Chương 3
Có những điều gì không rõ giữa lão Goriot và bà Ambermesnil mà đến nỗi bà bá tước không muốn ở gần lão nữa. Ngày hôm sau bà ta đi mà quên trả tiền sáu tháng trọ, và để lại một mớ quần áo cũ đáng giá năm phơ- răng (franc). Mặc dù đã cố gắng tìm kiếm nhưng bà Vauquer chẳng thể tìm thấy một thông tin nào về bà bá tước Ambermesnil ở đất Paris cả.
Bà ta cứ nói mãi về hành động tệ hại ấy và phàn nàn vì đã quá tin người mặc dù bà ta vốn hay nghi ngờ như một con mèo cái nhưng lại cũng giống như một số kẻ thường đề phòng người thân mà lại nhắm mắt tin ngay một kẻ xa lạ. Điều này có vẻ lạ lùng nhưng là có thật, gốc rễ của nó thường có ở bụng dạ con người. Có một vài kẻ có lẽ thấy không kiếm chác được gì ở những người gần gũi thân thiết, lại bị người thân phê phán nghiêm khắc một cách đích đáng; những kẻ đó lại cảm thấy thèm muốn khát khao những lời phỉnh nịnh cũng như họ thèm tỏ ra những đức tính không phải của họ, cho nên họ hy vọng ăn trộm được lòng quí mến hoặc tình cảm của những người xa lạ cho dù đến một ngày có bị mất nốt những tình cảm đó cũng cam lòng. Có những kẻ vốn đầu óc con buôn chẳng làm điều gì tốt đẹp cho bạn bè người thân như trách nhiệm họ phải làm; trái lại, họ giúp đỡ những người xa lạ để nhận được cái lợi là sĩ diện? Thế là thành ra "xa thương gần thường!"
Bà Vauquer có được cả hai điều ấy: ti tiện, giảo trá và khả ố.- Nếu tôi ở đó - Vautrien nói với bà ta - thì bất hạnh này sẽ không xảy ra với mẹ. Tôi lạ gì cái mặt mẹt ấy. Tôi sẽ lập tức vạch mặt chỉ tên ngay con mụ ấy.Với một cách nghĩ thiển cận, bà Vauquer có thói quen không ra khỏi vòng quay của sự việc và không xem xét nguyên nhân.
Bà ta là kẻ hay oán trách người khác qua chính những lỗi lầm của mình. Khi sự mất mát xảy ra bà ta coi ông lão làm mì là nguyên nhân của sự bất hạnh và bắt đầu từ đó, như lời bà ta nói, đã mở mắt cho bà. Khi mà bà ta biết điệu bộ lời nói cùng những món tiền dùng để trang điểm chẳng có kết quả gì thì bà ta cũng đoán ra nguyên nhân; theo như phán đoán của bà ta, là ông lão đã có nơi có chốn rồi. Cuối cùng bà ta cũng thấy rằng hy vọng của mình quá là hão huyền và chẳng bao giờ xơ múi được gì từ người đàn ông đó, đúng theo lời bà bá tước nói, bà này quả là một người hiểu biết.
Bà ta đã đi từ ghét cay ghét đắng đến hận thù. Sự hận thù của bà ta không phải là từ lý do tình yêu mà là bởi những hy vọng lầm lẫn. Nếu như trái tim bà biết được điểm dừng trong lúc vươn cao tới những thang bậc tình cảm, thì nó hiếm khi tự dừng lại trên nấc thang của những ý nghĩ hận thù.
Nhưng ông lão Goriot là khách trọ của bà ta, bà ta bắt buộc phải kiềm chế những cơn bùng nổ của lòng tự ái bị tổn thương, và nén những tiếng thở dài thất vọng, những ý nghĩ trả thù, như tâm trạng một tu sĩ phật lòng bởi tu viện trưởng.
Những kẻ đầu óc nhỏ nhen thường làm thỏa mãn tình cảm của chúng, tốt hoặc xấu, bằng những việc làm nhỏ nhen liên tục. Bà góa đem những cái độc địa ti tiện mà bà nghĩ ra để hành hạ ngầm đối với nạn nhân của mình. Bà ta bắt đầu bằng cách bỏ bớt những cái phù phiếm trong quán trọ: "Không dưa chuột, cá trích gì nữa, toàn là trò bịp bợm".Lão Goriot là người rất thanh đạm, ở nhà lão sự dè sẻn cần thiết đã trở thành thói quen. Súp, thịt, rau đã trở thành bữa tối quen thuộc của gia đình họ.
Thật là khó cho bà Vauquer đối với khách trọ của mình, bà không thể nói gì về sở thích của họ được. Thất vọng vì gập một người đàn ông vững chãi, bà ta nghĩ cách làm giảm đi thể diện của ông lão, tạo nên sự căm ghét với Goriot giữa những người khách trọ nhằm chơi trò trả thù. Đến cuối năm, bà goá đã cảm thấy ngờ vực, bà tự hỏi tại sao một thương gia giàu có với tám nghìn franc thừa hưởng, sở hữu bộ bát đĩa bằng bạc tuyệt đẹp và những đồ nữ trang rất đẹp như của một cô gái lại ở trọ trong nhà bà, trả những khoản tiền quá nhỏ mọn so với tài sản của mình. Năm đầu tiên, phần lớn thời gian Goriot thường ăn tối ở ngoài, sau đó; dần dần, lão chỉ đi ăn tối ở phố hai lần một tháng.Những thói quen ấy của ông Goriot rất hợp với lợi ích của bà Vauquer nên bà ta không khỏi cảm thấy bực tức khi vị khách trọ này lại dùng bữa đều đều tại nhà bà ta.
Sự thay đổi đó làm giảm đi lợi nhuận của quán trọ mà cũng là một kiểu lão già trêu ngươi mình, bà góa nhủ. Thói quen của những kẻ ti tiện là lại rất ghét những kẻ ti tiện khác.
Thật bất hạnh, cuối năm thứ hai, ông Goriot đã yêu cầu bà Vauquer cho chuyển xuống tầng hai và giảm tiền trọ xuống chín phơ- răng. Ông ta rất cần tiết kiệm và đến mùa đông này không đốt lò sưởi trong nhà nữa. Bà Vauquer muốn được trả tiền trước: ngay sau đó bà ta gọi ông là lão Goriot. Người ta cố đoán nguyên nhân của sự mạt vận này. Khó mà tìm ra được! Theo lời bà bá tước, lão Goriot là một kẻ đạo đức giả, trầm tư ít nói. Theo logic của những kẻ ít học, những kẻ ba hoa vì chẳng có gì đứng đắn để nói, thì những kẻ không bao giờ nói gì về công việc của họ chắc phải làm điều gì đó xấu xa. Vậy ra vị thương nhân rất đỗi lịch sự lại là một kẻ bất lương hay sao? Tuy nhiên, theo Vautrin, người cũng đến ở lúc đó tại nhà bà Vauquer, lão Goriot là một người đã từng đến Bourse; người mà theo cách gọi kiểu tiền bạc là kẻ lừa bịp những thứ thừa kế sau khi đã sạt nghiệp. Cũng có thể lão là một kẻ chơi cờ bạc chỉ mong kiếm được mười phơ- răng sau mỗi tối.
Cũng có thể là gián điệp cho cảnh sát; nhưng Vautrin cảm tưởng rằng ông lão chưa đủ quỷ quyệt để đạt được điều đó. Lão Goriot cũng là một kẻ hà tiện cho vay lãi tuần và chơi trò bài bạc. Người ta biến lão thành tất cả những gì là thói xấu, đáng hổ thẹn, bất lực và càng bí hiểm hơn. Tuy nhiên với những thói xấu hay sự ghê tởm người ta dành cho lão cũng chẳng khiến được lão phải rời khỏi quán bởi lão vẫn trả tiền ăn trọ đúng kỳ. Và mọi người thường trút lên đầu lão những lời giễu cợt lúc vui vẻ, lúc tục tằn thô lỗ tùy theo cảm xúc của họ.
Bà góa Vauquer đưa ra một ý kiến và có vẻ được mọi người chấp nhận. Cái con người có vẻ tốt và lành mạnh dưới con mắt bà ta, con người đã làm vui cho tất cả đám khách trọ ấy chính là một kẻ ăn chơi trác táng và có những thích thú kỳ quặc. Sau đó là những sự việc càng làm tăng độ tin cậy cho những lời vu khống của bà góa. Một vài tháng sau ngày ra đi của bà bá tước thảm hại, kẻ đã phỗng được sáu tháng tiêu xài của bà góa, một buổi sáng, sau khi thức dậy, bà ta nghe thấy tiếng động nhẹ từ nhà Goriot nơi cánh cửa không khép. Lập tức Sylvie báo với bà chủ của mình rằng có một cô gái xinh xắn và thánh thiện giống như một thiên thần, mang giầy không hề bị vấy bùn, vào nhà bếp hỏi cô ta về căn phòng của lão Goriot. Bà Vauquer và người đầu bếp chú ý nghe và ngạc nhiên với những lời phát ra run rẩy trong cuộc viếng thăm kéo dài ấy. Khi Goriot quay ra đi theo cô gái, Sylvie cầm cái giỏ của mình và bám theo ra đến chợ như theo dõi một cặp tình nhân.- Thưa bà, cô ta nói với bà chủ khi trở về, có lẽ là ông Goriot phải cực giàu mới có thể đặt chân đến đó. Bà có tưởng tượng được rằng ở góc Estrapade có một toà nhà tráng lệ mà cô ta đã bước vào.Trong bữa chiều bà Vauquer kéo tấm màn che để lão Goriot không bị khó chịu bởi ánh nắng có thể chiếu vào mắt ông.- Ông quả là biết yêu những người đẹp, ông Goriot, ánh mặt trời mà ông tìm kiếm ấy, - bà ta ám chỉ đến cuộc viếng thăm mà ông ta nhận được. Thật lại ông có con mắt tinh đời, cô ta thật là xinh đẹp.- Đó là con gái tôi, lão nói với một chút vẻ kiêu kì, nhưng những người khách trọ lại cho là vẻ hợm mình của một ông già đang tỏ ra như vậy.Một tháng sau cuộc viếng thăm, lão Goriot lại có một cuộc viếng thăm khác. Con gái ông, lần trước đến vào buổi sáng thì lần này đến vào buổi tối và ăn mặc cứ như là đi dạ hội! Những người khách trọ đang bận tranh luận trong phòng khách, vẫn nhận thấy cô ta có một mái tóc màu vàng xinh xắn, dáng vẻ mảnh khảnh, dịu dàng và thật khó tin nếu nói rằng đó là con của lão Goriot.- Ông ta có hai con. - Sylvie nói mà không nhận ra cô gái hôm trước.Vài ngày sau, một cô gái khác, cao lớn, tóc đen, mắt lanh lợi, hỏi thăm lão Goriot.- Ông ta có ba con! - Sylvie nói.Cô gái thứ hai, cũng đến thăm bố lần thứ nhất vào buổi sáng, vài ngày sau thì vào buổi tối, mặc trang phục dạ hội và đi xe ngựa.- Ông ta có bốn con! Bà Vauquer và Sylvie nói, vẫn không chịu nhận ra bất kỳ một nét giống nhau nào ở cô gái này với cô gái đến đây lần đầu vào buổi sáng.Tuy nhiên khi ấy lão Goriot vẫn ở trọ với giá một nghìn hai trăm phơ- răng và bà góa cho việc một người đàn ông giàu có, có đến bốn năm, nhân tình và việc các cô gái đến quán của mụ là điều tự nhiên. Điều đó cắt nghĩa việc tại sao lão ta chẳng đoái hoài gì đến bà ta, cho nên đến năm thứ hai bà tự cho phép mình gọi ông lão là con mèo già.
Và sau cùng, khi ông lão khách trọ hạ mức giá ăn ở xuống chín trăm phơ- răng thì bà ta hỏi bằng một giọng rất khó chịu là lão định biến nhà trọ của bà ta thành cái gì, lúc bà ta nhìn thấy một trong những cô gái kia ra khỏi phòng của ông lão. Lão Goriot trả lời đó là con gái ông.- Vậy thì ông có tới ba tá đứa con gái à? - Bà Vauquer hỏi một cách mỉa mai.- Tôi chỉ có hai - người khách trọ giải thích nhẹ nhàng với vẻ cam chịu của một người đàn ông sạt nghiệp.Cuối năm thứ ba, lão Goriot đã giảm hẳn chi tiêu, lên ở tầng ba với giá tiền thuê trọ là bốn trăm phơ- răng một tháng. Không hút thuốc nữa, cũng chẳng cần đến việc rắc phấn lên tóc nữa.
Khi ông lão Goriot xuất hiện lần đầu không dùng phấn, bà chủ nhà đã không nhận ra lão và ngạc nhiên ghi nhận thấy màu tóc xám bạc lem nhem. Nét mặt lão với những vẻ buồn rầu bí hiểm ngày càng trở nên sầu muộn hơn. Không còn một vẻ nào đáng buồn hơn vậy. Giờ đây trông lão ta đúng như một kẻ chơi bời trác táng; duy chỉ còn đôi mắt là chưa bị ảnh hưởng độc hại của những thứ lăng nhăng, có lẽ là do bàn tay của bác sĩ. Màu tóc ghê sợ thì có lẽ phản ánh rõ việc lão đã quá lạm dụng thuốc men để mua vui. Tình trạng thể lực và tinh thần ông lão có vẻ như đồng tình với những lời bàn tán xằng bậy trên. Khi quần áo của lão bị sờn, lão mua những mảnh vải trúc bâu rẻ tiền để thay thế những cái cũ. kim cương, hộp đựng thuốc lá bằng vàng, dây chuyền, đồ trang sức dần dần biến mất.Lão đã phải từ bỏ bộ quần áo màu xanh, những bộ đồng phục giàu có, để mặc áo ri- đinh- got màu vàng, cả mùa đông cũng như mùa hè, một áo gilê bằng lông dê, một chiếc quần màu xám bằng len. Lão trở nên gầy gò hơn, bắp chân nhão ra, bộ mặt béo phì vì cuộc sống sung túc trước kia nay đã hoàn toàn biến mất: trán thì nhăn nheo, hàm nhô ra.
Đến năm thứ tư sống ở phố Neuve - Sainte - Geneviève, lão đã hoàn toàn đổi khác. Lão buôn mì ở độ tuổi sáu hai đã không còn cái vẻ bề ngoài của độ tuổi bốn mươi, vị trưởng giả giàu có mà cái dáng vẻ nhả nhớt làm vui mắt người qua đường, người có một vẻ gì đấy rất trẻ trung trong nụ cười, giờ đây như đã mang sức nặng của tuổi bảy mươi đần độn, đi đứng lảo đảo, vẻ mặt nhợt nhạt. Đôi mắt màu xanh vốn lanh lợi đã hơi lờ đờ, nhuộm màu xám xịt, chúng có vẻ bị mờ đi, không còn chảy nước mắt nữa, viền mắt đỏ như màu máu. Với một số người, thì trông thật kinh khủng, nhưng với những người khác thì đó là sự thương hại.Một buổi tối, sau khi ăn tối xong, bà Vauquer hỏi lão với vẻ chế nhạo: "Ê? Thế các con gái của ông không đến thăm ông nữa à?".Lão Goriot rùng mình như thể bà chủ quán đang đâm một mũi dao nhọn vào mình.- Chúng thỉnh thoảng vẫn đến, - lão trả lời với một giọng xúc động.- A! Ông vẫn thỉnh thoảng gặp họ cơ à - đám sinh viên kêu lên. - Hoan hô, ông Goriot. Nhưng ông lão không nghe thấy những lời cợt nhả mà câu trả lời của lão gây ra, lão chìm trong cảm giác trầm ngâm mà mọi người tưởng tượng ông đang chìm trong sự tê cóng suy kiệt của sự lú lẫn. Nếu như họ hiểu đúng về ông lão, có thể họ sẽ nghĩ khác đi, nhưng thật là khó? Đối với những người này, cuộc sống muôn màu muôn vẻ của những người ở Paris làm cho họ quên ngay mọi chuyện sau khi ra khỏi phố Neuve - Sainte - Geneviève.Ngay cả người đàn ông khổ sở mà họ đang chế nhạo. Đối với những ý nghĩ hẹp hòi ấy, cũng như những kẻ vô tâm khác, sự tiều tụy khốn khổ của lão Goriot và sự ngơ ngẩn của lão không thể nào là biểu hiện của một người có tài sản và khả năng nào đó cả.
Còn về những đứa con gái của lão, mỗi người có một ý kiến khác nhau, bà Vauquer đưa ra một sự đánh giá logic từ những người đàn bà hay ngồi lê đôi mách trong buổi tối: "Nếu lão Goriot có những đứa con gái giàu có như những tiểu thư đến thăm lão, lão sẽ không ở trên tận tầng ba nhà này và phải trả bốn trăm phơ- răng một tháng và không phải ăn mặc như một kẻ khố rách áo ôm". Chẳng ai muốn bác bỏ điều này.Vậy là, vào cuối tháng mười một năm 1819, thời điểm diễn ra câu chuyện này mỗi người trong quán trọ đều có những ý kiến riêng về ông già tội nghiệp. Một nhân viên bảo tàng là khách ăn theo bữa của quán thì nói về lão Goriot như sau: "Lão ta chẳng có vợ con quái gì, những chuyện chơi bời quá độ đã biến lão thành một con ốc sên, một loài nhuyễn thể hình người". So với lão thì Poiret, tên nhân viên kia quá là một kẻ hào hoa phong nhã. Poiret nói năng ra vẻ lí luận, nhưng thực ra chẳng biết phải trái gì sất vì y chuyên nhắc lại những điều người khác đã nói, nhưng dẫu sao, y còn làm cho câu chuyện thêm phần linh hoạt, còn như lão Goriot thì luôn ở độ không của chiếc nhiệt kế.
Eugène de Rastignac trở lại với những trạng thái tâm lý mà những nhân vật đặc biệt thường có, hoặc do phải vượt qua nhiều khó khăn. Trong những năm đầu sống ở Paris, do việc học hành không có gì vất vả cho lắm nên chàng có thời gian tập tành thưởng thức những thú vui rành rành trước mắt ở cái chốn đô hội phù hoa. Một sinh viên không có nhiều thời gian nếu như anh ta muốn biết tất cả các tiết mục của mỗi nhà hát, tìm hiểu những ngóc ngách Paris, hiểu biết những phong tục, ngôn ngữ và cách ăn mặc vào những dịp đặc biệt ở thành thị, tìm tòi những mặt tốt và xấu của địa phương, những trò chơi giai trí, liệt kê những tác phẩm ở viện bảo tàng. Chàng sinh viên say mê với những điều vớ vẩn làm cho anh ta có cảm giác vĩ đại Anh ta có một thần tượng, một giáo sư ở Học viện quốc gia. Anh ta sửa carvat của mình và làm duyên với một phụ nữ trước cửa nhà hát.Trong những thành công đầu tiên của mình, anh ta lột bỏ những điểm yếu, trưởng thành dần, và cuối cùng thì nhận được liên tiếp những sự tháng tiến trong xã hội. Nếu anh ta đã từng bắt đầu bằng việc ngắm nhìn những chiếc xe ngựa diễu hành trên đại lộ Champs - Elysées vào một buổi đẹp trời thì cuối cùng anh ta sẽ thèm khát chúng. Sau khi nhận được văn bằng tú tài về luật và văn khoa, Eugène về quê nghỉ hè mang theo cả những cái trò mà chàng đã thử tập. Những ảo tưởng thời trẻ, những ý nghĩ xa xưa đã biến mất.
Chàng thông minh hơn, có những tham vọng cuồng nhiệt xuất phát từ những ý nghĩ về người cha và gia đình. Bố, mẹ, hai người anh, hai người chị và một người dì chỉ trông vào tiền trợ cấp, sống trên một mảnh đất ở Rastignac. Phần thu nhập khoảng ba nghìn phơ- răng không ổn định được đem lại từ sản phẩm rượu nho công nghiệp và phải trích mỗi năm một nghìn hai trăm phơ- răng cho chàng. Những ngày tháng thiếu thốn như vẫn còn đó.
Chàng so sánh giữa các cô em gái hồi trẻ thơ xinh xắn với những phụ nữ Paris, hiện thân của thứ nhan sắc mà chàng hằng tơ tưởng, một tương lai không mấy lạc quan của một gia đình đông con đang chờ mong ở chàng, sự chắt chiu tiết kiệm từng ly từng tí trong những vụ thu hoạch, rồi thì việc cả gia đình phải uống một thứ nước ép lại từ bã nho đã ép kiệt. Và còn không biết bao thứ nữa hiện ra đã khiến chí tiến thủ, lòng khát khao danh vọng của chàng tăng thêm gấp mười lần. Và chàng muốn bằng chính tài trí của mình để đạt được những tham vọng đó.Nhưng chàng vốn dĩ là con người có tố chất miền Nam. Nên khi chàng bắt đầu vào việc thì lại phân vân y như một người lần đầu đi biển, giữa đại dương không biết hướng con thuyền đi về đâu.Lúc đầu chàng toàn tâm toàn ý vào việc học hành, nhưng chẳng bao lâu chàng nhận thấy phải gây dựng những mối giao du với những người phụ nữ mà theo chàng thì họ có một thế lực rất lớn trong đời sống xã hội. Và chàng đã quyết định hòa nhập với thế giới thượng lưu của Paris bằng việc tìm cho được một người phụ nữ có thế lực đỡ đầu.Mình là một chàng trai thanh lịch có thể nói là cũng có đôi chút vẻ đẹp cơ bắp, cộng với lòng nhiệt tình và óc hài hước thì lẽ nào lại không có người phụ nữ nào quan tâm đến. Những ý nghĩ đó luôn ám ảnh chàng trong buổi đi dạo cùng các cô em gái của mình trong một lần về thăm quê.
Các cô em gái thấy chàng giờ đây đã trưởng thành rất nhiều.Chàng trai đầy nhiệt huyết đó sực nhớ ra bà dì trước đây đã từng sống ở trong triều và có mối quen biết với rất nhiều các gia đình đại quí tộc.Chàng cũng chợt nhận ra cuộc chinh phục thế giới của những người thượng lưu quan trọng hơn rất nhiều tấm bằng tốt nghiệp trường đại học. Chàng tìm gặp bà dì và tỏ ý bà cho chàng biết xem còn có người thân nào có khả năng giúp đỡ chàng hay không? Sau một hồi lục tìm trong bộ nhớ của mình, bà dì cho rằng trong tất cả những họ hàng xa có thể giúp đỡ được cho chàng, mặc dù tất cả họ đều là những người ích kỷ thì duy nhất chỉ có bà bá tước Beauseant là còn dễ chịu nhất. Bà dì viết một phong thư gửi cho bá tước phu nhân nọ, trong đó bằng những lời lẽ kiểu cách long trọng bà mong rằng Rastignac sẽ được bà bá tước đó giúp đỡ và nhờ bà này giới thiệu Rastignac với những người thân quen khác. Vài ngày sau Rasignac gửi bức thư này tới bà Beauseant. Bà bá tước hồi âm cho chàng trai bằng một thiếp mời dự tiệc vào ngày hôm sau.
- Chương 1 - Nhà trọ bình dân
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9 - Vào đời
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16 - Kẻ đào tẩu
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22 - Cái chết của người cha
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27 - Hết