Chương 1 - Vài dòng về tác giả
Giải PREMIO STREGA 1981
Giải MEDICI 1982
Giải CESAR 1987
Sách bán chạy nhất Châu Âu 1987
"Hãy tưởng tượng một lâu đài thời trung cổ, với các viên quản hầm, làm vườn, dược thảo sư và các tu sinh trẻ. Lần lượt sáu tu sĩ bị ám sát bằng những cách hết sức kỳ quặc. Một học giả dòng Francisco được phái đến để khám phá sự bí ẩn đó, nhưng rồi ông lại thấy mình vướng vào những điều bí ẩn còn đáng sợ hơn nữa ... Và thế là bắt đầu cuộc truy tìm điều bí mật và ý nghĩa thực sự của các từ ngữ, biểu tượng, ý tưởng, tất cả những dấu hiệu có thể nghĩ ra được mà thế giới hữu hình chứa đựng đằng sau bức màn bí mật đó"...
Umberto đã viết tiểu thuyết đầu tay của mình .... và nó đã trở nên một biến cố văn học".
Tạp chí bình sách
NEW YORK TIMES
Vài dòng về tác giả:
Umberto Eco sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 tại Alessandria, Ý, nay sinh sống tại Milan.
Là một nhà văn kiêm nhà triệu chứng học, ông là một trong những người trí thức Ý tiếng tăm nhất, được đánh giá cao ở nước ngoài.
Những tư tưởng của ông, khởi thủy từ sự ca ngợi cái đẹp thời Trung Cổ, bao gồm nhiều đề tài rất khác biệt nhau, như những tác phẩm về nghệ thuật tiên phong: "Tác phẩm mở ngỏ" (1962), và văn hóa quần chúng: "Siêu nhân của đám đông" và "Khải huyền và Chính trực".
Ông từng là giáo sư giảng dạy tại các Đại học Mỹ, và từ năm 1971, được bầu làm Khoa trưởng khoa Triệu chứng học của Đại học Bologne.
Ông quan tâm đến các hiện tượng đương thời và viết rất nhiều bài xã luận. Tuy nhiên, những chủ đề đa dạng này được kết tụ trong tác phẩm của ông bằng cách đặt vấn đề chung mà ông minh họa trong những tác phẩm đầy tính chất lý thuyết nhất như: "Cấu trúc hư vô" (1968), "Khái luận về Triệu chứng tổng quát" (1975).
Ta có thể phân biệt hai tiền đề trong tư tưởng ông:
1. Sự cần thiết phải có một phương pháp phân tích tổng hợp, có thể giải thích mỗi hiện tượng văn hóa như một sự kiện truyền thông được những qui tắc hỗ trợ.
2. Sự tin tưởng rằng mỗi ý niệm triết học hay mỗi hiển thị văn hóa phải được nghiên cứu như một dấu hiệu của một môi trường lịch sử xác định, chính học thuyết Triệu chứng phải được đặt trong điều kiện này.
Tất cả hoạt động sôi nổi của tác giả đều nhằm định nghĩa những qui tắc này, chúng không được lý giải như luật bất di bất dịch nhưng được hiểu như những công cụ truyền cảm thông và nhằm thử nghiệm những qui tắc này trong việc lý giải thực tiễn.
Trong phạm vi này, có quyển "TÊN CỦA ĐÓA HỒNG", với lối cấu trúc tuy phức tạp nhưng ăn khớp với nhau: với sự tinh tế trong việc làm sống lại lịch sử và các mưu đồ trí thức, tác phẩm đã hiển hiện kiến thức văn hóa của nhà văn.
- Chương 1 - Vài dòng về tác giả
- Chương 2 - Lời mở đầu
- Chương 3 - Khởi đầu từ một bản thảo
- Chương 4 - Ghi chú
- Chương 5 - Ngày thứ nhất
- Chương 6 - Kinh xế sáng
- Chương 7 - Kinh trưa
- Chương 8 - Gần giờ kinh xế trưa và sau kinh xế trưa
- Chương 9 - Kinh chiều
- Chương 10 - Kinh tối
- Chương 11 - Ngày thứ hai
- Chương 12 - Kinh xế sáng
- Chương 13 - Kinh trưa
- Chương 14 - Kinh xế trưa
- Chương 15 - Sau kinh chiều
- Chương 16 - Kinh tối
- Chương 17 - Đêm
- Chương 18 - Ngày thứ ba
- Chương 19 - Kinh xế sáng
- Chương 20 - Kinh trưa
- Chương 21 - Kinh xế trưa
- Chương 22 - Kinh chiều
- Chương 23 - Sau kinh tối
- Chương 24 - Đêm
- Chương 25 - Ngày thứ tư
- Chương 26 - Kinh đầu
- Chương 27 - Kinh xế sáng
- Chương 28 - Kinh trưa
- Chương 29 - Kinh xế trưa
- Chương 30 - Kinh chiều
- Chương 31 - Kinh tối
- Chương 32 - Sau kinh tối
- Chương 33 - Đêm
- Chương 34 - Ngày thứ năm
- Chương 35 - Kinh xế sáng
- Chương 36 - Kinh trưa
- Chương 37 - Kinh xế trưa
- Chương 38 - Kinh chiều
- Chương 39 - Kinh tối
- Chương 40 - Ngày thứ sáu
- Chương 41 - Kinh ngợi khen
- Chương 42 - Kinh đầu
- Chương 43 - Kinh xế sáng
- Chương 44 - Sau kinh xế sáng
- Chương 45 - Kinh trưa
- Chương 46 - Kinh xế trưa
- Chương 47 - Giữa kinh chiều và kinh tối
- Chương 48 - Sau kinh tối
- Chương 49 - Ngày thứ bảy
- Chương 50 - Đêm
- Chương 51 - Trang cuối cùng