Phần IX - Chương 1
Từ cuối năm 1811, ở các nước Tây Âu bắt đầu một cuộc tập trung lực lượng vũ trang ráo riết và đến năm 1812 thì các lực lượng ấy - Gồm mấy triệu người, kể cả những người làm công việc chuyên chở và cấp dưỡng cho quân đội, về phía biên giới nước Nga. Trong khi đó, từ năm 1812 các lực lượng Nga cũng đã đón ra biên giới đúng như vậy.
Ngày 12-6-1812, các lực lượng Tây Âu vượt qua biên giới Nga và cuộc chiến tranh đã bùng nổ, nghĩa là một biến cố trái ngược với lý trí và tất cả bản tính con người đã diễn ra. Để hãm hại nhau, hàng triệu con người đã phạm vô số những tội ác, những mánh khoé lừa gạt, những hành vi phản bội, trộm cắp, giả mạo, làm giấy bạc giả, đốt nhà, cướp của, giết người, những hành vi mà các thập niên sau của tất cả các toà án thế giới dù có góp nhặt suốt mấy thế kỷ liền cũng không sao bì kịp, nhưng những kẻ can phạm vẫn không hề gọi đó là tội ác.
Cái gì đã gây nên cái biến cố phi thường ấy? Nguyên nhân của nó ở đâu? Các nhà sử học nói với thái độ tự tin ngây thơ rằng nguyên nhân của biến cố ấy là điều sỉ nhục giáng vào quận công Oldenburg, là thái độ không tôn trọng hệ thống lục địa(1), là dã tâm bá chủ của Napoléon, là tính cương nghị của Alekxandr, là những sai lầm của các nhà ngoại giao v.v.
Cho nên chỉ cần Metternichs, Rumiansev hay Talleyrăng trong khoảng thời gian giữa một buổi chiều lâm triều và một buổi nghênh tân, cố công viết một bức thiếp cho khéo léo, hoặc chỉ cần Napoléon viết cho Alekxandr mấy chữ: "Thưa nhậm huynh bệ hạ, tôi xin thuận lòng trử công quốc lại quận công Oldenburg"... thế là không xảy ra chiến tranh nữa.
Đương nhiên là những người thời ấy hình dung sự việc như vậy. Đương nhiên là theo Napoléon thì nguyên nhân của chiến tranh là những thủ đoạn xảo quyệt của nước Anh (ở đảo Saint Helen ông ta cụ thể nói thế); đương nhiên là theo nghị sĩ thượng viện Anh thì nguyên nhân cuộc chiến tranh là dã tâm bá chủ của Napoléon; theo quận công Oldenburg thì nguyên nhân của cuộc chiến tranh là hành động bạo ngược của kẻ khác đối với ông ta; theo các nhà buôn thì nguyên nhân chiến tranh là hệ thống lục địa đã làm cho châu Âu bị phá sản; theo các quân nhân già và các tướng tá thì nguyên nhân chính là sự cần thiết phải sử dụng họ; theo những kẻ bảo hoàng chính thống thời ấy thì đó là sự cần thiết phải phục hồi các luân thường; còn theo các nhà ngoại giao bấy giờ thì tất cả là do chỗ không khéo che giấu, không cho Napoléon biết sự liên minh giữa Nga và Áo năm 1809, và do cách hành văn vụng về trong bản bị vong lục số 178. Ta hiểu rằng những người đương thời đã viện ra những nguyên nhân ấy và ngoài ra còn vô số những nguyên nhân khác nữa - số lượng các nguyên nhân này ít hay nhiều là tuỳ ở vô số những quan điểm khác nhau; nhưng đối với chúng ta, những người hậu thế, là những người có thể nhìn bao quát toàn bộ cái khối lượng đồ sộ những biến cố đã diễn ra và đi sâu vào cái ý nghĩa giản đơn và kinh khủng của nó, thì những nguyên nhân ấy vẫn chưa đủ.
Chúng ta không thể hiểu vì sao hàng triệu người Cơ đốc giáo lại giết nhau, hành hạ nhau chỉ vì Napoléon tham quyền, vì Alekxandr cứng rắn, vì nước Anh có một chính sách giảo quyệt, vì quận công Oldenburg bị sỉ nhục. Không thể hiểu được những hoàn cảnh này có liên quan gì đến bản thân việc giết chóc và hành hung; không thể hiểu tại sao chỉ vì một ông quận công bị sỉ nhục mà hàng nghìn người ở miền Tây Âu lại giết hại và làm sạt nghiệp những người dân hai tỉnh Smolensk và Moskva rồi lại bị những người này giết chết.
Đối với bọn hậu thế chúng ta, những người không phải sử gia, không bị mê hoặc trong quá trình nghiên cứu, và do đó, có thể nhìn nhận biến cố ấy với óc xét đoán không bị che mờ, thì những nguyên nhân của nó hiện ra với một số lượng không sao đếm xuể. Càng đi sâu tìm tòi, chúng ta càng phát hiện ra nhiều nguyên nhân; và bất cứ một nguyên nhân nào hay một loạt nguyên nhân nào tách rời ra cũng đều vừa là đúng như nhau nếu xét bản thân nó vừa cùng sai với nhau vì nó là không đáng kể so với quy mô to lớn của sự kiện và nó bất lực không thể gây nên cái biến cố đã diễn ra (nếu không có tất cả nguyên nhân khác đồng thời tham gia). Dưới mắt chúng ta, một anh hạ sĩ đó trong quân đội Pháp muốn hay không muốn nhập ngũ lần thữ hai cũng là một nguyên nhân có giá trị ngang hàng với việc Napoléon không chịu rút quân sang bên kia sông Vilna và trả lại công quốc Oldenburg. Ví thử anh hạ sĩ kia không muốn nhập ngũ và có một người hạ sĩ hay một người lính khác, lại muốn thứ ba, một người thứ một nghìn nữa không muốn, thì quân đội của Napoléon tất phải thiếu mất ngần ấy người, và chiến tranh sẽ không xảy ra được.
Giả sử Napoléon không cho việc người ta yêu sách mình phải rút quân qua sông Vilna là một điều sỉ nhục và không ra lệnh cho quân đội tấn công, thì đã không có chiến tranh; nhưng nếu tất cả các hạ sĩ Pháp không chịu tái đăng thì cũng không thể có chiến tranh được. Chiến tranh cũng không thể nổ ra nếu không có những thủ đoạn mưu mô của nước Anh, và không có quận công Oldenburg, nếu Alekxandr không cảm thấy mình bị sỉ nhục, nếu không có chính quyền chuyên chế ở Nga, nếu không có cuộc cách mạng Pháp và không có những chính quyền độc tài và Đề chính tiếp sau, không có tất cả những gì gây ra cuộc cách mạng Pháp, vân vân... Không có một trong những nguyên nhân này thì không thể xảy ra cái gì hết.
Thế nghĩa là tất cả các nguyên nhân này - Kể có đến hàng nghìn triệu nguyên nhân như thế - đều đồng quy lại để gây nên sự việc đã xảy ra. Cho nên không có cái gì là nguyên nhân duy nhất của biến cố, còn cái biến cố kia thì tất phải xảy ra cũng chỉ vì nó tất phải xảy ra mà thôi. Hàng triệu người phải từ bỏ mọi tình cảm nhân loại và từ bỏ lý trí của mình, đi từ Tây sang Đông để giết đồng loại cũng như mấy thế kỷ trước đã có những đám người đi từ Đông sang Tây để giết đồng loại.
Những hành động của Napoléon và Alekxandr là những người mà tưởng đâu một lời nói có thể quyết định cho biến cố kia xảy ra hay không xảy ra, kỳ thực cũng chẳng có gì quan trọng hơn hành động của mỗi người lính bị đưa ra trận bằng cách bốc thăm hay bằng cách tuyển mộ. Không thể nào khác thế được, bởi vì muốn cho ý chí của Napoléon và Alekxandr (những người có vẻ như nắm quyền định đoạt biến cố) được thực hiện, thì cần phải có vô số nhân tố khác tác động, nếu thiếu một trong các nhân tố đố thì biến cố kia không thể nào xảy ra được. Phải có hàng triệu người, nắm trong tay sức mạnh thật sự, phải có những người lính bắn súng, chở lương thực hay kéo đại bác, những người đó phải thoả thuận với nhau thực hiện ý chí của mấy người lẻ loi và yếu ớt kia và phải có vô số những nguyên nhân đa dạng và phức tạp đưa họ đến chỗ đó.
Chủ nghĩa định mệnh trong lịch sử là một giả thuyết không sao tránh khỏi khi muốn cắt nghĩa những hiện tượng phi lý (tức là những hiện tượng mà ta không thấy được tính chất hợp lý của nó ở chỗ nào). Ta càng cố cắt nghĩa một cách hợp lý những hiện tượng như vậy trong lịch sử, thì lại càng thấy nó phi lý và khó hiểu.
Mỗi người đều sống cho mình đều sử dụng tự do để đạt đến những mục đích riêng của mình và tất cả con người của họ cảm thấy rằng giờ đây mình có thể làm hay không làm một việc gì đó; nhưng hễ đến khi làm thì cái việc được thực hiện trong một thời điểm nào đó không sao hoàn cải được nữa và đã thuộc về lịch sử, trong đó không có ý nghĩa tự do nữa, mà có ý nghĩa tiền định.
Trong cuộc sống của mỗi con người có hai khía cạnh: cuộc sống cá nhân - những xu hướng của con người càng trừu tượng thì cuộc sống lại càng tự do - và cuộc sống thuần phát, quần thể, trong đó con người phục tùng một cách tất nhiên những quy luật chi phối mình.
Con người sống một cách tự giác cho mình, nhưng nó cũng mang lại là một công cụ bất tự giác được dùng để đạt được những mục đích lịch sử của toàn nhân loại. Một hành động đã thực hiện rồi thì không sao vãn hồi được, nó cùng tác động một lúc với hàng triệu hành động của những gì khác và trở thành một việc có giá trị lịch sử. Con người đứng càng cao trên bậc thang xã hội, càng liên hệ nhiều với nhiều người, thì lại càng có quyền lực đối với người khác và tính chất tiền định và tất nhiên của mỗi hành động của anh ta lại càng hiển nhiên.
"Con tim của vua chúa nằm ở trong tay Thượng để".
Vua là kẻ nô lệ của lịch sử.
Lịch sử tức là cuộc sống bất tự giác, cuộc sống chung, cuộc sống quần thể của loài người, vẫn sử dụng từng phút một cuộc sống của vua chúa để làm công cụ thực hiện những mục đích của nó.
Bấy giờ, năm 1812, Napoléon tin chắc hơn bao giờ hết rằng có làm đổ máu hay không làm đổ máu các dân tộc (như Alekxandr đã viết trong bức thư gần đây gửi cho ông ta) là tuỳ ở nơi mình cả, nhưng kỳ thực bấy giờ hơn bao giờ hết, ông ta đang chịu sự chi phối của những quy luật tất nhiên bắt buộc ông ta (trong khi ông ta cứ tưởng mình hành động theo ý muốn riêng của mình) phải vì sự nghiệp chung, vì lịch sử, mà thực hiện những việc phải xảy ra.
Những người phương Tây tiến về phương Đông để tàn sát nhau. Và theo luật trùng hợp của các nguyên nhân, hàng nghìn những nguyên nhân vụn vặt đã tự nó hiện ra, nhập làm một với biến cố này, gây ra sự di chuyển và cuộc chiến tranh ấy: những lời phàn nàn về việc không tôn trọng hệ thống lục địa, rồi quận công Oldenburg, rồi cuộc đưa quân vào nước Phổ và Napoléon tưởng đâu chỉ tiến hành để đạt đến một nền hoà bình vũ trang. Rồi lòng ham mê chiến tranh và thói quen gây chiến của hoàng đế Pháp phù hợp với xu thế của nhân dân trong nước, tâm trạng say sưa do những cuộc chuẩn bị ấy, rồi nhu cầu phải kiếm được những mối lợi có thể bù lại những khoản chi tiêu này, rồi những lễ nghi khánh hạ làm mê mẩn lòng người ở Dresden, rồi những cuộc thương lượng ngoại giao mà những người dương thời cho là đã được tiến hành với lòng thành thực tự ái của cả hai bên và hàng triệu nguyên nhân khác cũng xuất hiện trước cái biến cố thế nào cũng diễn ra và ăn khớp với các biến cố đó.
Khi một quả táo đã chín và rụng xuống, thì tại sao nó rụng? Có phải là vì sức nặng của nó hút nó xuống đất hay vì cái cuống đã héo, hay vì ảnh hưởng đã làm cho nó khô đi, hay vì nó nặng thêm, hay vì bị gió lay, hay vì đứa trẻ đang đứng ở phía dưới muốn ăn?
Trong những điều đó không có cái gì là nguyên nhân cả. Tất cả chỉ là sự tác động cùng một lúc của những điều kiện chi phối bất cứ hiện tượng hữu sinh, hữu cơ, tự nhiên nào. Và nhà thực vật học nào cho rằng quả táo rụng xuống vì tế bào của cái cuống đã giải thể vân vân, thì cũng có lý như đứa trẻ đứng dưới cây bảo rằng quả táo rụng là vì nó muốn ăn và lạy trời cho quả táo rơi xuống. Người nào nói rằng Napoléon đến Moskva là vì ông ta muốn thế, và sở dĩ ông ta thất bại vì Alekxandr muốn thế, thì cũng có lý và cũng không có lý như người nào nói rằng một quả núi nặng hàng triệu tấn bị đào ở dưới chân đổ sụp xuống là vì người thợ đã giáng mũi cuốc chim cuối cùng vào đá. Trong cái biến cố lịch sử những người gọi là vĩ nhân chẳng qua là những cái nhãn dán lên sự kiện để đặt tên cho nó, cũng như những cái nhãn khác: họ ít liên quan đến bản thân sự biến hơn cả.
Mỗi hành động của họ, mà họ cứ tưởng đâu là tự do, thì về phương diện lịch sử chẳng có gì là tự do cả, nó gắn liền với cả quá trình diễn bièn của lịch sử và đã được tiền định từ vạn cổ.
Chú thích:
(1) Tức hệ thống phong toả lục địa
- Phần I - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Phần II - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Phần III - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Phần IV - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Phần V - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Phần VI - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Phần VII - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Phần VIII - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Phần IX - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Phần X - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Chương 33
- Chương 34
- Chương 35
- Chương 36
- Chương 37
- Chương 38
- Phần XI - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Phần XII - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Phần XIII - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Phần XIV - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Phần XV - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Phần XVI - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Phần XVII - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương kết