Phần V
Suốt một đêm tìm ông Thành Đạt khắp nơi không thấy, Sinh trở về nhà với thân hình rời rã. Anh nghe mệt và buồn ngủ đến độ không thể cưỡng lại được, dù giờ phải làm việc trên đồi trà. Nấu một gói mì ăn qua loa, anh đi tắm cho tinh thần sảng khoái. Nhưng làn nước lạnh buổi sớm chỉ làm Sinh tỉnh táo được một ít khi anh mặc bộ đồ lao động vào người, những cái ngáp thật dài thi nhau hành hạ anh. Cố gắng lắm anh mới đến được chỗ con suối gần ngôi biệt thự cũ, song cơn buồn ngủ đã thắng thế, buộc Sinh phải tìm nơi nào đó để ngã lưng. Mặt trời lên làm tan loãng màn sương, trong khoảng không gian ấm áp đó Sinh ngủ thật ngon lành... và giấc ngủ ngày hiếm có đã cho anh một giấc mơ thú vị.
- Anh Sinh... anh thật lòng yêu em chứ?
- Thế chẳng lẽ em nghĩ anh nói dối để lừa gạt em sao?
- Nhưng ở đây không có sự bình yên đâu. Em sợ lắm!
- Yên tâm đi cô bé. Anh sẽ bảo vệ em bằng chính sức mạnh của mình.
- Em vẫn chưa thể an lòng vì cái ác trên đời còn tồn tại.
- Dẫu sao thì điều thiện cũng chế ngự được những dã tâm của con người em ạ. Vấn đề là chúng ta có sức chịu đựng hay không thôi.
- Anh Sinh... anh đã làm em mềm lòng rồi.
- Anh chờ em nói một câu dễ thương hơn.
- Không được.
- Tại sao vậy?
- Bởi em là phụ nữ.
- Phụ nữ cũng có thể biểu lộ tình cảm của mình chứ.
- Nhưng em... thì không dám...
Ôi... ôi... mình đang ở mặt đất hay trên mây? Trần gian hay thiên đường hạnh phúc? Giữa lúc ấy thì...
- Anh Sinh... sao lại nằm ở đây như thế này?
Choàng tỉnh nhìn dáo dác mới biết mình nằm mơ, Sinh tiếc hùi hụi mắng kẻ đã phá đám mà không thèm nhìn mặt:
- Khỉ thật. Tôi nằm ở đâu thì có phiền hà chi đến người nào?
Tiếng con gái thánh thót:
- Đành là thế. Nhưng ai cho phép anh réo gọi tên tôi.
Sinh quay phắt lại cãi:
- Hồi nào?
Và sau đó anh thật sự ngỡ ngàng:
- Ủa, cô Tuyền... cô đến đây bao giờ vậy?
Tuyền vờ dỗi ngoảnh mặt đi:
- Đến lâu rồi... bởi tôi biết có kẻ ngủ ngày và nằm mơ ở đây.
- Tôi thật không hiểu có làm gì cho Tuyền giận hay chăng? - Sinh ngượng nghịu dò hỏi.
Tuyền mím môi trong bụng rất buồn cười:
- Có thì sao?
- Xin lỗi vậy.
- Suông thế ai mà chịu.
Sinh vỗ tay vào trán mấy cái cho tỉnh táo rồi nhìn đăm đăm Tuyền:
- Muốn đòi hỏi tôi điều gì?
Tuyền mau miệng:
- Kể lại giấc mơ vừa rồi của anh cho tôi nghe.
Ánh mắt Sinh khẽ nhìn đi hướng khác:
- Chỉ sợ tôi nói Tuyền lại cho là đùa.
- Có thú vị lắm không mà trông anh lúc ấy ngộ nghĩnh quá. Cứ như là...
- Là gì...
Tuyền lắc đầu:
- Tôi không thể diễn tả được. Mà sao anh lại ngủ vào lúc này? Hôm nay anh không phải đi làm ư?
Càng mệt hơn bởi giấc ngủ quá ngắn không đã mắt, Sinh cố ngăn những cái ngáp nhưng nó cứ xuất hiện liên tục. Anh giải thích ngắn gọn:
- Tôi đã phải đi tìm chú Nhị suốt cả đêm hôm qua.
Nghe thấy vậy, Tuyền tròn mắt:
- Sao? Ông ấy bỏ đi à?
Sinh mệt mỏi kể lại chuyện tối qua sau khi về nhà. Nghe xong, Tuyền tắc lưỡi hòa chung tâm trạng với Sinh. Dự đoán của cô thông minh hơn:
- Rất có thể ông Thành Đạt đang ẩn nấp đâu đó để chờ cơ hội gặp riêng bà Thành Danh.
Sinh lộ nét lo âu:
- Chú ấy sẽ bị nguy hiểm nếu như bọn người ông Thành Danh thuê theo dõi phát hiện được.
Tuyền gật gù:
- Phải đó. Nhưng biết ông ta đang ở đâu mà bảo vệ được đây.
- Mình chia nhau đi tìm chăng?
Tuyền ngần ngại:
- Tôi không rảnh lúc này. Đã tới giờ tôi phải đi dạy...
Sinh vụt nói:
- Hay là Tuyền đến gặp bà Thành Danh rồi nói rõ giùm tôi. Tôi hy vọng bà ấy sẽ có cách bảo vệ cho chú ấy.
Điều này thì Tuyền phải nhận lời, bởi cô thừa hiểu mình gặp bà Thành Danh dễ hơn Sinh:
- Được! Tôi sẽ cho bà ấy biết chuyện ngay.
Nói rồi Tuyền toan dợm bước chân đi liền bị Sinh kéo lại:
- Gì nữa vậy?
- Tuyền không có câu nói nào dành riêng cho tôi sao?
Gương mặt Tuyền lúc này trông ngây ngô quá cỡ. Cô giương mắt nhìn Sinh rồi nhoẻn miệng cười:
- Anh lộn xộn quá. Tôi thấy anh nên về nhà ngủ một giấc tới chiều tối thì hơn.
- Điều đó tất nhiên tôi sẽ phải làm ngay. Nhưng cô phải bồi thường cho tôi giấc mộng ban nãy.
- Anh lạ thật... mộng thì làm sao đền?
- Chỉ cần cô bằng lòng nó sẽ tự khắc đến.
Ngạc nhiên lẫn thích thú, Tuyền không nghĩ ngợi lâu. Cô gật đầu:
- Bằng lòng thì bằng lòng... song anh không được đánh lừa tôi.
Tức thì Sinh vòng tay ôm lấy Tuyền đẩy cô vào thế thụ động cùng nụ hôn rất dài. Khi được buông ra, Tuyền khẽ trách:
- Đã nói trước mà còn...
Sinh nghiêng đầu ngắm Tuyền:
- Đúng "hợp đồng" đàng hoàng. Bởi giấc mơ của tôi y như vậy.
Tuyền thẹn thùng như cô dâu ngày cưới:
- Anh nói dối...
Sinh đưa một cánh tay lên thật cao:
- Tôi xin thề...
- Thôi đừng.
- Sợ gì nào?
Tuyền khúc khích:
- Sợ lời thề linh thiêng, anh bị quở phạt tội nghiệp.
Sinh nhướng nhẹ cặp chân mày:
- Có đáng chi một kẻ ít may mắn như tôi.
- Sao cơ?
- Tuyền đừng giả vờ thương hại tôi. Là một thằng đàn ông, tôi không chấp nhận sự miễn cưỡng.
Tuyền trở nên nghiêm chỉnh:
- Nhưng nếu là sự tự nguyện...
Câu nói gây cho Sinh nỗi bất ngờ. Khuôn mặt anh rạng rỡ hơn:
- Tôi muốn Tuyền nói rõ hơn.
Tuyền cắn ngón tay e lệ:
- Hãy thay đổi cách xưng hô trước đi đã.
Sinh nhanh nhạy đáp ứng liền:
- Em nói cho anh nghe đi Tuyền.
Song cô gái lại mắc cỡ lí nhí trong miệng:
- Xin hãy để ánh mắt em lên tiếng.
- Cả trái tim nữa chứ.
- Vâng... Anh nghe nè, nó đã bắt đầu rồi.
Sinh cúi xuống thật gần áp tai vào ngực Tuyền, anh sung sướng muốn reo lên khi nghe được những nhịp tim của cô gái mà mình yêu thương nhất. Vậy là từ nay tình cảm của anh không còn đơn phương nữa. Nó đã có nơi tiếp nhận như con người có chốn để về.
Chuyện vui làm cả hai quên mất cả thời gian, chừng sực nhớ Tuyền hốt hoảng:
- Chết... muộn giờ dạy học của em rồi.
Không nán lại thêm giây phút nào, Tuyền vừa đi vừa chạy về hướng ngôi biệt thự Thành Danh trước tia nhìn vời vợi của Sinh ở phía sau. Đến nơi, Tuyền chợt phát hiện ra một điều gì đó bất thường lẫn trong không khí tại đây. Người cô chạm mặt đầu tiên là chị giúp việc đang lấm la, lấm lét nơi phòng khách. Tuyền bước tới gần hỏi:
- Chị ơi... học trò của tôi sẵn sàng chưa?
Chị giúp việc nhìn Tuyền rồi khẽ suỵt:
- Nói nhỏ thôi. Giờ này cô mới tới là trễ mất cả hơn một tiếng đồng hồ rồi đó!
Biết lỗi, Tuyền cúi đầu:
- Tôi hiểu. Ông bà chủ có nhà không hả chị?
Chị giúp việc lại dáo dác rồi mới nói:
- Có lẽ ông ấy vừa đi khỏi. Còn bà chủ thì...
- Thì sao chị? Bà ấy mắng tôi đến muộn à?
Chị giúp việc xua tay rối rít lên:
- Ồ, không. Có chuyện vừa xảy ra ở đây hồi đêm.
Vừa nghe thấy thế, Tuyền đã nghĩ ngay đến sự an nguy của ông Thành Đạt. Cô âm thầm lo lắng trong bụng:
- Bắt bớ hay giết người hả chị?
Chị giúp việc trợn mắt:
- Cô nói gì kinh khủng vậy. Chỉ mới chứng kiến ông chủ đánh người thôi mà tôi đã sợ muốn đứt hơi nữa là...
Tuyền hối hả hỏi dồn:
- Ông Thành Danh đã đánh ai?
Chị giúp việc vừa nói, vừa chỉ tay lên lầu:
- Đánh bà chủ.
Tuyền hết sức kinh ngạc:
- Sao kỳ vậy? Chẳng lẽ ông ấy đã phát điên?
Chiếc môi dưới của chị giúp việc trề dài ra, chị lôi Tuyền lại sát bên mới nói:
- Không điên một chút nào. Ngược lại tôi thấy ông ấy tỉnh táo là đằng khác.
- Nếu tỉnh sao ông ấy lại đánh vợ?
- Cô đi mà hỏi ông ấy chứ sao tôi biết được.
- Bây giờ bà Thành Danh ra sao rồi?
- Đang bị nhốt ở trên lầu.
Đúng là một chuyện quá bất ngờ mà Tuyền không thể nào hình dung được. Ông Thành Danh bắt đầu cư xử tồi tệ với vợ bằng vũ lực. Ôi, có cần báo tin này cho ông Thành Đạt biết không? Nhưng suốt đêm qua ông Thành Đạt đã đi đâu? Liệu có phải do họ lén lút gặp nhau nên mới xảy ra cớ sự? Tuyền thấy mình thật hoang mang, rối rắm trước những chuyện chẳng thuộc về mình. Không hỏi chuyện thêm nữa, Tuyền bước nhanh lên phòng học của hai cô bé Kiều, Diễm để làm tròn phận sự. Song khi cánh cửa bật mở thì trước mắt cô là hình ảnh rất đáng thương. Hai chị em cô bé đang ôm nhau gục khóc ở góc phòng. Dường như chúng cũng đã thấu hiểu hết những nỗi đau mà mẹ chúng đang chịu đựng.
***
Không có tinh thần để dạy học khi chị em Kiều và Diễm đang trong cơn khủng hoảng bởi biến cố của gia đình. Tuyền lẳng lặng bỏ ra về với nỗi ưu tư nặng nề. Làm gì để giết khoảng thời gian trống trải này chứ? Chẳng lẽ lại tìm đến nhà Sinh khi vừa gặp mặt anh. Hay về nhà ngủ một giấc hoặc rủ nhỏ Tú bày trò chơi gì đó cho vui. Nghĩ tới nghĩ lui, Tuyền lại thấy không thích nên để đôi chân thơ thẩn theo con đường mòn dẫn đến một nơi mà cô chưa hề đặt chân tới. Đó là khu nghĩa trang, có thể do dân địa phương tại đây thành lập nên không được rộng rãi cho lắm! Với khoảng vài chục ngôi mộ đã đắp nhưng lúp xúp vì toàn là mộ đất, chỉ duy có một ngôi được xây cất khá công phu song nằm mãi tít đằng kia.
Thoạt đầu thấy nơi này hoang vắng, Tuyền có ý ngần ngại, song không hiểu động lực nào thúc đẩy cô đã tỏ ra bạo dạn hơn. Chợt một cái đầu lấp ló từ bụi cỏ lau làm cho cô hoảng kinh toan chạy thì nghe gọi:
- Cháu Tuyền... tôi đây mà...
Tuyền dừng chân ngoái đầu lại thì nhận ra ôngThành Đạt. Ông đưa tay vẫy cô:
- Lại đây.
Tuyền bước tới như người bị sai khiến:
- Ông đi đâu mà để anh Sinh tìm suốt cả đêm hôm qua?
Ông Thành Đạt ủ dột:
- Ta đi đào mồ của ta lên coi xương cốt có còn không.
Cảm giác rờn rợn của Tuyền nổi lên theo câu nói của ông. Cô thấy hơi hối hận vì đã dám mạo hiểm. Ông Thành Đạt nói tiếp:
- Cháu có thể giúp ta không?
Nhiệt tình của Tuyền không dám xuất hiện trong lúc này. Cô mạnh dạn lắc đầu:
- Thưa... không được ạ!
- Vì sao vậy?
Tuyền cố kiếm cớ để thoái thác. Cô nhớ đến chuyện của bà Thành Danh:
- Ông không biết đó thôi. Ở ngôi biệt thự Thành Danh đang xảy ra sự cố nghiêm trọng lắm.
Câu nói này làm ông Thành Đạt phải tạm dừng ý nghĩ điên khùng của mình. Ông hỏi dồn:
- Lại có điều gì nghiêm trọng trong lúc này?
Tuyền nói nhanh như sợ không có cơ hội nói:
- Đêm qua bà Thành Danh đã bị ông ấy hành hạ. Hiện giờ bà ta đang bị nhốt trong phòng riêng.
Đúng là một cái tin giật gân khiến ông Thành Đạt phải chết lặng hồi lâu mới trấn tĩnh lại được:
- Tại sao Thành Danh lại phải làm thế nhỉ? Chẳng lẽ vì sự sống của ta mà nó lại làm khổ người đàn bà mà nó đã cố tình chiếm đoạt sao?
Tuyền xen vào:
- Chắc tại bà Thành Danh truy cứu ông ta chuyện ngày xưa.
Từ đáy lòng ông Thành Đạt nỗi đau đớn bùng dậy. Ôi... một bên là tình máu mủ, một bên nghĩa vợ chồng. Giá mà ngày ấy ông chết quách dưới chân đèo thì còn hay hơn là phải sống để đối diện với sự thật hôm nay.
- Đi...
Nghe câu nói cụt ngủn, Tuyền chẳng hiểu ất giáp gì. Cô bèn hỏi:
- Đi đâu cơ?
Ông Thành Đạt cáu gắt:
- Đến biệt thự Thành Danh...
- Để cứu bà ấy ư?
- Cứ cho là như vậy. Còn nhiều điều cần giải quyết ở đó nữa.
Tuyền thấp thỏm trong lòng:
- Có một mình ông đến đó e không còn đường để sống.
Ông Thành Đạt gằn giọng:
- Lẽ nào ta lại để người ta giết mình lần thứ hai sao? Mà cảm giác bị chết ta đã từng quen rồi, sẽ không đau nữa đâu.
Tuyền cố giữ chân ông Thành Đạt bằng cách ngăn cản:
- Nếu muốn đến biệt thự Thành Danh thì ông nên về nhà cùng đi với anh Sinh.
Song ông Thành Đạt lại phản đối:
- Kéo nó vào chuyện này làm chi cho rắc rối. Cứ để ta đến đó một mình.
(??) Bguy anh có biết hay không?
Anh bảo cô:
- Chúng mình phải đi ngay.
Và chỉ trong một giây, anh đã buột miệng thốt:
- Tại sao chúng ta không lôi kéo cánh công nhân đang làm việc trên đồi trà vào cuộc nhỉ? Dù có là cọp cũng không dám ăn thịt người trước cả một đám đông.
Nghe thấy vậy, Tuyền bèn đẩy vai Sinh:
- Anh đi đi, để em tới biệt thự Thành Danh xem sao!
***
Ánh nắng mặt trời đầu tiên chiếu vào phòng nhưng bà Thành Danh vẫn nằm im, mặc dù bà thức giấc đã lâu. Bởi lẽ trận đòn đêm qua làm toàn thân bà bị sưng tấy lên nhiều chỗ, nhức nhối không thể tả. "Cộc... cộc... cộc...", bà Thành Danh nhổm đầu dậy, ánh mắt láo liên. Bà chợt trông thấy một mảnh giấy đang luồn qua khe cửa bèn cố lết lại để lấy. Mở ra coi, bà nhận ra nét chữ của con gái. Lướt mắt trên tờ giấy, bà Thành Danh đọc nhỏ: "Má đã bớt đau chưa? Có cần chúng con giúp đỡ gì không? Ba đã đi từ sớm... má đừng sợ. Hãy chỉ cho chúng con cách cứu má ra bên ngoài...". Nước mắt bà Thành Danh ứa ra vì thương cho hai đứa con gái. Giá mà chúng nói được bằng lời thì bà sẽ xúc động biết dường nào. Dùng hai tay gạt những giọt nước mắt rồi lấy sức đứng lên. Bà Thành Danh ghé miệng qua khe hở nói lớn:
- Kiều, Diễm... các con của má... các con đừng mạo hiểm kẻo bị trừng phạt nặng nề đấy!
Một tờ giấy nữa được nhét vào phòng, và bà Thành Danh đã đón đọc: "Má... anh Thành Đạt không có ở xa chúng ta đâu. Nếu má muốn, tụi con sẽ đưa má đến... Nhưng trước tiên má phải ra khỏi căn phòng này". Quả là một sự kinh ngạc khôn cùng, hai con bé này đã biết chỗ ở của anh nó bấy lâu nay... vậy mà nó lại kín miệng không chịu nói. Chắc bây giờ thằng Thành Đạt đã lớn, nó có thừa sức bảo vệ mẹ và em gái trước bạo lực xảy ra từ phía nào. Nghĩ tới đó, bà Thành Danh như được tăng thêm sức lực, bắt đầu tìm cách để thoát thân. Bà cố hét lên để hai đứa con gái bên ngoài nghe thấy:
- Hãy mau đi kiếm một cái thang dựng ngay cửa sổ phía bên trái căn phòng của má, má sẽ cố gắng trèo ra...
Ở trong phòng, bà Thành Danh không thể hiểu hết nỗi khó khăn của chị em Kiều, Diễm trước một sự việc mà chúng chưa từng làm. Là con gái chân yếu tay mềm, lại không nói dược, chỉ làm hiệu cho nhau, giờ phải đối mặt với những tình cảnh nghiệt ngã thế này thật khó mà chấp nhận. Không hiểu có phải do tình mẫu tử quá lớn hay còn nguyên nhân nào khác nữa đã khiến hai cô bé mạnh mẽ lên trong công việc đưa mẹ thoát khỏi căn phòng giam. Kiều và Diễm kéo nhau chạy xuống nhà kho để kiếm thang, nhưng nó quá dài và nặng, cả hai không tài nào khiêng đi nổi. Hì hục rồi kéo thêm cả chị giúp việc, mất cả tiếng đồng hồ họ mới dựng được cái thang vào đúng chỗ bà Thành Danh yêu cầu, song nó lại thấp hơn cửa sổ cả một quãng dài...
Đã mở được cửa sổ, nhưng từ trên cao nhìn xuống bà Thành Danh cũng phát ớn. Bà cảm thấy lỡ trượt chân rơi xuống thì cái chết sẽ cầm chắc trong tay. Mà nếu gặp may sống sót cũng què quặt chứ không thể an toàn. Ôi... thế thì sẽ khổ lắm! Làm một người tàn tật thà chết quách còn hơn. Hình ảnh người chồng cũ bỗng hiện ra trong tâm não bà Thành Danh. Tội quá... thương quá... nhưng ông vẫn phải sống dù ao ước được ngủ yên vĩnh viễn. Lại thêm ít phút mủi lòng, bà Thành Danh chần chừ mãi trên khung cửa sổ cao, cho đến khi chị giúp việc sốt ruột vì sợ ông chủ mình quay về, luôn miệng hối thúc thì bà mới thu hết can đảm để trèo xuống. Không riêng gì trái tim của bà Thành Danh muốn bắn ra khỏi ngực mà những người bên dưới cũng hồi hộp lo sợ giống như bà. Họ nín thở theo từng cái nhích chân của bà Thành Danh trên bậc thang, và cùng thở phào nhẹ nhõm khi bà đã xuống thật thấp:
- Ôi... đã thoát...!
Tiếng reo đầu tiên của ai đó vang lên trong số bốn người đang có mặt nghe ngồ ngộ như trẻ em vừa tập nói làm bà Thành Danh ngơ ngác. Bà nhìn chị giúp việc khi vừa đặt chân xuống mặt đất:
- Chị...
Song chị giúp việc cũng kinh ngạc nhìn lại bà. Bốn mắt nhìn sững nhau rồi mỗi người cùng quay đi một phía. Bà Thành Danh chọn Kiều, còn chị giúp việc thì trỏ tay vào bé Diễm đồng thanh hỏi:
- Ai vừa nói?
Kiều mấp máy bờ môi:
- C...on...
Sự bất ngờ đến đột ngột làm bà Thành Danh há hốc mồm. Bà lắp bắp giống con gái:
- Trời... ơ...ơi... con... nói... được... rồi... sao?
Cô bé Diễm cũng bắt chước chị tạo ra sự kiện lạ:
- Má... m...má...
Bà Thành Danh có cảm giác mình đang bay bổng lên trời vì niềm vui quá đỗi lớn lao. Bà dang tay ôm cả hai đứa con gái, miệng cười mà mắt đẫm lệ:
- Ôi... tôi hạnh phúc quá!
Nép đầu trong ngực mẹ, hai cô bé cũng bật khóc. Nhưng có lẽ đây là nước mắt vui sướng của những tâm hồn vừa được tái sinh. Bà Thành Danh yêu cầu con:
- Hãy lặp lại lần nữa cho má nghe đi Diễm, Kiều.
Diễm giành nói song phát âm thật chậm:
- Con... hết bị... câm rồi...
Kiều tiếp luôn:
- Tụi con không nói được là tại ba cấm...
- Tại sao ông ấy lại cấm? - Bà Thành Danh trố mắt.
Cả hai đứa đều lắc đầu, dáng vẻ đầy sợ sệt. Thấy vậy, bà Thành Danh vội dỗ dành:
- Nói đi con. Chỉ mình má nghe thôi mà.
Song chúng không chịu mở miệng thêm, mỗi đứa nắm một bên tay lôi bà Thành Danh chạy về hướng ngôi biệt thự cũ.
***
Mẹ con bà Thành Danh đến được ngôi biệt thự cũ vào lúc gần mười một giờ trưa, khi vú Dần đã nấu xong bữa cơm đang chuẩn bị dọn lên bàn. Trông thấy họ, vú cười tươi:
- Tiếc quá... bà tới chơi, cô Hai tôi lại không có ở nhà.
Bà Thành Danh không quan tâm tới điều này, chỉ nhếch môi đáp rồi quay sang hỏi lại đứa con:
- Lúc nãy các con bảo anh Đạt con đang ở đâu? Chẳng lẽ nó lại trốn má trong ngôi nhà này?
Con bé Diễm bỗng gật đầu, chỉ tay vào phòng khách:
- Trong đó!
Kiều cũng nói:
- Phải!
Bà Thành Danh lay mạnh các con, vẻ mặt như vẫn không tin:
- Đừng đùa với má như vậy chứ. Căn phòng này trống trải, nó nấp chỗ nào?
Kiều và Diễm chạy ào vào giữa phòng rồi cả hai cùng giậm chân của mình xuống nền gạch, cử chỉ thật ngộ nghĩnh và khó hiểu. Vú Dần không biết ất giáp gì cũng vào cuộc:
- Ủa, bà và các cô tính tìm chi chỗ này?
Không muốn giải thích dông dài, bà Thành Danh vắn tắt:
- Tôi tìm thằng con trai của tôi.
Vú Dần càng ngạc nhiên hơn nữa:
- Không hề có người lạ nào đến đây cả.
Rồi vú chau vầng trán đã có nhiều nếp nhăn như nhớ điều gì:
- À, đêm qua khu vực quanh nhà này bị người ta theo dõi.
Bà Thành Danh sợ vú Dần làm lạc mất ý định chính của mình, vội gắt:
- Chuyện đó để bàn luận sau đi. Tôi đang bận tìm tung tích của con tôi, mong vú đừng có hỏi...
Cụt hứng, vú Dần bèn đứng nép một bên giương mắt, lên theo dõi. Nhưng sự thắc mắc của vú không lâu khi cô bé Kiều lên tiếng:
- Đúng chỗ này nè má.
Mặt bà Thành Danh bỗng trở nên xám ngắt:
- Con nói thế nghĩa là sao?
Diễm đáp thay cho Kiều:
- Ảnh bị ba bóp cổ chết rồi chôn xuống chỗ này.
Vừa thoạt nghe, bà Thành Danh đã không còn sức đứng vững trên đôi chân. Bà khuỵu xuống, miệng lưỡi cứng đờ... Con bé Diễm vừa nói gì mà bà không nghe rõ. Dường như nó đang đùa thì phải? Toàn thân bà Thành Danh lạnh toát rồi run lên. Bà có cảm tưởng mình bị nhét vào giữa một tảng băng và những mạch máu lưu thông đang đông đặc, không còn hơi nóng của một người đang sống, Thành Đạt... Thành Đạt... đứa con trai khốn khổ của mẹ!
Không hiểu âm thanh của tiếng gọi có thoát ra bên ngoài không mà người vừa đến đã nghe thấy:
- Tôi đây... Tố Lan...
Đó là ông Thành Đạt, ông tức thời bị người vợ cũ ôm chầm. Bà rên rỉ thảm thiết:
- Hết... hết rồi... con... con... của chúng ta...
Ông Thành Đạt hỏi tới:
- Nó đâu?
Bà Thành Danh lắc đầu, điệu bộ thẫn thờ:
- Nó đâu?
- Tôi đang hỏi em mà.
Bà Thành Danh nhìn xuống nền gạch, nói lắp bắp:
- Nó đó!
- Sao tôi không nhìn thấy?
- Bởi nó đã... ngủ giấc ngàn thu rồi còn đâu...
Giọng bà Thành Danh nấc lên rồi vỡ òa theo câu nói sau cùng. Bà rũ xuống tựa một thân cây bị đốn gãy phải đoạn tuyệt với sự sống. Nhưng ông Thành Đạt đã không chịu để bà yên, gào thét lên:
- Em nói sao? Thằng con tôi ngủ giấc ngàn thu là thế nào?
Bà Thành Danh không cất nổi tiếng nói mà bất thần nhìn thẳng về phía trước một cách vô thức. Hồi lâu, bà bị ông Thành Đạt buộc phải trả lời:
- Em nói đi. Em không phải là một người mẹ tồi tệ chứ?
Bà Thành Danh khóc rưng rức:
- Em không biết... không tự khẳng định được.
- Thôi đừng dông dài nữa. Tôi chỉ cần em nói một câu là thằng con của tôi đang ở đâu?
- Không biết mà...
Trong lúc bà Thành Danh vật vã vì không dám nhìn thẳng vào sự thật thì hai cô bé Kiều, Diễm lại có đủ bình tĩnh. Chúng bước ra đứng chắn trước mặt mẹ như không muốn ông Thành Đạt làm khó bà. Nhỏ Kiều hơi hất mặt:
- Má tôi không biết thật. Chuyện này chỉ có hai chị em tôi là chứng kiến tỏ tường thôi.
Diễm tiếp lời khi thấy Kiều có vẻ mệt khi phải phát âm dài:
- Hồi đó... chị em tôi còn nhỏ xíu... cỡ chừng này...
Vừa nói, Diễm vừa đưa tay ngang tầm ngực để diễn tả, và cô bé thật sự làm mọi người xúc động qua cách kể thật chậm rãi của mình:
- Hôm ấy... má tôi có việc phải về thành phố mấy ngày, để ba anh em chúng tôi ở nhà với một bà giúp việc đã lớn tuổi. Ngày đầu không có gì xảy ra cả, nhưng chẳng hiểu sao ba tôi lại cho bà giúp việc nghỉ làm. Ngày hôm sau thì chính ba tôi phải tự nấu ăn và săn sóc chúng tôi, vì trong nhà chẳng còn ai.
Kiều chen vào tường thuật tiếp:
- Tối đó... sau khi ăn uống xong, ba tôi bắt chị em tôi đi ngủ sớm, còn anh Thành Đạt thì ba tôi giữ lại để kiểm tra bài vở. Vì để quên con búp bê nơi phòng khách nên đã vào phòng lâu rồi mà chị em tôi không ngủ được, bèn rủ nhau trở ra lấy. Nhưng thật là khủng khiếp, ló đầu ra phòng khách chúng tôi thấy ba tôi đang bóp cổ anh Đạt...
- Trời khốn nạn quá...
Tiếng kêu của ông Thành Đạt làm cô bé phải tạm dừng câu chuyện, ngơ ngác nhìn lúc này trong nhà có thêm nhiều người xuất hiện, nhưng thấy họ là những công nhân vườn trà nên chị em Kiều Diễm không hoảng sợ. Chúng cố nhớ lại mọi chi tiết đã qua rồi thay phiên nhau nói:
- Ông đừng có ngắt lời... để chị em tôi kể xong đã... Chứng kiến cảnh ba tôi giết anh Đạt, chị em tôi sợ hãi đến độ không nhúc nhích hay la hét gì nổi. Cứ nhớ lại hình ảnh anh Đạt giãy giụa, đôi tay chới với, hai mắt trợn ngược, miệng há hốc rồi sau đó duỗi thẳng buông xuôi mà tới giờ này chị em tôi vẫn còn bị ám ảnh.
- Câm miệng...
Chặn đứng câu chuyện của chị em Kiều, Diễm lúc này không phải ông Thành Đạt mà là ông Thành Danh. Ông ta xuất hiện đột ngột nhưng không làm ai sợ, ngoại trừ hai đứa con gái của ông ta. Ông Thành Danh xông tới tát thẳng tay vào mặt chị em Kiều, Diễm rồi quát mắng:
- Đồ khốn kiếp... Tụi bay là con tao hay con của bọn bá vơ kia mà ăn nói lung tung như thế? Khôn hồn thì câm trở lại như xưa đi.
Mặc dù hai cô bé Kiều và Diễm đang co rúm người lại vì bị đánh, Sinh và Tuyền vẫn bước tới động viên:
- Đừng sợ... cứ nói hết đi các em. Phải chăng bấy lâu nay các em biến thành người câm là vì bị sức ép của người cha tàn bạo?
Ông Thành Danh to tiếng không để cho hai đứa con gái kịp mở miệng. Ông trừng mắt về phía chúng:
- Hừm... tụi bay mà phát ngôn bừa bãi tao cắt lưỡi.
Rồi quay qua phía Sinh và Tuyền, ông gầm lên:
- Thì ra bọn chúng mày cấu kết với nhau để hại ta à? Rõ là nuôi ong tay áo mà...
Song ông Thành Đạt đã đứng ra đính chính cho những người vì ông, ông chỉ tay vào mặt thằng em trai đốn mạt:
- Không phải nuôi ong tay áo đâu, mà là sự trừng phạt của ông trời đó Thành Danh.
Sự trùng phùng này gây tác động khá mạnh mẽ. Ông Thành Danh phải lùi lại mấy bước chứ không dám đứng gần khiến ông Thành Đạt cả cười:
- Mày không nhận ra tao à?
- Ô... ông... - Ông Thành Danh lắp bắp.
- Anh trai của mày nè. Chẳng lẽ tao còn sống trở về mà mày không tỏ thái độ mừng rỡ chút nào sao?
Nhưng chỉ chấn động tâm lý một chút thôi, ông Thành Danh đã lấy lại tư thế ngay tức thì. Ông quắc mắt nhìn tất cả mọi người:
- Định bày trò gì ra thế này?
Sinh lên tiếng:
- Lật lại vụ án năm xưa để đem đứa em bất nghĩa giết anh ra trước vành móng ngựa...
Ông Thành Danh nạt vội:
- Một lũ khùng đang nghĩ cách tống tiền bằng biện pháp vu oan giá họa cho người khác hả?
Song Tuyền đã nhanh nhảu đọc "bản cáo trạng" thứ hai:
- Nếu ông cho vụ án hai mươi năm đã cũ rồi thì còn chuyện mới đây. Ông nghĩ sao về lời tố cáo của con ông?
Không nao núng, ông Thành Danh nói:
- Bọn chúng mày không có đủ tư cách để thẩm tra tao điều gì cả.
Bà Thành Danh đang khuỵu trên nền gạch từ nãy giờ vụt ngẩng mặt lên:
- Thế còn tôi thì sao?... Có đủ tư cách để hỏi ông về thằng con trai của tôi không?
Trong lúc ông Thàng Danh lúng túng thì bà rời chỗ bước lại gần túm ngực áo ông giật mạnh. Nỗi đau đớn của người mẹ mất con trút cả ra:
- Ông nói đi! Có phải ông đã giết chết con tôi không?
Dù biết khó lòng mà chối được, ông Thành Danh vẫn không chịu nhìn nhận:
- Đừng gieo tiếng ác cho tôi chứ. Chẳng phải bà đã từng thấy tôi đối xử tốt với nó trong suốt bao nhiêu năm trời đó sao?
- Tình cảm của ông là sự giả dối chứ không hề thật lòng. Chừng nào ông trả nó lại cho tôi thì tôi mới tin ông được. - Bà Thành Danh gào lên.
Ông Thành Danh dang hai bàn tay phân bua:
- Tôi biết tìm nó ở đâu được chứ?
- Tự ông biết ông đừng có vờ vĩnh...
Tới đây, ông Thành Danh bỗng hạ giọng tình cảm:
- Kìa, mình... chẳng lẽ bấy nhiêu năm chung sống mình không coi tôi là chồng của mình ư? Tôi đã từng thương yêu mình và các con chân thật mà...
Gương mặt của bà Thành Danh đẫm lệ giận dữ:
- Phải, ông thương yêu tôi nhiều lắm, nhiều đến nỗi ông đã hành hạ tôi như thế này đây.
Nói chưa dứt câu, bà Thành Danh nhanh tay vạch những khoảng da thịt bầm tím của mình làm bằng chứng trước mọi người. Bà nhìn ông Thành Danh bằng sự căm thù:
- Chắc ông không ngờ rằng tôi đã thoát ra khỏi cái nơi ông cầm tù tôi chứ?
Ông Thành Danh trơ tráo:
- Mình nói gì nặng lời vậy? Tôi chỉ muốn mình được bảo đảm an toàn thôi mà.
- Hừ... miệng lưỡi của một con mãng xà. Chẳng qua ông chưa dám giết thêm một mạng người nữa thôi.
Đôi co tới đây ông Thành Danh tự kết thúc câu chuyện bằng cách vung mạnh cánh tay lên. Nhưng ông chưa kịp giáng xuống thì đã bị Sinh và một công nhân nữa giữ chặt:
- Ông đã để lộ bản chất của mình rồi đó!
Ông Thành Danh gầm lên:
- Buông ra mau, kẻo tao ra lệnh cho người của tao đánh chết bọn mày bây giờ!
- Người của ông có đông bằng số anh em công nhân đang hiện diện ở đây không?
- Đồ phản chủ.
- Ông cần phải điều chỉnh lại lời nói của mình kẻo chúng tôi không để yên cho ông đâu.
Những công nhân cũng ào đến và la lên:
- Chúng tôi làm việc cho ông bằng sức lao động để lấy tiền chứ không phải làm nô lệ, chấp nhận cả những điều xấu xa tồi tệ.
Sinh hất mặt:
- Bây giờ ông hãy thú nhận tội lỗi của mình đi. May ra sự thành khẩn của ông còn có thể cứu vãn được.
Chẳng thể chờ được lâu, bà Thành Danh bèn lên tiếng yêu cầu:
- Xin mọi người hãy giúp tôi. Theo như lời hai đứa nhỏ nói thì... căn phòng này... căn phòng này. - Lời bà Thành Danh uất nghẹn không thể nói tiếp được, nhưng tất cả đã hiểu ý. Khoảng hơn chục thanh niên trai tráng của đồn điền trà chạy đi tìm cuốc và xà beng đem tới trước sự hoảng hốt của ông Thành Danh.
- Bọn mày làm cái quái gì vậy?
Sinh nhấn mạnh:
- Khai quật căn phòng này để tìm đứa trẻ bị mất tích!
- Bọn mày quả là khùng...
- Để xem bọn khùng này có được việc hay không?
Rồi anh phất tay như ra hiệu:
- Đào xới lên đi các bạn.
Ông Thành Danh vùng vẫy:
- Muốn đào gì thì đào nhưng phải bỏ tao ra...
- Ông định trốn hả? Không kịp đâu, chính quyền địa phương sắp sửa có mặt để chứng kiến rồi. Nào, ông hãy ngồi lên chiếc ghế kia mà coi mọi người làm việc.
Bị đẩy vào giữa một vòng vây người dày đặc, ông Thành Danh nghe lòng nao núng tận cùng. Ông tự hỏi chẳng lẽ số phận ông kết thúc ở chỗ này? Mà lại kết thúc trong tay bọn công nhân mới là nhục nhã chứ! Không... Thành Danh không thể nào bị hạ gục một cách dễ dàng như vậy. Chỉ tại hai đứa con gái khốn kiếp của ông đã không chịu câm vĩnh viễn, hay tại ả đàn bà mà ông chiếm được sau khi đã hạ thủ thằng anh trai? Thành Đạt ơi! Sao cái mạng của anh lớn quá vậy? Độ cao của ngọn đèo Prenn không làm cho anh tan da nát thịt được, để hôm nay anh có cơ hội về đây tố cáo lại tôi sao? Không... Thành Đạt... lẽ ra anh phải chết quách đi. Anh đâu có xứng đáng được hưởng mọi thứ trên đời này như tôi, nên tôi buộc phải loại trừ anh chứ không hề có ác ý. Thành Đạt... Anh hãy biết nhường nhịn tôi một chút đi. Đừng đào bới những gì đã thuộc về dĩ vãng. Tôi có thể trả cho anh người đàn bà của anh ngày cũ, nhưng... còn thằng con trai của anh thì...
Dòng suy nghĩ, tính toán của ông Thành Danh bị gián đoạn bởi tiếng nói của ai đó:
- Chắc không có gì đâu. Đã xới đất lên từng này...
Song Thành Danh chưa kịp mừng thì nỗi lo khác lại đến khi một trong hai đứa con gái ông đưa tay chỉ:
- Hãy đào chỗ ngang bộ ghế đó!
Tuyền nghe mà giật thót cả người. Phải chăng nơi đây thật sự đã xảy ra án mạng, và bên dưới nền gạch kiên cố kia là một cái xác người? Nếu đúng như vậy thì bấy lâu nay chị em cô đã sống chung cùng người chết. Ôi, khủng khiếp! Hèn chi đã bao đêm cô phải nghe những tiếng mở cửa chẳng bình thường. Và trông thấy những hiện tượng tưởng thật mà như giả tưởng, có mà lại không.
- Đây rồi...!
Không hiểu người nào reo lên mà bao nhiêu cặp mắt hiếu kỳ cùng đổ xô vào một chỗ. Những nhát cuốc bập xuống rồi nẩy lên hất văng mấy khúc xương chân nằm trơ trên mặt đất.
Ồ... à... tiếng xuýt xoa trỗi lên cùng lời bàn luận lẫn giả thuyết tạo âm thanh ồn ào như cái chợ. Sinh và Tuyền phải ra sức giữ trật tự cho đến lúc bộ hài cốt bên dưới được nhặt nhạnh đưa lên đầy đủ. Mặt ông Thành Danh lúc này xám ngắt như màu chì, cúi gằm mặt xuống không dám ngẩng nhìn ai. Bà Thành Danh vừa trông thấy bộ xương của con trai liền ngất xỉu trong tay chị em Tuyền. Riêng ông Thành Đạt thì có lẽ sức chịu đựng mạnh mẽ hơn, ông đứng chết lặng một hồi lâu, nghe nỗi đau lan tràn khắp thân thể. Vậy là giọt máu duy nhất của ông cũng không còn lưu lại trên dương thế. Nó đã bị người chú ruột giết chết rồi vùi xác dưới lòng đất lạnh từ lâu. Thế mà bấy lâu ông vẫn hy vọng có ngày cha con gặp lại nhau. Để ông có cơ hội cưới con dâu và được nghe đứa cháu nội đầu tiên bập bẹ gọi hai tiếng "ông ơi". Nhưng bây giờ thì niềm hy vọng đã vụt tan rồi. Ôi, tại sao ông trời lại bất công như vậy chứ? Ông chỉ có mỗi một đứa con thôi, song ông không thể bảo vệ cho nó được, để nó bị người ta giết, để nó biến thành bộ hài cốt thế này! Sau những giây phút đau khổ tột cùng là tiếng khóc vỡ ra. Ông Thành Đạt nức nở như con nít làm ai nấy đang chứng kiến đều động lòng quay đi. Rồi tiếp theo sự yếu đuối là nỗi căm thù ngùn ngụt bốc lên. Ông đã sấn tới bên người em, dùng đôi cánh tay tật nguyền thụi mạnh vào ngực, vào mặt, khiến ông Thành Danh phải liên tục chống đỡ.
Ông Thành Đạt gầm lên tựa con thú bị thương:
- Thành Danh ơi...! Tao không ngờ mày quá táng tận lương tâm. Ngay một đứa trẻ con mà mày cũng dám giết để trừ hậu hoạn. Vậy thì tao sẽ không nương tay với mày nữa! Mày sẽ phải trả giá mọi hành động của mày đã gây cho tao và con tao.
Rồi những lời xầm xì, cười chê của mọi người tiếp theo:
- Là anh em ruột sao có thể hại nhau đến dường này?
- Đúng là quỷ vương đầu thai lên trần gian rồi...
- Người như thế ai mà dám gần gũi hay cộng tác làm ăn nữa. Chỉ bắn bỏ...
***
Dẫu đau thương dồn nén thế nào thì sự thật vẫn phải đối đầu. Ông Thành Đạt lo cải táng hài cốt con trai xong, bèn tỏ ý định từ giã:
- Tố Lan à, có lẽ thu xếp xong mọi chuyện tôi sẽ đi xa...
Bà Thành Danh gầy hẳn đi, đôi mắt trũng sâu buồn bã:
- Anh không thương hại đời em một chút nào sao?
Ông Thành Đạt nghe tim mình đau nhói. Ông không biết phải diễn tả tình cảm như thế nào trước ngườl xưa. Tại sao lại dùng chữ "thương hại" ở đây? Chuyện xảy ra nào do lỗi của ông hoặc Tố Lan, vậy mà khi gặp lại người nào cũng như đánh mất chính mình:
- Thành Đạt... Anh nên ở lại đây vì mọi thứ là của anh.
- Tiền bạc, của cải thì có nghĩa gì đâu. Sự trở về của tôi chỉ là vì đứa con, nhưng rất tiếc... nó đã không còn...
Khóe mắt bà Thành Danh ngân ngấn nước:
- Mất núm ruột của mình em cũng đau xót lắm. Em biết mình có lỗi vì đã...
Ông Thành Đạt ngắt lời bà:
- Trời không cho ta hưởng hạnh phúc thì đành vậy Tố Lan à. Dẫu trách em mọi việc cũng không thể thay đổi được. Chi bằng ta phải chấp nhận nó...
- Nhưng em không muốn anh lại tiếp tục ra đi. Hãy ở lại đi Thành Đạt... Em van anh!
Tiếp theo lời thỉnh cầu là những dòng lệ tuôn tràn, bà Thành Danh gục đầu trên vai người chồng cũ thổn thức khiến trái tim đầy thương tích của ông thêm một phen nhức buốt. Ông như bị mềm lòng:
- Đừng khóc nữa Tố Lan ơi. Dù sao thì thời gian chung sống giữa em và Thành Danh cũng lâu dài hơn. Tuy nó là một kẻ dã tâm, nhưng em cũng không nên bỏ rơi nó vào lúc này. Hiện giờ ở trong tù rất có thể nó biết ăn năn và đang mong chờ em...
Nghe vậy, bà Thành Danh cười chua xót:
- Anh có quá nhiều lòng nhân ái. Thành Danh không phải là kẻ dễ bị khuất phục đâu. Sống với hắn bấy lâu, em đã hiểu rõ về hắn hơn cả anh. Nếu bây giờ thoát ra được khỏi tù thì rất có thể Thành Danh sẽ làm hại nhiều người phải lao đao, khốn khổ đó. Thành Đạt... Anh đừng quan tâm tới hắn nữa. Cứ mặc kệ hắn với pháp luật xét xử.
- Em sẽ không đau lòng nếu như Thành Danh lãnh mức án cao nhất chứ?
Người phụ nữ nuốt nước bọt một cách khó khăn:
- Anh thử em làm chi. Sự lừa dối không thể giữ được bất cứ điều gì dù có là tình cảm. Gần hai chục năm sống với Thành Danh, chưa bao giờ em cảm thấy mình yêu và được yêu.
Giọng ông Thành Đạt chùng hẳn xuống:
- Tội nghiệp cho em quá!
- Sự thương hại của anh chỉ làm em tủi thân thêm mà thôi.
- Tố Lan... Anh rất muốn làm điều gì đó cho em...
Người phụ nữ ôm chặt lấy chồng:
- Vậy thì anh hãy làm đi, đừng nói suông Thành Đạt ạ.
- Chúng ta sẽ trở lại những ngày tháng ban đầu, em có đồng ý không? Còn hai cháu Diễm và Kiều, anh có bổn phận phải chăm sóc. Hơn nữa, anh là bác ruột của chúng khi cha chúng đang trả giá trong tù. Dù sao thì anh cũng rất cần tình yêu thương từ mọi phía.
- Thành Đạt... Anh quả là người đàn ông cao thượng. Thành Danh dẫu có chết đi nhiều lần cũng không trả hết nợ cho anh.
Chuyện giữa hai người tới đây thì Kiều, Diễm từ bên ngoài vào. Chúng có vẻ hối hả:
- Má...! Chị Tuyền đang định dọn đi kìa. Có cả anh Sinh nữa.
Nghe thấy vậy, ông Thành Đạt vội kéo vợ:
- Mau lên... suýt nữa thì ta quên hai đứa này.
Thế là bốn người cùng rảo bước về hướng ngôi nhà cũ, nơi đã chứa đựng và xảy ra quá nhiều điều. Còn cách khoảng vài chục mét, họ trông thấy chị em Tuyền và bà vú đang xách va ly đi ra ngoài, phía sau có cả Sinh. Ông Thành Đạt là người lên tiếng trước:
- Ai cho phép mấy đứa dám tự tiện rời chỗ ở của mình vậy?
Nhỏ Tú giành đáp lại:
- Một ngôi nhà đã từng xảy ra án mạng và chôn lấp xác chết thì tụi cháu làm sao dám ở nữa chứ?
Ông Thành Đạt bước tới:
- Nhưng nó có làm hại gì các cháu đâu. Vẫn ấm cúng đấy chứ.
Sinh càng trêu:
- Có gì đáng sợ đâu. Theo anh được biết thì cậu Thành Đạt kia rất đẹp trai...
- Xí... đẹp trai mấy cũng là ma, đâu có sánh vai cùng em dạo phố được. Mà cái anh chàng này nghịch ngợm vô kể đấy. Đêm nào cũng mở cửa ken két trêu ghẹo người ta sợ đến sút mấy ký lô.
Lời nhỏ Tú không nghĩ không suy khiến Tuyền e nó sẽ làm phật lòng những người lớn. Cô vội mắng:
- Tú... nói năng đàng hoàng chứ!
Song ông Thành Đạt đã bảo cô:
- Cứ mặc kệ em nó. Chúng đang ở tuổi hồn nhiên mà.
Rồi ông đẩy lưng hai chị em Kiều, Diễm:
- Các con hãy hòa đồng với bạn đi.
Tỏ ra vâng lời ông, Kiều và Diễm tới giữ chân nhỏ Tú bằng cách rủ:
- Mình đi hái hoa kết lại đeo cho cô dâu, chú rể nhé.
Tú ngơ ngác:
- Nhưng ở đây ai đóng vai trò quan trọng ấy?
Kiều chỉ vào hai người lớn nhất, vui vẻ nói:
- Đây một cặp.
Diễm cũng không chịu chậm trễ kéo tay Tuyền đặt vào tay Sinh:
- Đây một căp.
Niềm vui vụt nhân đôi trong ánh mắt mọi người. Tú nhoẻn cười dí dỏm:
- Thế có nghĩa là ở đây sắp sửa có đám cưới.
Ông Thành Đạt liền nói:
- Ta sẽ đứng chủ hôn cho anh Sinh hỏi cưới chị cháu, cháu có bằng lòng không?
Nhỏ Tú chớp mắt:
- Cháu làm sao dám bảo không ạ.
Nhỏ Tú chợt quay qua Sinh:
- Anh Sinh... anh thật sự muốn lấy chị Hai của em sao? Nè, suy nghĩ cho kỹ nghen.
Sinh với tay ngắt đại một chùm hoa dại mọc ở trước sân trịnh trọng trao cho cô trước những tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người:
- Anh xin lỗi... đã làm em sắp khóc. Anh thật sự yêu và muốn cưới em làm vợ.
Tuyền bật cười để lộ hai hàm răng trắng đều:
- Khóc hồi nào. Anh quả là vô duyên tệ!
Chị em Diễm, Kiều nãy giờ phải lúi húi ở chỗ lùm hoa dại bỗng tiến lại gần Tuyền và Sinh. Trên tay hai cô bé là một vòng hoa đủ màu sắc, chúng kéo hai anh chị xuống rồi choàng vào cổ:
- Xin chúc mừng... cô dâu, chú rể.
Tuyền hốt hoảng khiếu nại:
- Chưa được. Các em phải chúc mừng mẹ của các em và bác Thành Đạt kìa.
Nhưng hai người lớn đã nhìn nhau bẽn lẽn:
- Chúng tôi già rồi, không cần thiết phải rườm rà vậy đâu.
Ông Thành Đạt buông một câu đầy ý nhị:
- Nếu không có những điều tồi tệ, thì ta biết lấy gì so sánh những điều tuyệt diệu đang diễn ra ở đây. Kể từ nay tất cả các con đều là con của ta. Ta sẽ cho tu sửa ngôi nhà cũ này để nó không còn bị hoang phế, không còn gây ấn tượng sợ hãi đối với một ai.
Sinh tự nguyện:
- Con sẽ đến ở đây với Tuyền sau khi chúng con làm lễ thành hôn.
Diễm và Kiều cùng giơ tay:
- Hai đứa con cũng đến.
Ông Thành Đạt gật gù:
- Tốt rồi... Linh hồn thằng nhỏ bây giờ chắc đã vui, bởi nó đã được siêu thoát từ nay không làm phiền ai nữa.
Quả là thế! Từ đó về sau tiếng mở cửa giữa đêm không còn diễn ra nữa. Mọi người sống ở đó thật vui vẻ, nhất là sau khi Tuyền cho ra đời một thằng nhóc bụ bẫm vào buổi sáng mùa đông. Hạnh phúc bao trùm lên cuộc sống của tất cả mọi người sau những biến cố bi thương. Hoa pensée nở rộ khắp sân vườn như lời chúc tốt lành cho các tâm hồn nhân ái, dù luôn bị vây quanh bởi những đám sương mù...
- Quyển I - Phần I - Báo mộng
- Phần II
- Phần III
- Phần V
- Quyển II - Bóng người dưới vực sâu
- Bóp da ma quái
- Đám ma thành đám cưới
- Quyển III - Hóa thân hiện hồn
- Hồn người kiếp dê
- Quyển IV - Lên chùa tìm con
- Mái tóc của người chết
- Ngôi mộ hoang
- Quyển V - Người con gái tỉnh Bắc
- Người sống cùng ma
- Trả nợ
- Tự thú của kẻ ác
- Quyển VI - Phần I - Con tim của Quỷ
- Phần II
- Nàng dâu âm phủ
- Tình ma
- Quyển sách ma
- Đứa con ma
- Quyển VII - Phần I - Bóng ma trong nhạc viện cổ
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển VIII - Bóng ma cô gái cưỡi cọp - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển IX - Phần I - Hai nén hương thề
- Phần II
- Trầm hương
- Hờn ghen đến chết
- Trúc đào
- Mỹ phụng
- Ma khiêu vũ
- Quyển X - Khúc hát gọi hồn - Phần I
- Phần II
- Đưa dâu về âm phủ
- Đi kiện oan hồn - Phần I
- Chương 2 - Đi tìm hồn ma
- Người chồng cõi âm
- Hoa nương
- Quyển XI - Lâu đài oan khốc - Phần I - Đêm hoa chúc
- Phần II - Chuyện tội lỗi ở lâu đài
- Phần III
- Mười ba oan hồn
- Xác ai trong quan tài
- Cuộc báo thù của những giọt máu
- Hồn oan linh miêu
- Hồn ma đào hát
- Quyển XII - Lời thề ma nữ - Phần I - Ngôi mộ cô đơn
- Phần II
- Ma xó si tình
- Nửa đêm cầu cơ
- Lò rèn bên bờ suối
- Quyển XIII - Miếu Ba Cô
- Ma đỏ đen
- Lời nguyền
- Xà tinh
- Quyển XIV - Mồ hoang huyệt lạnh
- Tai nạn trên cầu cỏ may
- Đòi mạng
- Bà thợ và đôi mắt thần
- Quyển XV - Xác ai trong bệnh viện - Phần I
- Phần II - Mối tình truyền kiếp
- Hồn tiểu Hương báo oán
- Hồng lạp dạ gọi hồn
- Thay hồn đổi xác
- Con ma nhà xác
- Quyển XVI - Người tình và sợi dây thòng lòng - Phần I
- Phần II - Ngôi mộ tình
- Hồn sói
- Cô gái Hoa Tiên
- Duyên nợ âm dương
- Bạch Liên Hoa - Chương 1 - Tình duyên trong nghĩa trang
- Chương 2 - Huệ Hương nàng ở đâu?
- Quyển XVII - Người đàn bà biến mất
- Oan thai
- Con ma gốc khế
- Âm hồn trừng phạt
- Khuyển Tinh
- Quyển XVIII - Phần I - Ba nốt ruồi son
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Quyển XIX - Phần I - Nụ hôn thần chết
- Phần II
- Con ma gốc xoài
- Miêu tinh
- Thu lệ
- Quyển XX - Phần I - Nước mắt cô đơn
- Phần II
- Hồn hoa
- Những con ma rắn
- Hồn ma rừng
- Như hoa
- Điệu luận vũ của oan hồn
- Hồn ai dưới mộ
- Suối máu
- Quyển XXI - Phần I - Oan nghiệt: Đêm ma rừng
- Phần II - Tội ác
- Phần III - Đi tìm sao-ly
- Phần IV - Những con ma lai
- Phần V - Người đàn bà điên
- Đoạn kết
- Người đẹp vườn trúc đào
- Nghiệp chướng
- Lấy vợ cõi âm
- Quyển XXII - Oan tình út Liễu - Phần I - Đêm xa mẹ
- Phần II - Giông tố
- Phần III
- Phần IV - Phận hồng nhan
- Phần V - Oan hồn út Liễu
- Phần VI - Báo ứng
- Oan hồn nàng hầu trẻ - Chương 1 - Cô gái mồ côi
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5 - Gieo gì gặt nấy
- Chương 6
- Quyển XXIII - Tiếng sáo gọi hồn - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXIV - Tiếng vọng hồn ma - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Quyển XXV - Trở về từ kiếp sau - Phần I - Chuyện trên đèo
- Phần II
- Phần III - Mối tình tay ba
- Phần IV
- Phần V
- Người cứu hộ bí ẩn - Chương 1
- Chương 2 - Duyên ma
- Chín oan hồn - Chương 1
- Chương 2 - Kẻ luyện phép
- Người tình ma
- Quyển XXVI - Xác ai trong ngày cưới - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Hai nấm mồ trong ngôi nhà cổ - Chuong-1
- Chương 2
- Cẩu Nhi - Chương 1
- Chương 2
- Quyển XXVII - Xin cho em kiếp người - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Hồng Nương - Chương 1
- Chương 2
- Hồn người xác ai?
- Xuất hồn nhập xác
- Quyển XXVIII - Yêu và chết - Phần I - Chuyến xe hoàng hôn
- Phần II - Hoa dã quỳ
- Phần III - Quán âm hồn
- Oan hồn mẹ con - Chương 1 - Cuộc hội ngộ
- Chương 2
- Nhập tràng - Chương 1 - Cái chết của người tình trẻ
- Chương 2 - Khi người chết trở về
- Chương 3 - Quỷ nhập
- Quyển XXIX - Yểu mệnh - Phần I - Người con gái bạc mệnh
- Phần II - Cô gái tuổi Tuất
- Phần III - Cuộc hội ngộ
- Phần IV - Hóa giải hận thù
- Tiếng hú rừng tràm - Chương 1
- Chương 2
- Nghiệp chướng - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Quyển XXX - Quán cầu hôn - Phần I - Cô gái trên bè chuối
- Phần II - Quán cầu hôn - Chương 1
- Chương 2 - Giọt máu còn lại
- Chương 3 - Hồn tiểu Quyên
- Chương 4 - Hận tình
- Chương 5 - Xác ai trong phòng
- Quyển XXXI - Hồn ma đòi chồng - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Phần VI
- Quyển XXXII - Tình ma - Phần I
- Phần II
- Oan hồn nàng Hạnh
- Thủy táng
- Hồn ma Liên Chi
- Quyển XXXIII - Trăng lạnh nhà mồ - Phần I
- Phần II
- Yêu người cõi chết
- Pho tượng đồng báo oán
- Lời thề độc
- Quyển XXXIV - Giọt lệ hoàn hồn - Phần I
- Phần II
- Nàng hoa
- Kiếp phù dung
- Chuyện con ma "Trường nhũ "
- Chuông gọi hồn
- Quyển XXXV - Nàng hai báo oán - Phần I
- Phần II
- Nước mắt ba cô - Chương 1
- Chương 2
- Người vợ hóa khỉ - Chương 1
- Chương 2
- Quyển XXXVI - Ngôi nhà huyền bí - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXXVII - Oan hồn người vợ trẻ - Phần I
- Phần II
- Cái chết cô vũ nữ - Chương 1
- Chương 2
- Quyển XXXVIII - Người mượn hồn - Phần I
- Phần II
- Người chết trở về
- Trăng ngàn nanh sói
- Ma rắn
- Cái đầu báo oán
- Người về từ đáy mộ
- Chiếc xe dở chứng
- Quyển XXXIX - Ba nốt ruồi trên xác người yêu - Phần I
- Phần II
- Hồn trăng
- Miếu hai cô
- Tình ma duyên tục
- Ma chung tình
- Quyển XXXX - Mộ chàng xác thiếp: Quán bên đường - Phần I
- Phần II
- Hồn ai trên đèo cao
- Chương 1 - Góa phụ tuổi 17
- Chương 2 - Quả báo
- Giọt máu oan cừu
- Chiếc xe ma
- Quyển XXXXI - Ma ghen quỷ hờn - Phần I - Cô gái áo hồng
- Phần II - Câu chuyện thương tâm
- Phần III - Đền tội
- Ma sói
- Lời nguyền năm cũ
- Một chuyện tình buồn
- Lần gặp cuối
- Quyển XXXXII - Chiếc khăn định mệnh - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXXXIII - Bí mật ánh trăng khuya - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXXXIV - Điệu ru oan nghiệt - Phần I - Bóng ma áo hồng
- Phần II - Chuyện tình xưa
- Phần III - Oan nghiệt
- Linh miêu
- Trang lưu bút định mệnh - Chương 1 - Cái chết của một người bạn
- Chương 2 - Duyên ma
- Quyển XXXXV - Con ma nhà họ Lý - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Giọt máu oan nghiệt
- Hồn về nửa đêm
- Chuyến xe oan nghiệt - Chương 1
- Chương 2 - Cô gái bị đem bán
- Chương 3 - Vay trả
- Quyển XXXXVI - Chiếc vòng hôn ước - Phần I - Giấc mộng mùa hè
- Phần II - Nỗi oan
- Khi người chết trở về
- Quyển XXXXVII - Đồi thiên thu - Phần I
- Phần II
- Đêm định mệnh
- Bốn oan hồn trong ngôi nhà hoang
- Cô gái câm trong nhà hoang - Hết