì chết không có chỗ chôn đâu."
Trương Tiểu Phàm và Lâm Kinh Vũ đều giật thót, vội vàng trấn định lại tinh thần, đi đứng cẩn thận.
Hồng Kiều này thật cao quá dài quá, ba người đi trên ấy, chỉ thấy bên trái, bên phải mây trắng lờn vờn chìm xuống gót chân, hình như càng đi càng cao lên. Âm thanh cổ quái đằng trước vẫn không ngừng vọng tới. Lại đi thêm một hồi, mây trắng mỏng dần, vậy là đã ra khỏi Vân Hải, trước mắt vụt sáng loá, chỉ thấy bầu trời mênh mông trong trẻo, xanh đến thấu suốt, bốn bề quang đãng, rộng đến không biết đâu là cùng; phía dưới là Vân Hải mịt mù, bồng bềnh chìm nổi, phóng mắt ra xa, tâm hồn bỗng chốc như rộng mở.
Ở đằng trước kia, chính là đỉnh ngọn Thông Thiên Phong, nơi đặt Ngọc Thanh Điện, chính điện của Thanh Vân quán chủ. Như viên ngọc trên non xanh, mái điện sừng sững, Ngọc Thanh Điện toạ lạc trên đỉnh núi, vân khí bao bọc, thi thoảng vài cánh hạc kêu hiu hắt bay qua, lượn vòng tròn trên không, như tiên gia linh cảnh, khiến người ta thốt sinh lòng kính ngưỡng.
Lúc ấy Hồng Kiều không vươn cao lên nữa, nó vẽ thành một hình khum khum giữa trời, ngả xuống bên đầm nước màu bích lục trước điện. Cùng lúc ấy, từ trong Ngọc Thanh Điện âm âm vọng tới tiếng ca quyết của đạo gia, đầy khí thế thần tiên. Thứ quái thanh kia, cũng càng lúc càng lồng lộng. Ba người đi hết Hồng Kiều, đến bên đầm nước, một con đường đá rộng rãi dẫn từ đầm nước lên thẳng đại môn Ngọc Thanh Điện. Nước trong đầm màu bích lục, thanh tĩnh như gương, bóng người bóng núi soi trong ấy có thể nhìn thấy rõ ràng.
Họ bước lên con đường đá, toan theo hướng đại môn bước tới, chợt nghe từ sâu dưới đầm một tiếng gầm rống, vang như sấm nổ, chính là thứ quái thanh nghe thấy từ lúc trước. Phóng mắt nhìn lại, từ giữa đầm thình lình nổi lên một xoáy nước cực lớn, giây lát sau, chỉ thấy sóng nước cuộn trào, rồi một thân ảnh khổng lồ thoát ra, hoa nước bắn lên đầy trời vỗ hết cả vào mặt. Vị đạo sỹ trẻ trung kia dường như đã sớm có phòng bị, tay trái khẽ vẫy, thân hình chớp lên trên không, tránh vụt về đằng sau chừng hơn hai trượng rồi dừng lại lơ lửng giữa trời. Hai đứa trẻ nhỏ chẳng biết nên tháo chạy đi đằng nào, liền bị té nước ướt sũng như con gà rơi vào nồi canh (3).
Nhưng hai đứa chúng nó lại chẳng hề chú ý đến tình cảnh mình, cứ ngây người ra nhìn cái vật thù lù vừa mới xuất hiện trước mặt, nó cao đến năm trượng, đầu rồng mình sư tử, toàn thân phủ đầy vảy và mai, mắt to mồm lớn, hai cái răng nanh sắc nhọn lấp lánh sáng dưới ánh dương quang, mặt mày hung ác, trông mà phát sợ. Con quái thú ấy lắc lắc mình, hu la la lại một trận hoa nước nữa bắn ào ra, sau đấy tuồng như phát hiện được điều gì, nó liền duỗi cái đầu ù lại chỗ bậc thềm.
Trương Tiểu Phàm và Lâm Kinh Vũ thấy cái đầu con quái vật ấy còn lớn hơn cả hai đứa bọn nó cộng lại nhiều, dưới ánh dương quang, răng xỉ sắc nhọn trông rõ mồn một, thấy nó đi lại càng lúc càng gần, hai đứa sợ phát khiếp, không nén được bèn rúm rít lại với nhau, tim đập thình thình. Lúc ấy, đạo sỹ trẻ trung kia chẳng biết đã bay trở lại tự khi nào, đặt đơn chưởng lên trước ngực, cung cung kính kính nói: "Linh tôn, bọn trẻ này là do chư vị sư tôn có ý triệu kiến."
Con quái thú ấy trợn mắt nhìn y, "hừ" một tiếng, vắt mũi một cái, đôi con ngươi trong cặp mắt to cồ cộ đảo đảo, y như người đang động não suy nghĩ. Sau rồi nó chẳng lý gì đến ba người nữa, lúc lắc đi sang một bên, tới chỗ khô ráo cạnh đầm nước nằm phục xuống, ngáp dài, uể oải ngả đầu ra sưởi nắng, rồi ngủ thiếp đi.
Hai đứa còn kinh hãi chưa nguôi, vị đạo sỹ trẻ đã làm hiệu bảo tiếp tục đi, rồi nói: "Linh tôn là dị thú thượng cổ do Thanh Diệp tổ sư của phái ta thu phục được từ ngàn năm trước, tên gọi là "Thuỷ Kỳ Lân". Năm ấy Thanh Diệp tổ sư quang đại Thanh Vân, hàng yêu trừ ma, nó cũng đã từng xuất đại lực đấy. Bây giờ thì là linh thú trấn sơn của Thanh Vân Môn chúng ta, trân trọng nó mà gọi là linh tôn."
Nói đoạn, y lại hướng về phía Thuỷ Kỳ Lân hành lễ, Trương Tiểu Phàm đang nhìn đến xuất thần, chợt bị Lâm Kinh Vũ kéo một cái, thấy nó đánh mắt ra hiệu, bèn cũng cùng nhau cung cung kính kính hướng về Thuỷ Kỳ Lân hành lễ.
Thủy Kỳ Lân chẳng hề ngoái đầu lại, cũng chẳng nhúc nhích, chỉ có tiếng ngáy vang lên ầm ầm, chắc là nó cũng chẳng nhìn thấy.
Ba người hành lễ xong, lại tiếp tục đi về phía trước. Đi qua đường đá cao cao, xa xa đã nom thấy tấm trương bài kim sắc, trên đề ba chữ Ngọc Thanh Điện, đến trước đại điện hùng vĩ, chỉ thấy cánh cửa mở rộng, bên trong ngập tràn ánh sáng, khí độ trang nghiêm, phụng thờ thần vị của Tam Thanh là Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn (4).
Phía trước thần vị, trên đại điện, có mấy chục người đang đứng, có kẻ tu hành có người phàm tục, xem ra đều là môn hạ của Thanh Vân Môn. Phía trước đám người ấy, đặt chừng bảy cỗ đại kỷ, bên trái bên phải mỗi bên ba cái, chính giữa, nơi đầu hai dãy đặt một cái, trên đó có sáu người ngồi, riêng cái ghế tận cùng dãy bên phải thì để trống.
Alex chú:
1. Lò: là một loại giường xây bằng gạch hoặc đất phía dưới có thông bếp lửa, để sưởi ấm, thường thấy ở miền bắc Trung Quốc.
2. Hồng Kiều: cầu vồng
3. Con gà rơi vào nồi canh: lẽ ra có thể dịch là ướt như chuột lột, nhưng tôi thấy để nguyên thế này, nghe hình ảnh có vẻ mới mẻ hơn.
4. Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn: được gọi chung là Tam Thanh Đạo Tổ theo Đạo giáo, bắt đầu từ một cái thuyết như sau:
5. Kể từ thuở mênh mông mờ mịt chưa chia, trời đất còn là một khối hỗn độn, mặt trời mặt trăng chưa phân, lúc đó khí tiên thiên vô tận, Thánh Phật Tiên hoà hợp chung cùng một thể, toả chiếu vô lượng hào quang xoay chuyển hư không được gọi là: Huyền huyền thượng nhân hay Nguyên Thuỷ Thiên Vương. Bởi địa vị tối cao đó nên còn được kêu là "Thượng Đế", là thuỷ tổ muôn loài vạn vật, hoặc cha Trời mẹ Đất. Vì không biết tên nên gọi là "huyền huyền" (mờ mịt), không rõ gốc rễ nên gọi là "nguyên thuỷ" (ban đầu) tức là gốc của đạo lớn, cõi của không tên. Vận chuyển tới mức tròn đầy khí tự nhiên phân hoá thành "tam thanh" gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn. Ba nhân tố "Huyền, nguyên, thuỷ" cùng chung một thể, ba cấp bậc khi đã nên sự thì "tam thanh" phân chia biến hoá sang hữu hình, khí thanh nhẹ bay lên cao hội hợp làm trời, mặt trời, mặt trăng và sự xuất hiện này đã hoàn thành tam bảo.
- Phần 1 - Chương 1 - Thanh vân
- Chương 2 - Mê cục
- Chương 3 - Hồng nguyện
- Chương 4 - Kinh biến
- Chương 5 - Nhập môn
- Chương 6 - Bái sư
- Chương 7 - Sơ sử (1)
- Chương 8 - Truyền nghệ
- Chương 9 - Phật và đạo
- Chương 10 - U cốc
- Chương 11 - Dị biến
- Chương 12 - Trùng phùng
- Chương 13 - Kỳ tài
- Chương 14 - Thần nông
- Chương 15 - Tư truyền
- Chương 16 - Khu vật
- Chương 17 - Phó hội
- Chương 18 - Tương phùng
- Chương 19 - Rút thăm
- Chương 20 - Ma tung
- Chương 21 - Đêm đen
- Chương 22 - Tỉ thý
- Chương 23 - Thần kiếm
- Chương 24 - Bất ngờ
- Chương 25 - Vận may
- Chương 26 - Tự tôn
- Chương 27 - Kiên trì
- Chương 28 - Tú cường
- Chương 29 - Kỳ thuật
- Chương 30 - Hoài nghi
- Chương 31 - Chính đạo
- Chương 32 - Hạ sơn
- Chương 33 - Vạn bức
- Chương 34 - Cổ quật
- Chương 35 - Yêu nhân
- Chương 36 - Quái mục
- Chương 37 - Tử linh uyên
- Chương 38 - Thâm uyên (Vực sâu )
- Chương 39 - Trùng phùng
- Chương 40 - Hắc thủy huyền xà
- Chương 41 - Tuyệt địa
- Chương 42 - Tích huyết động
- Chương 43 - Thiên thư
- Chương 44 - Kim linh
- Chương 45 - Đau thương
- Chương 46 - Thoát nạn
- Chương 47 - Văn sĩ
- Chương 48 - Tiểu trấn
- Chương 49 - Xem tướng
- Chương 50 - Yêu hồ
- Phần 2 - Chương 51 - Huyền hỏa giám
- Chương 52 - Hắc thạch đông
- Chương 53 - Hỏa long
- Chương 54 - Dị thú
- Chương 55 - Tử biệt
- Chương 56 - Cộng tử
- Chương 57 - Xương hợp thành
- Chương 58 - Ra khơi
- Chương 59 - Thương tâm
- Chương 60 - Lệ khí
- Chương 61 - Phong Vũ (Mưa gió )
- Chương 62 - Cố nhân
- Chương 63 - Ma giáo
- Chương 64 - Quỷ vương
- Chương 65 - Lo âu trong lòng
- Chương 66 - Vãng sự
- Chương 67 - Hấp huyết lão yêu
- Chương 68 - Xích diễm
- Chương 69 - Thanh long
- Chương 70 - Vãng sự
- Chương 71 - Phục kích
- Chương 72 - Quỳ ngưu
- Chương 73 - Tuyệt cảnh
- Chương 74 - U cơ
- Chương 75 - Mật mưu
- Chương 76 - Tâm ý
- Chương 77 - Mờ mịt
- Chương 78 - Thẩm vấn
- Chương 79 - Tiêu Tường
- Chương 80 - Kế trong kế
- Chương 81 - Tổ sư từ đường
- Chương 82 - Cổ kiếm tru tiên
- Chương 83 - Cựu nghiệt
- Chương 84 - Huyết chú
- Chương 85 - Thập niên
- Chương 86 - Viễn hành
- Chương 87 - Cự địa (Chốn cũ )
- Chương 88 - Đại vương thôn
- Chương 89 - Khán tương
- Chương 90 - Tử trạch
- Chương 91 - Hỏa nhân dã cẩu
- Chương 92 - Đường lang
- Chương 93 - Hoàng tước
- Chương 94 - Mạt lộ
- Chương 95 - Chướng khí
- Chương 96 - Kì hoa
- Chương 97 - Dạ đàm
- Chương 98 - Cựu thời ý (Tình xưa nghĩa cũ )
- Chương 99 - Điềm lạ
- Phần 3 - Chương 100 - Cự thụ
- Chương 101 - Cố nhân tình
- Chương 102 - Huyền xà
- Chương 103 - Hoàng Điểu
- Chương 104 - Tiểu Hôi
- Chương 105 - Ngư quái
- Chương 106 - Vấn tấn
- Chương 107 - Kiếm vũ
- Chương 108 - Cổ miếu
- Chương 109 - Ma trận
- Chương 110 - Tiềm hành (Đột nhập )
- Chương 111 - Huyền hỏa đàm
- Chương 112 - Ám sát
- Chương 113 - Dị thú
- Chương 114 - Thiên hồ
- Chương 115 - Bạch hồ
- Chương 116 - Thoát khốn
- Chương 117 - Hy vọng
- Chương 118 - Thiên thủy trại
- Chương 119 - Hàn dạ
- Chương 120 - Thâm ngân
- Chương 121 - Truy tung
- Chương 122 - Thất Lý Đồng
- Chương 123 - Liệt tửu (Rượu mạnh )
- Chương 124 - Đàn tế
- Chương 125 - Lê tộc
- Chương 126 - Hắc hỏa
- Chương 127 - Thương tâm
- Chương 128
- Chương 129 - Tâm ý
- Chương 130 - Truy tung
- Chương 131 - Truyền thuyết
- Chương 132 - Quỷ lâm
- Chương 133 - Quyết liệt
- Chương 134 - Hung linh
- Chương 135 - Phục sinh
- Chương 136
- Chương 137 - Dị thuật
- Chương 138 - Chiêu hồn dẫn
- Chương 139 - Thương tâm nhân
- Chương 140 - Đồi hoang
- Chương 141 - Ngẫu ngộ
- Chương 142
- Chương 143 - Mê võng
- Chương 144 - Kiếp số
- Chương 145 - Bất nguyện
- Chương 146 - Ngẫu ngộ
- Chương 147 - Tương kiến
- Chương 148 - Độc kế
- Chương 149 - Hội Minh
- Phần 4 - Chương 150 - Nổi loạn
- Chương 151 - Kịch độc
- Chương 152 - Phong cuồng
- Chương 153 - Luyện ngục
- Chương 154 - Bất hiếu
- Chương 155 - Dạ ẩm
- Chương 156 - Cố cư
- Chương 157 - Bái tế
- Chương 158 - Dạ thám
- Chương 159 - Quỷ đạo
- Chương 160 - Bí mật
- Chương 161 - Vùng vẫy
- Chương 162 - Tịch mịch
- Chương 163 - Ẩn giả
- Chương 164 - Ám toán
- Chương 165 - Ảo nguyệt
- Chương 166 - Kịch đấu
- Chương 167 - Cấm địa
- Chương 168 - Trần duyên
- Chương 169 - Xích diễm
- Chương 170 - Quyết chiến
- Chương 171 - Vu thuật
- Chương 172 - Yêu thú
- Chương 173 - Thần kiếm
- Chương 174 - Tru tiên
- Chương 175 - Phệ huyết
- Chương 176 - Đào vong
- Chương 177 - Hắc Y Nhân
- Chương 178 - Thiện thất
- Chương 179 - Tục thế phật đường
- Chương 180 - Khổ hải nan độ
- Chương 181 - Tội nghiệt
- Chương 182 - Hóa giải
- Chương 183 - Âm mai
- Chương 184 - Vô đạo ngọc bích
- Chương 185 - Thiên hình
- Chương 186 - Nan độ
- Chương 187 - Mật lệnh
- Chương 188 - Phong cẩu
- Chương 189 - Thu hồn
- Chương 190 - Quỷ đạo
- Chương 191 - Kinh hiện
- Chương 192 - Máu tươi
- Chương 193 - Dị dạng
- Chương 194 - Tiết mật
- Chương 195 - Ám thương
- Chương 196 - Quyết định
- Chương 197 - Dấu chân
- Chương 198 - Chốn cũ
- Chương 199 - Công đức
- Phần 5 - Chương 200 - Chân thứ
- Chương 201 - Mê cục
- Chương 202 - Vết thương lòng
- Chương 203 - Hắc bức
- Chương 204 - Dị nhân
- Chương 205 - Thiên hồ
- Chương 206 - Thần bí nhân
- Chương 207 - Trùng phùng
- Chương 208 - Đoạn kiếm
- Chương 209 - Tâm cơ
- Chương 210 - Ma thú
- Chương 211 - Truy trục
- Chương 212 - Khủng bố
- Chương 213 - Bát hoang hỏa long
- Chương 214 - Mạt phật
- Chương 215 - Ôm ấp
- Chương 216 - Thâm tâm
- Chương 217 - Tâm ma
- Chương 218 - Bí mật
- Chương 219 - Thí sư
- Chương 220 - Huyết trận
- Chương 221 - Cố hương
- Chương 222 - Ám toán
- Chương 223 - Hèn hạ
- Chương 224 - Hội tụ
- Chương 225 - Hội tụ
- Chương 226 - Tâm ý
- Chương 227 - Trùng phùng
- Chương 228 - Tru tâm
- Chương 229 - Tử biệt
- Chương 230 - Vết thương
- Chương 231 - Về nhà
- Chương 232 - Thân nhân
- Chương 233 - Huyết triệu
- Chương 234 - Tuyệt vọng
- Chương 235 - Không hối hận
- Chương 236 - Nghi hoặc
- Chương 237 - Sát ý
- Chương 238 - Bi ai
- Chương 239 - Ly biệt
- Chương 240 - Âm mưu
- Chương 241 - Phổ đức
- Chương 242 - Dị bảo
- Chương 243 - Khủng bố
- Chương 244 - Huy vọng
- Chương 245 - Càn khôn tỏa
- Chương 246 - Nại hà
- Chương 247 - Tinh bàn
- Chương 248 - Đợi chờ
- Chương 249 - Ám đấu
- Chương 250 - Hung hầu
- Chương 251 - Yêu vật
- Chương 252 - Tử biệt
- Chương 253 - Nương dựa
- Chương 254 - Linh vị
- Chương 255 - Triệu hoán
- Chương 256 - Thiên đạo
- Chương 257 - Tru tiên
- Chương kết - Vĩ thanh