Khi yêu trở thành chuyện đã qua
Sau khi kết thúc cả trăm phần trăm quan hệ yêu đương với anh, tôi cứ muốn quên đi ánh mắt u uất và cả chiếc áo sơ mi trắng của anh.
.
.
Tôi quen biết Hứa Khả ba năm trước. Hồi đó tôi còn đi làm việc ở trụ sở của một công ty. Vì quan hệ công việc, tôi thường phải làm quen với một số người xa lạ và ghi nhớ tên, số điện thoại của họ. Hứa Khả thì không, lần đó cùng ngồi ăn cơm, anh ấy đi tiếp ông Trần, ông Trần là một khách hàng rất quen của công ty.
Hứa Khả ngồi ngay cạnh tôi, trên cái bàn trước mặt không có rượu, thuốc lá, anh gọi nước lọc, rót ra chén, khi đứng dậy đã vô ý đánh rơi tàn thuốc lá lên tay áo anh, anh dùng ngón tay búng đi, hơi nhíu mày. Tay áo trắng sạch như tuyết, tôi có thể ngửi thấy mùi thơm nhẹ của xà phòng. Hồi bé tôi thích những bé trai mặc áo trắng sạch sẽ, lớn lên tôi thích những người đàn ông mặc áo trắng như thế.
Tôi liếc nhìn Hứa Khả, rất đẹp trai, trầm mặc một cách rất thời thượng.
Bữa cơm đó kéo dài rất lâu, ông Trần bảo Hứa Khả đưa tôi về nhà. Anh lái một chiếc xe Tăng màu trắng. Trong xe rất sạch sẽ. Trong đêm tối tôi rất khách khí bảo anh nên rẽ theo lối nào, xuống xe tôi cũng khách khí cảm ơn anh.
Đêm đó, tôi cứ ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng của xà phòng, cảm giác đó đi cả vào trong mơ. Sáng sớm hôm sau, tôi ra cửa, đầu ngõ đang đỗ một chiếc xe màu trắng, qua cửa sổ xe tôi nhìn thấy nét mặt tươi cười của Hứa Khả. Anh nói: Phải đưa chị về nhà mới gọi là có trước có sau. Hứa Khả nghiêng mình mở cửa xe.
Tôi đã hiểu được rằng, phải rung động trước loại đàn ông nào.
Chúng tôi ngồi sát bên nhau, ánh nắng rất sáng qua cửa xe làm chúng tôi có thể nhìn rõ diện mạo của nhau. Anh ấy nói nhiều điều rất tùy tiện, thì ra anh ta rất thích nói chuyện.
Tôi biết Hứa Khả và ông Trần là bạn rất thân của nhau từ trước. Mấy năm trước Hứa Khả đi Thâm Quyến mới trở về trước đây không lâu, hiện nay đang kinh doanh ở một công ty nhỏ xuất khẩu hàng tre đan.
Tôi không hỏi nhiều hơn.
Có việc gì có thể gọi điện thoại, ví dụ khi cần về nhà Hứa Khả đưa cho tôi mảnh giấy, trên đó là số điện thoại viết tay.
Tôi xoay xoay mảnh giấy trong tay. Một thời gian rất lâu tôi không hề gọi điện tới số điện thoại đó. Tôi hình như không có lý do gì không về được nhà hoặc không đến được công ty, cần đến anh, mặc dù mỗi buổi sáng tôi đều thầm mong có một chiếc xe màu trắng đỗ ở đầu ngõ, nhưng chưa hề có.
Mùa thu qua đi, ông Trần lại đến công ty, tôi cuối cùng không nhịn được đã hỏi ông Trần.
Ông Trần nhìn tôi với một ánh mắt khác trước đây. Tôi dễ dàng nhận ra điều đó. Hình như, ông Trần nói, dạo này anh ấy đi xa.
Thế này, tôi nói, tôi muốn dùng xe của anh ấy, thế thì thôi vậy. Chúng tôi chuyển sang chủ đề khác, sau đó tôi cũng không nhớ mình đã nói gì với ông Trần nhưng tôi hiểu rõ rằng tôi đang nhớ một người con trai mặc áo trắng gọi là Hứa Khả.
Hết giờ làm việc, mọi người đi rồi, tôi chần chừ hồi lâu mới đi ra, trên bãi đất trống, dưới tòa nhà, một chiếc xe màu trắng lặng lẽ đỗ ở đấy.
Những chiếc xe có màu sắc và kiểu dáng ấy ở thành phố này đâu cũng có, nhưng tôi biết đó là xe Hứa Khả.
Anh bước xuống, mặc bộ trang phục mùa đông hiệu Puma màu trắng đứng bên cạnh xe mỉm cười. Tôi cũng cười, vừa cười vừa đi đến trước mặt anh. Tôi cúi đầu, không có dự cảm gì nhưng tôi đã khóc.
Hứa Khả nói: Ông Trần nói chị cần dùng xe của tôi.
Tôi lắc đầu, Hứa Khả dùng tay nâng mặt tôi lên hỏi: Chị khỏe? Vì sao? Tôi không nói được gì, nước mắt cứ tuôn dài như không có gì cản được.
Từ đó không rời được nhau.
Thì ra Hứa Khả là một người đàn ông độc thân. Tôi tưởng rằng từ đó sẽ bị cuốn vào một tình cảm không phân phải trái, nhưng hoàn toàn không phải như thế. Anh chưa có vợ, thậm chí không có bạn gái nào khác.
Nhưng không nên là như vậy, Hứa Khả là người đàn ông trẻ tuổi, giàu có lại dịu dàng, đa tình.
Nhưng có rất nhiều điều không có cách nào quan tâm đến được, Hứa Khả không hề hứa hẹn với tôi bất cứ điều gì, thậm chí cũng không hề nói yêu tôi. Một mình anh ở trong ngôi nhà lớn đến hơn 300m¬2 Không có mùi khói lửa thì hào hoa mấy cũng không ra một gia đình. Lần này rồi lần khác, qua rèm cửa, tôi nhìn thấy trong ánh nắng Hứa Khả đã quần áo chỉnh tề, mặt mũi tươi tỉnh đứng trước cửa sổ rất giống như một cảnh trong phim ảnh, những người vợ được nuông chiều thời xưa hoàn toàn không biết gì về cuộc sống của chồng mình.
Chỉ có một lần Hứa Khả đi xa một thời gian, trở lại, tôi nhìn thấy những tia máu đỏ trong mắt anh, ánh mắt mệt mỏi như cả đêm không ngủ. Anh hỏi tôi: Có thể có một ngày nào đó em lìa bỏ anh không? Có thể không?
Giọng nói của anh run run bên tai tôi.
Không bao giờ! Tôi nói, không bao giờ.
Anh ôm chặt lấy tôi, có lẽ sẽ có ngày như vậy, anh nói, nhất định sẽ có ngày em lìa bỏ anh. Cánh tay của anh xiết tôi rất đau.
Lần cuối cùng anh ấy đi rất lâu, từ một tháng trước tết đến mãi sau tết nguyên tiêu. Một cái tết không có những mảnh giấy vụn của pháo hoa rơi trên tuyết, lạnh lẽo không ra cái gì. Tôi bỗng cảm thấy Hứa Khả đã đi quá lâu rồi. Hôm đó, tôi đi bộ suốt cả một buổi chiều qua nhiều phố lớn, ngõ nhỏ, cuối cùng đi đến dưới tòa nhà, chỗ anh ở. Hứa Khả không trao chìa khóa nhà anh cho tôi, lúc anh vắng nhà tôi cũng chưa từng đến đây, mà đã rất lâu anh không có nhà.
Tôi do dự một lát ở dưới lầu rồi đi lên lầu, đếm tám mươi tám bậc cầu thang, rẽ trái, nhìn thấy cánh cửa đóng kín. Tôi đưa tay dùng ngón tay gõ vào cánh cửa rồi quay xuống.
Cánh cửa đã mở ra sau lưng tôi, âm thanh rất nhẹ nhưng rất rõ. Tôi quay mình lại. Một người phụ nữ trung niên đứng trong cửa, mặc bộ quần áo thường mặc ở nhà ấm áp, vẻ mặt ung dung hoa lệ. Tôi nhìn ngón tay của mình, hình như tôi đã gõ sai cửa.
Nhưng không, tiếp đó tôi thấy Hứa Khả, vẫn mặc áo trắng đứng bất động ở phía sau.
Đấy là cảnh cuối cùng của bộ phim, người đàn bà trong cảnh đó nói: Không ngờ anh dùng tiền của tôi để nuôi một người đàn bà khác trong nhà tôi.
Sau đó, cảnh đó như một tấm kính bị đập vỡ tan tành.
Hai hôm sau, tôi có việc đến một văn phòng đại diện của công ty ở cảng Liên Vân.
Không ngờ không có người nào khác biết đã xảy ra chuyện gì, thì ra hai năm chưa hề có một ánh sáng chân thật, chưa hề có.
Tôi không tưởng tượng được nỗi đau của mình, tôi chỉ biết có khi hai năm thậm chí có thể một ngày, có thể là cả đời.
Tôi mang theo một con búp bê hình một bé gái mặc lễ phục trắng, có thể chầm chậm múa theo trống nhạc là quà Hứa Khả tặng khi mới quen tôi. Tôi nhớ hồi đó anh nói, đây là một cô gái thuần khiết.
Không có cái gì có thể thuần khiết hơn nữa, tôi đã không còn có thể thuần khiết hơn bất cứ cái gì, chỉ muốn đi cho xong chuyện, thề chết không ngoái đầu lại.
Tôi không còn thích những người đàn ông mặc áo trắng nữa, cảm thấy đều là giả dối, càng trắng càng giả dối.
Nhưng tôi vẫn cứ nhớ đến Hứa Khả, trong gió của năm tháng.
Cuối cùng tôi nghe được tên của Hứa Khả đã là cuối mùa thu của một năm nữa sau một năm. Có một hôm ông Trần bỗng nhắc đến trong điện thoại khi nói xong về công việc, sắp nói tiếng hẹn gặp lại, ông nói: "Chị có nhớ Hứa Khả không?"
Nhớ. Tim tôi ngừng đập, nói: Trước kia tôi đã dùng xe của anh ấy.
Anh ta có vấn đề rồi, ông Trần nói. Anh ta ăn cắp hai chiếc ô tô đã bán đi rồi, một năm sau đã bị điều tra ra, hiện nay có lẽ đã kết án rồi.
Như trên đường có người nói: Có hổ, nhưng đó không phải là lời nói dối dù chỉ có một người nói thì sẽ như thế nào? Sẽ như thế nào? Tôi nghe tiếng nói của mình như đang run lên trong gió, tôi nói: Anh ta sẽ như thế nào?
Hết hy vọng rồi, ông Trần nói: Mấy mươi vạn cơ, hình như anh ta phải trả nợ cho người khác.
Tôi khóc rống lên, tiếng khóc phá tung vết thương, trốn cũng không có cách nào trốn được nữa.
Tôi run rẩy nâng cô bé búp bê mặc quần áo hôn lễ, nó chớp mắt quay trong tiếng nhạc, những giọt nước mắt rơi trên vạt váy bị đánh vỡ như những giọt mưa rơi trên mặt ô đang quay.
- Kẹo, văn, tình yêu và thuốc độc
- Cả nghìn chỗ mắc cạn
- Bí mật trong lòng bàn tay
- Tình yêu là một thói quen bình thường ấm áp
- Khi yêu trở thành chuyện đã qua
- Anh không phải là phật độ tôi
- Vết thương
- Tình lạnh
- Dù không phải là thiên thần
- Bờ bên kia
- Tình địch
- Anh Đào, anh yêu em
- Hoài niệm
- Thay đổi dung nhan
- Không có đường lùi
- Tình lãng tử
- Quân cờ có tâm - Hết