Gửi bài:

Hồi 7

Viên Thiệu Qua Cầu Ðuổi Công Tôn Toản

Tôn Kiên Sang Sông Ðánh Lưu Cảnh Thăng.

Nhắc lại Tôn Kiên đang bị quân Lưu Biểu vây ngặt, may nhờ có ba tướng Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàn Ðương đánh phá vòng vây cứu thoát. Tôn Kiên thu góp tàn quân thấy hao hơn phân nữa, liền kéo về Giang Ðông. Và, từ đấy Tôn Kiên ôm mối hận với Lưu Biểu.

Bấy giờ, Viên Thiệu đóng quân ở Hà nội, lương thảo thiếu hụt, không tìm đâu ra để chu cấp cho binh lính.

Quan Thứ sử Ký Châu là Hàn Phúc thỉnh thoảng cho người chở lương thực đến giúp.

Mưu sĩ Phùng Kỷ thấy vậy, bảo nhỏ với Viên Thiệu:

- Ðại trượng phu phải tự mình tung hoành thiên hạ cho phỉ chí, cần gì nhờ vả kẻ cho lương? Ký Châu đất rộng dân giàu, sao Tướng quân không đem quân chiếm quách cho rồi?

Viên Thiệu nói:

- Ta cũng nghĩ thế, nhưng chưa có kế hay.

Phùng Kỷ nói:

- Nay ngầm sai người mang mật thư gởi cho Công Tôn Toản, bảo Công Tôn Toản kéo quân đánh Ký Châu, và hẹn sẽ giúp sức rồi chia đôi mảnh đất ấy. Tôi chắc thế nào Công Tôn Toản cũng hưng binh. Còn Hàn Phúc là đứa vô mưu, nếu bị Công Tôn Toản đem quân đánh, thế nào cũng mời Tướng quân đem binh vào Ký Châu giúp sức. Chừng ấy Tướng quân sẽ tự lĩnh mọi việc, rồi chỉ trở bàn tay là lấy được, có khó gì?

Viên Thiệu cả mừng, liền thảo một bức mật thư sai người đem đến cho Công Tôn Toản.

Công Tôn Toản xem thư thấy Viên Thiệu hẹn cùng đánh Hàn Phúc, và chia đất Ký Châu, lòng mừng lắm, lập tức khởi binh.

Trong lúc đó, Viên Thiệu lại ngầm sai người đến báo cho Hàn Phúc biết. Phúc hoảng sợ, triệu hai mưu sĩ là Tuân Thầm và Tân Bình vào thương nghị.

Tuân Thầm bàn:

- Công Tôn Toản thống lãnh quân hai nước Yên, Ðại, đông lắm, nếu kéo binh đến đấy, Ký Châu chúng ta ắt mất. Vả lại, Công Tôn Toản lại có ba anh em Huyền Ðức giúp sức thì chúng ta chống sao nổi? Nay có Viên Bản Sơ trí dũng hơn người, dưới trướng có nhiều danh tướng. Vậy bây giờ Tướng quân nên mời Viên Bản Sơ đến đây để cùng coi việc cai trị châu quận với ta. Ông ấy sẽ hậu đãi Tướng quân, và như thế không sợ gì Công Tôn Toản nữa.

Hàn Phúc nghe theo, liền sai viên biệt giá là Quan Thuần đi mời Viên Thiệu. Quan Trưởng sử Cảnh Vũ vội can:

- Không nên. Hiện nay Viên Thiệu là kẻ cô thế, quân lương cùng quẩn, phải nhờ đến chúng ta mà sống, chẳng khác nào đứa hài nhi trong tay, không cho bú nữa là chết. Sao chúng ta lại đem việc châu quận mà giao cho hắn? Làm như thế chẳng khác nào dẫn cọp vào chuồng dê.

Hàn Phúc nói:

- Ta vốn là môn hạ cũ của họ Viên, tài ba kém cõi, may được trấn giữ châu quận nầy. Người xưa có nói: "Lựa người tài đức mà nhường ngôi". Huống hồ, ta với Viên Bản Sơ nghĩa trọng, dẫu hai người có cai trị một châu cũng chẳng sao.

Cảnh Vũ than:

- Tướng quân đã có Ý như vậy thì Ký Châu coi như đã mất rồi.

Hay được việc ấy, trong số bộ hạ của Hàn Phúc có hơn ba mươi người bỏ đi nơi khác. Chỉ còn Cảnh Vũ với Quan Thuần ở lại, phục sẵn ngoài thành để đợi Viên Thiệu.

Vài ngày sau, Viên Thiệu dẫn quân tới. Cảnh Vũ và Quan Thuần bất thần nhảy ra, vung đao chém Viên Thiệu. Nhưng nhanh như cắt, Nhan Lương đã chém chết Cảnh Vũ, và Văn Xủ giết ngay Quan Thuần,

Viên Thiệu vào thành Ký Châu, cho Hàn Phúc làm Phấn Uy tướng quân, rồi cắt đặt cho bọn Ðiền Phong, Thư Thụ, Hứu Du, Phùng Kỷ chia nhau nắm giữ việc châu. Thế là Viên Thiệu đoạt hết quyền hành của Hàn Phúc.

Hàn Phúc hối hận thì đã muộn, bực mình, bỏ cả nhà cửa, vợ con lên ngựa sang Trần Lưu, nương nhờ Thái Thú Trương Mạc.

Công Tôn Toản hay tin Viên Thiệu đã chiếm Ký Châu, liền sai em là Công Tôn Việt sang gặp Viên Thiệu, yêu cầu chia đất cho mình như lời hứa.

Viên Thiệu bảo Công Tôn Việt:

- Hãy về mời lệnh huynh sang đây mới tính chuyện ấy được.

Công Tôn Việt ra về. Nhưng đi chưa đầy năm mươi dặm, có một toán quân phục xông ra chận đường, và hô lớn:

- Ta là gia tướng của Ðổng Thái Sư đây.

Dứt lời, quân sĩ dùng cung tên bắt như mưa. Công Tôn Việt không thoát khỏi, phải tử nạn. Những quân tùy tùng chạy thoát về báo rõ sự thể với Công Tôn Toản. Toản đùng đùng nổi giận mắng lớn:

- Thằng Viên Thiệu lừa dối, gạt ta đem binh đánh Hàn Phúc, để chiếm trọn Ký Châu. Nay lại cho người giả làm quân Ðổng Trác, hại mạng em ta nữa. Thù nầy không lẽ không báo?

Mắng rồi, liền khởi binh bản bộ đi đánh Ký Châu. Viên Thiệu được tin Công Tôn Toản kéo quân tới liền khai thành dẫn quân ra ứng chiến. Hai bên gặp nhau trên sông Bàn Hà. Viên Thiệu thì bố trận nơi đầu cầu phía Ịông, còn Công Tôn Toản thì dàn quân ở đầu phía Tây. Công Tôn Toản cỡi ngựa đứng trên cầu mắng lớn:

- Thằng bội nghĩa! Ngươi dám dối gạt ta sao?

Viên Thiệu cũng giục ngựa đến đầu cầu chỉ mặt Công Tôn Toản nói:

- Hàn Phúc là đứa bất tài, tình nguyện đem Ký Châu giao cho ta, việc ấy can hệ gì đến ngươi.

Công Tôn Toản thét lên:

- Ngày trước, ta tưởng ngươi là kẻ trung nghĩa, lại con nhà dòng dõi Tam Công nên mới bầu ngươi làm Minh chủ. Ngờ đâu bây giờ ta mới biết ngươi là đồ sài lang! Ngươi còn mặt mũi nào mà đứng trên cõi đời này nữa.

Viên Thiệu nổi giận quay lại hỏi các tướng:

- Ai dám ra bắt tên nghịch tặc ấy?

Viên Thiệu vừa dứt lời, Văn Xú đã thúc ngựa vung thương xông thẳng lên cầu. Công Tôn Toản giục ngựa tới đầu cầu giao phong chưa đầy mười hiệp đã đuối sức bỏ chạy. Văn Xú thừa thế đuổi theo. Toản chạy vào giữa trận, Xú đuổi vào tận trung quân, xung đột Ịông Tây như vào chỗ không người, khiến cho đại binh của Công Tôn Toản sợ hãi kéo nhau chạy trốn. Bốn viên tướng thủ hạ của Công Tôn Toản đổ xô ra cự chiến. Văn Xú đâm một thương khiến một tướng bị té xuống ngựa, còn ba tướng kia bỏ chạy. Xú lại đuổi theo Toản ra mãi sau trận. Toản nhìn về phía hẻm núi mà chạy, Xú thúc ngựa đuổi sát tới, nạt lớn:

- Mau xuống ngựa đầu hàng đi!

Công Tôn Toản sợ quá, chạy đến nỗi rơi hết cung tên mà không hay, cái mũ trên đầu cũng rơi xuống đất, đầu tóc tối bù, cứ phi ngựa theo chân núi mà chạy quanh. Rủi thay, con ngựa lại vấp chân ngã phục xuống, làm cho Toản lăn xuống chân núi.

Văn Xú hăm hở cầm thương tới đâm. Trong lúc tính mạng Công Tôn Toản sắp nguy, bỗng từ sau hòn đá cao có một thiếu niên dũng tướng phi ngựa ra, cầm giáo đâm Văn Xú một nhát. Văn Xú vội né mình lùi lại. Công Tôn Toản thừa dịp ấy bò lên sườn núi lánh nạn, và xem thử ai đã cứu mình.

Thì ra thiếu niên mình cao tám thước, mày rậm mắt to, uy phong lẫm liệt. Thiếu niên đánh với Văn Xú năm, sáu mươi hiệp vẫn chưa phân thắng bại. Lúc đó có quân bộ hạ của Toản kéo tới tiếp cứu. Văn Xú vội quay ngựa bỏ chạy. Thiếu niên đuổi theo truy kích, nhưng Công Tôn Toản đã gọi lại để tạ ơn, và hỏi tên họ.

Người ấy thi lễ rồi đáp:

- Tôi vốn người Chân Ịịnh, huyện Thường Sơn, họ Triệu tên Vân, tự là Tử Long, cũng là người ở địa hạt thuộc quyền Viên Thiệu, nhưng thấy Viên Thiệu không có phò vua cứu nước, nên tôi mới bỏ Thiệu đến đây tìm hầu quan Thái Thú, không ngờ lại được gặp nơi đây.

Công Tôn Toản mừng rỡ dắt Triện Vân về trại, chỉnh đốn quân ngũ, sửa sang khôi giáp. Hôm sau, Công Tôn Toản lại chia quân làm hai đội tả hữu, khí thế rất hùng mạnh như đôi cánh đại bàng. Có năm ngàn con ngựa thì quá nửa là ngựa trắng.

Nguyên trước kia, khi đánh nhau với rợ Khương, Toản lựa một đoàn kỵ binh cưỡi rặt ngựa trắng đi tiên phong, nổi tiếng là "Bạch Mã tướng quân". Sau nhiều trận bị Toản đánh bại, quân Khương cứ trông thấy ngựa trắng là bỏ chạy. Do đó, Toản có rất nhiều ngựa trắng.

Viên Thiệu hay tin, sai Nhan Lương, Văn Xú đi tiên phong, mỗi tướng dẫn một ngàn quân cung nỏ, cũng chia làm hai đội tả hữu, lại truyền lệnh rằng:

- Ðội bên tả cứ bắn cánh quân bên hữu của Toản, đội bên hữu thì bắn cánh quân bên tả của Toản.

Lại sai Cúc Nghĩa dẫn tám trăm quân cung thủ, hợp với một vạn năm ngàn bộ binh dàn ngay giữa trận. Còn Viên Thiệu thì tự dẫn vài vạn bộ binh theo sau tiếp ứng.

Công Tôn Toản mới thu nạp được Triệu Vân, chưa rõ tài sức ra sao, nên sai Triệu Vân dẫn một toán quân đi ứng hậu, rồi sai đại tướng Nghiêm Cương dẫn quân đi tiền đạo. Toản thì thống lãnh trung quân, dừng ngựa trên cầu, bên mình có trương một lá cờ đỏ rất lớn, thêu chữ "Soái" bằng chỉ vàng lóng lánh, bay trước mặt.

Công Tôn Toản truyền lệnh giục trống khiêu khích từ giờ Thìn qua đến giờ Tỵ, mà quân Viên Thiệu vẫn không tiến lại.

Tướng của Viên Thiệu là Cúc Nghĩa truyền quân cung nỏ phục xuống sau những tấm mộc che tên, dặn khi nào nghe tiếng pháo lệnh mới được bắn.

Bên kia, Nghiêm Cương sai đánh trống hò reo vang trời, rồi xông ra đánh Cúc Nghĩa. Quân của Nghiêm Cương đã kéo đến gần, mà quân của Cúc Nghĩa vẫn còn nằm yên không động.

Chở cho địch quân đến vừa tầm, Cúc Nghĩa mới đốt lên một tiếng pháo lệnh, tức thì tám trăm tên cung nỏ bắn ra một loạt.

Nghiêm Cương thất kinh quay về, nhưng Cúc Nghĩa đã tế ngựa theo, chém Cương một đao lăn xuống ngựa.

Quân Toản thua to, hai cánh kỵ binh tả hữu ra cứu ứng đều bị quân cung nỏ của Nhan Lương, Văn Xú chia nhau bắn như mưa. Quân Thiệu nhất tề đồng tiếng lên cầu.

Cúc Nghĩa phóng thẳng tới chém chết viên tướng vác cờ.

Lá cờ "Soái" của Toản đổ xuống. Toản thấy thế quay ngựa bỏ cầu mà chạy.

Cúc Nghĩa dẫn quân xông vào hậu quân của Toản thì gặp ngay Triệu Vân thúc ngựa xông ra cản lại.

Ðánh được vài hiệp, Triện Vân đã đâm Cúc Nghĩa một giáo chết lăn, rồi một mình một ngựa xông thẳng vào trung quân của Viên Thiệu, tả xung, hữu đột, chém giết như đi vào chỗ không người.

Công Tôn Toản thấy vậy cũng dẫn quân đánh quật trở lại, làm cho quân Viên Thiệu rối loạn, chạy tơi bời.

Bấy giờ, Viên Thiệu đang ở phía sau, sai quân đi dò trận thế, được thám mã về báo rằng Cúc Nghĩa đã chém tướng đoạt cờ, đang đuổi giết quân Toản.

Thiệu cả mừng, không phòng bị gì nữa, liền cùng Ðiền Phong dẫn vài trăm quân vác kích, vài chục tay mã cung, cỡi ngựa ra trước quan sát. Thiệu cười ha hả bảo Công Tôn Toản là kẻ vô dụng.

Nhưng trong lúc đang cười nói, bỗng đâu Triện Vân đã phi ngựa đến trước mặt. Quân cung thủ thất kinh vội lắp tên bắn, nhưng tên chưa kịp rời nỏ thì Triện Vân đã xông vào giết một loạt bảy, tám đứa, những tên khác khiếp vía bỏ chạy. Tiếp đó, quân Công Tôn Toản lại ùn ùn kéo đến, bao vây Viên Thiệu.

Ðiền Phong thấy thế nguy, liền bảo Viên Thiệu:

- Có bức tường đằng kia, mời Chúa công mau tạm lánh vào đó chốc lác.

Viên Thiệu đưa tay trật cái mũ đâu mâu ném xuông đất, nói lớn:

- Ðại trượng phu đã lâm trận, mong được chết giữa chiến trường, há lại chạy trốn sao?

Quân binh của Viên Thiệu thấy thế nức lòng, vác kích xông đến tử chiến. Do đó, Triệu Vân không sao xông vào được. Kế đó lại có đại quân của Thiệu vừa đến kịp, lại thêm Nhan Lương cùng kéo quân tới, hai mặt cùng đánh.

Triệu Vân phải bảo hộ Công Tôn Toản phá vòng vây, rút về bên kia đầu cầu.

Quân Viên Thiệu lại thừa thế đuổi theo làm cho quân Công Tôn Toản chen nhau qua cầu mà té xuống nước chết vô số. Viên Thiệu xông lên trước, xua quân đuổi Công Tôn Toản.

Ðuổi chưa được năm dặm đường, bỗng nghe sau lưng núi có tiếng reo hò vang dậy, rồi một đạo binh hùng hổ kéo ra, đi đầu là ba viên tướng dung mạo phi thường. Thì ra đó là ba anh em Lưu Huyền Ðức.

Số là Huyền Ðức ở tại huyện Bình nguyên, nghe tin Công Tôn Toản giao binh với Viên Thiệu, nên đến trợ chiến. Bấy giờ vừa gặp lúc, ba con ngựa phi tới, ba thứ binh khí bay lại phía quân Ký Châu, nhắm thẳng Viên Thiệu mà đánh.

Thấy ba anh em Huyền Ðức xuất hiện, Viên Thiệu sợ hãi rụng rời, hồn vía tức thì bay lên mây xanh. Cây bửu đao đang cầm trong tay rơi xuống đất lúc nào không hay. Thiệu vội quay ngựa chạy một mạch...

Ba quân liều chết hộ vệ Viên Thiệu qua cầu.

Công Tôn Toản thu binh về trại. Ba anh em Huyền Ðức vào hỏi thăm, Toản nói:

- Nếu không có Huyền Ðức từ xa tới cứu, thì tôi khốn đốn rồi.

Kế đó, Công Tôn Toản đem Triệu Vân đến giới thiệu với Huyền Ðức.

Vừa trông thấy viên tướng trẻ này, Huyền Ðức đã đem lòng yêu mến, và sau khi trao đổi tâm tình, hai người không muốn rời nhau nữa

Còn Viên Thiệu, sau khi thua trận ấy, đành cố thủ không dám ra binh. Công Tôn Toản cứ ít ngày lại đem binh khiêu chiến, nhưng thấy Viên Thiệu không đánh lại rút quân về.

Bây giờ, tại triều Ðồng Trác đã xếp đặt công việc tạm ổn, cho người ra ngoài thám thính, mới hay tin Viên Thiệu và Công Tôn Toản đánh nhau đã hơn một tháng trời.

LÝ Nhu nói với Ðổng Trác:

- Viên Thiệu và Công Tôn Toản đều là hào kiệt trên đời, nay ta mượn chiếu Thiên tử sai người đến giải hòa, như thế tất cả hai người mang ơn và phục tùng Thái Sư.

Ðổng Trác khen phải, liền sai quan Thái phó Mã Nhật Ðàn, và quan Thái bộc Triệu Kỳ đem chiếu mệnh ra đi.

Hai người nầy cùng qua Hà Bắc một lúc.

Viên Thiệu hay tin ra ngoài trăm dặm đón tiếp, lạy hai lạy mà vâng chiếu.

Ngày hôm sau, hai người lại đến dinh Công Tôn Toản để hiểu dụ.

Công Tôn Toản cũng bằng lòng, viết thư đưa sang Viên Thiệu giải hòa, rồi dâng biếu về triều tiến cử Lưu Huyền Ðức làm Bình Nguyên tướng.

Huyền Ðức phải sang Bình Nguyên trấn nhậm nên từ biệt Triệu Vân. Hai người cầm tay nhau nhỏ lệ, không nỡ rời.

Triệu Vân than rằng:

- Trước đây tôi tưởng Công Tôn Toản là anh hùng, nay xem lại thì Công Tôn Toản cũng chỉ thường tình như Viên Thiệu mà thôi.

Huyền Ðức nói:

- Thôi, Tử Long hãy chịu khó khuất thân nơi đây, chúng ta sẽ có ngày tái ngộ.

Hai người bùi ngùi giã biệt, lòng lữu luyến không nguôi.

Bấy giờ, Viên Thuật ở Nam Dương, nghe tin Viên Thiệu lấy được Ký Châu, vội sai sứ sang xin một ngàn con ngựa. Viên Thiệu không cho nên Viên Thuật oán hận, và từ đó anh em bất hòa nhau.

Viên Thuật sai sứ sang Kinh Châu vay của Lưu Biểu hai chục vạn hộc lương. Lưu Biểu cũng không cho, nên Viên Thuật căm giận ngầm sai người mang thư cho Tôn Kiên, xúi Tôn Kiên đánh Lưu Biểu.

Ðại lược lá thư ấy như sau:

Trước đây, Lưu Biểu chận đường đánh ngày, chính là do kế của anh Bản Sơ tôi. Này tôi lại nghe tin anh Bản Sơ tôi ngầm mưu với Lưu Biểu muốn cùng đánh chiếm Giang Ðông của ông đấy. Vậy ông kíp khởi binh đánh Lưu Biểu. Tôi sẽ giúp ông mà đánh chẹn Bản Sơ. Như thế sẽ báo được hai mối thù. Và, ông chiếm lấy Kinh Châu, tôi chiếm lấy Ký Châu. Xin chờ ông chại ngại...

Tôn Kiên được thư liền nói:

- Căm hận thay! Thằng Lưu Biểu trước đây dám chẹn đường về của ta. Nay không nhân cơ hội này mà rửa hận thì còn đợi đến bao giờ nữa.

Liền tập họn Trình Phổ, Hoàng Cái, Hàng Dương dưới trướng để bàn luận. Trình Phổ nói:

- Viên Thuật là đứa dối trá, không nên tin vội.

Tôn Kiên nói:

- Không cần! Ta muốn đánh Lưu Biểu một trận báo thù, dẫu Viên Thuật không giúp sức cũng được.

Bàn định xong, Tôn Kiên sai Hoàng Cái ra bến sông, sắp đặt chiến thuyền, trang bị khí giới, tích lũy lương thảo, lựa những thuyền thật lớn để chở ngựa, sắp sẵn để bất thần khởi quân.

Quân tế tác Kinh Châu hay được vội về báo với Lưu Biểu. Lưu Biểu sợ hãi triệu tập chư tướng bàn kế. Khoái Lương nói:

- Việc này không đáng lo, chỉ cần sai Hoàng Tổ đem quân phục ở Giang Hạ làm tiền khu, rồi Chúa công thân hành dẫn đại binh Kinh tương đi làm hậu viện. Chờ cho quân Tôn Kiên mới qua sông mỏi mệt, đánh cho một trận tất quân giặc phải bị thua.

Lưu Biểu nghe theo và ra lệnh cho Hoàng Tổ phòng bị ở Giang Hạ, rồi kéo đại binh sắp đặt ứng chiến...

Lại nói về Tôn Kiên vốn có bốn người con trai do Ngô phu nhân sinh ra. Con trưởng tên Sách, tự Bá Phù. Người thứ hai tên Quyền tự là Trọng Mưu. Người thứ ba tên Dực, tự là Thúc Bật. Người thứ tư tên Khuông, tự là QuÝ Tá. Còn người em gái của Ngô phu nhân lại cũng lấy anh rể, tức là vợ thứ của Tôn Kiên. Bà này sinh được một trai một gái. Trai tên là Lãng tự Tảo An, gái là Nhân. Tôn Kiên lại còn nuôi một người con trai họ Du, tên Thiều tự Công Lễ, tức là nghĩa tử Tôn Thiền vậy.

Bấy giời, người em ruột của Tôn Kiên là Tôn Tĩnh, tự Ẩu Ðài, thấy anh mình sắp xuất quân, mới dắt cả các con mình ra vái lạy trước ngựa nà can ngăn khuyên giải:

- Nay Ðổng Trác chuyên quyền, Thiên tử nhu nhược, nhân dân loạn lạc, các trấn chư hầu mỗi người làm bá một phương. Giang Ðông ta mới yên được ít lâu, theo lẽ phải củng cố binh lực, sao anh lại vì một chút giận nhỏ mà động binh? Xin anh xét lại.

Tôn Kiên bảo Tôn Tĩnh

- Thôi, em đừng ngăn cản. Anh đang muốn tung hoành khắp thiên hạ, lẽ nào một mối thù nhỏ mà không báo?

Con trưởng Tôn Kiên là Tôn Sách nói:

- Phụ thân đã quyết đi, con xin cùng đi với.

Tôn Kiên nhận lời, dẫn Tôn Sách lên thuyền kép quân đến đánh Phàn thành. Bấy giờ, Hoàng Tổ đã phục sẵn cung nỏ ở bờ sông, thấy chiến thuyền của Tôn Kiên kéo đến, liền ra lệnh bắn như mưa.

Tôn Kiên truyền cho quân sĩ không được vội động, cứ phục sát xuống thuyền, rồi cho thuyền chèo lui để dụ địch, đồng thời đánh trống thị uy ba ngày liền.

Cứ mỗi ngày thuyền Tôn Kiên lại lượn sát vào bờ, rồi lùi ra xa.

Quân của Hoàng Tổ cứ nhắm mắt bắn càn, bắn đến nỗi hết sạch cả tên.

Bấy giờ Tôn Kiên mới ra lệnh thu nhặt số tên của địch bắn dính hai bên ven thuyền, ước độ vài chục vạn mũi. Ngày hôm sau, gặp chiều gió thuận, Tôn Kiên sai bắn lên bờ như mưa.

Quân trên bờ đã hết tên, lại bị phản công bất ngờ nên ùn ùn bỏ chạy.

Tôn Kiên kéo quân lên bờ. Trình Phổ, Hoàng Cái chi ra hai đường đánh thốc vào trại Hoàng Thổ, mặt sau, Hàn Ðương cũng kéo tới nơi. Thế là ba mặt đánh dồn lại.

Hoàng Tổ thua to, đành bỏ Phàn thành chạy về Ðặng thành.

Tôn Kiên sai Hoàng Cái ở lại giữ các chiến thuyền, còn mình thì thân hành kéo quân truy kích địch.

Hoàng Tổ bị Tôn Kiên đuổi theo quá gấp, phải dùng lại bày trận giữa cách đồng, để nghênh địch.

Tôn Kiên cũng dàn quân thành trận thế, thúc ngựa ra đứng dước cờ.

Tôn Sách, toàn thân khôi giáp gọn ghẽ, cầm giáo đứng sát bên cha.

Bên kia, Hoàng Tổ dẫn hai tướng ra trận. Một tướng là Trương Hổ, người Giang Hạ; một tướng là Trần Sinh, người Tương Dương. Hoàng Tổ đứng ở giữa, tay cầm roi trỏ Tôn Kiên mắng lớn:

- Lũ chuột Giang Ðông ! Sao dám xâm phạm đất đai của bậc tôn thân nhà Hán?

Mắng rồi sai Trương Hổ ra đánh. Bên kia Hàn Ðương từ trong trận phi ngựa ra đón lại. Hai tướng đánh nhau đến ba mươi hiệp.

Trần Sinh thấy Trương Hổ có vẻ đuối sức, liền phi ngựa ra trợ chiến.

Tôn Sách thấy thế, vội cặp ngọn giáo và nách, giương cung bắn ra một mũi tên, trúng ngay giữa mặt Trần Sinh.

Trần Sinh té nhào xuống ngựa.

Trương Hổ thấy Trần Sinh bị chết một cách độc ngột như vậy, tay chân bủn rủn, bị Hàn Ðương chém một đao bay nửa cái sọ, óc văng ra ngoài.

Thắng thế, Trình Phổ vội tế ngựa sang trận địch, định bắt sống Hoàng Tổ.

Hoàng Tổ không còn tâm trí nào đề nghĩ cánh chống đỡ, vội bở bỏ mũ, bỏ luôn cả ngựa, lẫn trốn vào đám tàn quân tẩu thoát.

Tôn Kiên xua quân chém giết, đuổi đến tận bò sông Hán thủy rồi truyền lệnh gọi Hoàng Cái đem chiến thuyền lên đống ở bến Hán giang, còn Tôn Kiên thì tiếp tục đánh Kinh Tương

Hoàng Tổ thâu thập tàn quân, đến ra mắ Lưu Biểu, nói rõ thế quân của Tôn Kiên mạnh lắm, không sao cự nổi. Lưu Biểu lo sợ, cho triệu Khoái Lương vào bàn. Khoái Lương nói:

- Ta vừa bị thua một trận, quân sĩ đã nản lòng. Vậy chỉ nên đào hào sâu đáp lũy cao cố thủ để tránh mũi giặc, rồi ngầm sai người qua Ký Châu để cầu cứu Viên Bản Sơ giải vây mới được.

Thái Mạo nói:

- Khoái Tử Nhu bàn kế như vậy không xong! Quân giặc nay đã đên sát chân thành mà còn đợi quân cầu cứu, chẳng lẽ chúng ta chờ chết hay sao? Tôi tuy bất tài cũng xinh lãnh binh khai thành quyết một trận tử chiến.

Lưu Biểu thuận lời, Thái Mạo dẫn hơn một vạn quân ra khỏi thành Tương dương, kéo tới chân núi Hiệp sơn bày trận.

Tôn Kiên kéo quân đắc thắng ồ ạt tiến đến. Thấy Thái Mạo cầm quân, Tôn Kiên chỉ vào mặt Thái Mạo nói với các tướng:

- Thằng kia là anh ruột người vợ kế của Lưu Biểu đấy! Ai ra bắt nó cho ta?

Trình Phổ liền vung cây thiết quyền xà mâu đến đánh Thái Mạo.

Thái Mạo mới chỉ đánh đỡ vài hiệp đã đuối sức, quay ngựa chạy dài.

Tôn Kiên xua quân đuổi theo giết quân Kinh tương tơi bời, thây chết nằm ngổn ngang đầy đồng.

Thái Mạo chạy thoát vào thành Tương Dương đóng cửa, không dám nói đến chuyện giao binh.

Khái Lương nói với Lưu Biểu:

- Thái Mạo không nghe lời phải, khiến cho quân đại bại, nay phải chiếu quân luật mà chém đầu làm lệnh.

Lưu Biểu vì mới cưới em gái Thái Mạo, không nỡ gia hình nên bỏ qua việc ấy.

Tôn Kiên kéo quân đến Tương dươntg liền chia quân vây chặct bốn cửa thành, đánh phá dữ dội.

Trong thành cố thủ không ai dám ra đánh.

Bỗng một hôm có trận gió lốc thổi đến làm gãy ngọn cờ "Súy" ở trung quân.

Hàn Ðương thất kinh nói với Tôn Kiên:

-Gãy cờ là điềm chẳng làm, xin Chúa công hãy tạm ban sư.

Tôn Kiên nói:

- Ta đánh trận nào thắng trận ấy, thành Tương dương chỉ sớm tối về tay ta, há vì chuyện gãy cờ mà thu quân sao?

Rồi chẳng nghe lời Hàn Ðương, và thúc quân phá thành càng gấp.

Lúc ấy, ở trong thành, Khoái Lương cũng đang bàn với Lưu Biểu:

- Ðêm qua tôi xem thiên văn thấy một vì tướng tinh sắp sa xuống. Cứ theo phận dã mà đoán thì vì sao ấy ứng vào Tôn Kiên. Vậy Chúa công nên gấp rút viết thư sang cầu cứu Viên Bản Sơ đi.

Lưu Biểu theo lời viết thư sang cầu cứu Viên Thiệu. Nhưng việc phá vòng vây đem thư ra ngoài là việc khó.

Lưu Biểu hỏi các tướng:

- Ai dám xông ra vòng vây địch đem thư nầy đến Ký Châu?

Có một viên kiện tướng là Lữ Công xin lãnh việc ấy. Khoái Lương bảo Lữ Công:

- Ngươi đã có gan đi thì hãy nghe kế của tay đây: Ngươi hãy lựa năm trăm quân thiện xạ, khi ra lọt vòng vây rồi phải chạy ngay đến núi Hiện sơn mà mai phục. Quân giặc thế nào cũng đuổi theo. Ngươi chia một trăm người lên núi tìm những hòn đá dự bị trên cao, một trăm người khác cầm cung tên vào phục trong rừng. Quân giặc đuổi đến nơi, ngươi chớ chạy thẳng mà phải kéo ba trăm quân chạy quanh co, loanh quanh chân núi, để dẫn giặc vào chỗ có mai phục, cho cung tên bắn ra, đá núi tống xuống. Thắng giặc thì đốt pháo liên châu làm hiệu để trong thành đánh ra tiếp ứng. Nếu giặc không đuổi thì đừng đốt pháo, cứ việc lên đường qua Ký Châu. Ðêm nay chắc trăng không sáng lắm đâu. Ðợi lúc nhá nhem tối ngươi dẫn quân ra khỏi thành là vừa.

Lữ Công lãnh kế, sắp sẵn binh mã, chờ lúc trời sẫm tối bí mật mở cửa Ðông kéo ra. Bấy giờ Tôn Kiên đang ngồi trong trướng, bỗng nghe có tiếng quân mã di động, vội lên ngựa dẫn ba mươi tên quân kỵ ra khỏi trại để xem xét. Quân thám mã lại đến báo:

- Có một toán quân từ trong thành vừa thoát ra đang chạy thẳng về phía chân núi.

Tôn Kiên sợ bỏ lỡ cơ hội, vội vã tức tốc đuổi theo, không kịp gọi thêm tướng sĩ, chỉ đem có ba mươi tên quân kỵ có sẵn tới đấy.

Lữ Công bấy giờ đã chia quân lên núi và vào rừng mai phục... Tôn Kiên phóng ngựa chạy quá nhanh, nên chỉ chốc lát đã bỏ xa hẳn ba mươi tên quân kỵ lại phía sau. Thấy đằng trước quân giặc không còn cách bao xa, Tôn Kiên hét lớn:

- Muốn sống thì dừng lại!

Lữ Công quay ngựa lại đánh. Nhưng chỉ đánh được một hiệp, Công lại bỏ chạy, lẻn vào trong đường núi quanh co mà trốn.

Tôn Kiên cứ đuổi theo mãi, nhưng khi đến sau núi thì còn thấy Lữ Công đâu nữa. Kiên toan trèo lên núi nhìn xem thì bỗng đâu một hồi cồng nổi lên vang dậy.

Tức thì đá trên núi ném xuống như mưa và tên trong rừng bắn ra như châu chấu.

Than ôi Tôn Kiên! Thân thể bị tên, đá bắn loạn, đầu vỡ phọc óc, một người một ngựa chết ở chân núi. Năm ấy Tôn Kiên mới ba mươi bảy tuổi.

Lữ Công xuống chặn được cả ba mươi lính kỵ mã của Tôn Kiên, liền đánh giết hết, rồi nổi pháo hiệu.

Trong thành nghe tiếng pháo, Khoái Việt, Hoàng Tổ, Thái Mạo mở cửa thành, chia làm ba đạo quân đánh ra.

Quân sĩ Giang Ðông náo loạn, không biết đường nào mà chạy.

Hoàng Cái đang giữ thuyền nới mé sông, nghe tiếng quân reo vang trời dậy đất, vội dẫn quân kéo lên bờ gặp ngay Hoàng Tổ.

Mới đánh được vài hiệp, Hoàng Cái đã bắt sống được Hoàng Tổ.

Còn Trình Phổ thấy loạn liền hộ vệ tiểu chủ Tôn Sách tìm đường chạy.

Vừa ra khỏi trại gặp ngay Lữ Công, Trình Phổ tế ngựa lại đánh nhau với Công.

Cũng chỉ vài hiệp, Phổ đã đâm Công một xà mâu chết lăn xuống ngựa.

Hai bên đánh nhau đến trời sáng mới thu quân về. Quân Lưu Biểu kéo vào thành.

Còn quân Giang Ðông kéo về Hán thủy.

Bấy giờ, Tôn Sách mới biết tin cha đã chết vì loạn tên, mà thi thể bị quân Kinh châu khiêng vào thành mất. Sách bèn khóc rống lên rất thảm thiết.

Các tướng sĩ cũng đều rơi lệ. Trình Phổ đến khuyên giải, Tôn Sách gạt lệ hỏi chư tướng:

- Bây giờ biết làm cách nào để lấy được thi thể của phụ thân ta đem về cố quận?

Hoàng Cái nói:

- Tôi có bắt dược Hoàng Tổ đây, nên cho một người vào thành giảng hòa với Lưu Biểu, và hẹn đem Hoàng Tổ đổi lấy thi thể Chúa công.

Cái vừa dứt lời, thì viên Quân lại là Hoàn Khải bước ra thưa:

- Trước đây tôi có quen biết với Lưu Biểu, nay xin lãnh việc nầy đi sứ vào thành.

Tôn Sách bằng lòng. Hoàn Khải vào thành ra mắt Lưu Biểu nói rõ việc giảng hòa và trao đổi.

Lưu Biểu nói:

- Thi hài Văn Ðài ta đã cho tẩm liệm tử tế, bỏ vào áo quan rồi. Ngươi về bảo đem Hoàng Tổ đến đây, rồi hai nhà cùng bãi binh, từ nay không xâm phạm bờ cõi nhau nữa.

Hoàng Khải bái tớ ra về, nhưng vừa bước xuống thềm, bỗng có Khoái Lương chạy đến can Lưu Biểu rối rít:

- Không nên! Không nên hòa! Tôi đã có kế lấy Giang Ðông rồi. Xin hãy chém đầu Hoàn Khải trước, rồi sau hãy dụng kế của tôi.

Ðó chính là

Ðuổi địch Tôn Kiên vừa uổng mạng,

Cầu hòa Hoàn Khải lại lâm nguy.

Ngày đăng: 07/05/2014
Người đăng: Bùi Phương Linh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?