Chương 47 - Bà mẹ anh Garone
Thứ sáu, ngày 28
Tôi đã khỏi hẳn và đi học được. Sáng qua tôi vừa ra trường thì được ngay một tin buồn. Đã hơn tuần lễ nay, anh Garônê không đi học, vì mẹ anh ốm nặng. Mẹ anh đã mất hôm thứ tư. Học trò vào lớp đông, thầy giáo bảo chúng tôi :
_ Cái tai hoạ to lớn nhất đời của một đứa trẻ, vừa mới xảy ra cho anh Garônê : anh đã mất mẹ. Ngày mai, Garônê sẽ đi học, vậy thầy khuyên các con nên kính trọng sự khổ thống của Garônê. Khi Garônê đến trường, các con nên hỏi han một cách ân cần, nhất là phải đứng đắn, đừng cười, đứng nói chơi. Thế mới gọi là người biết lễ.
Sáng nay, chúng tôi vào học được một lúc thì quả nhiên, anh Garônê đến. Thấy anh xanh xao, mắt đỏ, chân bước không vững, tôi thương tâm quá. Anh trông như người ốm mới dậy, nhiều người không nhận ra, anh ăn mặc toàn đồ thâm, ai trông thấy thế cũng động lòng...
Đến cổng trường, nhìn thấy chỗ mẹ anh đứng đón anh mọi khi, vào trong lớp, trông thấy cái bàn mà mới đây mẹ anh cúi xuống dặn dò anh trước khi làm bài thi, anh lại nức nở khóc.
Cả lớp im lặng như tờ.
Ông Perbôni kéo tay, ôm anh vào lòng và bảo anh :
_ Con ơi ! Cứ khóc, khóc đi, nhưng con phải cố can đảm mới được. Mẹ con tuy không có ở trên đời này nữa, nhưng mẹ con vẫn trông thấy con, vẫn sống bên mình con và một ngày kia, con sẽ lại trông thấy mẹ con vì con có một tâm hồn tử tế và thành thực như mẹ con. Can đảm lên con ạ !
Nói xong, thầy theo anh về ghế, cạnh chỗ tôi. Anh mở sách ra, trúng ngay bài có bức vẽ "người mẹ dắt con" anh lại gục đầu xuống bàn, âm thầm khóc...
Thầy giáo ra hiệu cho chúng tôi để mặc anh, buổi học bắt đầu..
Tôi muốn an ủi anh một vài câu, nhưng không biết nói thế nào, tôi liền vỗ vai anh và nói nhỏ :
_ Anh Garônê ơi ! đừng khóc nữa !
Anh không trả lời và cũng không ngẩng đầu lên, chỉ đưa tay nắm chặt lấy tay tôi.
Lúc tan học, không ai dám nói chuyện với cậu bé đáng thương ấy, mọi người đều lượn quanh cậu im lặng và kính cẩn. Trông thấy mẹ tôi ở cửa trường, tôi chạy ra ôm lấy mẹ tôi thì mẹ tôi gạt tôi ra. Tôi chưa hiểu tại sao thì thấy anh Garônê nhìn tôi bằng đôi mắt rầu rầu, hình như muốn bảo tôi :
_ Anh cùng về với mẹ anh. Còn tôi, từ nay phải thui thủi một mình ! Anh còn mẹ ! Tôi mất mẹ !
Lúc đó tôi mới hiểu tại sao mẹ tôi lại gạt tôi ra và tôi đi một mình không để mẹ tôi dắt tay nữa.
- Chương 1 - Ngày khai trường
- Chương 2 - Thầy giáo mới
- Chương 3 - Một tai nạn
- Chương 4 - Cậu bé miền nam
- Chương 5 - Bạn tôi
- Chương 6 - Lòng hào hiệp
- Chương 7 - Trên rầm thượng
- Chương 8 - Học đường
- Chương 9 - Lòng yêu nước của em bé thành Pađôva
- Chương 10 - Em bé quét mồ hóng
- Chương 11 - Người bán than và ông quý phái
- Chương 12 - Mẹ tôi
- Chương 13 - Học trò nghèo
- Chương 14 - Ân nhân của bạn Nelli
- Chương 15 - Em bé trinh sát
- Chương 16 - Kẻ khó
- Chương 17 - Tính khoe khoang
- Chương 18 - "Chú phó nề"
- Chương 19 - Quả cầu tuyết
- Chương 20 - Các cô giáo trường tôi
- Chương 21 - Thăm ông già bị nạn
- Chương 22 - Chàng viết mướn thành Phirenze
- Chương 23 - Lòng biết ơn
- Chương 24 - Thầy giáo phụ
- Chương 25 - Đứa con người thợ rèn
- Chương 26 - Phranti bị đuổi
- Chương 27 - Chú lính đánh trống, người đảo Xarđenha
- Chương 28 - Lòng ái quốc
- Chương 29 - Bà mẹ anh Phơranti
- Chương 30 - Chiếc xe hỏa máy
- Chương 31 - Một kẻ tù phạm
- Chương 32 - Làm khán hộ cho cha
- Chương 33 - Chú hề con
- Chương 34 - Ngày cuối cùng hội giả trang
- Chương 35 - Những trẻ em mù
- Chương 36 - Lớp học tốt
- Chương 37 - Đám đánh nhau
- Chương 38 - Người tù số 78
- Chương 39 - Trước ngày 14 tháng ba
- Chương 40 - Lễ phát phần thưởng
- Chương 41 - Lòng cháu
- Chương 42 - Chú phó nề trong phút hiểm nghèo
- Chương 43 - Viện dục anh
- Chương 45 - Kỳ dưỡng bệnh
- Chương 46 - Bạn ta là thợ
- Chương 47 - Bà mẹ anh Garone
- Chương 48 - Lòng nghĩa hiệp
- Chương 49 - Hy sinh
- Chương 50 - Một vụ hỏa tai
- Chương 51 - Quê người tìm mẹ
- Chương 52 - Trường câm điếc
- Chương 53 - Đi ngoài phố
- Chương 54 - 32 độ
- Chương 55 - Cha tôi
- Chương 56 - Thú quê
- Chương 57 - Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
- Chương 58 - Lời đa tạ
- Chương 59 - Đắm tàu
- Chương 60 - Trang cuối cùng của mẹ tôi (Hết )