Phần III
Như thường lệ, cứ đúng tám giờ sáng là Tuyền có mặt tại ngôi biệt thự của ông bà Thành Danh để đảm nhận vai trò cô giáo, dù thời tiết xấu hay không. Hôm nay trời cũng tràn ngập sương mù, đứng cách nhau vài mét là đã không còn nhìn thấy bóng. Xong bữa điểm tâm sáng đạm bạc cùng em gái và vú Dần, Tuyền miễn cưỡng khoác chiếc áo măng tô dài quá gối vào người rồi đội mũ len lên đầu chuẩn bị đến nơi dạy. Chợt nhỏ Tú gọi giật lại:
- Chị Hai... Có người gửi cho chị cái này nè.
Tuyền ngạc nhiên ngẩng lên nhìn:
- Ta có quen biết với ai ở đây đâu. Mi đừng bày đặt xạo...
- Em không xạo đâu chị Hai ơi. Nếu chê thì cứ cho hết em, đừng trả lại nhé!
Tuyền trợn mắt:
- Ai gửi tới?
Nhỏ Tú lắc đầu nói:
- Chị phải hứa...
- Ta không hứa gì hết.
- Vậy thì có nói cũng bằng không.
Trước sự úp mở của em, Tuyền nóng lòng nạt lên:
- Ta không chờ nữa đâu nghen.
Lúc này Tú mới chịu bật mí. Nó nói mà như đùa:
- Một anh công nhân đem tới bảo đưa cho chị.
Sắc mặt Tuyền thật lạnh lùng:
- Quen hay lạ?
Tú đáp lại gọn lỏn:
- Vừa quen mà cũng vừa lạ. Em nói thật. Trông anh ấy quen vì đã từng biết chúng ta, còn lạ là vì... chúng ta chưa chịu tiếp nhận ảnh.
Nhưng nhỏ Tú cũng rất là bản lĩnh. Nó lật tới lật lui gói quà:
- Có người để ý đến chị rồi đó!
Tuyền quắc mắt:
- Nói tầm bậy.
Tú nhoẻn miệng cười duyên:
- Không bậy chút nào đâu. Bằng chứng có đây nè.
Nói rồi nó lại chuyền tay cái gói như nhà ảo thuật gây cho Tuyền sự bực bội không thể tả. Cô chộp lấy xé tung gói giấy bên ngoài ra:
- Ồ... đừng...
Tiếng hét của nhỏ Tú không kịp ngăn chặn hành động của chị nó nên cái ruột của gói quà đã bị phơi bày trước mắt mọi người đó là một cái bọc mứt màu đỏ nâu trông thật ngon và hấp dẫn. Vú Dần vội bước tới nhận diện:
- Giống như là mứt mận.
Vì chưa từng được xem qua thứ này nên Tú không dám vồ vập mà chỉ đưa mắt nhìn:
- Cái tên sao nghe lạ quá trời ha vú?
Vú Dần cầm lấy đưa qua cho nhỏ Tú thấy, vú nói tiếp:
- Đây là loại mứt đặc sản của vùng đất lạnh này đó!
Nghe vú Dần nói vậy nhỏ Tú bèn liếm mép. Nó quay sang phía chị gạ:
- Mở ăn thử đi chị Hai.
Song Tuyền đã ngoảnh đi:
- Ta không ăn khi chưa biết nó xuất xứ từ nơi đâu.
- Trời ơi, thế nãy giờ chị không nghe sao?
- Ta muốn biết chính xác người gửi.
- Người gửi là anh Sinh.
Tưởng chị gái sẽ mừng, nào ngờ Tuyền còn mắng:
- Ai cho phép mi nhận?
- Chị mới là người kỳ cục. Anh ấy tha thiết muốn gửi thì em từ chối thế nào được.
Tuyền vẫn cố ghép tội:
- Thôi đừng có nói nhiều nữa. Mi hãy đem trả lại cho người ta đi.
Tú vươn cao chiếc cằm:
- Bây giờ thì không thể rồi chị à, bởi vì chị đã xé toang gói quà của người ta ra làm sao mà đem trả được. Chi bằng cứ ăn quách đi cho rồi.
Tuyền càu nhàu:
- Mi không cảnh giác một chút nào. Lỡ trong gói mứt này có bỏ bùa thì mi sẽ là nạn nhân đầu tiên đó!
Rồi cô nhìn xuống đồng hồ đeo tay kêu hoảng hốt:
- Trễ giờ của ta rồi đó nhỏ. Mi chỉ tạo ra lắm chuyện tầm phào làm mất thời gian của ta thôi. Ta phải đi dạy!
Nói xong, Tuyền cuống cuồng bước nhanh ra bên ngoài. Cô đi mà như chạy vì đã để muộn mất mười lăm phút. Chắc chắn ông Thành Danh sẽ không hài lòng nếu như ông có mặt ở nhà, vì ông vốn rất nghiêm khắc trong bất cứ mọi việc. Tuyền tự nhủ phải tìm cớ biện hộ cho mình thôi. Vừa đi, vừa suy nghĩ nên Tuyền đã vô ý đá phải một nhánh cây khô nằm chỏng chơ trên đường. Những tưởng sẽ không có gì xảy ra, nào ngờ khi xem lại một móng chân của Tuyền đã bị xước sâu vào thịt và tuôn chảy máu. Cô òa khóc vì sợ... và cả đau nữa... Hu... hu... hu... Tuyền ngồi khóc chưa lâu thì bỗng có tiếng nói ở đằng sau nghe thật ấm:
- Khăn đây... cô hãy lau nước mắt đi. Mới chỉ bị đau một chút mà đã khóc thì còn làm được việc gì lớn.
Không ngước mắt lên, Tuyền đón lấy chiếc khăn một cách máy móc. Cô lau nhẹ những dòng lệ đang thi nhau túa xuống rồi đưa trả lại chiếc khăn:
- Cám ơn anh.
- Cô không nhìn coi tôi là ai ư?
Tuyền ngồi im không cử động:
- Nghe tiếng nói là tôi đã biết rồi.
- Ngộ nhỡ nhầm người thì sao?
- Không đời nào...
- Kìa... chân cô chảy máu cũng khá nhiều, chắc cô không phản đối tôi giúp cô băng lại chứ?
Người thanh niên bước lên trước tầm nhìn của Tuyền rồi ngồi xuống, nét mặt anh ta buồn hiu:
- Ở chỗ này không có băng cứu thương và bông gòn. Tôi chỉ có thể dùng lá cây để cầm máu cho cô thôi.
Rồi không chờ Tuyền đồng ý hay không, anh ta với tay sang hai bên hái vài ngọn cỏ lá tròn màu xanh bỏ vào miệng nhai nát, nhả ra đắp vào chỗ vết thương cho Tuyền. Mọi động tác có vẻ rất thành thạo:
- Xong rồi dó. Nó sẽ cầm máu ngay thôi.
Tuyền mấp máy bờ môi:
- Anh cứ làm như là thuốc tiên. Những lá cây này mà linh nghiệm dữ vậy sao?
- Thì cô hãy chờ coi. Thuốc tiên thì không phải, nhưng nó sẽ cho cô thấy tác dụng của nó liền tức khắc. Xem, máu đã ngừng chảy rồi phải không?
Tuyền quan sát chỗ đau rồi gật đầu nhìn nhận:
- Ồ hay thật...
- Có cần cám ơn tôi thêm lần nữa không cô Tuyền?
Tuyền đột nhiên bướng bỉnh:
- Tôi đang muốn mắng anh thì có.
- Vì chuyện gói quà tôi gửi sáng nay ư?
- Không phải. Vấn đề khác.
Đôi chân mày anh khẽ nhướng lên:
- Tôi không nhớ mình đã gây ra cho cô điều gì.
Rồi những giọt nước mắt tức tưởi của Tuyền lại ứa ra, trông cứ như vừa bị người ta ăn hiếp vậy khiến Sinh không nín được phải bật cười. Anh gọi cô bằng tên:
- Tuyền trẻ con quá xá.
Nghe thấy vậy, Tuyền càng khóc lớn hơn.
Ánh mắt Sinh đầy buồn phiền, anh buông lời than thở:
- Tuyền không hiểu tôi gì hết.
Tuyền la ầm ĩ lên:
- Tôi cần gì phải hiểu anh?
Sinh cắn mạnh vào môi sững sờ nói:
- Thì ra tôi đã quá nhầm lẫn khi dành cho cô một chỗ đứng trong tim mình. Xin chào!
Tuyền dự định sẽ quay về rồi sai nhỏ Tú qua nhà ông bà Thành Danh xin phép nghỉ ít bữa, song cô chưa kịp rời khỏi chỗ ngồi thì bỗng có một tiếng sột soạt nghe rất gần làm Tuyền phải quan tâm. Cô đảo mắt với tia nhìn cảnh giác:
- Anh đừng có giở trò với tôi nghe.
Cứ tưởng là Sinh quay trở lại nên Tuyền đã buột miệng. Nào ngờ, ánh mắt cô chợt thấy một hình hài mà bất cứ ai nhìn thấy cũng đều giật mình kinh hãi. Nhất là ở chỗ vắng không người qua lại. Tuyền toan khụy xuống vì tay chân bủn rủn, song phản xạ tự nhiên đã tiếp thêm cho cô sức mạnh... và Tuyền ù té chạy bán sống bán chết cho đến ngôi biệt thự Thành Danh mà không hề cảm thấy cái chân đang bị đau.
Từ trong nhà bước ra, bà Thành Danh đã bị Tuyền tông thẳng vào người thật mạnh đến độ phải ngã ngồi. Bà vừa nén đau vừa giương mắt nhìn Tuyền đầy kinh ngạc:
- Làm gì mà hấp tấp dữ vậy cháu?
Gương mặt Tuyền chất chứa sự hãi hùng. Cô lắp bắp nói câu được câu mất:
- Thưa... thưa bác ghê... ghê quá... thật kinh hồn!
Không hiểu ất giáp gì, bà Thành Danh ngơ ngác lay tay Tuyền:
- Bộ có chuyện chi nghiêm trọng lắm hả cháu? Sao giờ này mới tới đây?
Tuyền ngọng nghịu dù biết đã thoát khỏi sự nguy hiểm. Cô thở không ra hơi:
- Cháu... vừa... gặp...
Bà Thành Danh hỏi lấn tới:
- Gặp gì vậy? Bộ nơi này có thú dữ hay sao?
Tuyền lắc đầu, khắp người cô toát mồ hôi lạnh:
- Thú dữ còn đỡ sợ, đây là người đó bác à.
Nghe nói, bà Thành Danh chau mày:
- Người thì có gì đáng làm cho cháu phải khiếp hãi đến như vậy? Quanh đây chỉ có công nhân của nông trường trà Thành Danh thôi. Chẳng lẽ họ lại dám sàm sỡ với cháu?
Tuyền vội vàng đính chính:
- Không phải ạ...
- Vậy điều gì khiến cháu sợ thế này?
Tuyền nói nhanh vì sợ không đủ can đảm lặp lại:
- Cháu vừa trông thấy một người có dáng dấp khuôn mặt dị dạng lắm! Hắn đã xuất hiện trên đường từ chỗ ở của cháu đến đây.
Bà Thành Danh ngẩn người ra:
- Thật là chuyện lạ.
- Thưa... cháu không hề nói dối ạ. Phải chăng hắn cũng là công nhân của nông trường trà này?
- Cháu hãy tả lại hình dáng cụ thể cho bác nghe thử xem. Công nhân ở đây bác cũng rõ từng mặt.
Nghe hỏi, Tuyền cắn môi phác một cử chỉ chậm chạp:
- Cháu không thấy kỹ lắm, nhưng trên đời này chưa ai xấu bằng hắn. Ôi, một bộ mặt nhăn nhúm như ma quỷ lại đi khập khiễng giống như hình ảnh của những bức tranh biếm họa về lão Thần Chết ấy! Cháu thật không ngờ ở ngoài đời cũng có một con người sống như vậy.
Lời Tuyền khiến bà Thành Danh ngạc nhiên không thể tả, bởi bấy lâu sống ở đây bà chưa từng nghe ai nói về điều này. Bà Thành Danh muốn hỏi Tuyền thêm nhiều điều thắc mắc nữa, song chợt nhìn thấy ngón chân đau của cô nên lộ vẻ quan tâm:
- Hậu quả của sự sợ hãi lúc nãy có phải không?
Tuyền ngượng ngập gật đầu đại:
- Thưa... vâng ạ.
Bà Thành Danh với nét mặt lo âu:
- Không hề gì chứ cháu?
Tuyền líu ríu:
- Dạ... cũng đau đau. Chắc việc đi lại sẽ khó khăn nếu như ngày mai nó bắt đầu sưng tấy lên.
Bà Thành Danh nhiệt tình:
- Vậy thì cháu hãy nghỉ dạy ít hôm đi. Để bác nói lại với bác trai, cháu đừng ngại gì cả.
***
Tối nay Tuyền thức khuya nhưng trong lòng cô thật bình yên. Cô không còn cảm thấy sợ hãi mơ hồ về những điều chỉ cách đó một ngày cô đã sợ đến mất ăn, mất ngủ.
Ngón chân đau vẫn không thôi nhức buốt vì khí lạnh ngày càng xuống thấp. Tuy vậy, Tuyền lại nghe dễ chịu hơn nên ca hát vang nhà. Cô cố làm cho vú Dần và em gái thay đổi cách nghĩ về ngôi nhà mình đang ở.
K...é...t... k...ẹ...t... tiếng kêu nghe rợn óc giữa đêm khuya làm Tuyền giật thót người, dù rằng cô đã tự trấn an nỗi sợ từ lâu. Sao lại còn sự kiện này xảy ra khi cô đã rõ trên đời này không hề có ma. Người đàn ông quái dị ấy vẫn tiếp tục giở trò nhát ta chăng? Hay Sinh có ý muốn trêu chọc cô nên thừa nước đục thả câu, làm cho người ta phải sợ? Vậy làm thế nào? Rõ ràng cô đã nghe tiếng mở cửa thật to mà.
Tâm trạng về sự khủng hoảng ban đầu khi cảm giác ớn lạnh cứ liên tục trỗi lên. Một con ma khác xuất hiện nữa chăng? Chẳng lẽ ngoài người đàn ông quái dị kia, còn có thêm một oan hồn lẩn khuất ở trong ngôi biệt thự này để tiếp tục làm cho những ai ẩn náu nơi đây phải sợ? Ôi, như thế thì Tuyền cứ phải đến chịu thua, đầu hàng mất. Cô trở lại giường nằm song trằn trọc mãi vẫn không tài nào ngủ được. K...é...t... k...é...t... tiếng mở cửa bên ngoài lặp lại lần thứ hai cùng với âm thanh ặc... ặc... nghe thật kỳ quái, khác với những lần trước. Ôi, cứ thế này thì đến đau tim mà chết mất thôi, Tuyền nhắm mắt lại cố nhẩm đọc số từ một... hai... ba... và phải đến mấy trăm cô mới có thể thiếp đi trong giấc ngủ khá nặng nề.
Sáng hôm sau khi thức dậy cô hỏi vú Dần rối rít:
- Đêm qua nhà mình có bị mất thứ gì không hả vú?
Vú Dần ngẩn người ra rồi lắc đầu:
- Làm sao mất được khi cửa nẻo đều đóng kín.
Tuyền buột miệng:
- Rõ ràng con nghe tiếng mở cửa hai lần mà...
- Cô có nằm mơ không?
- Lúc đó con còn thức.
- Nhưng sáng nay cửa vẫn còn cài then cẩn thận.
Tuyền cảm giác sống lưng mình thật lạnh dù cô đã mặc áo ấm và choàng khăn. Đích thị ngôi biệt thự này có vấn đề, mà sự kiện dường như nghiêm trọng hơn. Phải tìm anh chàng Sinh hỏi cho ra lẽ rồi mới khẳng định được, vì chỉ anh ta là biết rõ...
Ăn sáng qua loa bằng một quả trứng luộc và miếng bánh mì sấy rắc đường, Tuyền lên tiếng rủ em gái:
- Nè, Tú. Mi có thể dẫn ta đi tới nhà anh chàng từng đến đây tặng mứt mận cho chúng ta được không?
Nhỏ Tú hóm hỉnh nheo đuôi mắt:
- Mới bảnh mắt chị đã có ý định thăm người ta sớm quá vậy?
Tuyền ngượng nghịu tìm lời:
- Không phải đi thăm mà là có chuyện muốn hỏi...
- Bộ có vấn đề nghiêm trọng hả?
- Ta không có thời gian đàm luận với mi nữa. Hãy lên đường ngay đi.
Mặc cho chị thúc giục, nhỏ Tú vẫn lề mề. Nhỏ Tú thầm cầu mong một điều mà nó vừa hình dung, song đó là ý trời... nó chỉ có nhiệm vụ đẩy họ lại gần thôi.
***
- Đó. Ngôi nhà gỗ đằng trước có giàn hoa thiên lý màu vàng mà chúng ta đang nhìn thấy... là nhà của anh ấy! Chị vào đi, em ngồi ở ngoài này.
Cô dấn bước về phía trước sau khi để lại câu dặn dò:
- Mi đừng có đi đâu nghe. Ngộ nhỡ ta bị ức hiếp thì cũng còn có một đồng minh.
Nhỏ Tú lè lưỡi nháy với theo:
- Không dám đâu, đụng chuyện em sẽ co giò chạy trước đó!
Lời nhỏ Tú chưa kịp dứt thì phía trước Tuyền đã được đón tiếp. Sinh xuất hiện với bộ mặt khá thân thiện:
- Liệu có phải rồng đến nhà tôm không đây?
Định trả đũa lại những lời trêu chọc của Sinh, nhưng có vài cặp mắt tò mò của các nhà bên cạnh phóng ra nên Tuyền đành nhượng bộ. Cô vừa lườm vừa nhẹ bước chân.
- Á... đau...
Tiếng kêu của Sinh gây cho Tuyền sự ngạc nhiên:
- Sao?
Sinh liếc qua hóm hỉnh:
- Cô vừa đâm vào ngực tôi một dao mà còn hỏi nữa hả?
Vô tình Tuyền nhìn xuống tay mình và phát hiện Sinh đang tiếp tục nhạo bằng lời. Cô mím môi quay phắt lại:
- Yêu cầu anh nghiêm chỉnh.
Sinh cũng chẳng chịu thua cô:
- Thì tôi có giỡn mặt với Tuyền đâu. Được Tuyền tới thăm tôi thấy cảm động lắm!
- Anh đừng có mừng vội. Tôi không có lòng tốt đi thăm hỏi người khác đâu.
- Vậy Tuyền đi đến nhà tôi để làm chi? Chắc không phải muốn gặp chú Nhị của tôi chứ?
Nào ngờ Tuyền lại nói:
- Tôi muốn gặp chú ấy!
Sinh rụt cổ vào vai:
- Cô đã hết sợ rồi ư?
Tuyền cố giữ cho giọng mình đừng run:
- Với ông ấy thì tôi không còn sợ, nhưng lại có một bóng ma nữa vừa xuất hiện đêm hôm qua.
- Cô trông thấy nó à?
Tuyền lắc đầu:
- Không thấy gì, song nó đã nhát tôi chết khiếp suốt cả đêm.
Cặp chân mày Sinh chau nhẹ:
- Bằng cách nào?
Hai tay Tuyền phát ra những động tác:
- Tiếng mở cửa kèn kẹt nhưng cánh cửa vẫn cài then.
Chẳng biết có ý dọa Tuyền hay không mà Sinh lại gật đầu:
- Như vậy là ngôi nhà đó có oan hồn chết thật rồi. Tôi bảo đảm đêm qua chú Nhị đã ở bên tôi đến sáng.
- Anh lấy gì làm bằng chứng?
Sinh cười hiền:
- Tôi cho chú ấy uống thuốc ngủ. Tới giờ này chú ấy còn chưa thức nổi nữa kìa. Không tin cô hãy bước vào bên trong mà xem.
- Biết đâu ông ấy đi cả đêm nên giờ mới ngủ mệt.
Tuyền vẫn tỏ ý nghi ngờ.
Sinh dang rộng cánh tay:
- Tin hay không là tùy cô. Nhưng tôi cũng xin nhấn mạnh ngôi biệt thự cô đang ở không tốt đâu, cả chủ nhà của nó cũng thế!
Tuyền hơi bất mãn nhưng Sinh không cho cô cơ hội mở miệng, anh nói tiếp:
- Cô hãy khoan phản ứng. Cứ chờ thời gian trả lời rồi mắng tôi cũng chưa muộn mà. Thật tình thì tôi không có tật nói và nghĩ xấu về người ta. Chẳng lẽ cô không thắc mắc gì về câu chuyện nghe lỏm được của chú Nhị hay sao? Trước kia chú ấy cũng là một con người đẹp đẽ lắm.
Tới đây Sinh mới đưa mắt nhìn Tuyền:
- Cô có muốn đặt câu hỏi hay không?
Tuyền ngần ngừ:
- Tôi nghĩ mình không có liên quan gì về thân thế của người khác.
- Nhưng cô cũng có quyền thắc mắc chứ?
- Anh gài tôi vào chuyện đó để làm chi?
Sinh rót một ly nước đẩy tới cho Tuyền rồi biểu lộ thái độ của mình. Trông anh thật là buồn:
- Tôi muốn cô hiểu về nỗi thống khổ của một con người đang sống mà phải bị biến thành ma.
Đôi mắt đẹp của Tuyền mở thật to:
- Anh đang nói...
Sinh cắn môi:
- Tôi nói về chú Nhị đấy! Chú ấy không phải là chú ruột của tôi, mà là người đã cưu mang giúp đỡ gia đình thuở trước nên tôi coi như người thân... Khi mẹ tôi mất đi, tôi chỉ còn có chú ấy bên cạnh. Tôi tự hứa là sẽ trông nom săn sóc và bảo bọc cho chú ấy đến hết đời.
Sự tò mò trong Tuyền đang được khơi dậy từ từ. Cô bắt đầu muốn biết về thân phận của người đàn ông quái dị. Tuyền buột miệng:
- Ông ấy bị tai nạn gì mà biến dạng đến như vậy?
Sinh bồi hồi một lúc rồi mới nói:
- Một tai nạn khủng khiếp do con người tạo ra. Chú Nhị bị chính em trai mình làm hại để chiếm đoạt tài sản... Chú ấy bị người ta đánh đến thừa sống thiếu chết rồi bỏ lên một chiếc xe hơi đẩy lao xuống vực nhằm tạo ra tai nạn do bất cẩn. Nhưng trong sổ thiên tào, số chú ấy chưa hết hạn nên vẫn chưa chết, gặp người tốt cứu mạng và chú đã tìm về nhà tôi với thân xác thế này.
Lẽ ra Tuyền lặng yên chỉ ngồi nghe, song bản năng đã xúi cô lên tiếng:
- Tại sao em trai của ông ấy lại dã man như vậy chứ? Của cải sao sánh được với tình cảm ruột thịt...
Sinh ngắt lời Tuyền ở chỗ này. Anh nói sau khi tự đốt cho mình một điếu thuốc:
- Đó không phải châm ngôn của những con người tàn bạo. Vì sự giàu sang lẫn ước muốn tội lỗi, họ có thể làm bất cứ điều gì.
- Anh nói rõ hơn đi.
Sinh nhìn Tuyền dò ý:
- Sự việc trên lẽ ra tôi phải giấu để giữ an toàn cho chú Nhị. Nhưng tôi tin cô nên mới kể lại cho cô nghe.
Tuyền bỗng thấy lo lắng:
- Ông ấy vẫn còn bị truy đuổi để sát hại nữa sao?
- Đúng, chú ấy bị săn đuổi.
- Anh có thể cho tôi biết kẻ đó là ai không?
Thay vì đáp câu hỏi của Tuyền, Sinh lại cầm tay cô vẻ mặt thật hiền hòa:
- Rồi Tuyền sẽ biết mà không phải do tôi nói. Tôi muốn Tuyền thay đổi cách nghĩ về tôi thôi.
Tuyền cố rút tay về nhưng không được. Cô cảm thấy mình như đang chịu ảnh hưởng cuồng nhiệt từ người Sinh truyền sang.
Sinh dùng hai tay giữ chặt lấy người cô:
- Anh đang nói chuyện rất nghiêm chỉnh với em.
Tuyền ra sức vùng vẫy:
- Tôi không nghe. Anh hãy buông tôi ra.
- Tuyền... đừng cứng lòng như vậy. Anh yêu em thật tình mà...
Toàn thân Tuyền như bốc khói trước lời tỏ tình này dù không khí bên ngoài đang còn lạnh, cô thở hào hển:
- Tôi... tôi...
- Hãy nói một tiếng em đi Tuyền.
Lời yêu cầu của Sinh đã không được Tuyền đáp ứng.
- Nếu còn thắc mắc gì thì cứ hỏi tiếp đi.
Sinh vừa nói tới đây thì người đàn ông quái dị thức giấc lò dò ra. Trông thấy ông ta xuất hiện, Tuyền không tránh khỏi hoảng hốt dù bụng đã trấn an, đã bảo đừng sợ. Cô phải chạy tới nép sát vào người Sinh.
Tuy trong lòng rất não nề, Sinh vẫn không để Tuyền có cảm giác bị đe dọa. Anh tạo vòng đai bảo vệ ngay:
- Chú Nhị à, đây là cô Tuyền. Người đến ở trọ trong ngôi biệt thự của chú đó!
Chú Nhị gật đầu vẻ hiểu biết:
- Không cần cháu giới thiệu. Cô bé này thì chú quá quen rồi.
Tuyền giữ nguyên tư thế cũ, cô bật thốt với Sinh:
- Vừa rồi anh bảo ngôi biệt thự cũ kia là của ông ta ư?
Sinh ngẩng lên nhìn rồi tư lự:
- Đúng như vậy.
- Không phải.
- Thế Tuyền cho nó là của người đang làm ơn cho em hả?
- Thì sự thật là thế, không thể phủ nhận được.
- Ôi... quá bậy...
Tuyền nghiêng nghiêng một bên đầu:
- Anh đừng châm biếm nữa. Anh không có tài làm thay đổi sự thật đâu.
- Tuyền... em nghĩ anh xấu như vậy sao?
- Tôi không có quyền bình luận về ai cả.
- Cô hơi quá đáng! Sinh nóng mặt.
Tuyền nhích người giữ khoảng cách với Sinh:
- Mong anh hiểu mà thông cảm giùm cho tôi không thể có cái nhìn sai về người đã cưu mang tôi được.
Sinh gằn giọng:
- Ngay cả khi họ làm một kẻ thủ ác?
- Anh vừa nói cái gì? - Mắt Tuyền xoe tròn lên.
Nhưng Sinh không giải thích mà phẩy tay như xua đuổi:
- Thôi, cô hãy rời khỏi ngôi nhà này và đừng đến đây nữa. Chuyện về chú Nhị cô muốn giữ bí mật hay nói toạc ra thì tùy ý. Bây giờ tôi có việc phải làm đây.
Nói xong, Sinh bước nhanh ra ngoài rồi khuất bóng sau một lùm cây. Còn lại một mình với người đàn ông quái dị, Tuyền chợt nghe run rẩy dù biết ông ta là con người thật sự chứ không phải bóng ma từng làm cho cô sợ. Và Tuyền phải đối diện với ông ta:
- Ngồi xuống đi. Ta tuy xấu xí nhưng không biết ăn thịt đồng loại đâu. Thế nào? Cô quen biết sao với gia đình Thành Danh?
Bất đắc dĩ, Tuyền phải mở miệng để đáp lại:
- Dạ, tôi là con cái của bạn bác ấy! Ba má tôi vắn số vì tai nạn, chị em tôi bơ vơ nên bác ấy đã nhận lãnh cưu mang.
Chú Nhị nhìn chăm chú vào Tuyền, đôi mắt ông rất sáng phát ra từ bộ mặt luôn làm cô kinh hãi:
- Hắn cũng tốt quá hả? Hèn chi cô ngộ nhận là phải rồi. Nhưng ba má cô tên là gì?
Tuyền không định nói, nhưng chẳng hiểu sao âm thanh cứ thoát ra:
- Ba tôi tên là Vĩnh Khương, bạn rất thân với bác Thành Danh.
Vừa chợt nghe, chú Nhị đã kêu lên:
- Trời... vợ chồng Vĩnh Khương đã chết hết rồi sao?
Tuyền ngạc nhiên:
- Ông cũng biết ba tôi ư?
Giọng chú Nhị buông thõng:
- Rất thân là đằng khác.
- Vậy thì ông là ai?
- Ta nghĩ cô cũng đã biết ít nhiều về ta rồi. Còn về cái lý lịch gốc của ta bây giờ chưa phải lúc ta tiết lộ.
Tuyền tỏ ra là cao thủ:
- Ông không nói thì tôi cũng đoán được. Phải chăng ông là nhân tình cũ của bà Thành Danh?
Tức thì Tuyền bị mắng:
- Con bé này nói năng hàm hồ quá. Trong đời ta chưa từng biết hai chữ "nhân tình" là gì. Trước khi gặp nạn, ta có vợ con đàng hoàng mà...
- Ông bào chữa làm chi. Hôm trước tôi có nghe lỏm chuyện giữa ông và anh Sinh ở chỗ ngôi biệt thự cũ. Ông đã chẳng muốn gặp bà Thành Danh để đòi con là gì?
Chú Nhị lộ nét đau khổ tột cùng cho Tuyền thấy:
- Cháu đã nghe thì ta không giấu. Nhưng cháu hãy hứa giúp ta một chuyện, ta sẽ kể hết về ta cho cháu rõ.
Tuy đã biết phần nào về người đàn ông tàn phế này, song tò mò vẫn luôn là cố tật mà phụ nữ ít khi tránh khỏi. Tuyền cắn ngón tay vài cái rồi bằng lòng:
- Được... tôi sẽ giúp ông nếu như có đủ khả năng.
Chú Nhị mừng rỡ thấy rõ:
- Chuyện nhỏ, không quá khả năng của cháu đâu.
- Vậy ông muốn gì nào?
- Cháu tạo cơ hội giúp ta gặp riêng bà Thành Danh.
Tuyền nhíu mày suy nghĩ:
- Ở đâu cho tiện đây?
Chú Nhị cuống quýt nói:
- Đâu cũng được. Nhưng cháu hãy sắp xếp cho sự gặp gỡ thật tình cờ.
Tuyền than thở:
- Chà, khó thật. Sao ông không nhờ anh Sinh?
- Nếu cháu đã nghe lỏm chuyện thì cháu biết nó không muốn ta gặp nguy hiểm. Tội nghiệp... Ta cũng không muốn nó phải lo lắng và nuôi nấng ta cả đời. Nếu không vì ta, nó đã có cuộc sống khá hơn là làm công nhân kỹ thuật ở cái nông trường trà này.
- Thế tôi giúp ông, anh ấy có phiền hà gì không?
- Đừng nói gì cho nó biết.
Tuyền miễn cưỡng gật đầu:
- Thôi được.
Và liền sau đó, cô nghe chú Nhị kể về lai lịch và thân thế. Cô không ngờ và cũng chẳng dám tin điều ấy là thật khi chưa có sự đối chứng rõ ràng.
***
Sau ba ngày nghỉ với lý do bị đau chân, hôm nay Tuyền phải bắt đầu đi dạy lại. Học trò và cô giáo gặp nhau mừng tíu tít nên buổi học thật hào hứng dù hai cô bé Diễm, Kiều không thể phát âm được bằng lời. Hết giờ rồi, chúng vẫn bám chặt lấy Tuyền như không muốn tiễn cô về. Thấy vậy, Tuyền đành nán lại bày trò chơi với chúng cho tới tận giờ cơm trưa.
- Cháu Tuyền ở lại dùng cơm với bác nghe?
Tiếng bà Thành Danh nơi cầu thang làm cô và trò phải ngừng chơi. Tuyền vội đáp:
- Thưa... để cháu về nhà ăn cơm cũng được mà.
Song bà Thành Danh đã phẩy tay:
- Ăn ở đây với bác và các em đi. Trưa nay bác trai không về, có mấy mẹ con buồn lắm.
Toan từ chối thêm lần nữa nhưng sực nhớ đến lời hứa với chú Nhị, Tuyền nhận thấy đây là cơ hội để cô thực hiện yêu cầu.
- Vâng ạ. Bác đã mời, cháu không dám từ chối.
Cùng với hai cô bé Kiều và Diễm, Tuyền ngồi vào bàn. Cô được bà Thành Danh tự tay gắp thức ăn giống như mẹ cô khi còn sống khiến lòng cô nghẹn lên xúc động:
- Ăn đi cháu. Món mực sốt chua ngon lắm! Ở vùng đất cao nguyên này có được đồ biển tươi để ăn cũng là hiếm chứ không dễ đâu nghe.
Bà Thành Danh trò chuyện rất thân tình:
- Có cháu lui tới dạy học cho các em thì cái nhà này mới được chút sinh khí để vui lên. Bằng không, từ người đến cảnh vật tất cả đều u buồn, ảm đạm. Tội nghiệp cho hai đứa con gái của bác... chính vì thế mà chúng không năng động, hồn nhiên như các bạn cùng trang lứa với mình.
Theo đà, Tuyền ngừng ăn tiếp nối câu chuyện:
- Thưa bác, sao lại xảy ra vấn đề như vậy? Cháu thấy hai bác có đủ điều kiện để tạo ra cuộc sống vui vẻ cho các em mà.
Khóe mắt bà Thành Danh rưng rưng những giọt buồn:
- Bộ cháu tưởng cứ giàu sang là đã sung sướng mãn nguyện à. Thú thật, bác không hề thấy hạnh phúc.
Tuyền như bị nghẹt thở:
- Không phải về vấn đề tình cảm chứ, thưa bác?
Ngập ngừng một chút, bà Thành Danh thú nhận:
- Là nó đó.
- Bác và bác trai có chuyện xích mích ư?
Bà Thành Danh lắc đầu:
- Đời nào bác dám đụng đến ông ta. Bác chỉ là một phụ nữ yếu đuối.
Nói tới đây, thấy không khí chùng xuống theo mình, bà Thành Danh vội sửa lại thần sắc tươi tỉnh hơn. Bà mỉm cười gượng gạo:
- Thôi đừng nói chuyện của bác nữa. Cháu hãy nói về mình đi. Thế nào... nông trường trà này đã có gì thu hút được cháu chưa?
Tuyền bẽn lẽn:
- Thưa, mọi sự vẫn bình thường thôi bác ạ. Cháu vừa quen được một công nhân có tên là Sinh.
- À... anh chàng này thì bác biết. Cháu cũng khéo quen, anh ta là công nhân kỹ thuật giỏi nhất của nông trường trà Thành Danh đó! Tính tình hơi nóng nảy một chút nhưng rất tốt.
Rồi bà tỏ ra khôi hài:
- Giá ông tơ bà nguyệt mà biết được, xe sợi chỉ hồng cho hai đứa nhỉ?
Đôi má Tuyền chợt gợn sắc hồng của sự thẹn thùng. Cô kêu lên nho nhỏ:
- Kìa, bác...
Bà Thành Danh nói thêm:
- Nếu thật sự hai đứa đã quen và thích nhau, bác sẽ tình nguyện làm bà mai giúp đỡ.
Tuyền càng mắc cỡ:
- Chưa đến giai đoạn ấy đâu bác. Hơn nữa anh ta giận cháu rồi.
- Chuyện trai gái vấn đề đó là thường. Ghét rồi thương... thương rồi giận... hết giận lại hờn... lẩn quẩn chỉ bấy nhiêu.
- Bác tâm lý quá cỡ.
Bà Thành Danh cười ôn tồn:
- Thì tại bác đã trải qua mà. Tình yêu thời tuổi trẻ luôn tuyệt vời và mãnh liệt. Có đôi lúc bác ao ước mình được sống lại giây phút ấy chết cũng cam lòng.
Bữa cơm đã xong, bà Thành Danh kéo Tuyền ra hành lang ngồi tâm sự. Có lẽ bà cho rằng cô là người mà bà có thể trút cạn mọi nỗi niềm. Tuy nhiên, bà cũng chỉ nói những điều mà Tuyền không hề chờ đợi. Thấy cơ hội không đến, Tuyền bộc phát mở lời:
- Thời trẻ bác có yêu ai đắm đuối không?
Bà Thành Danh hơi thay đổi sắc diện trước khi gật đầu:
- Có... Thời con gái ai mà tránh được chuyện vấn vương tình cảm.
- Thế bác có lấy được người ấy làm chồng không?
Dường như khóe mắt của bà Thành Danh đang bắt đầu long lanh. Bà nói như muốn mếu:
- Lấy được.
Tuyền cảm thấy hồi hộp:
- Người ấy là bác trai hiện giờ?
Tới đây, bà Thành Danh bỗng khóc ròng nhưng vẫn nói:
- Không phải.
Cô nhẹ nhàng đặt tay mình lên tay bà Thành Danh:
- Cháu xin lỗi đã quá tọc mạch vào đời tư của bác. Chỉ tại cháu có quá nhiều thắc mắc...
- Không phải tại cháu, mà chỉ tại bác xúc động khi hồi tưởng lại dĩ vãng.
Tuyền tiếp tục công việc dò hỏi một cách khôn khéo:
- Dĩ vãng của bác chắc là không được vui vẻ lắm?
- Cháu đoán đúng chỉ một phần. Thật ra thì bác có một thời gian hạnh phúc vô cùng. Nhưng tiếc là ngắn ngủi quá, chỉ kéo dài được một năm.
Lặng người đi để đè nén nỗi buồn, bà Thành Danh lại kể:
- Sau một năm vui vẻ là cả chuỗi thời gian dài đau khổ. Nhiều lúc bác muốn tự giải thoát cho mình, song nghịch cảnh trò đời cứ trói buộc, bắt bác phải chịu đựng điều mà bác kinh tởm nhất.
- Dường như trong giọng nói, bác không có tình yêu với bác trai?
- Lần này thì cháu đúng trăm phần trăm.
Đã đoán trước song Tuyền vẫn ngỡ ngàng:
- Không yêu sao bác lại có thể lấy làm chồng?
Những giọt nước mắt không kìm hãm được của bà Thành Danh tuôn như suối. Bà khẽ nấc:
- Chuyện gì cũng có vấn đề của nó cả. Cháu không thể hiểu được khi chưa biết rõ đâu Tuyền.
Đến đây thì Tuyền hiểu mình không nên lấn sâu thêm, dù thật lòng cô rất muốn được biết hết về đời tư của một người phụ nữ có cuộc sống cao sang. Tuyền đề nghị một cách rụt rè:
- Nếu bác có bí mật cần giấu kín thì không nên thổ lộ. Cháu trẻ người non dạ chẳng giúp gì được cho bác ngoài ý muốn chia sẻ rất chân thành.
Bà Thành Danh dùng khăn thấm khô lệ rồi cười buồn, vành môi phớt màu son nhưng trông thật héo hắt:
- Bác cám ơn cháu đã có tấm lòng cảm thông với cuộc đời bất hạnh của bác. Có lẽ trong thế giới bao la này bác chỉ gặp được một người là cháu thôi.
Tuyền rất đỗi khiêm tốn:
- Chỉ tại bác ưu ái cho cháu quá, chứ tấm lòng thì ai ai cũng có mà.
Bà Thành Danh siết chặt bàn tay nhỏ nhắn của Tuyền:
- Không đâu. Suốt bao nhiêu năm nay bác chưa hề có dịp để tâm sự với ai về nỗi thống khổ của mình. Ngay cả hai đứa con gái của bác, bởi trò chuyện với chúng là cả một vấn đề rất khó.
- Theo như cháu được biết thì bác còn có thêm một người con.
Câu nói bất ngờ này làm bà Thành Danh hoảng hốt:
- Nguồn tin từ đâu vậy?
Tuyền bình tĩnh:
- Bác khoan hỏi mà xin bác hãy xác nhận.
Bà Thành Danh cúi đầu:
- Phải. Nó là con riêng của bác với người chồng trước.
- Vậy hiện giờ người con ấy ở đâu mà không cùng sống chung tại đây?
Bà Thành Danh lại khóc:
- Bác không biết. Bác đã bỏ công tìm nó cả năm, sáu năm nay, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy tung tích gì. Bây giờ chắc nó đã lớn lắm. Có thể bằng hoặc hơn cháu một tuổi.
- Cậu ấy là con trai.
- Đúng rồi. Nó là đứa con trai duy nhất được sinh bằng tình yêu đích thực. Nhưng phần số nó cũng không may mắn nên vừa mới chào đời đã chịu cảnh mất cha.
Tuyền xúc động theo từng lời kể và những giọt lệ đau buồn của bà Thành Danh:
- Cháu biết không? Vì thương chồng và muốn giữ mãi trong tim hình ảnh người đàn ông đầu tiên của đời mình bác đã lấy tên anh ấy đặt cho con. Nó là Đạt... Thành Đạt... Nếu sau này cháu có gặp người nào mang tên đó thì hỏi giùm bác...
Không biết từ bao giờ, Tuyền đã khóc theo bà. Có lẽ tại cả hai có cùng chung tâm trạng yếu đuối của một người phụ nữ:
- Thưa bác... con trai bác bỏ nhà đi vì không chịu sống chung với dượng ghẻ hay nguyên do nào khác?
Bà Thành Danh nghẹn ngào nước mắt:
- Con trai bác là một đứa trẻ vô tư, nó không hay biết gì về việc cha nó đã chết. Trong tâm tưởng nó từ nhỏ đến lớn vẫn chỉ có một người cha là người đang sống với bác hiện thời. Nó yêu ông ta lắm và luôn xoắn xuýt bên cạnh...
Tuyền nghe sự hồi hộp trong người gia tăng:
- Thế còn phía ông ta?
Bà Thành Danh nuốt nước bọt một cách khó khăn:
- Bề ngoài thì không ai có thể nghĩ ông ta là dượng ghẻ. Còn trong lòng bác thật sự không hiểu ông ta có yêu nó hay không? Cho đến một ngày năm thằng Đạt tròn mười lăm, nó bỗng dưng biến mất để lại cho bác nhiều nghi vấn. Bác đã cật vấn ông ta rồi lăn lộn khóc lóc, nhưng ông ta luôn đưa ra một lý do rất xác đáng là có lẽ thằng Đạt phát hiện ra nó đã bị lừa dối tình cảm nên buồn mà bỏ nhà đi. Cho tới tận bây giờ nó không về và bác cũng chẳng biết nó ở đâu.
- Việc này bên ngoài có ai hay biết gì không hả bác?
- Để giữ vững thanh thế, ông ta bắt bác phải giấu nhẹm việc thằng con mất tích. Trước kia cả nhà sống ngoài phố để tiện việc cho các em đi học. Nhưng sau đó ông đã cho xây dựng ngôi biệt thự mới tại đây rồi dọn về ở luôn, nên bác và các em như bị tuyệt giao với thế giới bên ngoài.
- Còn ngôi biệt thự cũ hai bác đang cho chị em cháu nương náu xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại bỏ hoang uổng quá vậy?
Giọng bà Thành Danh nghe u uất:
- Ngôi biệt thự đó là của gia đình chồng bác. Nó bị bỏ hoang vì... vì...
Thấy bà Thành Danh mở miệng khó khăn, Tuyền bèn ngăn:
- Có lẽ nãy giờ cháu đã đi quá phạm vi của mình. Cháu thành thật xin lỗi, cháu chỉ muốn mình hiểu bác hơn như một người con hiểu mẹ.
Bà Thành Danh có vẻ mệt nên hơi thở thật nặng nhọc:
- Vậy là cuộc sống của bác vẫn còn gặp may đấy. Cháu hãy thường xuyên gần gũi bác để nỗi buồn trong lòng bác được có người chia sẻ nghe cháu.
Tuyền dành cho bà Thành Danh tia nhìn ấm áp của một người con:
- Chiều nay bác có thể tới chơi với cháu được không?
- Tất nhiên là phải được rồi. Bác sẽ tìm tới cho cháu một ít lương thực để dùng trong những ngày rét mướt.
- Ồ, cháu không dám làm phiền bác nhiều như vậy. Được bác thương là cháu cảm thấy ấm lòng rồi.
- Đừng khách khí nữa mà. "Có thực mới vực được đạo" chứ!
Thấy đã muộn, Tuyền bèn đứng dậy cáo từ. Cô biết chắc ở nhà vú Dần và nhỏ Tú đã đứng ngồi không yên vì sự chậm trễ bất thường của cô ngày hôm nay. Nhưng dẫu sao cô cũng thấy rất vui vì chiếm được tình cảm của bà Thành Danh. Trên đường về, Tuyền còn gặp phải một người đang đặt hết niềm hy vọng ở cô. Đó là chú Nhị, kẻ mà cô đã phần nào tin tưởng lẫn xót xa cho cuộc đời của ông.
- Quyển I - Phần I - Báo mộng
- Phần II
- Phần III
- Phần V
- Quyển II - Bóng người dưới vực sâu
- Bóp da ma quái
- Đám ma thành đám cưới
- Quyển III - Hóa thân hiện hồn
- Hồn người kiếp dê
- Quyển IV - Lên chùa tìm con
- Mái tóc của người chết
- Ngôi mộ hoang
- Quyển V - Người con gái tỉnh Bắc
- Người sống cùng ma
- Trả nợ
- Tự thú của kẻ ác
- Quyển VI - Phần I - Con tim của Quỷ
- Phần II
- Nàng dâu âm phủ
- Tình ma
- Quyển sách ma
- Đứa con ma
- Quyển VII - Phần I - Bóng ma trong nhạc viện cổ
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển VIII - Bóng ma cô gái cưỡi cọp - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển IX - Phần I - Hai nén hương thề
- Phần II
- Trầm hương
- Hờn ghen đến chết
- Trúc đào
- Mỹ phụng
- Ma khiêu vũ
- Quyển X - Khúc hát gọi hồn - Phần I
- Phần II
- Đưa dâu về âm phủ
- Đi kiện oan hồn - Phần I
- Chương 2 - Đi tìm hồn ma
- Người chồng cõi âm
- Hoa nương
- Quyển XI - Lâu đài oan khốc - Phần I - Đêm hoa chúc
- Phần II - Chuyện tội lỗi ở lâu đài
- Phần III
- Mười ba oan hồn
- Xác ai trong quan tài
- Cuộc báo thù của những giọt máu
- Hồn oan linh miêu
- Hồn ma đào hát
- Quyển XII - Lời thề ma nữ - Phần I - Ngôi mộ cô đơn
- Phần II
- Ma xó si tình
- Nửa đêm cầu cơ
- Lò rèn bên bờ suối
- Quyển XIII - Miếu Ba Cô
- Ma đỏ đen
- Lời nguyền
- Xà tinh
- Quyển XIV - Mồ hoang huyệt lạnh
- Tai nạn trên cầu cỏ may
- Đòi mạng
- Bà thợ và đôi mắt thần
- Quyển XV - Xác ai trong bệnh viện - Phần I
- Phần II - Mối tình truyền kiếp
- Hồn tiểu Hương báo oán
- Hồng lạp dạ gọi hồn
- Thay hồn đổi xác
- Con ma nhà xác
- Quyển XVI - Người tình và sợi dây thòng lòng - Phần I
- Phần II - Ngôi mộ tình
- Hồn sói
- Cô gái Hoa Tiên
- Duyên nợ âm dương
- Bạch Liên Hoa - Chương 1 - Tình duyên trong nghĩa trang
- Chương 2 - Huệ Hương nàng ở đâu?
- Quyển XVII - Người đàn bà biến mất
- Oan thai
- Con ma gốc khế
- Âm hồn trừng phạt
- Khuyển Tinh
- Quyển XVIII - Phần I - Ba nốt ruồi son
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Quyển XIX - Phần I - Nụ hôn thần chết
- Phần II
- Con ma gốc xoài
- Miêu tinh
- Thu lệ
- Quyển XX - Phần I - Nước mắt cô đơn
- Phần II
- Hồn hoa
- Những con ma rắn
- Hồn ma rừng
- Như hoa
- Điệu luận vũ của oan hồn
- Hồn ai dưới mộ
- Suối máu
- Quyển XXI - Phần I - Oan nghiệt: Đêm ma rừng
- Phần II - Tội ác
- Phần III - Đi tìm sao-ly
- Phần IV - Những con ma lai
- Phần V - Người đàn bà điên
- Đoạn kết
- Người đẹp vườn trúc đào
- Nghiệp chướng
- Lấy vợ cõi âm
- Quyển XXII - Oan tình út Liễu - Phần I - Đêm xa mẹ
- Phần II - Giông tố
- Phần III
- Phần IV - Phận hồng nhan
- Phần V - Oan hồn út Liễu
- Phần VI - Báo ứng
- Oan hồn nàng hầu trẻ - Chương 1 - Cô gái mồ côi
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5 - Gieo gì gặt nấy
- Chương 6
- Quyển XXIII - Tiếng sáo gọi hồn - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXIV - Tiếng vọng hồn ma - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Quyển XXV - Trở về từ kiếp sau - Phần I - Chuyện trên đèo
- Phần II
- Phần III - Mối tình tay ba
- Phần IV
- Phần V
- Người cứu hộ bí ẩn - Chương 1
- Chương 2 - Duyên ma
- Chín oan hồn - Chương 1
- Chương 2 - Kẻ luyện phép
- Người tình ma
- Quyển XXVI - Xác ai trong ngày cưới - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Hai nấm mồ trong ngôi nhà cổ - Chuong-1
- Chương 2
- Cẩu Nhi - Chương 1
- Chương 2
- Quyển XXVII - Xin cho em kiếp người - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Hồng Nương - Chương 1
- Chương 2
- Hồn người xác ai?
- Xuất hồn nhập xác
- Quyển XXVIII - Yêu và chết - Phần I - Chuyến xe hoàng hôn
- Phần II - Hoa dã quỳ
- Phần III - Quán âm hồn
- Oan hồn mẹ con - Chương 1 - Cuộc hội ngộ
- Chương 2
- Nhập tràng - Chương 1 - Cái chết của người tình trẻ
- Chương 2 - Khi người chết trở về
- Chương 3 - Quỷ nhập
- Quyển XXIX - Yểu mệnh - Phần I - Người con gái bạc mệnh
- Phần II - Cô gái tuổi Tuất
- Phần III - Cuộc hội ngộ
- Phần IV - Hóa giải hận thù
- Tiếng hú rừng tràm - Chương 1
- Chương 2
- Nghiệp chướng - Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Quyển XXX - Quán cầu hôn - Phần I - Cô gái trên bè chuối
- Phần II - Quán cầu hôn - Chương 1
- Chương 2 - Giọt máu còn lại
- Chương 3 - Hồn tiểu Quyên
- Chương 4 - Hận tình
- Chương 5 - Xác ai trong phòng
- Quyển XXXI - Hồn ma đòi chồng - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Phần VI
- Quyển XXXII - Tình ma - Phần I
- Phần II
- Oan hồn nàng Hạnh
- Thủy táng
- Hồn ma Liên Chi
- Quyển XXXIII - Trăng lạnh nhà mồ - Phần I
- Phần II
- Yêu người cõi chết
- Pho tượng đồng báo oán
- Lời thề độc
- Quyển XXXIV - Giọt lệ hoàn hồn - Phần I
- Phần II
- Nàng hoa
- Kiếp phù dung
- Chuyện con ma "Trường nhũ "
- Chuông gọi hồn
- Quyển XXXV - Nàng hai báo oán - Phần I
- Phần II
- Nước mắt ba cô - Chương 1
- Chương 2
- Người vợ hóa khỉ - Chương 1
- Chương 2
- Quyển XXXVI - Ngôi nhà huyền bí - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXXVII - Oan hồn người vợ trẻ - Phần I
- Phần II
- Cái chết cô vũ nữ - Chương 1
- Chương 2
- Quyển XXXVIII - Người mượn hồn - Phần I
- Phần II
- Người chết trở về
- Trăng ngàn nanh sói
- Ma rắn
- Cái đầu báo oán
- Người về từ đáy mộ
- Chiếc xe dở chứng
- Quyển XXXIX - Ba nốt ruồi trên xác người yêu - Phần I
- Phần II
- Hồn trăng
- Miếu hai cô
- Tình ma duyên tục
- Ma chung tình
- Quyển XXXX - Mộ chàng xác thiếp: Quán bên đường - Phần I
- Phần II
- Hồn ai trên đèo cao
- Chương 1 - Góa phụ tuổi 17
- Chương 2 - Quả báo
- Giọt máu oan cừu
- Chiếc xe ma
- Quyển XXXXI - Ma ghen quỷ hờn - Phần I - Cô gái áo hồng
- Phần II - Câu chuyện thương tâm
- Phần III - Đền tội
- Ma sói
- Lời nguyền năm cũ
- Một chuyện tình buồn
- Lần gặp cuối
- Quyển XXXXII - Chiếc khăn định mệnh - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXXXIII - Bí mật ánh trăng khuya - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Phần IV
- Phần V
- Quyển XXXXIV - Điệu ru oan nghiệt - Phần I - Bóng ma áo hồng
- Phần II - Chuyện tình xưa
- Phần III - Oan nghiệt
- Linh miêu
- Trang lưu bút định mệnh - Chương 1 - Cái chết của một người bạn
- Chương 2 - Duyên ma
- Quyển XXXXV - Con ma nhà họ Lý - Phần I
- Phần II
- Phần III
- Giọt máu oan nghiệt
- Hồn về nửa đêm
- Chuyến xe oan nghiệt - Chương 1
- Chương 2 - Cô gái bị đem bán
- Chương 3 - Vay trả
- Quyển XXXXVI - Chiếc vòng hôn ước - Phần I - Giấc mộng mùa hè
- Phần II - Nỗi oan
- Khi người chết trở về
- Quyển XXXXVII - Đồi thiên thu - Phần I
- Phần II
- Đêm định mệnh
- Bốn oan hồn trong ngôi nhà hoang
- Cô gái câm trong nhà hoang - Hết