Chương 35 - Khi ba trở về, con ở nhà [3]
Chồng của em không thể nhìn thấy màu sắc, thế giới của anh chỉ có hai màu đen trắng.
Nhưng, chồng của em nỗ lực, chồng của em lương thiện, chồng của em không lùi bước trước những khó khăn, chồng của em quý trọng những người trong nhà, chồng của em là núi, là cổ thụ chắn cho em, chồng của em yêu em nhất trên đời, chồng của em là một người có ích cho xã hội.
Chồng của em và những người khác không có gì khác biệt.
Chồng của em, anh còn sợ hãi điều gì?
***
Quan Thục Di van nài Tần bà nội giữ bí mật chuyện nàng có thai, nói là muốn cho Tần Tri một sự "bất ngờ đáng vui mừng".
Bà lão miệng thì đồng ý, ngày hôm sau, đã thông cáo toàn chung cư.
Bây giờ, mỗi người khi nhìn Quan Thục Di đều cổ cổ quái quái, trước xem bụng, sau nhìn người.
Quan mẹ mua rất nhiều sơn tra, cả lòng trắng trứng. Bà còn nhớ đến hai đồng bạc tổ tiên truyền lại, tìm thợ bạc đánh thành hai cái chìa khóa bạc, muốn để cho cháu trai tương lai.
Tần gia gia mỗi ngày đều đến đại lý hoa quả, ông chọn loại táo quý nhất, ngon nhất đặt khắp nơi trong nhà để Quan Thục Di mắt vừa nhìn thấy, tay có thể bốc ăn ngay.
Mọi người đều phấn khởi, trừ Quan Thục Di.
Nhìn những người thân từng ngày lộ ra vẻ mặt vui mừng vây quanh nàng, áp lực tinh thần của Quan Thục Di không thể không dần dần tăng từng chút.
Tần Tri vẫn bận rộn như vậy. Có lẽ mới kết hôn tạo cho anh niềm hy vọng, và cả trách nhiệm to lớn, lúc này, mục tiêu mà anh tự đặt ra cho mình rất cao .
Một người đàn ông tốt, nghĩa là phải để cho người vợ của mình không phải lo đến chuyện áo cơm (quá đúng). Suốt hai tháng qua, anh không trở về một lần. Anh theo cấp dưới, có đôi khi ở công trường xây dựng làng du lịch mới, có khi lại ở Hành Dương tham quan nhà xưởng. Nếu không ở hai chỗ này, vậy nhất định anh ở trong văn phòng chủ tịch công ty, vất vả làm việc.
Ngô Gia Dương mỗi tuần lễ đều ghé thăm, mỗi lần đến luôn mang quà của Tần Tri, thổ sản mua từ khắp mọi nơi trong nước cho Quan Thục Di, ăn, rồi trêu chọc nàng.
Mỗi lần như thế, Quan Thục Di đều cười hì hì nhận quà, trong lòng lại hy vọng người về là anh.
Nàng nhớ anh, lại sợ nhìn thấy anh.
Cứ như vậy, mùa xuân tươi đẹp kéo dài, chỉ có mặt trời mặt trăng không nhanh không chậm chạp luân phiên từng ngày.
Trong sân, những cây con được cánh đàn ông trồng đã lớn bổng, đứng dưới tàng cây có thể phơi nắng cho đến khi mặt trời đứng bóng, những người rỗi rảnh bắt đầu tụ tập. Thỉnh thoảng họ lại ngẩng đầu, cùng nhìn mấy con chim én tha bùn về xây tổ. Những bóng chim vun vút bay qua lại rất nhanh, cố gắng xây xong tổ trước hè.
Ngoài cửa sổ phòng ngủ của Quan Thục Di ở lầu 3, có một cặp chim én mới tới, có lẽ là một đôi vợ chồng đang xây tổ. Quan mẹ nói, đây là điềm lành.
Thời gian thong thả mang vài mầm sống đến, bản năng làm mẹ đã giúp Quan Thục Di. Nàng cũng như những bà mẹ khác, bắt đầu lấy đứa trẻ trong bụng là trung tâm cho mọi hành động và tình cảm.
Vuốt ve bụng lén lút nói chuyện; luôn nhìn chằm chằm vào bụng; mỗi khi nhìn thấy phụ nữ có thai, nàng rất muốn nói với người ta: Nàng cũng có. Nàng nóng vội muốn chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ với những người khác. Đi ngang cửa hàng bán quần áo trẻ con, nàng không thể dời bước, nhất định sẽ vào trong đi quanh quẩn. Mấy hôm trước, Quan Thục Di còn lén lút mua một đôi giày vải rất bé của trẻ sơ sinh. Đôi giày nhỏ màu hồng nhạt, trên mặt còn thêu những bông hoa rất xinh xắn.
Toàn bộ đầu óc Quan Thục Di bị hai chiếc hài nho nhỏ kia giữ chặt. Nàng lập tức trả tiền, cầm đôi giày về nhà. Đêm đó, Quan Thục Di không ngừng vuốt ve hai chiếc hài, tưởng tượng ra hình ảnh năm ngón chân trắng nõn nhỏ xíu, vô cùng đáng yêu xỏ vào chiếc giày nhỏ.
Nàng cảm thấy trong bụng nàng nhất định là một bé gái, nếu không, tại sao đã hơn ba tháng, nàng vẫn cảm thấy yên tâm như thế? Nếu không, vì sao khi nàng nhìn thấy đôi giày nhỏ màu hồng phấn đó thì không thể bước đi?
Con gái của nàng, bây giờ vẫn an ổn nằm trong bụng nàng, mỗi ngày một trưởng thành. Loại tình cảm này làm tim Quan Thục Di chua xót, dằn vặt không thôi.
Nàng vừa vui sướng, lại khổ sở.
Hôm nay sáng sớm, Quan Thục Di dậy sớm. Nàng không thể không thức, mỗi ngày, buổi sáng là thời điểm cơn nghén ghê tởm bắt đầu, so với đồng hồ báo thức còn chuẩn hơn.
Quan mẹ bưng một tô mỳ sợi bỏ rất nhiều cà chua vào nhà, nhìn con đang thay quần áo, hỏi: "Tần Tri còn chưa biết sao?"
Quan Thục Di hơi phản ứng lại, gật đầu nói: "Công việc anh ấy bận rộn muốn chết, nói với anh ấy anh ấy có thể thay con lo lắng sao? Có nói cũng vậy, chờ anh ấy về tự nhiên cũng biết."
Quan mẹ gật gật đầu, nhìn con ăn hết tô mì lớn, mới hài lòng thu nồi. Ra đến nửa, Quan mẹ nhìn đồng hồ điện tử trên vách tường, lại nhìn con đang ngồi lẳng lặng, hình như không có ý định ra cửa, hỏi nàng: "Hôm nay không ra quán sao?"
Quan Thục Di lắc đầu, "Hôm nay con bận, Thi Á An còn ở nhà chưa lên."
Càng ngày, Thi Á An càng giống một nhân viên phục vụ đủ tư cách, chịu khó, có trách nhiệm.
Quan mẹ gật gật đầu, mang nồi lên lầu. Bà có đầy một bụng những chuyện muốn nói với con. Suốt hai tháng, Tần Tri vẫn không trở về. Con gái từ lúc mang thai, tuy mỗi ngày vẫn cười dễ dãi, nhưng bà biết con không vui.
Quan Thục Di dựa sô pha, nhìn tấm ảnh cưới của hai vợ chồng, nàng nhìn vào mắt Tần Tri trong bức ảnh, càng nhìn càng thấy kỳ lạ, dường như có ánh sáng phát ra từ đó. Phía đối diện, ánh mắt Tần Tri mang theo sự trách cứ, nhìn nàng. Quan Thục Di quay đầu, nhìn về phía khác. Đêm nay, nàng muốn nhờ ba tháo tấm ảnh này xuống, quá khoe khoang, trông thật đáng sợ.
Di động vang lên vài tiếng, lúc này, nhất định là tin nhắn của Tần Tri.
"Vợ ơi, dậy chưa?"
"Ừm, dậy rồi. Anh thì sao? Ăn sáng chưa?"
"Anh ăn rồi, bây giờ anh đang ở toà án."
"Toà án? Anh đến đó làm gì?"
Quan Thục Di vội ngồi xuống, nhắn tin liên tục hỏi thăm, lòng hơi bối rối.
Tần Tri ngồi ở hàng ghế cuối cùng trong phiên toà, điện thoại di động rung bần bật, âm báo tin nhắn của vợ anh liên tục vang lên. Anh tự "kiểm điểm", quyết định sau này nếu gặp chuyện gì khó xử cũng không thể nói với nàng, tự mình gánh vác là được. Quan quả táo nhà anh gấp đến độ mấy tin nhắn toàn lỗi chính tả.
Hôm nay là ngày mở phiên toà xử Chương Nam Chính, Tần Tri và đám người Trần Ích Trí cùng đến xem. Lang Ngưng ngồi cách Tần Tri không xa. Cô đội nón len, mặc một chiếc áo khoác ngắn rất bình thường, cúi đầu rất thấp, khi ngẩng đầu, trên mặt có một chiếc kính râm lớn.
Tần Tri liếc mắt một cái đã nhận ra cô, dù cô che giấu thế nào.
Tội của Chương Nam Chính được xác định gồm hai phần: Biển thủ công quỹ và đánh bạc.
Một tháng trước, trong phiên toà sơ thẩm, chỗ của bị cáo là cha của Chương Nam Chính. Ông vốn là người đại diện cho công ty, sau khi Chương Nam Chính chạy trốn, ông thành người chịu tội thay.
Tần Tri khi đó cũng không biết vấn đề của Chương Nam Chính nghiêm trọng như thế. Anh tuyệt đối không ngờ, cái tên kia lại để mặc tội cho cha, sau đó bỏ trốn. Mà cha anh ta, ông Chương lại yên lặng nhận tội thay con.
Ngày đó, Tần Tri vào trại tạm giam thăm ông, vài năm không gặp, tóc ông bạc trắng hết đầu, bi thương đến già nua. Ông nhìn Tần Tri, vẫn rất phong độ như trước, gật đầu, thản nhiên cười, giữ nguyên kiểu cách tri thức, phong phạm khí khái.
Khi ông Chương nói chuyện vẫn là những câu nói chậm rãi, "Không ngờ người tới lại là cậu, so với Chính Nam nhà ta, cậu có tiền đồ hơn."
Tần Tri cười khổ một cách tự trách, không biết có nên nói với ông, là anh đã cho Chương Nam Chính tiền hay không? Anh áy náy, Chương Nam Chính trốn trách nhiệm, nhanh như chớp đã chạy, anh lại cung cấp tiền cho anh ta trốn đi. Anh ta mặc kệ cha mình mặc áo tù ngồi sau song sắt, chẳng lẽ không hề áy náy?
Ông ngồi yên trong chốc lát, mở miệng: "Ta là cha của đứa trẻ không được giáo dục tử tế đó, nếu Chính Nam làm chuyện sai lầm, ta xin lỗi, cậu tha thứ cho nó. Sau này, nếu chủ tịch Tần có thể...... Hãy giúp đỡ nó."
Người cha, dù ở thời điểm khó khăn nhất, vẫn chỉ nghĩ đến con đầu tiên.
Lần đầu tiên Tần Tri nhìn thấy ông là lúc ông đang ngồi dưới một cái bàn cổ, trong một hoa viên xây theo kiểu cũ, đang viết chữ. Tần Tri nhớ rõ, trên giá bút cạnh ông treo đầy bút lông, phía sau, những tàng hoa anh đào hé nở, dáng ông múa bút vẩy mực như một bậc thần tiên.
Ngày đó, khi Chương Nam Chính cất tiếng cười rộ, ông tử chậm rãi buông bút, cầm một cái khăn mặt trắng noãn đặt sẵn bên cạnh, vừa lau tay, vừa liếc Chương Nam Chính, nghiêm giọng: "Ngày thường ta vẫn dạy con, thủ mặc, tĩnh tọa, ít ham muốn (Giữ yên lặng, ngồi yên, ít ham muốn). Càng di động càng dễ làm sai, nói không suy nghĩ dễ thành không gia giáo......"
Chương Nam Chính đứng yên nghe, cả người run rẩy. Anh ta sợ hãi cha mình, sự sợ hãi này vượt qua nỗi sợ bình thường của con cái đối với cha mẹ. Ngày ấy, Tần Tri cảm nhận được, Chương Nam Chính thật ra vẫn rất đáng thương, ở nhà mình, ngay cả cười to anh ta cũng không dám.
Bây giờ, người cha này dùng giọng nói như hàng vạn người cha khác trên đời, xin Tần Tri giúp đỡ con mình.
Tần Tri hỏi ông: "Bác không giận cậu ấy?"
Ông Chương cười khổ, lắc đầu, "Không. Từ nhỏ ta dạy nó rất nhiều, bắt nó theo phép tắc, thằng bé đó hiểu được đạo lý, phép tắc cũng rành rẽ, nhưng, ta quên chuyện quan trọng nhất, phải chú ý đến nó hơn, khen nó nhiều hơn. Nó muốn ta kiêu ngạo vì nó, cũng muốn ta khen nó. Ta biết, Chính Nam là đứa trẻ tốt, ta tự hào vì nó, nhưng chưa bao giờ nói với nó. Là ta không dạy dỗ nó, là ta sai, ta không nói cho nó phải biết gánh vác trách nhiệm, ta chỉ bảo nó nhìn về phía trước, lại không nói dạy nó thỉnh thoảng cũng phải nhìn lại đằng sau."
Ông đã già. Ông thầm thì kể chuyện về con ông, từ đầu đến cuối, nhưng không có một câu trách cứ.
Tần Tri buông di động, nhìn Chương Nam Chính đứng ở vành móng ngựa, đầu cạo bóng lưỡng. Anh ta đến tự thú, còn tố giác cả sòng bạc lớn nhất trong thành phố.
Phiên toà chấm dứt lúc 12 rưỡi sáng, bên ngoài toà, Tần Tri và Chương Nam Chính trao nhau một cái nhìn. Chương Nam Chính cười cười, miệng mấp máy nói ba chữ không thành tiếng, Tần Tri biết, anh ta xin lỗi.
"Nó đã trưởng thành!" Con trai lớn của ông Chương chậm rãi đưa ông đến bên cạnh Tần Tri, ông nói.
Tần Tri nhìn ông, mỉm cười, cũng giơ tay đỡ ông.
Đêm Chương Nam Chính đến cảnh sát tự thú, ông bị đưa vào bệnh viện – máu không lên não được. May mắn, được cấp cứu kịp thời, ông bây giờ còn có thể tự do hít không khí, cũng còn đường sống, nhưng sau này không thể đi lại.
"Vâng, cháu nhìn mắt cậy ấy, thấy là đã trưởng thành lên nhiều." Tần Tri nói chuyện với ông.
Ông Chương vui mừng. Dường như, phiên toà này mở ra đã vẽ một dấu chấm tròn kết thúc những bất hạnh của nhà họ Chương, tất cả có thể một lần nữa bắt đầu.
Lang Ngưng bỏ đi từ sớm. Cô ngồi ở toà án, nhìn người mà bóng dáng anh ta vẫn nằm trong đầu cô, không hề tương xứng. Không phải Chương Nam Chính, không phải Chương Nam Chính cô từng quen, không phải Chương Nam Chính cô đã yêu.
Cứ như vậy, Lang Ngưng đứng lên, lặng lẽ rời khỏi phiên toà. Có thể đoán được là, con người Chương Nam Chính chính thức bị Lang Ngưng bóc trần.
Lang Ngưng vừa đi, vừa tự hỏi mình, "Người đàn ông đó, rốt cuộc cô yêu anh ta cái gì ?"
Đầu cô trống rỗng, không thể cho mình một đáp án chính xác.
***
Quan Thục Di cuối cùng cũng yên tâm. Biết số phận của Chương Nam Chính, nàng buồn cho cha anh ta trong chốc lát. Nàng thật lòng mong Chương Nam Chính có thể thụ án cho tốt, sớm ra tù để cả nhà đoàn tụ.
Buông điện thoại, Quan Thục Di ghé vào siêu thị gần nhà, mua rất nhiều đồ ăn vặt. Nàng muốn hiểu rõ vấn đề, nên đến cô nhi viện một lần nữa.
Ba giờ chiều, Quan Thục Di mang vài món đồ chơi và đồ ăn tới đó.
Mở cửa vẫn là ông cụ hôm nọ. Khi Quan Thục Di nhìn thấy ông, ông cụ đang ôm một đứa bé ngồi trên những bậc thang phơi nắng. Nhìn thấy nàng, ông cười tủm tỉm, chào hỏi.
"Ông nhớ con, con là cô dâu mới đầu năm đến quyên tiền."
Quan Thục Di cười ha ha, co chân, ngồi xuống cạnh ông cụ. Nàng đưa tay, muốn ôm đứa bé trong tay ông, hỏi: "Ông, đứa nhỏ này mấy tuổi?"
Cụ ông đưa đứa bé cho nàng, trả lời: "Hơn hai tuổi, là con trai."
Quan Thục Di đưa đồ ăn vặt đậu cho thằng bé. Hai bàn tay nó bé xíu, vẫn cố gắng cầm cho hết đồ ăn trong tay nàng, miệng sốt ruột kêu, "Ôi ô ô, mam mam ..." .
Thật đáng yêu! Quan Thục Di mở gói bánh, bẻ thành từng miếng nhỏ cho nó ăn. Động tác ăn của thằng bé không khác gì những đứa trẻ khác, cái miệng nhỏ nhắn chóp chép linh hoạt.
Trên mặt nó, vết sẹo sau cuộc phẫu thuật trên vành môi bị hở bẩm sinh lặng lẽ trần thuật "tội lỗi" của nó. Nó không hoàn hảo, cho nên bị vứt bỏ. Bây giờ thì nó khá tốt, như những đứa trẻ khác, có thể nói, có thể gọi, có thể hút, nhai và nuốt. Trừ một vết sẹo, thằng bé này không còn gì khác thường.
Ánh mặt trời ấm áp chiếu đầy những bậc thang, trên cầu trượt. Vài đứa nhỏ vì thế không ngừng leo lên thang trượt, bày đủ mọi tư thế, trượt xuống.
Một đứa bé không rảnh tay ở đằng sau những đứa khác, chỉ dùng hai tay cố gắng đẩy xe lăn đuổi theo bọn trẻ kia. Chúng phá ra cười, tiếng cười không hề khác những đứa trẻ bình thường.
"Chị tới lấy biên lai? Viện trưởng không có ở đây." Phía sau vang lên một giọng nói quen thuộc.
Quan Thục Di quay lại, người đàn ông luôn lãnh đạm, nói chuyện sắc bén – anh Quách – đang nhìn nàng. Nàng vẫy tay về phía anh ta, cười tủm tỉm: "Hi! Tiểu Quách tử (bé Quách), chị tới tìm cậu."
Mặt anh Quách dại ra, nửa ngày không phản ứng kịp. Tiểu Quách tử?
Đây là tình huống gì?
"Lại đây ngồi xuống. Chị muốn hỏi cậu một chuyện." Quan Thục Di nhích mông qua một bên, chừa chỗ. Quần nàng quệt qua quệt lại, dám đã thành cái giẻ lau bậc thang cho người ta.
Anh Quách đương nhiên sẽ không ngồi xuống, anh ta đứng nơi đó hỏi: "Chị muốn hỏi gì?"
"Ừ, tôi muốn hỏi, những đứa trẻ lớn lên từ đây, họ đang làm gì? Có kết hôn không? Hạnh phúc hay không hạnh phúc? Có phải rất khổ......"
"Chị là phóng viên?"
"Tôi là kẻ thất nghiệp!"
Quan Thục Di đứng lên, vuốt bụng, kiêu ngạo ngẩng đầu lên nhìn anh ta: "Tôi đến nhờ anh giúp đỡ! Bởi vì, có lẽ tương lai tôi sẽ có một đứa con không thể nhìn ra những màu sắc trên thế gian này. Làm mẹ, tôi phải biết, nếu là một đứa trẻ không toàn vẹn, có phải đường đi của con tôi sẽ rất khó khăn không? Cuộc đời của nó sẽ gặp phải những trắc trở gì? Chuyện gì sẽ khiến nó hoang mang? Làm cách nào nó tự động viên bản thân? Mọi người sẽ cư xử với nó như thế nào? Đứa trẻ bị vứt bỏ, phải đối xử với nó thế nào mới có thể làm nó yêu cuộc sống, có cảm giác an toàn? Anh có biết, chồng tôi không có lòng tin vào đứa con do chúng tôi sinh ra. Anh ấy sợ đứa trẻ lại bước trên con đường của anh ấy, anh ấy thấy sự tồn tại của anh ấy là vô nghĩa, không cần phải kéo dài."
Quách đồng chí ngẫm nghĩ, hỏi Quan Thục Di một cách nghiêm túc: "Chị khẳng định chị muốn sinh đứa bé? Chị khẳng định chồng chị sẽ đồng ý?"
Quan Thục Di phớt lờ, xua tay, "Tại sao lại không chứ? Vì sao lại không muốn? Tôi muốn có đứa bé này, đây là một sinh mệnh, không quan hệ với chuyện đồng ý."
Vẻ mặt anh Quách bỗng trở nên dịu dàng một cách ngoài ý muốn, sự chua ngoa mang theo nỗi oán hận tự trong sâu thẳm dần dần tan biến. Anh ta ngồi trên bậc thang, cười rồi gât đầu, "Những đứa trẻ ở đây không ít, nhưng tôi biết chúng khá nhiều. Ngoài nơi này, tôi quen biết với nhiều người bạn khác cũng tàn tật như tôi. Bị vứt bỏ chỉ là một góc nhỏ, đại đa số những người cha, người mẹ sẽ có trách nhiệm, đều toàn tâm toàn ý nuôi nấng con mình. Tôi có thể giới thiệu nhiều người cho chị."
Quan Thục Di đứng lên, cẩn thận trả đứa đứa trẻ lại cho ông lão giữ cổng. Nàng vui mừng nói: "Thật quá tốt! Tôi cần họ giúp."
"Bọn họ đều là những người bình thường, chị khẳng định họ có thể giúp đỡ chị?"
"Trung Quốc một phẩy ba tỉ dân, trở thành vĩ nhân không được vài người sao? Tôi khẳng định, họ có thể giúp tôi."
"Có vài người, vì thân thể tàn tật, sống được nhưng không phải rất giàu có. Vậy cũng có thể chứ?"
"Họ có vui không?"
"Đương nhiên, họ càng trân trọng mọi thứ, bởi vì mọi thứ có được không dễ dàng. Họ cố gắng sống, một chút hạnh phúc đối với họ mà nói sẽ là gấp bội, nên so với người bình thường họ vui hơn nhiều."
"Vậy là đủ rồi, tôi muốn sự vui vẻ gấp nhiều lần ấy."
***
Tần Tri cuối cùng cũng dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, gần đây, anh rất nỗ lực, lợi nhuận thu vào không ít, sự nghiệp cũng đã cao hơn một tầng. Rời nhà đã bốn tháng, những chuyện cần giải quyết đã xong. Lúc này, Tần Tri tự nhủ, anh phải về nhà, anh muốn về nhà, anh nhớ nhà.
Vì sao nhiều tháng liền anh không dám về nhà? Tần Tri sợ thói quen của anh làm hư anh. Sự nghiệp vừa bắt đầu, anh không dám về vì sợ rơi vào ấm áp. Anh hiểu bản thân, một khi về, anh sẽ không thể rời đi.
Bây giờ mọi chuyện đã ổn định, anh có thể an tâm về.
Ngô Gia Dương đưa Tần Tri vé máy bay đã đặt trước, anh ta còn mua một gói lớn hơi kỳ lạ, bảo Tần Tri mang theo. Khi anh lên máy bay, Ngô Gia Dương níu Tần Tri lại, nói một câu rất kỳ quặc, "Anh cả, chị dâu là người tốt, thật đấy! Tôi và Mã Bách Đông, Hách Dật Nguyên đều bảo, thế giới này tìm không thấy người nào tốt hơn chị đâu, chị dâu là tốt nhất."
Tần Tri hơi ngây người, không rõ gã cấp dưới ngu ngốc này muốn bày tỏ cái gì. Anh nhìn Ngô Gia Dương, cầm hành lý trong tay anh ta, thở dài: "Ngô Gia Dương, chừng nào cậu mới có thể học được cách diễn đạt ý mình một cách rõ ràng? Cậu hơn ba mươi rồi phải không?"
Ngô Gia Dương nhướn mày, mặt anh ta luôn hiện vẻ vô tâm, nhưng hôm nay anh ta lại tỏ ra băn khoăn, lo lắng, khó làm, khó nói, hơi miễn cưỡng, như là muốn khuyên nhủ, muốn nói, nhưng không biết nói sao cho đúng, không biết bắt đầu từ đâu...... Loại cảm xúc này yêu cầu diễn cảm phải thật tài giỏi.
Tần Tri cảm giác thật khó tin, anh buông hành lý, nhìn cấp dưới, không nói được một lời, chờ người kia không nín được. tự mình nói ra. (nguyên văn: chờ người kia không nín được rắm, tự mình phóng xuất >_<)
Ngô Gia Dương cuối cùng không kìm nén nữa, anh ta rút từ túi ra một phong thư, và một gói to bằng giấy cứng như văn kiện của công ty, đưa cho Tần Tri bằng hai tay.
"Một tháng trước, em đi thăm chị dâu, chị nói, khi anh trở về, để anh xem cái này trước, hãy xác định có nên về nhà hay không."
Vẻ mặt Tần Tri bồn chồn. Anh nhận gói giấy, đang muốn hỏi anh đây là chuyện gì, Ngô Gia Dương đã chạy trối chết.
Mã Bách Đông, Hách Dật Nguyên, Ngô Gia Dương, Trần Ích Trí trốn ở một góc sân bay, nhìn anh cả trong nhà lọt miệng cống.
Hách Dật Nguyên hỏi: "Ai quản công ty?"
Trần Ích Trí ném vé vé máy bay trong tay, nói: "Bảo Thi Hạo Khánh trở về mà coi. Còn cái gì quan trọng hơn hạnh phúc của anh cả đâu?"
Mã Bách Đông nhìn bóng dáng Tần Tri xa dần, đứng thẳng lưng: "An tâm, tôi thấy các anh đúng là chuyện bé xé ra to. Anh cả chỉ nghe Quan quả táo. Tôi khẳng định bỏ không được."
Vẻ mặt Ngô Gia Dương khinh bỉ trừng mắt nhìn anh ta, "Anh biết cái rắm, anh cả ngang ngược lắm! Anh không đi tôi đi. Tôi không thể nhìn anh cả không xong lần nữa. Anh cả không có nhà, chúng ta còn cái rắm, ăn không khí đi."
Trần Ích Trí vỗ vai Ngô Gia Dương, vẻ mặt thưởng thức. Ông rất ít khi tán thưởng người này, nhưng hôm nay, ông thấy mình cần khen ngợi anh ta một chút, "Chúc mừng cậu, Ngô Gia Dương, cậu lĩnh hội được đạo lý này, coi như đã đạt đến trình độ tuyệt hảo, xứng đáng là người có cấp bậc ở thôn hạ lưu!"
Ngô Gia Dương không hề tỏ thái độ đắc ý một cách khác thường. Thứ mà Quan Thục Di đưa Tần Tri, túi giấy đó không dán lại, anh ta lén lút nhìn, vừa thấy, người luôn không có đầu óc như anh ta hoàn toàn rúng động.
Máy bay chậm rãi trượt trên đường băng, Tần Tri chạm tay vào bức thư vài lần. Chờ máy bay ổn định, anh vội vã mở phong bì.
Thư này một tháng trước Quan Thục Di đã đưa Ngô Gia Dương. Quan Thục Di nói, trước khi Tần Tri về nhà hãy đưa anh.
Ngô Gia Dương rất nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ này.
Tần Tri:
Khi anh mở lá thư này, em biết, anh đang trên đường về nhà. Em muốn chính thức báo cho anh một tin: Em sắp làm mẹ. Với em, đây là một chuyện vui làm em vừa ngạc nhiên, vừa mừng và lo sợ. Trong đời, ngoài chuyện được gả cho anh, em tin, đây là chuyện vui nhất em từng có.
Gần đây, em thường sờ bụng, quả thật là kỳ lạ, bên trong có một bé cưng. Con nằm trong cơ thể của em, đây thật là một cảm giác kỳ diệu. Với cuộc đời em, ngoài một người đàn ông có tên Tần Tri, thứ còn lại là đứa con này. Con cùng em chia sẻ sinh mạng, chia sẻ nhịp tim đập, chia sẻ dinh dưỡng, chia sẻ máu, chia sẻ bầu không khí của thế giới, chia sẻ mọi thứ tốt và xấu trên đời.
Mỗi khi nghĩ đến chuyện khi con đủ tháng, rời khỏi cơ thể em, bắt đầu bước trên con đường của con, em lại cảm thấy không đành lòng, em luyến tiếc. Em tình nguyện lấy toàn bộ cuộc đời mình để con thấy ấm áp, chăm sóc con, yêu thương con, nuôi nấng dạy dỗ con......
Em yêu con, em khẳng định trừ anh ra, em yêu con nhất.
Anh nhất định sẽ hoảng sợ, nhất định sẽ buồn, nhất định sẽ giận em, vì sao không bàn bạc trước với anh, vì sao lại để đến hôm nay mới nói cho anh biết. Đừng trách em, thật ra, khi em biết mình đã có con, người đầu tiên em muốn báo là anh. Nhưng em sợ, nhìn thấy anh rồi, em sẽ nghe theo tình yêu của mình, bỏ đứa bé này.
Mấy hôm trước, chim én mẹ và chim én bố xây tổ mới ngay dưới mái hiên nhà chúng ta, em nhìn chúng từng chút từng chút kéo rơm xây tổ, rồi vào ở.
Sau đó, chúng có én con.
Em thường nhìn qua cửa sổ, lén lút, không dám làm chúng hoảng sợ, trộm quan sát cả nhà chúng. Én mẹ, én bố, và bảo bối của chúng, một giây chúng không thể rỗi rảnh, chỉ vòng quanh tổ.
Chim non luôn giương cái mỏ vàng nhạt mà kêu gào. Đói bụng chúng kêu, khát chúng kêu, lạnh chúng kêu, không đói bụng, không lạnh, không khát, chúng vẫn kêu. Cái miệng nhỏ nhắn của chúng kêu từ sớm đến tối mịt.
Anh nói xem, mạng sống rốt cuộc là gì?
Em nghĩ, mạng sống là sự trả giá, như đôi chim én đó, có lẽ cả đời chúng cũng không thể hiểu vì sao phải trả giá, chúng chỉ dựa vào bản năng, tận lực kéo dài trách nhiệm với mạng sống, vì trách nhiệm mà trả giá.
Em cũng muốn vì thế giới này trả giá một cái gì đó. Em muốn tìm một người để chứng minh, chứng minh em từng sống rất sung sướng trên tinh cầu xinh đẹp này, và con là chứng cứ duy nhất xác định sự tồn tại của em trên thế giới.
Em biết, em từng đồng ý, cả đời này chỉ cùng anh sống nương tựa vào nhau.
Em xin lỗi, em không giữ lời. Kể từ ngày em bắt đầu làm mẹ, tình yêu con đã vượt qua tình yêu dành anh. Em có thể để mất anh, một mình nuôi con, nhưng không thể vì yêu anh mà không cần con.
Anh rời khỏi em, có thể sống, còn em và con đã trở thành một thể.
Nếu anh muốn nói chuyện với em, xin lỗi, xin anh đừng khuyên em, đừng cướp đoạt quyền làm mẹ của em. Nếu anh thật sự không cần đứa con này, vậy anh đừng xuất hiện.
Con của chúng ta sinh ra nhất định khác với những đứa trẻ khác. Nhưng, con của chúng ta, vì sao lại không có quyền sống trong thế giới này, cùng những đứa trẻ khác hô hấp, chơi đùa, nghịch ngợm, gây sự, đi làm, mỗi ngày mỗi ngày không ngừng lo nghĩ như những đứa trẻ khác?
Chẳng lẽ vì không toàn vẹn, sẽ không được phép sống?
Như vậy không công bằng, đó là sự thiếu trách nhiệm đối với một mạng sống.
Tần Tri, em biết, chuyện em hứa với anh em không làm được.
Em đồng ý, bởi vì lúc đó em không hiểu cái gì là tình yêu của mẹ, cái gì là tình yêu thật sự.
Vài ngày trước, nửa đêm bừng tỉnh, em ngồi dậy, nghĩ đến một chuyện. Nếu sau này, thật sự chỉ có hai chúng ta sống nương tựa lẫn nhau. Như vậy, nếu có một ngày, em đi trước, anh làm sao bây giờ?
Nếu, anh đi trước, anh nhẫn tâm để em một mình sống trên đời sao?
Khi chúng ta cùng sống trong một ngôi nhà, chúng ta cần đứa con thuộc về chúng ta, kéo dài mạng sống của chúng ta. Như vậy, sự tồn tại của Quan Thục Di và Tần Tri mới thật sự có ý nghĩa.
Trước đây, trong mắt em, thế giới chỉ có hai loại người: Người tốt, người xấu.
Bây giờ, con làm em trưởng thành. Em nhận ra, một đứa trẻ sinh ra vốn thuần khiết vô tội, chúng ta cho chúng mạng sống, cho chúng những thứ cơ bản nhất, sau khi chúng lớn, tự nhiên sẽ mở mắt nhìn thế giới, trường học cho chúng tri thức, trắc trở trên đường đời làm chúng trưởng thành.
Làm thế nào phân chia con người, dáng vẻ đẹp đẽ hay là lợi ích có được sau này, em hay anh, đều không có quyền phán xét.
Tựa như:
Quan Thục Di chào đời là một đứa trẻ khỏe mạnh: Cô thành một bà chủ quán cà phê sách, là một người có ích cho xã hội.
Chương Nam Chính chào đời là một đứa trẻ khỏe mạnh: Anh ta trở thành một tội phạm cần sửa chữa sai lầm, anh ta đang cố gắng cải tạo để trở thành một người có ích cho xã hội.
Thi Á An chào đời là một đứa trẻ khỏe mạnh: Nó trở thành ký sinh trùng sống nhờ cha mẹ, bây giờ nó đang cố gắng học cách sinh tồn, học cách làm một người có ích cho xã hội.
Ngụy Cầm chào đời là một đứa trẻ khỏe mạnh: Cậu ấy trở thành một viên chức bình thường trong công ty, là một người có ích cho xã hội.
Lang Ngưng chào đời là một đứa trẻ khỏe mạnh: Cô ấy trở thành ông chủ của một công ty, là một người có ích cho xã hội.
Ngô Gia Dương chào đời là một đứa trẻ khỏe mạnh: Anh ta trở thành một viên chức bình thường trong công ty, là một người có ích cho xã hội.
Em nghĩ, như vậy mới là sự phân chia đúng đắn con người — làm người, làm người tốt, làm một người có ích cho xã hội.
Cuối cùng, em muốn giới thiệu với anh về chồng em, Tần Tri.
Chồng của em không thể nhìn thấy màu sắc, thế giới của anh chỉ có hai màu đen trắng.
Nhưng, chồng của em rất cố gắng, chồng của em lương thiện, chồng của em không lùi bước trước những khó khăn, chồng của em quý trọng những người trong nhà, chồng của em là núi cao, là cổ thụ chắn cho em, chồng của em yêu em nhất trên đời, chồng của em là một người có ích cho xã hội.
Chồng của em và những người khác không có gì khác biệt.
Chồng của em, anh còn sợ hãi điều gì?
Mấy hôm trước, em lại đến thăm nhà từ thiện, gặp những đứa trẻ. Trên người chúng, những chỗ thiếu hụt so với anh còn nặng nề hơn không biết bao nhiêu, nhưng chúng vẫn đang cười, tiếng cười của chúng vẫn trong trẻo như những đứa trẻ bình thường.
Em gặp Tiểu Quách, anh ta đưa em đi thăm một người, nhờ ông ấy, em đã đẩy được cánh cửa sắt nặng nề.
Cánh cửa ấy nằm ngay trong túi giấy trong tay anh, hy vọng anh có thể bình tĩnh mở nó.
Sau đó...... Tuỳ anh quyết định, có đồng ý trở lại với em không.
Trở lại nhà của chúng ta.
Khi anh về nhà, em ở nhà.
Vợ của anh: Quan Thục Di
Mở túi giấy, Tần Tri đổ ra một tập tranh rất dày được đóng kỹ.
Bìa tập tranh là hình ảnh: Dưới mái hiên rất to, tiểu thư nồi, em gái kem đánh răng, tiên sinh xà phòng hộp, em trai chén, cô nương gối đầu, đại ca ruột gối để trần, chúng vẽ những khuôn mặt tươi cười, kết đôi một chỗ.
Mở trang thứ nhất, đầu trang có một tấm ảnh, trong ảnh là Tiểu Quách và những đứa «con» (những đứa bé trong cô nhi viện) của anh ta. Dưới bức ảnh, có một dòng chữ:
Xin chào, Tần Tri, chúng ta từng gặp nhau, bây giờ tôi chính thức giới thiệu về mình:
Tôi, ba mươi mốt tuổi, một người bị liệt chân. Nhà tôi ở viện từ thiện, tôi có rất nhiều anh em trai gái, tôi muốn làm việc ở đây cả đời, tôi hạnh phúc, bởi vì những người sống cạnh tôi đều hạnh phúc.
Tương lai, tôi muốn kết hôn với một cô gái xinh đẹp như Triệu Nhã Chi.
*Triệu Nhã Chi : Diễn viên Trung Quốc, từng đóng trong các phim như Bến Thượng Hải, người tình của Tần Thuỷ Hoàng...
Trang thứ hai: Một nhà ba người, bọn họ ngồi ngay ngắn trong tấm ảnh, nụ cười trên mặt hơi ngượng ngùng và thận trọng.
Phía dưới là một dòng chữ: Xin chào Tần Tri, tôi bị mù, vợ tôi cũng là người mù, chúng tôi mở một tiệm massage, có một đứa con sáu tuổi, đôi mắt của bé sáng nhất trên đời.
Con của chúng tôi, bé có thể nhìn thấy cả thế giới.
Trang thứ ba: Một đứa trẻ chất phác, lộ ra nụ cười hồn nhiên, đang giơ ngón cái biểu lộ sự thắng lợi.
Chào chú, con là bé Đường* [hội chứng Down]. Trí khôn của con mãi mãi dừng lại ở tuổi thơ, cho nên cả đời con hạnh phúc. Mẹ nói, nhiễm sắc thể của con nhiều hơn một cái so với mọi người, cho nên con là thiên sứ có đôi cánh dài!
* Đường = trống không
Nước mắt Tần Tri rơi, rơi không thể ngừng lại, lòng anh đau như vỡ nát. Anh lật từng trang, từng trang, vì những con người đó mà tươi cười, cũng vì họ mà rơi nước mắt.
Xin chào Tần Tri, tôi không có chân, mở một trang web online. Tôi tự tay làm hàng thủ công, bán qua các nước, xa nhất là bán qua Thái.....
Xin chào anh Tần Tri, em không có tay, nhưng đã có một gia đình hạnh phúc nhất. Ba, mẹ cũng như em......
Xin chào Tần Tri, tôi không thể nghe, nhưng đã được nhìn thấy ngọn núi cao nhất trên thế giới.....
Xin chào Tần Tri, tôi không thể nói, nhưng tôi có thể đàn ghita, tôi có thể làm xiếc......
Xin chào Tần Tri, tôi vẫn nghèo như cũ, nhưng tôi cố gắng......
Xin chào Tần Tri......
Xin chào Tần Tri......
Tần Tri lật, càng không ngừng rơi lệ. Anh không thể kềm chế được cơn run rẩy khắp toàn cơ thể, tim như bị vắt đến nát bấy. Giờ khắc này, anh thấy, anh là người hạnh phúc nhất trên đời.
Vì sao không phải thế? Quả Quả nhất định phải đặt vào trong Khuông Khuông (sọt vuông).
Trang cuối cùng......
Đó là một tấm ảnh chụp X quang, phía dưới là một hàng chữ: "Ba Tần Tri, xin chào. Con là bé cưng, khi ba về nhà, con ở nhà!"
Hoàn
- Chương 1 - Quan Thục Di là quả táo rục.
- Chương 2 - Anh trai cách vách là người móc than
- Chương 3 - Sơn Ny Ny và Tiểu Phương Phương
- Chương 4 - Canh xương dê hầm củ cải
- Chương 5 - Chủ nhật là ngày giặt quần áo
- Chương 6 - Giá trị của Tần Tri
- Chương 7 - Nỗi xấu hổ của Quan Thục Di
- Chương 8 - Nhà họ Đậu có hôn sự
- Chương 9 - Thành cây dong (đa) tiểu thư Đũa
- Chương 10 - Ba tháng
- Chương 11 - Tiểu thư Táo
- Chương 12 - Tình huống gì đây
- Chương 13 - Ba người rác rưởi
- Chương 14 - Đồng bào toàn thế giới phải chống đỡ
- Chương 15 - Khoảng cách kỳ lạ
- Chương 16 - Đàm hôn luận gả
- Chương 17 - Muốn đi Bắc Kinh mua váy cưới
- Chương 18 - Sổ thu chi ngày thứ nhất ở Bắc Kinh
- Chương 19 - Vương Thúy Hoa, cô muốn tới thôn của tôi không?
- Chương 20 - Bọ chét
- Chương 21 - Ông chồng nhà tôi
- Chương 22 - Hoàng A Mã đột kích
- Chương 23 - Mọi người cùng về quê
- Chương 24 - Nhớ lại những kỉ niệm thơ bé
- Chương 25 - Những phiền não trước hôn lễ
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28 - Thái độ đối xử với con rể mới
- Chương 29 - Tiến hành hôn lễ
- Chương 30 - Qua rồi, vẫn còn lại
- Chương 31
- Chương 32 - Chuyện bên cạnh nhà mình
- Chương 33 - Làm khó người mới
- Chương 34 - Cha mẹ không chịu nổi
- Chương 35 - Khi ba trở về, con ở nhà [3]