Phần 2 - G
Nghiêm không đi đại đội 30. Mệnh lệnh được đình hoãn, bởi sở chỉ huy không thể nối ống nước tới đấy. Chúng tôi hô: "Mao chủ tịch muôn năm" khi được biết tin ấy. Lu có vẻ không vui. Nếu Nghiêm đi Lu sẽ chiếm được vị trí của Nghiêm. Lu nói đấy là tại trời mưa. Mưa nhiều quá làm vữa cả vận may của Lu đi.
Bấy giờ là tháng năm. Vụ thu hoạch đã xong. Năm tháng trước, sở chỉ huy đã ra lệnh cho các lãnh đạo đại đội phải chú ý đến ý thức chính trị binh sĩ của mình. Chỉ khi tư tưởng tiến bộ về chính trị thì số lượng và chất lượng sản xuất mới tiến tới được. Đó là then chốt của thành tích kinh tế của chúng ta. Lu đọc to lời giáo huấn ấy cho đại đội. Lu yêu cầu mỗi người phải phát biểu ý kiến tại cuộc họp tự phê bình vào buổi tối. Lu tỏ ra tức giận trong suốt những cuộc họp này khi mà như thường lệ, hai phần ba số người ngủ gà ngủ gật. Lu nói, phải có kẻ thù giai cấp ẩn nấp trong hàng ngũ binh sĩ. Chúng ta cần xiết chặt sợi dây đấu tranh giai cấp trong tư tưởng chúng ta để mãi mãi là bất khả chiến bại.
Thúc chúng tôi làm việc cật lực hơn. Lu đồng thời lệnh xuống:
- Mỗi người chỉ được phép đi *********, ********* hai lần trong giờ làm việc và được nghỉ trong nhà nghỉ không quá năm phút. Ai vi phạm luật lệ đó sẽ bị phê bình nghiêm khắc.
Khi Lu yêu cầu Nghiêm nói chuyện với quần chúng, Nghiêm bước tới trước đội ngũ và nói:
- Xin nhắc lại theo tôi: Mao chủ tịch dạy chúng ta: "Hãy tin tưởng quần chúng".
Chưa đầy một phút chị giải tán cuộc họp. Lu bảo:
- Nếu xà không thẳng, chúng ta đừng mong cột không xiêu vẹo.
Nghiêm nói:
- Vấn đề của chị là gì vậy?
Quật bút lên sổ tay của mình, Lu nói:
- Đồng chí bí thư, tôi nghĩ đồng chí đã để mối xông đầu óc của đồng chí mất rồi.
- Thế hả? - Nghiêm nhìn Lu bằng đuôi con mắt - Chị có biết tôi đã lấy mối ở đâu không? Ở chị đấy, chị chứa đầy mối trong đầu chị. Chị chẳng có một chiếc xà hay chiếc cột sạch sẽ nào trong đầu óc của chị. Chúng đã xông hết từ lâu rồi. Và bây giờ đàn mối của chị đang đói, chúng bò ra khỏi mắt chị, lỗ tai chị, lỗ mũi chị và cái lỗ phồ của chị để xông vào nhà của người khác.
Nghiêm bước đi mặc cho Lu bầm tím mặt.
Mặc cho việc tôi vin cớ thời tiết lạnh trở nên ít đáng tin cậy, tôi vẫn ngủ với Nghiêm, vượt khỏi thông lệ. Lu trở nên khó chịu. Lu bảo việc hai người tách mình ra với người khác là không lành mạnh. Trong cuộc họp Đảng viên, Lu đã vạch ra Nghiêm buông thả kỷ luật cá nhân và đang phát triển khuynh hướng nguy hiểm về phía chủ nghĩa xét lại. Lu phê bình Nghiêm đã tự cách ly khỏi quần chúng và hình thành một bè phái chính trị. Nghiêm bảo tôi mặc xác Lu. Chị gọi Lu là con rệp chính trị.
Một buổi chiều, tôi thấy giường tôi bị kiểm tra. Sau đó ban đêm tôi lại thấy Lu ngừng ngáy. Tôi không rõ có phải Lu đang rình nghe chúng tôi không. Hôm sau, Lu tới bảo muốn nói chuyện với tôi. Lu hỏi tôi làm gì với Nghiêm ở xưởng gạch.Tôi nói:
- Chúng tôi chơi hồ cầm.
Lu bảo:
- Chỉ có thế thôi à?
Mắt Lu bảo với tôi rằng Lu không tin một chút nào về việc này.
- Cô biết được quần chúng báo cáo về hai người chứ?
Lu luôn luôn dùng quần chúng làm chỗ dựa cho những gì Lu muốn nói. Tôi bảo rất tiếc tôi không hiểu chị. Lu bảo:
- Tôi cam đoan cô hoàn toàn hiểu tôi - Lu mỉm cười - Tôi để ý thấy hai người mặc quần áo của nhau.
- Đúng vậy, Nghiêm và tôi lưu tâm đến việc làm sao cho mình đẹp hơn, đúng là chúng tôi mặc quần áo của nhau, tôi còn thắt cả chiếc dây lưng rộng bản hơn bảy phân của chị ấy. - Tôi bảo Lu - Đấy là vần đế ư?
Lu không trả lời tôi, bước đi với nụ cười sẽ biết tay nhau. Ngay đêm đó, một khẩu hiệu mới xuất hiện trên tường nhà ăn: "Hãy cảnh giác với những biểu hiện mới của đấu tranh giai cấp". Trong cuộc họp tối, Lu phát biểu kêu gọi chú ý tới "Những kẻ đồi trụy giấu mặt trong hàng ngũ vô sản". Lu nhấn mạnh đại đội sẽ không cho phép một hạt phân chuột nào làm ôi thùng cháo.
Cũng đêm đó, Nghiêm bảo tôi rằng Lu đã bí mật đề nghị Đảng bộ cấp trên chấp thuận việc kiểm tra đêm từng màn một. Nghiêm bảo chúng tôi hãy dừng việc ngủ chung.
- Em phải nghe chị - Nghiêm nói nghiêm túc.
Tôi bảo được thôi những sau đêm nay. Nghiêm ghì tôi trong hai cánh tay mình, tôi cảm thấy như chị sắp làm gẫy xương sườn tôi.
Rạng sáng hôm sau, tôi bị thức giấc bởi một hơi thở xa lạ trên mặt tôi. Tôi hé mắt nhìn thấy một cái đầu mờ mờ lắc lư trên mặt tôi, tôi hết hồn: đó là Lu. Lu đang đứng trong màn chúng tôi, theo dõi chúng tôi.
Tim tôi giật thót. Tôi cố giữ bình tĩnh. Tôi nhắm mắt giả vờ vẫn còn ngủ. Tôi bắt đầu run lên, nếu Lu lật chăn, Nghiêm và tôi sẽ phơi ra trần truồng. Lu có thể bắt giữ chúng tôi ngay lập tức. Tôi cảm thấy Lu thở mạnh lên. Những ngón tay tôi dưới chăn đã giữ thật chặt mép chăn. Tôi cầu khẩn - khẩn cái gì tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết cầu khẩn. Tôi cảm thấy đầu Lu mỗi lúc một gần mặt tôi hơn. Tay Lu luồn tận cổ tôi, sờ vào mép chăn. Nghiêm trở mình quay mặt vào tường vẫn ngủ. Bóng Lu tuồn ra khỏi màn. Tôi như bị tê liệt. Tôi tôi mở mắt, Lu đã đi khỏi.
Lu thôi không hỏi thêm câu nào nữa. Và tôi để ý thấy mình bị theo dõi hoặc bởi Lu hoặc bởi và người tin cậy của Lu, bất cứ chỗ nào. Tôi trở thành mục tiêu của Lu để tấn công Nghiêm.
Không được ngủ bên Nghiêm quả thật nặng nề. Ngày giờ trở nên vô nghĩa. Nghiêm hoạt động bền bỉ hơn trước. Chị kéo Lu làm việc đôi với chị trong việc khênh đá. Để làm kiệt sức Lu, chị bê một thùng đầy và bước đi thật nhanh bằng hết sức chị. Mặc dầu cong người như một con tôm khi làm cùng chị, Lu không hề kêu ca. Như thể biết có ngày Lu sẽ thắng. Lu chịu đau nhức hầu như vui vẻ. Đôi lần tôi thấy ban đêm Lu lau nước mắt trong khi ghi chép, học tập.
- Cô biết không, tôi thực sự không quan tâm tới việc thân thể mình bị treo dốc ngược hoặc mông mình bị một chiếc kim châm - Lu ngẩng đầu khỏi cuốn sổ tay, bảo tôi với một nụ cười châm biếm - Tin tưởng là tất cả những gì tôi cần.
Ba tuần sau, một chiều khi làm việc xong không có mặt ai trong phòng, tôi xin Nghiêm thôi đừng hành hạ Lu. Tôi yêu cầu chị nghĩ tới các hậu quả. Tôi bảo:
- Đừng quên rằng con chó sẽ chồm qua tường nếu bị dồn vào một góc.
Nghiêm đẩy tôi vào cửa và bảo:
- Lu muốn quyền lực, Lu muốn hắt chị ra khỏi địa vị của chị. Vậy chị tốt hay không tốt với mụ có ý nghĩa gì đâu, mụ xác định là kẻ thù của chị cơ mà. Mụ biết rõ tất cả là bẻ gẫy được em sẽ bẻ gãy được chị.
Nghiêm bảo tôi, hai tuần trước chị giới thiệu tôi vào Đảng lên ban chỉ huy nông trường. Lu bỏ phiếu chống. Lu không cho phép hổ mọc thêm cánh. Nghiêm bảo tôi:
- Em có hiểu không? Em là đôi cánh của chị.
Tôi bảo thực ra tôi không quan tâm đến việc vào Đảng chút nào. Nghiêm nói:
- Nhưng em cần thiết là một Đảng viên, đó là vũ khí cho tương lai của em.
Tôi bảo:
- Nhưng Lu chống lại thì chị làm gì được?
- "Mi đụng đến ta ta ắt đụng đến mi" -Nghiêm đọc lời dạy của Mao và nói tiếp: - Chiều nay chị lên ban chỉ huy, thủ trưởng muốn thảo luận việc đề bạt Lu với chị. Chị cũng làm cái điều Lu tửng làm với em như thế với Lu. Chị nhặt vài cái xương ra khỏi món trứng lộn của mụ. Việc đó có kết quả, thủ trưởng gạt bỏ đề bạt ấy.
Tôi hỏi chị định làm gì với sự căm ghét của Lu. Chị bảo chị chẳng thèm quan tâm tới việc Lu tự bản thân mình đã là một con chó bị dồn vào góc tường. Chúng tôi dạo chơi trên một con đường mù mịt sương, chân bước trên sương cỏ. Tôi bảo tôi mệt với cuộc sống, và tôi ghét việc tồn tại như một viên đạn nằm trong ổ súng. Nghiêm bảo chị cũng cảm thấy như vậy. Chị nói:
- Nhưng chiến đấu còn tốt hơn là để bị lột da sống. Chúng ta hi sinh vào thời buổi này, đấy là số phận rồi. Nếu em không thể trở về rúc vào lòng mẹ được thì tốt nhất em hãy học để trở thành một chiến binh giỏi.
Ngày nghỉ tết nguyên tiêu đã tới. Để thể hiện là những tấm gương tốt cho chiến sĩ, Nghiêm và tôi tình nguyện ở lại canh giữ tài sản cho mọi người qua mấy ngày nghỉ, để chúng tôi có thời gian được gần nhau. Rạng sáng, sau khi người lính cuối cùng đã rời khỏi trại, tôi và Nghiêm ra đồng đào củ cải và cắt súPhong Lanơ. Đêm đó chúng tôi nấu món súp ngon tuyệt vời.
Ăn tối xong, trời đã khá tối, tôi và Nghiêm đi dạo một đoạn dài trong cánh đồng băng giá. Tôi hoàn toàn cảm thấy yên bình cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi nhìn Nghiêm, dáng dấp kiên cường của chị nổi lên trong bầu trời đen tối. Chị là một nữ thần bằng thép. Một lần nữa tôi lại cảm thấy tôn phục chị và điều đó làm tôi không nói nên lời. Tao dạo bước kề vai cùng chị. Chị nhìn ra ngoài khoảng xa xăm, đắm nhìn vào trong suy nghĩ. Khi trời lạnh buốt, tôi thở sâu. Tôi tin Nghiêm đang nghĩ về tương lai tươi sáng của chị và của tôi. Tôi cảm thấy trống trải khi hướng theo ý nghĩ của chị. Chúng tôi kiểm soát được một chút tương lai riêng nào của mỗi chúng tôi không? Không gì hết. Cuộc đời chúng tôi đang sống, tương lai đã được ấn định, hệt như cha mẹ chúng tôi, một nghề cho cả đời người - một ốc vít trong guồng máy cách mạng, mặc nó guồng, không biết khi nào đứt gãy.
Nghiêm nắm tay tôi và siết chặt, chúng tôi ngồi trong đám lau sậy tối đen chán nản đồng thời lại hài lòng.
Khi chúng tôi trở về phòng, Lu bất ngờ xuất hiện. Lu nói Lu muốn thế chỗ cho tôi hoặc Nghiêm để một trong hai người được nghỉ lễ. Chúng tôi vô cùng thất vọng và không một ai trong chúng tôi nói một lời.
Cuộc chiến vô hình giữa Lu và chúng tôi dai dẳng như đất bùn nâu mặn và băng giá. Lu không ngừng theo dõi chúng tôi. Nghiêm và tôi sống giữa lưới bẫy của Lu. Suốt ngày chúng tôi xếp lại kho lương và chọn hạt bông. Nghiêm và tôi hầu như câm lặng suốt thời gian đó. Đêm đêm mỗi người chui vào màn riêng của mình ngủ và lại nghĩ về nhau. Một buổi chiều tôi thấy Lu nấp sau cánh cửa, rình nghe chúng tôi nói chuyện. Tôi ra hiệu cho Nghiêm Lu đang nấp ở đâu. Nghiêm vớ một chiếc gậy gỗ, giả vờ đuổi chuột, chị đẩy bật cửa phơi mặt Lu ra. Lu mỉm cười lúng túng bảo: đang rình phát mấy con muỗi. Nghiêm bực lắm. Một hôm Lu đang ngoài cánh đồng, chị lấy chiếc sọ người của Lu đem ném vào hố phân. Lúc trở về Lu tím mặt không tìm đâu thấy chiếc sọ. Nghiêm không nhận mình làm. Lu không nói thêm một lời nào về chiếc sọ nhưng khắc ngày tháng lên cánh cửa. Nét chữ khắc không rõ nhưng quả quyết: "Siết chặt. Phải, chặt hơn nữa! Chặt nữa!". Một đêm tôi nghe tiếng Lu thét lên như thế trong lúc ngủ.
Sau tết Nguyên tiêu, ngày ngảy chúng tôi đi cuốc xới cánh đồng bông. Gió từ biển Đông cuốn theo cát như châm vào da thịt và làm môi chúng tôi nứt nẻ. Băng giá hủy hoại các mầm cây. Binh lính hay cáu bẳn, họ chửi bới khi nước trong ống dẫn bị đóng băng mỗi buổi sáng. Họ cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt như ai chiếm nhiều dây phơi hơn. Lu kêu gọi "một gia đình thống nhất và thuận hòa" nhưng vô ích. Nghiêm bận rình những lỗi lầm của Lu, chị muốn đá Lu khỏi đại đội. Lu biết điều đó và cũng làm thế với Nghiêm.
Nghiêm và tôi ngừng gặp nhau một thời gian dài ở xưởng gạch, bởi chúng tôi không thể nói ở nơi đâu Lu có thể thả chó săn. Mặt Nghiêm dài ra, chị lại bắt đầu chửi tục. Có nhiều cuộc hành quyết đủ mọi loại trên nông trường. Các thủ trưởng ngồi đứng không yên vì sự mất lòng tin của binh lính. Những áp phích của những người bị kết án tử hình luôn nhìn thấy trên tường. Cái đó gọi là: "Giết một con gà để xua đàn khỉ".
Một hôm Nghiêm đến bảo tôi là Phong Lan đã trở thành chó săn của Lu. Nó bí mật bám theo chúng ta. Tôi không đồng ý. Tôi bảo Phong Lan là người tốt. Nghiêm bảo không ai trong đại đội này còn là người nữa. Chúng ta là một lũ chó, chúng ta cắn nhau vì miếng thịt của kẻ khác. Chẳng phải chúng ta đang sẵn sàng làm bất cứ điều gì để mua được sự yên ổn hay sao? Lu đã phân công những công việc nhẹ cho Phong Lan, việc đó thật đáng ngờ. Tôi bảo Nghiêm:
- Sau mỗi gốc cây chị đều nhìn thấy một kẻ thù.
Chị bảo có lẽ thế thật. Đây là một trại điên. Cái nông trường Lửa Đỏ này.
Một buổi sáng, khi tôi đang xới đất trong cánh đồng bông cùng với trung đội của tôi. Một chiếc xe màu trắng lái tới và đỗ trên đường đi. Một nhóm người quân phục chỉnh tề trong những bộ quân phục xanh rêu ra khỏi xe và bước về phía chúng tôi. Khi đi qua, họ nhìn chúng tôi từ đầu đến chân bằng cặp mắt soi mói.
- Cô!
Một người đàn ông bất chợt chỉ tay vào tôi. Tôi lau mồ hôi trên mặt hỏi:
- Tôi hả?
- Phải, cô.
Người đàn ông tới gần và hỏi:
- Cô bao nhiêu tuổi?
Ông ta khoảng bốn mươi, ông ta nói bằng tiếng địa phương khá chuẩn, như tiếng của phát thanh viên tiếng quan thoại. Tôi bảo tôi hai mươi. Ông hỏi tôi có thể chỉ đường đến sở chỉ huy nông trường. Một người phụ nữ trong nhóm ghi chép cuộc đàm thoại giữa chúng tôi. Trong lúc tôi chỉ đường họ, họ quây quanh tôi. Quan sát, nhìn nghiêng tôi, ngồi xổm, nheo mắt đo chiều cao và dáng dấp của tôi. Người đàn ông hỏi tôi có chai tay không và nhìn vào móng tay, móng chân đã bị xỉn màu vì làm việc trong bùn sét. Tôi nghe tiếng người đàn ông thì thào với người đàn bà. Người đàng bà ghi chép cái gì đó vào sổ tay. Mấy phút sau họ trở lại xe. Họ không đi về hướng tôi chỉ cho họ.
Đêm đó, trong hội nghị học tập, thay vì ngủ gật như thường lệ, binh sĩ bàn tán về những con người đó, họ là ai? Tại sao tới. Cuối cùng một cô gái có dì mình làm việc tại Bộ Văn hóa giải thích nguyên nhân: đồng chí Giang Thanh, vợ Mao chủ tịch đang cải tổ công nghệ điện ảnh, và đã cử một nhóm cộng tác viên của mình đi tìm một số thanh niên nữ có ngoại hình chuẩn để đào tạo diễn viên cho nền điện ảnh tương lai của Trung Quốc. Mẫu chọn phải sao cho quần chúng tin tưởng nếu kẻ thù có gác chéo lưỡi lê qua cổ vẫn không chịu từ bỏ lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản để đổi lấy đời mình. Chỉ chọn vài người để đóng vai lãnh đạo trong phim. Vì đây là yêu cầu chính trị lớn, thí sinh phải là những công nhân, nông dân hoặc binh sĩ đặc biệt. Tôi kể lại tin đó với Nghiêm nhưng chị nghĩ chị là chuyện tếu.
- Mặt mũi chúng ta chẳng có vẻ gì xinh đẹp, chúng ta là những củ khoai nâu. Cơ may được chọn khác nào tìm kim đáy biển.
Hôm sau, ai đó vào phòng treo một chiếc gương vỡ gần cửa. Mọi người đều đi vòng theo lối bên để soi mình vào gương một cái trước khi ra khỏi phòng. Lúc trưa, tôi thấy Lu cũng soi mình trong gương khi tôi mở cửa. Sau một lúc lúng túng, Lu bảo tôi hạ chiếc gương xuống. Tôi bảo đấy không phải là gương của tôi. Lu nói:
- Làm theo tôi bảo.
Lu nói thêm sẽ tổ chức một cuộc họp đêm nay bàn về những gì chúng ta cần để vạch rõ ảnh hưởng tư sản. Tôi hạ chiếc gương xuống và đưa cho Lu.
Lu treo chiếc gương trước bảng thông báo của đại đội và viết một khẩu hiệu lớn ở phía sau như một lời nhắc nhở: "Đê vỡ khởi đầu bằng tổ mối". Đêm đó Lu đọc hai giờ liền về tầm quan trọng của cuộc chiến đấu chống lại ý thức hệ thù địch.
Diễn văn của Lu không ngừng được những hy vọng hão huyền của mọi người về các ngôi sao điện ảnh. Họ đem những bộ quần áo đẹp nhất của mình ra mặc, và kiếm đủ mọi cớ tới sở chỉ huy,lảng vảng qua cửa sổ của những vị khách xa lạ này. Phong Lan và tôi được phân công tới cửa hàng của sở chỉ huy để mua rau quả dự phòng. Chúng tôi thấy sở chỉ huy đầy những người. Mọi người đang tranh cãi xem những người ở xưởng phim này ở đâu, và tôi nghe thấy ai đó nói họ sẽ đi bằng chiếc xe Hồng Tâm trở về.
Phong Lan hỏi tôi: liệu chúng tôi có nên leo lên chiếc Hồng Tâm vì chị thấy nhiều người khác làm như vậy. Tôi do dự.
- Cô chẳng bao giờ hiểu cả.
Phong Lan khích lệ. Rồi chị bảo tôi, hôm trước có một cô gái ở đại đội 13 được lấy đi khi cô đang đánh răng. Họ yêu cầu cô lấy thêm kem đánh răng và tiếp tục đánh trong khi họ phỏng vấn cô.
Phong Lan là tôi tới chiếc xe Hồng Tâm. Chúng tôi đợi, giống như nhiều người khác, giả vờ chỉ là đi dạo. Khoảng nửa giờ sau một chiếc xe thùng trắng xuất hiện. Mọi người nhốn nháo hẳn lên và mỉm cười với chiếc xe. Tôi cũng mỉm cười khi nó lướt qua.
Phong Lan và tôi đang nằm trong phòng nghỉ thì nghe thấy tiếng ai đó cao giọng ngâm thơ Mao và làm động tác cúi người trong phòng nam. "Bốn biển nổi sóng cồn giận dữ", người đàn ông đọc rồi dừng lại. Tôi nghe anh ta khạc đờm. "Năm châu rung chuyển sấm vang rền". Lại một tiếng khạc đờm nữa.
"Người cộng sản như những hạt giống", một cô gái đang hát lời dẫn của Mao phía sau tôi. "Nhân dân như mặt đất, chúng ta phải hòa mình vào nhân dân, bất cứ đâu chúng ta đi...".
Phong Lan hét lên:
- Đừng quá phấn khích, cô sắp ngã và hòa vào đống phân đó.
"Đâm hoa và bén rễ trong nhân dân..." Cô gái tiếp tục.
Một tuần sau Nghiêm và Lu được Bí thư Đảng nông trường triệu tập lên họp một cuộc họp quan trọng ở sở chỉ huy. Họ trở về đem theo một thông báo: Hai phụ nữ và một đàn ông đã được tuyển chọn trong toàn bộ nông trường để tới xưởng phim dự cuộc sát hạch đầu tiên trong toàn vùng. Tôi là một trong số họ.
Tôi ngắm nhìn tôi một lần nữa bằng chiếc gương nhỏ, tưởng tượng chiếc gương ấy là một màn ảnh vĩ đại, tôi tự tạo đủ mọi loại vẻ mặt mà tôi nghĩ là dễ coi trước hàng triệu khán giả.
Nghiêm bảo tôi rằng tôi được phép lựa chọn múa hoặc đọc thơ Mao trong cuộc sát hạch. Tôi quyết định đọc bài thơ "Ca ngợi cây mận mùa đông", cây mận mùa đông là biểu tượng của Mao về Đảng Cộng sản và Hồng quân.
Nghiêm theo dõi tôi lúc tôi chuẩn bị ngâm thơ. Chị ngồi như một pho tượng phật. Tôi hỏi tôi ngâm thế nào. Chị bảo chị thấy như một con phượng hoàng vàng vũng vẫy bay ra khỏi một chiếc lồng gà con.
Ba ngày sau Nghiêm d sở chỉ huy chỉ định đưa tôi đến Thượng Hải dự sát hạch. Đêm hôm trước lên đường, Nghiêm đi đâu nửa đêm mới về. Không nói một lời, chị tháo giày, chui vào màn cài chặt. Tôi biết điều gì đang diễn ra trong đầu chị, những tôi làm gì nổi.
- Có tắt cái đèn phò đi không đồng chí Lu?
Từ trong màn Nghiêm hét lên.
- Tôi chưa học xong - Lu ngồi nguyên trên ghế đẩu.
- Giờ là giờ ngủ - Nghiêm quát.
Lu đứng dậy nói:
- Tôi đang nghiên cứu chủ nghĩa Mác.
Nghiêm ngắt lời:
- Có nghiên cứu chủ nghiã tư bản cũng mặc xác chị. Tôi chỉ muốn tắt đèn thôi.
Lu lại ngồi xuống lật trang và nói:
- Đừng có Hít-le như vậy.
Nghiêm nhảy khỏi giường tắt đèn rồi lại chui vào màn. Lu tơi bật đèn sáng trở lại.
- Đồ điếm!
Nghiêm quát lên, giận dữ mở cửa màn. Chị với chiếc đàn hồ cầm để dưới gậm giường quăng vào bóng đèn. Bóng đèn vỡ đồng thời đàn cũng đứt mất một dây.
- Ngày mai tôi sẽ báo cáo mọi chuyện lên cấp trên - Lu nói trong bóng tối. Tôi giữ im lặng. Mà có thể nói gì? Có thể việc tôi ra đi làm Nghiêm cáu kỉnh. Không tính tới việc chị muốn tôi rời bỏ chốn này đến chừng nào, thì việc tôi rời khỏi cũng có nghĩa là chị không dựa vào đâu được nữa. Từ khi lòng tin của chị vào chủ nghĩa cộng sản bắt đầu sụp đổ, chị không còn mạnh mẽ trong cảm xúc nữa. Tôi cũng chẳng nghĩ gì đến việc tôi sẽ được đem đi tới đâu nếu tôi không vượt qua được cuộc sát hạch.
Sáng hôm sau, Nghiêm đã tỏ ra bình tĩnh. Chị đổ hết chỗ đường dành dụm vào bát cháo cho tôi. Lu theo dõi chúng tôi lúc Nghiêm đẩy máy kéo ra và giục tôi trèo lên. Binh lính ngắm nhìn một cách im lặng. Nghiêm đem tôi tới sở chỉ huy để lấy dấu rời khỏi nông trường. Chúng tôi chuyển sang một xe tải đi về Thượng Hải.
Chúng tôi ngồi sát bên nhau trên chiếc xe tải không mui của nông trường. Trời bắt đầu mưa, sau khi chúng tôi đã vượt qua giới hạn đồng quê tới gần thành phố. Tôi cố không nghĩ nhiều về điều gì sắp sửa xảy ra: liệu tôi và Nghiêm sẽ rời xa nhau mãi mãi không. Nghiêm rút một miếng vải nhựa trong túi che mưa cho tôi. Tôi cố kéo vải nhựa để che cho chị.
- Đừng ngại! - Chị nói một cách bực bội.
Tôi ôm hai cánh tay chị và bảo:
- Có thể em không vượt qua được kỳ sát hạch vùng đâu.
Chị bảo đừng có liều ********* vào mặt chị như thế.
Lối vào xưởng phim Thượng Hải tôn nghiêm hơn tôi tưởng. Trước mặt tôi là một thảm hoa rộng lớn với hai tòa nhà cao tầng màu đỏ thẫm bề thế ở hai bên. Nghiêm và tôi đi qua trường quay. Ở đấy chúng tôi thấy những phông màn sơn vẽ đại dương, những chiến hạm bằng gỗ, bằng sứ. Chúng tôi lạc đường và cụt lối ở một nơi, chúng tôi thấy những ngôi nhà cháy và những chiếc cầu đổ sụp, chúng tôi khám phá ra cả những con đường hầm, cây nhân tạo, những bộ phận cơ thể người bằng chất dẻo mặc quân phục giải phóng quân và quân phục Nhật và một lá cờ Nhật cháy.
Một nhân viên bảo vệ an ninh quát lên phía sau chúng tôi. Chúng tôi cho ông ta xem giấy tờ. Ông ta chỉ dẫn cho chúng tôi đến phòng trình diễn, ở đấy tụ tập đầy nam nữ thanh niên. Chúng tôi được dẫn tới chỗ ngồi của mình. Một biểu ngữ màu đỏ treo cao trước sân khấu: "Cống hiến toàn bộ năng lực của chúng ta cho công tác văn hóa của Đảng". Hai khẩu hiệu treo đứng hai bên: "Bước theo đồng chí Giang Thanh", "Muôn năm chiến thắng của hàng ngũ cách mạng của Mao Chủ tịch!". Trước mặt sân khấu là một chiếc bàn hẹp dài phủ khăn trắng, mười lăm vị giám khảo ngồi sau chiếc bàn.
Một cô gái ngồi gần tôi, một cô gái đẹp nhất mà tôi chưa từng thấy ở trên đời. Cô bảo tôi cô ở nông trường Sao Đỏ gần nông trường tôi. Miệng cô như trái anh đào. So sánh với tôi, miệng tôi rộng như miệng một con ếch. Hông cô lượn cong dưới thắt lưng, còn tôi thẳng như một cây cột. Khi tên cô được gọi, cô bước lên bục và bình tĩnh biểu diễn không chút va vấp . Tiểu phẩm của cô là sự phối hợp giữa vũ điệu và kể chuyện. Lúc biểu diễn cô cười khóc như cuộc đời thực. Tôi bắt đầu cảm thấy hồi hộp. Những âm thanh quanh tôi như lớp lớp vọng lại nhau. Những đối thủ ngồi bên tôi bỗng trở thành những cái đầu, những khuôn mặt nhạt nhòa. Tôi chẳng hiểu gì về nghề diễn xuất. Chẳng có cách nào để tôi thi nổi với họ. Tôi còn chưa nói nổi ngay cả tiếng Quan Thoại rạch ròi. Khi tên tôi được gọi, tôi hoang mang. Lẽ ra đứng lên và bước lên bục tôi cúi người xuống chiếc ghế trước mặt, hai tay ôm lấy đầu.
- Nhấc mông lên đi, đồ đầu óc phân lợn! Tổ tiên phù hộ, đây là cơ hội duy nhất để em thoát khỏi địa ngục đấy!
Chị khóc:
- Cái đồ đầu óc phân lợn. Đồ xác thối chấy rận không thèm động đến, em làm thất vọng và làm nhục chị đó.
Tôi vùng dậy. Tôi lau mồ hôi trên mặt. Chiếc áo quân phục tuột khỏi vai tôi. Tôi sải bước lên bục.
Tôi đứng trước mặt các giám khảo. Tôi thấy họ không có biểu hiện gì trên mặt. họ nhìn tôi từ đầu xuống chân. Người ngồi giữa có cái đầu hói bỏ kính ra. Tôi mở miệng nhưng không ra tiếng. Óc tôi rỗng đi. Tôi quên mất những câu thơ. Nghiêm từ đám khán giả đứng lên. Mặt chị tím bầm.
Từ miệng tôi, lời lẽ như tự nó tuôn trào. Bài thơ của Mao Chủ tịch. Tôi hầu như quát lên: "Ca ngợi cây mận mùa Đông" những âm thanh vang lên và rõ ràng như tiếng kèn đồng giục giã. Nghiêm mỉm cười, miệng chị mấp máy theo tôi.
Gió mưa tiễn mùa xuân đi rồi
Nhưng tuyết đem mùa xuân trở lại
Có những cột băng dài hàng trăm bộ
Từ vách đá buông xuống một cách hiểm nguy
Có một bông hoa mận đỏ đang nở
Hoa không có ý định
Thi gan với mùa xuân
Hoa ở đó chỉ để báo rằng
Mùa xuân trở về
Vào lúc hoa nở
Trùm lên khắp núi non
Bông hoa nhỏ sẽ giấu mình vào giữa các loài hoa
Và sẽ mỉm cười, nụ cười vô cùng rạng rỡ.
Nghiêm nhìn tôi một cách lịch sự, chị nắm chặt hai tay tôi suốt cuộc hành trình trở về nông trường Lửa Đỏ.
Trong khi tôi chờ đợi kết quả xét tuyển, binh sĩ trong đại đội bắt đầu xa lánh tôi. Tôi có thể cảm nhận được lòng ganh tị mà nỗi cay đắng của họ. Sau hai tháng, tôi bắt đầu tin là mình bị loại. Nghiêm đem thông báo từ sở chỉ huy nói rằng tôi được chọn đi dự cuộc sát hạch vùng lần hai.
Bố mẹ tôi ở Thượng Hải rất mừng có cơ may được đoàn tụ cùng tôi vào ngày nghỉ cuối tuần. Bố tôi cảnh cáo tôi đừng tin vào bất cứ điều gì. Bố già hơn tuổi tôi. Mẹ tôi cũng vậy. Họ không còn lại chút can đảm nào. Năng lực của họ đã bị suy yếu đi nhiều vì những điều họ phải nếm trải. Bố tôi không còn là nhà thiên văn đầy tham vọng đã từng đặt tên cho con trai mình là Chính Vũ nữa. Ông đã bị đè bẹp dưới bàn chân của Bí thư Đảng cơ quan, bước đi lảo đảo. Ông nhút nhát như một con chuột nhắt kinh hoàng.
Tôi được gửi trả lại nông trường rồi lại được gửi đi sát hạch ba lần nữa, tôi cố ép mình đừng nghĩ gì về kết quả mỗi lần sát hạch.
Nghiêm vùi đầu vào công việc nặng nhọc. Đôi lần tôi phát hiện ra chị nhìn tôi từ xa, vẻ mặt vô cùng rầu rĩ. Chị ít nói và khi nói giọng nghe mệt mỏi. Tôi không biết nói thế nào. Tôi cố buộc mình bận bịu vào công việc phác họa tương lai mới của tôi. Tôi không muốn bận tâm vào những cảm xúc của tôi. Tôi không thể. Tôi không thể giáp mặt với Nghiêm. Nó quá khó khăn.
Tôi cố quên đi trước khi thời gian chia lìa chúng tôi.