Chương 185 - Ngô Chí Vinh nịnh hót lầm đường
Hoa thược dược ở Dương Châu lừng danh thiên hạ. Vườn thược dược trước chùa Thiền Trí phạm vi càng rộng lớn. Nơi đây trồng hàng trăm hàng ngàn thứ thược dược nổi tiếng, bông lớn bằng cái bát. Trước đây mười năm, Vi Tiểu Bảo đã có lần cùng bọn trẻ ngoan đồng tới đó đùa giỡn. Gã thấy thược dược trổ bông đẹp đẽ, liền ngắt hai bông cầm chơi. Gã bị nhà sư trong chùa ngó thấy. Nhà sư chạy ra đoạt lại hai bông thược dược và đánh gã hai cái bạt tai. Vi Tiểu Bảo vừa đá vừa cắn, đánh lộn với nhà sư. Nhưng gã là đứa con nít thì chống làm sao nổi nhà sư to lớn và mập ú? Gã bị nhà sư kia đẩy té xuống đất lại bị đá thêm mấy phát. Bọn ngoan đồng tức quá muốn binh bạn mà không làm sao được kiền kéo ùa vào nhổ thược dược loạn lên. Nhà sư kia la lối om sòm, quần tăng cùng bọn đầu bếp nhà chùa vác gậy ra đuổi bọn trẻ ác ôn. Vi Tiểu Bảo là đứa đầu đảng bị đánh nhiều hơn hết, đầu sưng vù lên. Gã về Lệ Xuân Viện lại bị mẫu thân trừng phạt một ngày không cho ăn uống. Tuy nhiên gã cũng vào bếp lục cơm nguội ăn một bữa no. Gã đem lòng thù hận về vụ hái hoa bị nhục ở chùa Thiền Trí, hôm sau lại đến trước cửa chùa, đứng ở ngoài xa ngoác miệng ra mà thoá mạ. Gã chửi từ mẹ Đức Phật Như Lai cho chí con cái sư sãi trong chùa. Gã lại lớn tiếng:
- Lão gia muốn phá hết vườn hoa thược dược và dẹp bỏ ngôi chùa thối tha của các ngươi thành bình địa để đào hố phân. Gã chửi bới chẳng tiếc lời kỳ cho tới lúc các nhà sư trong chùa ra đuổi đánh mới co cẳng chạy dài. Sau mấy năm, vụ này phai lạt rồi gã quên đi. Bữa nay trở về Dương Châu, gã suy nghĩ muốn tìm nơi đặt làm hành viên, lại sực nhớ chùa Thiền Trí. Gã liền đem ý kiến của mình cho viên Đạo đài đạo Hoài Dương hay. Viên Đạo đài nghĩ thầm:
- Chùa Thiền Trí la nơi thắng cảnh Phật môn, lại là một tòa nhà cổ tự dựng lên đến ngàn năm nay. Nếu quan Khâm sai thiết lập hành viên tại đó la quấy rối chốn thanh tịnh. Y liền đáp:
- Bẩm đại nhân! Phong cảnh chùa Thiền Trí quả là tuyệt đẹp. Cao kiến của đại nhân khiến ty chức khâm phụv vô cùng. Chỉ sợ ở trong chùa mà động đến rượu thịt thì e rằng có điều bất tiện. Vi Tiểu Bảo nói:
- Việc gì mà bất tiện? Cứ khuân những tượng Bồ tát ra ngoài là xong hết. Viên Đạo đài nghe nói đến việc khuân tượng Phật ra ngoài không khỏi giật mình đánh thót một cái, bụng bảo dạ:
- Làm thế này thì xảy ra vạ lớn. Nếu trăm họ ở thành Dương Châu nổi lòng công phẫn thì thật khó lòng dàn xếp cho yên được. Y liền tươi cười đưa lời vấn an rồi khẽ nói:
- Bẩm đại nhân! Thú yêu hoa ở Dương Châu lừng danh thiên hạ. Dọc đường đại nhân đã chịu đựng bao gian khổ, lập nên công to. Nay đại nhân đến tệ xứ, dĩ nhiên ty chức phải hết lòng ohục thị. Ty chức đã lựa chọn khá nhiều cô em xinh đẹp lại giỏi nghề đàn hát để đại nhân giải trí. Còn ở trong chùa toàn là giường gỗ ghế cứng, e rằng không tiện để đại nhân cùng các tướng nghỉ ngơi. Vi Tiểu Bảo nghe nói có lý liền cười hỏi:
- Theo lời Đạo đài thì nên thiết lập hành viên ở đâu cho phải? Viên Đạo đài đáp:
- Trong những tay buôn lậu ở Dương Châu có lão họ Hà la tay nổi tiếng. Vườn nhà lão là danh viên đệ nhất ở Dương Châu. Lão vốn có lòng vành cạnhKhâm sai đại nhân, nên đã chuẩn bị đầy đủ, mong được đại nhân chiếu cố. Có điều danh phận lão nhỏ bé khôn bề mở miệng. Nếu đại nhân không rẻ bỏ thì xin dời giá lại coi một chút. Lão họ Hà này là một nhà buôn cực kỳ hào phú. Vi Tiểu Bảo hồi nhỏ thường đi qua ngoài bờ tường cao nhà lão và đã nghe tiếng đàn sáo trong nhà vọng ra. Gã rất ham muốn, nhưng chưa có cơ hội nào tiến vào để coi chơi. Bây giờ nghe Đạo đài nói vậy liền đáp:
- Hay lắm! Nếu vậy ta thử đến đó mấy ngày xem sao. Hoặc giả có điều không như ý thì lại dọn đi cũng không sao. ở thành Dương Châu này rất nhiều tay buôn lậu. Chúng ta có đến ăn ở nhà họ cũng chẳng làm cho họ phải nghèo nàn đâu mà ngại. Trong Hà viên lầu ta ngất trời, suối khe uốn khúc. Quả là nơi danh thắng, tuy không bằng nội viện của chốn Hoàng cung hay Ngũ hoa điện của Ngô Tam Quế, nhưng đền đài rực rỡ, kiến trúc cực kì hoa lệ. Nhác trông cũng biết mỗi thước đất đều phí công không biết bao nhiêu vàng bạc mới gây dựng lên được cơ đồ này. Vi Tiểu Bảo rất lấy làm vừa ý, liền cho bọn thân binh cùng tùy tùng vào ở trong Hà viện. Bọn Trương Dũng bốn tướng hướng dẫn quan binh vào trọ trong cả nhà quan lẫn nhà dân xung quanh đó. Dương Châu vốn là đất phồn hoa bậc nhất thiên hạ. Từ đời nhà Đường đã có câu: "Mười dặm rèm châu, hai mươi bốn cầu phong nguyệt". Đến đời nhà Thanh bọn buôn lậu Hoài Dương tụ tập ở đây, Dương Châu càng trở nên hưng vượng. Theo sử chép thì đời nhà Minh dân số ở phủ Dương Châu cộng lại được ba mươi bảy vạn năm ngàn suất đinh(đàn ông 16 tuổi trở lên là một suất đinh)Vào hồi đầu xảy ra cuộc chinh chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh, thành Dương Châu bị quân Thanh thảm sát. Năm thứ ba đời Thuận Trị nhà Thanh, Dương Châu chỉ còn lại chín nghìn ba trăm hai mươi suất đinh. Đến năm Khang Hy thứ sáu số đinh lại tăng lên đến ba mươi chín vạn bảy nghìn chín trăm người, tức là còn đông hơn cả thời Minh. Thành Dương Châu đã hoàn toàn khôi phục lại sự thịnh vượng ngày trước. Sáng sớm hôm saum các đại tiểu quan viên sắp hàng từ lớn đến nhỏ đến hành viên làm lễ bái kiến quan Khâm sai. Vi Tiểu Bảo ra nghênh tiếp rồi tuyên đọc thánh chỉ. Gã không biết chữ thì còn hiểu sao được trong thượng dụ viết những gì, nhưng gã đã nhờ gia sư dạy cho thuộc lòng, lúc này chỉ việc đọc lại. Trí nhớ của gã rất hay, đọc không trật chữ nào, có điều trong lúc hoang mang gã cầm ngược tờ chỉ dụ, may mà người ngoài không ai phát giác. Đại tiểu quan nghe Hoàng đế xuống chỉ khoan miễn việc đóng góp lương tiền trong ba năm cho các huyện thuộc phủ Dương Châu, lại cứu giúp những cô nhi quả phụ là nạn nhân trong cơn binh lửa hồi khai quốc. Một việc hệ trọng nữa là xây miếu Trung Liệt để dân gian thờ cúng bọn trung thần Sử Khả Đáp. Ai nấy đều tung hô vạn tếu, khấu đầu bái tạ ơn đức bao la của đức Thánh Hoàng. Vi Tiểu Bảo tuyên đọc thánh chỉ xong nói:
- Các vị đại nhân! Khi huynh đệ từ biệt kinh sư lên đường, Hoàng thượng phán bảo rằng Dương Châu là chốn bờ xôi ruộng mật, nhân dân trù phú, nên gần đây việc lại trị có vẻ trễ tràng, đường binh bị không lo chuẩn bị. Ngài ân cần huấn thị cho huynh đệ phải điều tra kỹ càng để chỉnh đốn lại. Chúng ta la phận nô tài đã ăn lộc chúa phải hết đạo trung quân. Đức Hoàng thượng rộng lòng ưu ái trăm họ đất Dương Châu, thì chúng ta làm quan dĩ nhiên cũng phải tận tâm kiệt lực để báo đáp thánh thượng. Văn võ quan viên đều khen phải, nhưng trong lòng không khỏi ngấm ngầm lo sợ. Thực ra câu phủ dụ này Vi Tiểu Bảo được Sách Ngạch Đồ truyền dạy cho.Vi Tiểu Bảo cũng biết muốn ăn của đút cho nhiều thì một là khi đối phương có gì cầu cạnh mình, hai là làm đối phương lo sợ, nên gã quyết một phen để hăm dọa văn võ quan viên đất Dương Châu. Có điều những lời hăm dọa cần phải hời hợt không nặng mà cũng không nhẹ mới là vừa khéo. Ngoài ra ngôn từ lại phải văn nhã cho ra vẻ quan lớn. Dĩ nhiên gã phải thỉnh giáo Sách Nghạch Đồ. Lề lối văn hoa xong rồi là tự nhiên những quan viên địa phương phải kiếm địa điểm khởi công xây dựng miếu Trung Liệt. Đồng thời phải lập danh sách những gia đình chiến nạn đáng được hưởng khoản phủ tuất cùng là phái người đến các làng mạc ban bố thượng dụ của thánh hoàng khoan miễn đóng góp lương tiền. Bấy nhiêu công việc chẳng phải một sớm một chiều là xong, Vi Tiểu Bảo được rộng thì giờ ở lại đất Dương Châu phồn thịnh hưởng thú an nhàn. Sở dĩ Vua Khang Hy phái gã đi công cán vụ này, một là để gã hoàn hương, hai là để đền đáp gã về những vụ sai phái cực nhọc như lên làm sư ở chùa Thanh Lương và nhân việc đánh đảo Thần Long, gã phải lưu lạc đến nước La Sát xa xôi. Đây la một vụ công cán sung sướng nhất thiên hạ. Mấy hôm sau hết quan tuần phủ thiết yến, đến bố chánh ty, án sát ty cùng các đạo mời mọc. Dĩ nhiên cách nghênh đón, tiệc tùng xa hoa vô kể, bất tất phải nhắc lại. Ngày nào Vi Tiểu Bảo cũng nghĩ đến chuyện vào Lệ Xuân Viện thăm viếng mẫu thân, nhưng gã bận việc thù tạc chưa tìm được lúc nào rảnh rang để tơi đó. Mẫu thân của Khâm sai đại nhân mà là một ả kỹ nữ thành Dương Châu thì nhất định không thể tiết lộ ra được. Gã mất mặt còn là việc nhỏ, làm thương tổn đến thể thống triều đình là việc lớn. Hơn nữa gã làm quan lớn lâu ngày mà không đón mẫu thân đến kinh thành đặng hưởng phú quí mà cứ để bà lưu lạc phong trần là một tội đại nghịch bất hiếu. Giả tỷ quan ngự sử biết vụ này dâng sớ tham hặc thì đức Hoàng thượng cũng khó bề che chở. Gã định bụng chờ ít ngày nữa cho mọi việc ổn định rồi sẽ thay hình đổi dạng lén đến Lệ Xuân Viện coi. Sau đó sẽ sai thân binh đưa mẫu thân về BắcKinh an cư. Công việc cần giữ tuyệt đối bí mật, thần không hay quỉ không biết mới được. Trước kia Vi Tiểu Bảo đã có ý định dời khỏi kinh sư, chỉ còn chờ khi nào gặp chuyện khó khăn là lập tức quất ngựa truy phong trốn chạy. Không ngờ gã làm quan ngày càng lớn, quan càng lớn lòng càng khoan khoái. Bây giờ gã tính đến chuyện đón mẹ lên Bắc Kinh tức là định làm quan lâu dài. Sau mấy hôm, viên quan phủ Dương Châu la Ngô Chí Vinh cũng thiết yến tẩy trần mời quan Khâm sai. Ngô Chí Vinh nghe viên đạo đài nói quan Khâm sai đại nhân đã có ý muốn thiết lập hành viên ở chùa Thiền Trí, hắn liền nghĩ ngay đến cái tinh hoa của ngôi chùa này bất quá là vườn thược dược ở trước cửa. Quan Khâm sai định đặt hành viên ở đây tất la ngài ưa thích thưởng hoa. Hắn còn là con người rất khôn khéo trong việc tiếp đón quan trên, nên mấy bữa trước dựng lên một cái hoa bằng trong vườn hoa thược dược. Hắn mượn những tay thợ khéo lấy nhiều cành tùng mà không bóc vỏ để dựng rạp. Trên cành cây lá vẫn y nguyên như trước. Những bàn ghế cũng dùng gỗ đá thiên nhiên. Trong rạp có trồng đủ thứ hoa lá xinh tươi, lại dùng ống trúc làm đường cho nước chảy róc rách ở xung quanh rạp. Thật là một công trình tuyệt xảo. Những người đến dự yến trong rạp, tưởng chừng mình lạc vào một nơi sơn dã. So với yến tiệc ở nơi hoa đường mỹ lệ, bữa tiệc này có cái phong vị riêng của nó. Ngờ đâu Vi Tiểu Bảo chỉ là con người phàm tục, trong mình tuyệt không có chút cao nhã. Gã vừa tới hoa bằng đã thốt ra ngay một câu:
- Làm sao mà ở đây có nhà rạp? Rồi gã tự trả lời:
- à phải rồi! Nhất định những nhà sư trong chùa định dựng rạp để lập đàn tràng, khai phương phá ngục, rồi cúng cháo thí cô hồn cùng quỉ đói.Ngô Chí Vinh tốn một phen tâm huyết thành ra vô dụng, lại bị chê bai. Hắn không khỏi đỏ mặt, cực kỳ bẽn lẽn. Ngô Chí Vinh còn tưởng Khâm sai đại nhân muốn nói giọng trào phúng. Hắn không tự chủ được cười gượng xin lỗi:
- Ty chức kiến thức hẹp hòi, thành ra cách bố trí nơi đây không được vừa ý đại nhân. Thật tội đáng chết. Vi Tiểu Bảo thấy các tân khách đều đã đứng nghiêm trang chờ đợi. Bọn tuần phủ, bố chánh đều quen biết rồi liền lên tiếng đáp lễ xong vào chỗ ngồi. Ngoài tân khách ra còn có những danh sĩ và những nhà buôn nổi tiếng. Yến tiệc ở Dương Châu thật là xa hoa phiền phí. Trước khi vào tiệc rượu, nguyên trà quả đã đến mấy chục thứ. Vi Tiểu Bảo tuy là người bản thổ cũng không biết hết được. Uống trà một lúc, mặt trời dần dần đã xế về tây. ánh dương quang chiếu vào hàng ngàn cây thược dược trồng ở ngoài hoa bằng khiến cho cảnh sắc càng thêm rực rỡ, khác nào một bức gấm khổng lồ. Vi Tiểu Bảo càng nhìn thấy thược dược lại bực tức, vì gã nhớ tới ngày xưa mình đã bị nhục về tay bọn sư sãi trong chùa Thiền Trí vì mấy bông hoa này. Gã hận mình chẳng thể nhổ bỏ hết bao nhiêu hoa cho bõ ghét. Gã đang nghĩ cách hạ thủ, bỗng nghe quan tuần phủ cười nói:
- Vi đại nhân! Nghe khẩu âm của đại nhân thi dường như đã có dịp ngài ở giải đất Hoài Dương một thời gian. Thủy thổ Hoài Dương quả là địa linh nhân kiệt, đã sinh bậc hiền tài lại sản xuất nhiều hoa đẹp. Các quan khách chỉ biết quan Khâm sai đại nhân là người Mãn Châu thuộc đạo chính Hoàng Kỳ. Mấy bữa nay họ nghe thanh âm gã giống hệt thổ ngữ ở Dương Châu, nên nhân cơ hội này tâng bốc gã một phen. Vi Tiểu Bảo đang nghĩ tới bọn tăng nhân khả ố chùa Thiền Trí nên buột miệng đáp:
- Nhưng bọn hòa thượng ở Dương Châu lại chẳng ra gì. Quan tuần phủ ngơ ngác không hiểu câu này chỉ trích ai.Quan bố chánh là người học rộng lại khôn ngoan nên nói theo:
- Nhận xét của Vi đại nhân rất đúng. Những nhà sư ở Dương Châu chuyên nghề vụ lợi, nịnh hót quan nha, lấn át kẻ cùng nghèo. Thói quen đã có từ xưa nay. Vi Tiểu Bảo hớn hở vui mừng nói:
- Phải lắm! Đại nhân học nhiều hiểu rộng, chắc còn nhớ trong sách đã chép vụ này? Quan bố chánh cười đáp:
- Thưa đại nhân! Thiên cố sự •Vương Bá sa lung• há chẳng do đất Dương Châu này mà ra? Vi Tiểu Bảo đã ưa nghe chuyện cổ tích, lại là một truyện có liên quan đến những nhà sư ở Dương Châu, gã không nhịn được hỏi ngay:
- Thiên cố sự về Hoàng Bá tỷ sa lung làm sao? (người Trung Hoa phát âm chữ Vương cũng như chữ Hoàng, chữ Bích như chữ Tỷ) Viên bố chánh đáp:
- Thiên cố sự này ở chùa Thạch Tháp trong thành Dương Châu mà ra. Về đời Kiên Nguyên nhà Đường, chùa Thạch Tháp gọi là Mộc Lan Viện. Thi nhân Vương Bá hồi niên thiếu, gia đình nghèo nàn. Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Té ra Vương Bá là nhân danh chứ không phải vải vàng như mình tưởng. Lại nghe viên Bố chánh nói tiếp:
- Vương Bá đến trú ngụ ở Mộc Lan viện. Các nhà sư chùa này cứ đến bữa ăn la khua chuông báo hiệu. Vương Bá nghe tiếng chuông cũng xuống phạn đường ăn cơm. Bọn sư sãi chán ghét y. Có lần họ gọi nhau ăn hết cơm rồi mới đánh chuông báo hiệu. Vương Bá vào đến phạn đường thì các sư sãi đã giải tán, cơm canh hết sạch sành sanh. Vi Tiểu Bảo tức giận vỗ bàn thoá mạ:
- Con mẹ nó! Bọn sư đó thật là khả ố! Viên Bố chánh nói:- Đúng thế. ¡n hết một bữa cơm có chi đáng kể? Lúc ấy Vương Bá trong lòng hổ thẹn liền đề lên vách hai câu thơ: Xà lê ăn hết cơm canh, Rồi mới khua chuông gọi lữ hành Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Xà lê là cái giống gì? Các quan ở với gã ít lâu đã biết gã không đọc sách. Những ngươi thuộc Bát kỳ, công danh phú quí không do chuyện học giỏi mà nên là sự thường. Viên bố chánh đáp:
- Xà lê tức là các nhà sư Vi Tiểu Bảo gật đầu hỏi: Té ra cũng bọn trọc đầu. Rồi sao nữa? Bố chính đáp:
- Sau Vương Bá làm quan lớn và được triều đình phái đến làm quan trấn thủ Dương Châu. Y ghé thăm Mộc Lan viện. Dĩ nhiên bọn hòa thượng phen này nịnh nọt y. Y lại gần coi hai câu thơ ngày trước xem còn hay đã xoá đi mất rồi thì thấy hai câu thơ kia được phủ bằng tấm sa quý màu xanh biếc đẻ khỏi hư hại. Vương Bá trong lòng đầy cảm khái lại viết tiếp hai câu dưới: Ba chục năm qua đầy cát bụi Ngày nay lại đăng phủ sa xanh Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Chắc Vương Bá nọc cổ bọn kia ra mà đét cho mỗi tên mấy trượng lớn phải không?Viên bố chánh đáp:
- Vương Bá là kẻ sĩ phong nhã, chỉ đề thêm hai câu thơ mỉa mai như vậy cho là đủ rồi. Vi Tiểu Bảo tự nhủ:
- Nếu vào tay ta thì khi nào chịu bỏ qua một cách dễ dàng như vậy? Có điều lão gia chẳng biết thơ thẩn gì hết, chỉ biết trát cứt, không thèm đề thơ. Viên bố chánh kể hết thiên cố sự thì gia nhân dẹp bàn trà bày tiệc rượu. Vi Tiểu Bảo thấy Vương Tiến Bảo uống mỗi chung một hớp, hết chung này tới chung kia, ra chiều khoan khoái. Gã động tâm liền hỏi:
- Vương tướng quân! Có phải tướng quân nói cho chiến mã ăn thược dược, chúng sẽ trở nên đặc biệt hùng tráng? Vi Tiểu Bảo vừa hỏi vừa đưa mắt ra hiệu không ngớt. Nhưng Vương Tiến Bảo vẫn chưa hiểu ý gã, ngập ngừng đáp:
- Cái đó... Vi Tiểu Bảo hỏi lại:
- Đức Hoàng thượng có loại ngựa nổi danh là Thái câu, lại còn những giống gì gì ở Mông Cổ, ở Tứ Xuyên, ở Vân Nam mà ngài thường ban huấn thị cho chúng ta phải nuôi dưỡng cực kì thận trọng, có đúng thế không? Vương Tiến Bảo cũng biết Vua Khang Hy rất chú ý đến việc nuôi ngựa, liền đáp:
- Dạ! Đại nhân dạy đúng lắm! Vi Tiểu Bảo nói:
- Tướng quân hiểu rõ tính ngựa. Khi ở Bắc Kinh tướng quân đã nhắc tới vụ cho chiến mã ăn hoa thược dược khiến chúng có thể chạy nhanh gấp bội. Hoàng thượng đã quý ngựa như vậy thì chúng ta là phận nô tài dĩ nhiên phải trọng vọng thánh ý. Nếu chúng ta cho nhổ hết những loại thược dược ở đây tải về kinh sư giao cho Ty Xa Giá trong Bộ Binh để nuôi ngựa mà Hoàng thượng biết chuyện này, tất nhiên mặt rồng hớn hở.Quan khách nghe gã nói đều biến sắc lộ vẻ kinh ngạc, bụng bảo dạ:
- Hoa thược dược khiến cho ngựa thêm sức mạnh ư? Sao nay mình mới nghe nói lần đầu? Vương Tiến Bảo chỉ ậm ờ một cách hàm hồ. Hiển nhiên hắn không đồng ý. Có điều hắn không dám công nhiên bài bác thôi. Mình không thể trách hắn được vì quan Khâm sai một điều nhắc tới Hoàng thượng, hai điều nhắc tới Hoàng thượng. Y đội cái trên đầu cái nón to tổ bố của đức Hoàng thượng thì còn ai dám dị nghị? Mọi người thấy hàng ngàn khón thược dược sắp bị phá hủy về tay Vi Tiểu Bảo, làm cho Dương Châu kém vẻ danh thắng, trong lòng không khỏi băn khoăn, tự hỏi:
- Không hiểu vì lẽ gì Vi đại nhân lại thống hận hoa thược dược đến thế? Ai nấy ngơ ngác nhìn nhau, không dám nói gì. Tri phủ Ngô Chí Vinh lên tiếng:
- Vi đại nhân học vấn uyên bác, khiến cho người ta phải khâm phục. Rễ cây thược dược kêu bằng xích thược. Trong Bản Thảo Cương Mục nói công dụng của nó làm cho máu huyết lưu thông. Vả lại trong thược dược đã có chữ •dược• đủ biết cổ nhân dùng nó làm lương dược. Lừa ngựa ăn thược dược máu huyết sẽ lưu thông dễ dàng, tăng thêm sức mạnh, dĩ nhiên dong ruổi như bay. Mai đây đại nhân hồi Kinh, ty chức xin sai người nhổ hết thược dược ở đây để đại nhân đưa về. Các quan nghe Ngô Chí Vinh nói như vậy đều mắng thầm tên tri phủ hèn hạ, vì nịnh hót quan trên mà phá hủy cảnh quan của Dương Châu. Vi Tiểu Bảo vỗ tau cười nói:
- Ngô đại nhân quả là tay làm việc mẫn cán. Hay quá! Hay quá! Ngô Chí Vinh lấy làm đắc ý vội rời chỗ ngồi, bước ra đưa lời thỉnh an rồi nói:
- Đa tạ đại nhân đã ban khen. Quan bố chánh chạy ra vườn ngắt một bông hoa bằng miệng bát rồi trở vào cầm hai tay dâng lên cho Vi Tiểu Bảo và cười nói:
- Xin đại nhân cài bông hoa này lên chóp mũ rồi ty chức xin kể một thiên cố sự để đại nhân nghe.Vi Tiểu Bảo thấy nói lại có một thiên cố sự kiền đón lấy bông hoa ngắm nghía. Những cánh bông thược dược này màu hồng, ngang lưng đều có một đường dây vàng coi rất đẹp. Gã cài bông hoa vào chóp mũ. Viên bố chánh nói tiếp:
- Cung hỷ đại nhân! Bông hoa thược dược này mang tên "Kim đái vi" (đai lưng vàng). Nó là một thứ nổi danh và rất hiếm. Trong cổ thư có câu "Hễ thấy Kim đái vi", ngày sau sẽ làm tể tướng Vi Tiểu Bảo cười hỏi:
- Cái đó lấy gì làm chuẩn đích? Viên bố chánh đáp:
- Thiên cố sự này có từ đời Bắc Tống. Khi ấy Hàn Ngụy Công tên gọi là Hàn Cơ làm trấn thủ thành Dương Châu thì trong vườn thược dược ở chùa Thiền Trí đột nhiên có một khám nở bốn bông lớn. Cánh hoa hồng thẫm, lưng đeo đai vàng, tức là thứ Kim đái vi này. Trước kia chưa ai thấy nó nên là giống trân quý, kỳ dị. Bọn thuộc hạ báo lên quan trên. Hàn Ngụy Công lìen giá lâm thưởng thức. Ngài rất vui mừng mời thêm ba vị tân khách đến cùng thưởng hoa. Vi Tiểu Bảo liền lấy bông hoa xuống coi lại quả thấy màu hồng óng ánh với màu vàng nên rực rỡ khác thường. Nó khác với trăm hoa ở chỗ có đường dây vàng. Viên bố chánh lại nói tiếp:
- Khi ấy thành Dương Châu có hai nhân vật nổi danh là Vương Khuê và Vương An Thạch. Hai nhân vật này tài học hơn đời. Hàn Ngụy Công nghĩ bụng:
- Hoa có bốn bông mà người lại chỉ có ba, thành ra cái đẹp không được hoàn mỹ, cần mời thêm một vị nữa mới được. Nhưng nghĩ không ra ai xứng đáng. Viên bố chánh ngừng lại một chút rồi kể tiếp:
- Hàn Ngụy Công còn đang ngần ngừ, chợt có người tới bái phỏng tên gọi Trần Thăng Chi. Trần Thăng Chi cũng là một danh sĩ. Hàn Ngụy Công mừng rỡ vô cùng! Hôm sau ngài mở đại yến ở trước cửa vườn thược dược. Ngài ngắt bốn bông Kim đái vĩ cho mỗi người cài lên đầu. Thiên cố sự này gọi là "Tứ tướng trâm hoa yến". Ngày sau cả bốn bị này đều làm lên tể tướng. Vi Tiểu Bảo cười nói:
- Thế thì thú thật! Nhưng bốn vị nhân huynh kia đều là những nhân vật học rộng tài cao, làm được thơ văn. Tiểu đệ không thể bì kịp. Viên bố chánh đáp:
- Không phải như vậy. Đời Bắc Tống lấy người học thức làm tể tướng. Còn nhà Đại Thanh ta lấy việc ngồi trên lưng ngựa tranh thủ thiên hạ. Đúc Hoàng thượng rất trọng vọng những bậc anh hùng hảo hán, dũng cảm và lắm mưu trí. Vi Tiểu Bảo nghe nói đến những chữ "anh hùng hảo hán dũng cảm mưu mô" để bình luận nhân tài bất giác trong lòng khoan khoái, lẩm nhẩm gật đầu. Viên bố chánh lại nói tiếp:
- Hàn Ngụy Công được phong làm Ngụy Quốc Công, vụ này khỏi cần nói đến. Vương An Thạch được phong Kinh Quốc Công, Vương Khuê được phong Kỳ Quốc Công. Trần Thăng Chi được phong Tú Quốc Công. Bốn nhân vật này chẳng những đã làm tể tướng mà còn được phong quốc công, người nào cũng rất giàu sang phú quý, hưởng thọ lâu dài. Vi đại nhân nhỏ tuổi lại sớm hiển đạt. Hiện giờ đã được phong đến tước Bá, thăng lên cấp nữa là đến tước Hầu, thăng hai lần nữa liền tới tướng Công. Đại nhân sẽ được phong tước Vương, rồi phong Thân vương cũng chỉ là vấn đề thời gian thôi. Vi Tiểu Bảo nổi lên tràng cười khanh khách đáp:
- Huynh đệ mong được như lời vàng ngọc của quan Bố chánh đại nhân và cầu chúc các vị hiện diện tại đây đều thăng quan phát tài. Các quan khách nhất tề đứng dậy nâng chung rượu lên đồng thanh:
- Cung chúc Vi đại nhân gia quan tấn tước, công hầu vạn đại. Vi Tiểu Bảo cũng đứng lên cùng các quan uống cạn chung rượu. Gã nghĩ thầm trong bụng:
- Viên bố chánh này biết nhiều cố sự khiến ai nghe cũng vui lòng. Y tên họ gì ta quên mất rồi. Lát nữa phải hỏi lại đặng mai đây đề bạt cho y được chỗ tử tế.Giả tỷ kêu y về Bắc Kinh, mình thường thường được nghe y nói chuyện cổ tích, có lẽ còn thú vị hơn cả thầy đồ giảng sách. Viên bố chánh lại nói:
- Sau Hàn Ngụy Công lãnh binh đi trấn thủ Tây Cương. Người Tây Hạ hễ thấy lão nhân gia là sợ hết hồn, không dám đem quân xâm phạm bờ cõi. Người Tây Hạ khi ấy khiếp vía hai vị đại thần nhà Tống, một là Hàn Ngụy Công Hàn Cơ, hai là Văn Chính Công Phạm Trọng Yêm. Vì thế mà thời bấy giờ trong thiên hạ có hai câu ngạn ngữ: "Trong quân có ông Hàn, Tây tặc văn danh sợ hết hồn. Trong quân có họ Phạm, quân giặc nghe danh liền vỡ mật". Sau này Vi đại nhân mà đem binh đi trấn thủ Tây Cương, người ta tất phải nói: "Trong quân có họ Vi, Tây tặc ngó thấy liền quì mọp" Vi Tiểu Bảo rất cao hứng đáp:
- Hai chữ Tây tặc thật là tuyệt diệu! Bình Tây Vương cũng có chữ Tây! Gã nói tới đây chợt nghĩ ra không ổn, bụng bảo dạ:
- Hiện giờ Ngô Tam Quế chưa dấy binh tạo phản thì không thể gọi hắn là Tây tặc được Gã nghĩ vậy liền đổi giọng:
- Bình Tây Vương trấn thủ ở Tây Cương cũng được thái bình vô sự, lập nên công lớn. Ngô Chí Vinh nói ngay:
- Bình Tây Vương trí dũng song toàn, trải qua nhiều lao khổ lập được đại công. Lão nhân gia làm đến Thân Vương, thế tử lại sung ngôi phò mã. Rồi đây Vi đại nhân cũng đại phú quý, thọ sánh non Nam. Nhất định chẳng kém Bình Tây Vương. Vi Tiểu Bảo mắng thầm trong bụng:
- Con mẹ nó! Quân chó đẻ này lại đem mình so với tên đại Hán gian thì có khác gì hắn chửi mình? Lão con rùa kia chỉ trong ít ngày nữa bất tất phải mất đầu, sao ta lại như lão được?Viên bố chánh hàng ngày dò xét động tĩnh trong triều. Mấy bữa trước y được thám tử cho hay đức Hoàng thượng hạ chỉ dẹp bỏ phiên trấn liền tiên liệu Ngô Tam Quế đến ngày mạt vận. Bây giờ y lại thấy Vi Tiểu Bảo thay đổi sắc mặt càng hiểu rõ hơn. Y lên tiếng liền:
- Vi đại nhân là một bậc đại thần chính tay Hoàng thượng đề bạt. Ngài là tâm phúc của Hoàng thượng là trụ thạch của triều đình là tôi lương đống của quốc gia. Còn Bình Tây Vương tuy hiện thời là quan cao tước cả nhưng so vơi Vi đại nhân thế nào được? Lời tỷ dụ của Ngô Phủ tôn không đúng đắn. Y dừng lại một chút rồi tiếp:
- Vi đại nhân nguyên là dòng dõi Trung vô vương Vi Niết ở Đường triều. Trung võ vương cả phá quân Thổ Phồn bốn mươi tám vạn, oai danh lừng lẫy đất Tây Thùy. Ngày ấy Chu Thử tạo phản phái người đến mời Vi Trung võ vương đồng thời tiến quân. Nhưng Trung Vương một dạ trung trinh vơi Hoàng đế khi nào chịu theo họ Chu làm điều đại nghịch vô đạo? Lập tức ngàu chém sứ giả rồi cất quân giúp triều đình dẹp loạn, lập nên bao công cao muôn thuở. Bản chức coi Vi đại nhân tướng mạo đường đường, phước khí lớn lao không biết đến đâu mà kể. Nhất định Vi đại nhân là phúc trạch của Trung võ vương truyền lại. Vi Tiểu Bảo mỉm cười gật đầu. Thực ra chính gã chẳng hiểu mình ở họ làm gì, vì thấy mẫu thân tên gọi là Vi Xuân Phương, liền theo họ mẹ. Không ngờ họ Vi lại có nhân vật lai lịch lớn quá. Gã thấy viên bố chánh bắt quàng nhân vật lẫy lừng kia vào làm tổ tiên mình, khiến gã được muôn phần rực rỡ vẻ vang, nên gã rất vừa lòng. Gã không dám công nhận mà cũng không phủ nhận. Vi Tiểu Bảo lại nhận thấy trong ngôn ngữ của viên bố chánh còn ngụ ý chê Ngô Tam Quế muốn tạo phản, liền cho y là người tài trí hơn đời, chứ không phải hạng thường. Ngô Chí Vinh bị Bố Chánh bài bác, trong lòng rất khó chịu, nhưng không dám công nhiên xung đột với thượng cấp. Hắn chỉ nói:- Ty chức nghe nói Vi đại nhân là người trong đạo chính Hoàng Kỳ. Hiển nhiên câu này có ý cãi lại Bố Chánh và ngấm ngầm chất vấn:
- Y là người Mãn Châu thì sao lại có liên quan đến Vi Niết đời nhà Đường? Viên bố chánh cũng là tay đáo để liền cười đáp:
- Ngô phủ tôn chỉ biết một chứ không biết hai. Hiện nay Thánh thiên tử trị vì, coi vạn dân trong thiên hạ nhất luật như nhau. Mãn Hán cũng trong một nhà, sao còn phân chia lĩnh vực? Mấy câu này giải thích một cách gượng gạo, nhưng Ngô Chí Vinh cũng không dám tranh biện nữa. Hắn sợ nói nhiều không khéo lại đắc tội với Khâm sai. Hắn liền luôn miệng khen phải. Viên bố chánh lại hỏi:
- Bình Tây Vương là người ở Cao Bưu, phủ Dương Châu chúng ta. Vương gia họ Ngô. Phải chăng Ngô tôn phủ cùng Bình Tây Vương là người một nhà? Ngô Chí Vinh không phải người ở Cao Bưu, lại chẳng liên quan gì đến Ngô Tam Quế, nhưng lúc này quyền thế Ngô Tam Quế chẳng khác gì ông trời con, nên hắn có xu viêm phụ nhiệt, lại cùng họ Ngô, liền đáp:
- Theo thứ tự xếp hàng trong tộc thì ty chức thấp hơn Bình Tây Vương hai bậc. Ty chức kêu Bình Tây Vương bằng tộc tổ Viên bố chánh gật đầu không nói với hắn nữa, quay sang thuyết Vi Tiểu Bảo:
- Vi đại nhân! Loại thược dược Kim đái vi tuy hiện nay không còn hiếm như đời Tống, nhưng ít khi nó nở hoa nhiều thế này. Ty chức nghĩ rằng đúng lúc Vi đại nhân đến thưởng hoa nó mới đua nở thì không phải chuyện ngẫu nhiên, mà nhất định bởi ý trời. Ty chức có chút ý kiến muốn trình bày để đại nhân định đoạt. Vi Tiểu Bảo đáp:
- Xin lão huynh chỉ giáo. Viên bố chánh nói:
- Khi nào ty chức dám nhận hai chữ chỉ giáo của đại nhân? Rễ cây thược dược ở hàng thuốc nào cũng có. Nếu đại nhân muốn dùng để nuôi ngựa, ty chức nghĩ rằng những rễ cây ở các tiệm thuốc đã được chế luyện càng thêm hiệu lực. Ty chức sẽ bảo họ cung ứng thật nhiều tải đến kinh sư. Còn như hoa thược dược ở đây, xin đại nhân nghĩ tình nó có công báo hỷ đối với đại nhân mà tạm thời lưu lại được chăng? Sau này Vi đại nhân đeo ấn soái phá giặc lập nên công lớn, được bái tướng phong vương ngang hàng với Hàn Ngụy Công, Vi Trung Võ Vương, lại đến đây thưởng hoa. Khi ấy những bông Kim đái vi tranh nhau đua nởm nghinh tiếp quý nhân, há chẳng là một mỹ sự? Ty chức nghĩ rằng đây là một dịp góp tài liệu cho những nhà văn dựng lên tấn tuồng còn tiếp diễn mãi mãi. Vi Tiểu Bảo khoan khoái vô cùng. Gã hỏi:
- Bố chánh đại nhân bảo những diễn viên sẽ đem tiểu đệ ra đóng tuồng chăng? Viên bố chánh đáp:
- Đúng thế! Dĩ nhiên cần phải một tay kép nhỏ tuổi, hình dung tuấn nhã để đóng vai Vi đại nhân. Còn những người rậm râu, mặt lớn những tên hề đồng bôi mũi trắng sẽ giả làm quan nha đóng vai bọn ty chức. Mọi người nổi lên tràng cười ha hả. Vi Tiểu Bảo cười hỏi:
- Vở tuồng này sẽ đặt tên là vở gì? Viên bố chánh quay sang nói với tên quan tuần phủ:
- Vụ này phải xin Phủ đài đại nhân đại nhân đặt tên cho mới được! Y thấy quan tuần phủ nãy giờ không len tiếng liền kéo lão vào cuộc cho xôm trò. Quan tuần phủ cười đáp:
- Vi đại nhân sau này tất được phong vương, vậy vở tuồng này kêu bằng "Vi vương trâm hoa" được chăng? Các quan đều tán thành. Thế là Viên bố chánh thuyết vòng quanh một hồi cứu được mấy ngàn bông thược dược thoát khỏi tai nạn.Vi Tiểu Bảo cực kỳ cao hứng nên không nghĩ tới mối thù ngày trước nữa, gã tự nhủ:
- Tể tướng thì lão gia không làm nổi, nhưng mà đại phá Tây tặc mà được phong vương gì đó thì cũng làm chơi. Nếu mình nhổ hết thược dược ở đây e rằng có điều bất lợi.
- ở đây còn nhiều tể tướng quá! Không lẽ bọn này làm nên tể tướng hết? Phủ đài, Phiên ty còn có chút hy vọng, chứ tên Ngô Chí Vinh chó đẻ kia thì chẳng ra trò gì hết. Gã cũng biết rõ viên bố chánh có ý bảo toàn vườn thược dược. Yếu quyết làm quan của gã là đầu xuôi đuôi lọt, cần phải nâng đỡ nhau. Chúng đã tâng bốc gã, gã chẳng thể nhất quyết theo ý mình làm cho bao nhiêu quan viên ở thành Dương Châu đều mất mặt. Gã liền không nhắc tới chuyện thược dược nữa, mỉm cười nói:
- Sau này dù có vở tuồng đó thì chắc chúng ta cũng không được coi đâu. Chi bằng chúng ta cùng nhau nghe hát bây giờ. Các quan đều khen phải. Ngô Chí Vinh đã chuẩn bị đầy đủ, liền truyền lệnh ra. Bỗng nghe ngoài rạp có tiếng bội ngọc leng leng. Tiếp theo mùi hương thoang thoảng bay vào. Vi Tiểu Bảo phấn khởi tinh thần, lẩm bẩm:
- Có mỹ nhân tới rồi! Quả nhiên một mỹ nhân tha thướt tiến vào hoa bằng, hướng về phía Vi Tiểu Bảo hành lễ. Thị cất giọng trong trẻo nói:
- Khâm sai đại nhân cùng các vị đại nhân vinh an vạn phúc. Tiểu nữ tử là Lương Ngọc Kiều xin hầu chầu ca hát. Người đàn bà này lối ngoài ba chục tuổi, ăn mặc rất hoa lệ, nhưng phần nhan sắc cũng tầm thường thôi. Địch sư liền thổi sáo, ả đà cất tiếng hát theo.ả hát hai bài thơ tả cảnh Dương Châu của Đỗ Mục: Núi biếc lô nhô nước chảy quanh Thu tàn cây cỏ cũng điêu linh Nhịp cầu hai bốn đêm trăng tỏ Người ngọc tiêu thanh gợi mối tình Và một bài nữa là: Lưu lạc Giang Nam đã bấy lâu, Cùng người nhỏ bé ở bên nhau. Mười năm chợt tỉnh Dương Châu mộng, Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại rầu Tiếng địch du dương, tiếng ca uyển chuyển nghe rất lọt tai. Vi Tiểu Bảo nhìn người ca kỹ bất giác trong lòng nổi cơn phiền muộn.
- Chương 1 - Chốn phồn hoa bạo khách lần vào
- Chương 2 - Nghe tiếng khóc cường địch mắc mưu
- Chương 3 - Ba Hảo hán đại chiến quan binh
- Chương 4 - Vi Tiểu Bảo dùng mưu khích tướng
- Chương 5 - Có bản lĩnh mới là tay hào kiệt
- Chương 6 - Đồng giác quá giang, hảo tiễn xạ tượng
- Chương 7 - Trong tiểu quán Vi, Mao bị bắt
- Chương 8 - Uống nhiều thuốc Hải công hư mắt
- Chương 9 - Vi Tiểu Bảo lừng danh đánh bạc
- Chương 10 - Hết đánh bạc lại đánh đô vật
- Chương 11 - Hải Lão Công mưu đồ đánh cắp ngự thư
- Chương 12 - Vi Tiểu Bảo dò la Hải Lão
- Chương 13 - Tiểu Hào Kiệt thám thính thư phòng
- Chương 14 - Tiểu Huyền Tử bại lộ hành tung
- Chương 15 - Vua Khang Hy quyết chí trị quyền thần
- Chương 16 - Đại từ đại bi thiên diệp thủ
- Chương 17 - Tiểu Anh Hùng cứu giá bắt cường thân
- Chương 18 - Phủ Thiếu Bảo điều tra kinh phật
- Chương 19 - Sách Ngạch Đồ bàn cách chia tiền
- Chương 20 - Sợ lộ tẩy Vi Tiểu Bảo kinh hồn
- Chương 21 - Người trên núi ngũ đài
- Chương 22 - Âm mưu kỳ bí chốn hoàng cung
- Chương 23 - Cuộc đấu kinh hồn
- Chương 24 - Vi Tiểu Bảo trổ tài ứng biến
- Chương 25 - Khang Thân Vương trao tặng thần câu
- Chương 26 - Trong nhà lao Ngao Bái vong thân
- Chương 27 - Thanh Mộc đường quần hùng tế điện
- Chương 28 - Hai phe quan lý tranh Hương chủ
- Chương 29 - Vi Tiểu Bảo chơi khăm Đại Hán
- Chương 30 - Vi Tiểu Bảo vào thiên địa hội
- Chương 31 - Vi Tiểu Bảo nối ngôi Hương chủ
- Chương 32 - Trần cận nam dặn dò kế hoạch
- Chương 33 - Trong quán trà đồng hội đưa tin
- Chương 34 - Tiểu Hương chủ trá hình công tử
- Chương 35 - Xót huynh trưởng Nhị Hiệp khóc ròng
- Chương 36 - Bất đồng chính kiến đang bạn ra thù
- Chương 37 - Hồi Xuân Đường phát sinh đại biến
- Chương 38 - Tiền Lão Bản bày mưu giấu quận chúa
- Chương 39 - Vi Tiểu Bảo lần mò huyệt đạo
- Chương 40 - Tấm dung nhan nguyệt thẹn hoa nhường
- Chương 41 - Điểm đầu tóc để coi bản lãnh
- Chương 42 - Tề Nguyên Khải trổ tài thần võ
- Chương 43 - Bình Tây Vương hiệu lịnh nghiêm minh
- Chương 44 - Trộm kinh rồi bị phỗng tay trên
- Chương 45 - Vi Tiểu Bảo giằng co Quận Chúa
- Chương 46 - Trong hoàng cung xảy biến lúc canh khuya
- Chương 47 - Tiểu Công công giỡn cợt giai nhân
- Chương 48 - Vi Tiểu Bảo ba phen gặp nạn
- Chương 49 - Bốn công công chết vì tham bạc
- Chương 50 - Hóa Cốt Miên Chưởng đả thương Tiểu Bảo
- Chương 51 - Tiểu hoàng đế đoán việc như thần
- Chương 52 - Chẳng để ai mua chuộc lòng người
- Chương 53 - Quế công công song thủ bão giai nhân
- Chương 54 - Nghe trẻ ba hoa, ông già ngơ ngác
- Chương 55 - Diệu kế bằng ba Gia Cát Lượng
- Chương 56 - Phải chăng hai vợ chồng nổi cơn ghen?
- Chương 57 - Kế chưa thành đã sinh biến cố
- Chương 58 - Trăm tội đổ lên đầu thái giám
- Chương 59 - Người áo xanh thình lình xuất hiện
- Chương 60 - Thần Trảo giết người không dấu vết
- Chương 61 - Theo đức vua vào cung Thái hậu
- Chương 62 - Giết Liễu Yến mau chân lánh nạn
- Chương 63 - Cung Từ Ninh xảy ra cuộc phong ba
- Chương 64 - Tiểu công công thổ lộ chân tình
- Chương 65 - Vua Khang Hy mở cuộc điều tra
- Chương 66 - Từ Thiên xuống hộ tống hai cô
- Chương 67 - Bạch điếm bỗng trở thành hắc điếm
- Chương 68 - Đào Hồng Anh hé màn bí mật
- Chương 69 - Pho Kinh Phật có gì bí ẩn
- Chương 70 - Lửa hờn ghen đốt cháy tâm can
- Chương 71 - Ngô Lập Thân thóa mạ Nhất Chu
- Chương 72 - Những chuyện hãi hùng trong quỷ cốc
- Chương 73 - Trong nhà ma gặp lũ hung tàn
- Chương 74 - Trong quỷ ốc quần hùng mất tích
- Chương 75 - Tưởng ma quỷ hóa ra người đẹp
- Chương 76 - Tam thiếu nhưng bản lĩnh cao thâm
- Chương 77 - Song nhi đả bại bọn Lạt ma
- Chương 78 - Lũ hung tàn náo động thiền môn
- Chương 79 - Chùa Thanh Lương gặp hồi đại nạn
- Chương 80 - Chủ bộc lo mưu cứu lão hoàng gia
- Chương 81 - Ai ai cũng vậy hà tất phải đi tu
- Chương 82 - Dời chùa Linh Cảnh gặp đầu bà
- Chương 83 - Ủy Tôn giả chiếm đoạt chương kinh
- Chương 84 - Vì ăn phỉnh mắc mưu kẻ nít
- Chương 85 - Tiểu cô nương đốc chiến quần hùng
- Chương 86 - Cùng người đẹp viếng đảo thần tiên
- Chương 87 - Lục Tiên sinh thử tài Vi Tiểu Bảo
- Chương 88 - Học khoa đẩu văn kêu trời như bọng
- Chương 89 - Thần long giáo trừng trị nghịch đồ
- Chương 90 - Tiểu Bạch Long lên làm Bạch Long sứ
- Chương 91 - Bạch Long sứ chấp chưởng Ngũ Long lệnh
- Chương 92 - Vợ chồng giáo chủ truyền võ công
- Chương 93 - Vi Tiểu Bảo trở về hoàng cung
- Chương 94 - Công nương đòi tỷ võ với hoàng huynh
- Chương 95 - Bị đòn đau trả hận đánh công nương
- Chương 96 - Tiểu thái giám đả thương công chúa
- Chương 97 - Dùng ngũ long lệnh hăm Thái Hậu
- Chương 98 - Quân trướng biến thành sòng bạc lớn
- Chương 99 - Cờ gian bạc lận gieo "mười tịt"
- Chương 100 - Vi Tiểu Bảo phen này bị vố to
- Chương 101 - Nhà sư mê gái bị đòn đau
- Chương 102 - Biết mình biết người đánh đâu thắng đấy
- Chương 103 - Vi Tiểu Bảo học đòi làm trưởng giả
- Chương 104 - Tiểu sư thúc chỉ điểm trừng quang
- Chương 105 - Sư trừng quan truyền thụ phép niêm hoa
- Chương 106 - Đại từ bi điểm hóa người ngang ngược
- Chương 107 - Vì mỹ nhân rèn luyện võ công
- Chương 108 - Dương Dật Chi lên tiếng giải vây
- Chương 109 - Ngắm dương liễu nhớ nàng áo lục
- Chương 110 - Trong tiểu miếu quân tăng nghị luận
- Chương 111 - Dùng mưu cao giải cứu Lão hoàng gia
- Chương 112 - Ngoài hiên viện chúa tôi tâm sự
- Chương 113 - Thay Lạt Ma bảo vệ Phụ Hoàng
- Chương 114 - Bạch Y Ni thống khóc Tiên Quân
- Chương 115 - Ni cô hai dạo lẻn vào cung
- Chương 116 - Bạch Y Ni mở cuộc điều tra
- Chương 117 - Những điều bí ẩn từ từ ló dạng
- Chương 118 - Mê người đẹp hết lòng hầu hạ
- Chương 119 - Giết địch nhân cứu nguy sư thái
- Chương 120 - Trông người không khỏi tủi thân hèn
- Chương 121 - Tiểu Bảo già gan cứu mỹ nhân
- Chương 122 - Tiểu Bảo dùng mưu giết Lạt Ma
- Chương 123 - Tiểu Bảo dùng mưu dối Lạt Ma
- Chương 124 - Hòe thụ bình quần hùng tụ hội
- Chương 125 - Quần hùng mở đại hội trừ gian
- Chương 126 - Vi Tiểu Bảo chơi khăm tình địch
- Chương 127 - Tiểu hoàng đế mở cuộc điều tra
- Chương 128 - Hạ tình địch mấy phen thi kế
- Chương 129 - Trong từ đường cử hành hôn lễ
- Chương 130 - Lũ man mọi đột kích quần hùng
- Chương 131 - Lũ man mọi đột lích quần hùng (tiếp)
- Chương 132 - Đôi bạn lòng buồn bã chia tay
- Chương 133 - Giả Thái Hậu bại lộ hành tung
- Chương 134 - Trịnh công tử kết án Trần gia
- Chương 135 - Quan tài còn đó người đâu mất
- Chương 136 - Tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả
- Chương 137 - Cuộc tứ hôn đưa đến Vân Nam
- Chương 138 - Tứ hôn sứ mắc mưu công chúa
- Chương 139 - Tiểu Thái Giám thành Giả phò mã
- Chương 140 - Vì kết bạn Dật Chi bị thảm hình
- Chương 141 - Bốn phe câu kết chia thiên hạ
- Chương 142 - Vi Tiểu Bảo dò la động tĩnh
- Chương 143 - Vào Vương phủ đánh tráo kinh thư
- Chương 144 - Diệu toán còn hơn Gia Cát Lượng
- Chương 145 - Công chúa diễn kịch rất thần tình
- Chương 146 - A Kha hành thích Ngô Tam Quế
- Chương 147 - Mộc Kiếm Bình gieo vạ tổng binh
- Chương 148 - A Kha chẳng biết đi đâu mất
- Chương 149 - Viên Viên xuất thân ở chốn phong trần
- Chương 150 - Sờ mũi làm cho người phát sợ
- Chương 151 - Hào kiệt khôn qua ải má hồng
- Chương 152 - Ngô Tam Quế thất cơ đành chịu lún
- Chương 153 - Ngự tiền thị vệ bị hành hung
- Chương 154 - Lão hương nông bản lĩnh kinh người
- Chương 155 - Trong sòng bạc chạm chán cừu nhân
- Chương 156 - Cao Tôn Giả phát chiêu kỳ quái
- Chương 157 - Bách thắng đao vương Hồ Dật Chi
- Chương 158 - Có lý đâu đường đột giai nhân
- Chương 159 - Ngô Lục Kỳ hát khúc trầm giang
- Chương 160 - Song nhi xuất hiện giữa phong ba
- Chương 161 - Thần hành bách biến có một không hai
- Chương 162 - Vi tiểu bảo tấu trình sứ mạng
- Chương 163 - Núi Lộc Đỉnh bên dòng sông Hắc
- Chương 164 - Để phụ nhân xen vào quốc sự
- Chương 165 - Tiểu Hoàng đế mưu lược cao thâm
- Chương 166 - Cao Tôn giả chết đi sống lại
- Chương 167 - Vi đô thống mở cuộc điều tra
- Chương 168 - Vì hiếu sắc sa vào cạm bẫy
- Chương 169 - Dở thói nịnh thần khoe bài trung nghĩa
- Chương 170 - Song nhi giải cứu Vi đô thống
- Chương 171 - Núi lộc đỉnh cường nhân chiếm đóng
- Chương 172 - Những diễn biến cực kỳ đột ngột
- Chương 173 - Theo Tô Phi Á sang nước La Sát
- Chương 174 - Vi Tiểu Bảo bày mưu thoán đế
- Chương 175 - Vương công la sát cũng hai bè
- Chương 176 - Tam Phiên Dâng biểu thử lòng vua
- Chương 177 - Miệng nói huênh hoang khéo đặt bày
- Chương 178 - Dựng miếu tuyên dương trung liệt sĩ
- Chương 179 - Triệu Lương Đồng bày binh bố trận
- Chương 180 - Ngựa tốt vụng nuôi thành ngựa xấu
- Chương 181 - Lại dẫn tình nhân vào tẩm điện
- Chương 182 - Thấy ngựa chết kẻ mừng người tủi
- Chương 183 - Giết Tư Đồ Lại gặp quan binh
- Chương 184 - Phái vương ốc gia nhập thiên địa hội
- Chương 185 - Ngô Chí Vinh nịnh hót lầm đường
- Chương 186 - Tiểu bảo trùng hội viện lệ xuân
- Chương 187 - Mẹ ngủ say con dấu xiên y
- Chương 188 - Trên đời được mấy anh hùng chặt tay
- Chương 189 - Bịa chuyên hoang đường mong thoát chết
- Chương 190 - Trong kỹ viện cùng nhau kết nghĩa
- Chương 191 - Tam tiếu nhân duyên cửu vĩ hồ
- Chương 192 - Thiên hạ đại loạn, quần thư hồn chiến
- Chương 193 - Mục Võ quân thượng, đại nghịch bất đạo
- Chương 194 - Muốn làm nên sự nghiệp anh hùng
- Chương 195 - Di hoa tiết mộc, nhất tiễn song điêu
- Chương 196 - Vi khâm sai từ biệt mẫu thân
- Chương 197 - Người mang bệnh hoạn đó là ai?
- Chương 198 - Chửi địch nhân nhiều trò quái dị
- Chương 199 - Thấy thư giả cũng tin là thật
- Chương 200 - Trước linh sàng đại nhân đền tội
- Chương 201 - Tìm địch nhân theo dõi hành tung
- Chương 202 - Quả xứng danh hào kiệt đương thời
- Chương 203 - Quy tân thụ múa kiếm cắt bào
- Chương 204 - Lộ cơ mưu tìm lời gạ gẫm
- Chương 205 - Tiểu hoàng đế chặt đầu phò mã
- Chương 206 - Đọc bản tâu long nhan hớn hở
- Chương 207 - Ba thích khách giết lầm gian tặc
- Chương 208 - Có bao giờ thầy lại giết trò?
- Chương 209 - Hỏa siêu đấu trường để dấu đưa tin
- Chương 210 - Cùng công chúa trốn khỏi hoàng cung
- Chương 211 - Lại dụng kế rùa đen thoát xác
- Chương 212 - Những bạn hữu đều người nghĩa khí
- Chương 213 - Bọn thiếu niên khẩu thị tâm phi
- Chương 214 - Bọn thuộc hạ quần công giáo chủ
- Chương 215 - Trên đảo thần long nhiều loài ác quỷ
- Chương 216 - Ngoài khơi thuyền lớn đuổi thuyền con
- Chương 217 - Kẻ vô ân ám hại Trần Công
- Chương 218 - Muốn giết người ngây ngô giả điếc
- Chương 219 - Vung khoái đao hạ sát sáu mạng người
- Chương 220 - Tìm đường nhớ tới chuyện Dương Châu
- Chương 221 - Nghe hô hoán Tiểu bảo kinh hồn
- Chương 222 - Thông cật đảo quần hào đại đổ
- Chương 223 - Hoạt quốc bảo đi đâu mất biến
- Chương 224 - Mắng Thi lang là đứa Hán gian
- Chương 225 - Đánh người ngoại quốc
- Chương 226 - Muốn đến Đài Loan, hạ thuyết từ
- Chương 227 - Đổi thông cật đảo thành điếu ngư đảo
- Chương 228 - Cuộc đông tiến của quân La Sát
- Chương 229 - Tưởng hồn ma hóa ra người sống
- Chương 230 - Thống lĩnh ba quân làm đại soái
- Chương 231 - Tướng la sát xua quân tiến đánh
- Chương 232 - Bạc thua cãi cố phải ăn đòn
- Chương 233 - Vi Tiểu Bảo niệu xạ lộc đỉnh sơn
- Chương 234 - Hạ thành không mát một tên quân
- Chương 235 - Nịnh không phải đường bị quở trách
- Chương 236 - Trai la sát toàn là đồ bỏ
- Chương 237 - Lần đầu tiên nếm món Trung Hoa
- Chương 238 - Cuộc đàm phán phân chia cương giới
- Chương 239 - Triều đình đại kế chủ hòa bình
- Chương 240 - Phân cương giới Trung Hoa thắng lợi
- Chương 241 - Mao Thập Bát công khai thóa mạ
- Chương 242 - Phùng tích Phạm Hăm dâng cáo trạng
- Chương 243 - Giận lão Phụng lo mưu tẩy oán
- Chương 244 - Những âm mưu đánh tráo phạm nhân
- Chương 245 - Nghe vua phán, Tiểu Bảo kinh hồn
- Chương 246 - Đấng anh quân hiểu rõ gian mưu
- Chương 247 - Dựng cờ khởi nghĩa làm hoàng đế
- Chương 248 - Xuống Giang Nam ẩn tích mai danh (Hết)