Chương 2
Về đến Đường viên, thất phu nhân đứng trước khóm hải đường nở rộ hoa trước sân, thở dài, đoạn sai vú Trương mang đến chiếc ghế, ngồi trên hành lang, ôm Trình Tinh vào lòng thầm thì: "Tam Nhi, con tốt quá. Con ít nói, cả năm không nói với mẹ mấy câu, cũng không thích thơ phú văn chương, vẫn tưởng là con tính tình lạnh lùng, không ngờ, nỗi. khổ của mẹ con đều ghi trong lòng. Trong nhà này, mẹ chỉ có con là người thân, cha con, ông ấy có đến hay không mẹ cũng không màng. Nhưng bài thơ đó vừa thấm thía nỗi buồn đau lại vừa có chí khí quật cường, con sáu tuổi đã viết được bài thơ như vậy, không biết là tốt hay xấu".
Đứa trẻ sáu tuổi sao có thể giỏi như vậy, lúc sáu tuổi mình đọc thuộc lòng bài thơ còn ngắc ngứ, huống hồ làm thơ! Trình Tinh đang muốn thanh minh vài câu, đã thấy giọng thất phu nhân trở nên phẫn hận: "Mấy người đó vẫn chưa cam lòng, họ đang hận là chưa đuổi được mẹ con ta đi, nếu có thể ra đi thật... Ôi! Lúc nào cũng mang chuyện con không biết cầm kỳ thi họa để gây sự. Hôm nay quả là mẹ rất lo, sợ con phải đòn, mà lại không biết làm gì để bênh vực con. Con gái Lý gia nếu bất tài, không giúp gì được cha sao bằng lòng cho lão gia lấy mấy vợ bé, mẹ chẳng qua cũng là người đẻ mướn cho nhà họ Lý mà thôi!".
Thất phu nhân cúi đầu dịu dàng mỉm cười với Trình Tinh: "Mẹ không mong Tam Nhi giỏi giang hơn người, chỉ sợ con không biết nghe lời, khiến cha con nổi giận, thì ngay miếng cơm cũng không có mà ăn. Con rất giống tính mẹ lúc nhỏ, ương bướng, nghịch ngợm, luôn làm khó vú Trương, chẳng chịu học hành. Mẹ không nỡ trách con, nhưng Tam Nhi, thời buổi này phận nữ nhi luôn chịu thiệt thòi, nếu con không lấy được một đám tốt, sau này sẽ rất khổ". Nói đoạn, hai hàng lệ tuôn rơi.
Trình Tinh nhìn vẻ đau buồn trên gương mặt như ngọc của thất phu nhân, thầm hiểu, vận mệnh của hai người từ nay gắn với nhau. Cô nhìn cơ thể bé nhỏ của mình, vượt thời gian không gian trở về quá khứ một cách kỳ lạ, linh hồn tá túc vào thân thể khác, không lai lịch. Cô vốn là nữ sinh đại học năm thứ tư, gia cảnh ưu việt, tiền đồ xán lạn, bây giờ tất cả đều bất định. Nghe thất phu nhân nói, con gái ở đây đều chịu nhiều thiệt thòi, không nhịn nổi bật khóc.
Thất phu nhân vội ôm lấy cô, nói: "Tam Nhi, tại sao làm con gái lại khổ như vậy? Tại sao phải làm con gái nhà họ Lý?".
Trình Tinh khóc mãi, rồi ngủ thiếp.
Thất phu nhân âu yếm nhìn con gái sáu tuổi. Khuôn mặt giống phu nhân, không cần suy đoán cũng biết sau này A La lớn lên sẽ vô cùng xinh đẹp. Tuổi xuân và nhan sắc của nàng ta đã bị chôn vùi trong Đường viên Lý phủ, nàng ta hy vọng số phận con gái sẽ tốt hơn mình, không phải vò võ suốt đời trong mảnh sân quạnh quẽ bốn bề kín mít này.
Ngơ ngẩn nhìn A La rất lâu, nàng ta gọi vú Trương và Tiểu Ngọc, nhẹ nhàng nói vói họ: "Tiểu thư còn nhỏ chưa hiểu chuyện, các người chiều nó một chút, nó không phái là đứa trẻ lạnh lùng, chỉ có điều hơi bướng".
Vú Trương và Tiểu Ngọc mắt đỏ hoe, nói: "Phu nhân đối với chúng tôi đại ân đại đức, chúng tôi nhất định hết lòng vì tiểu thư".
Thất phu nhân trao đứa bé trong lòng cho vú Trương bế về phòng. Một mình ngơ ngẩn nhìn vườn hải đường, nghĩ đến bài thơ A La đọc lúc trước, nước mắt lại tuôn lã chã.
Trình Tinh vừa thức dậy, vội cúi nhìn người mình. Vẫn cơ thể nhỏ bé. Xung quanh lặng ngắt như tờ, không có tiếng ô tô qua đường, khộng có tiếng người, hình như cả thế giới chỉ còn lại một mình cô. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt trào ra, ánh trăng chiếu vào phòng, càng thêm vắng lạnh. Trình Tinh thầm nghĩ, lẽ nào mình mãi mãi ớ lại xứ này, với thân xác của A La, dần dần lớn lên trong thế giới này, rồi lấy chồng, kết thúc cuộc đời? Bỗng thấy sợ hãi khôn cùng, òa khóc thành tiếng.
Ngoài bức màn sa, lóe lên ánh nến, Tiểu Ngọc vén màn, lo lắng dỗ cô: "Tiểu thư, lại gặp ác mộng sao? Tiểu Ngọc ở đây, tiểu thư, đừng sợ".
Trình Tinh nhìn mái tóc xổ tung của Tiểu Ngọc, có lẽ cô bé chỉ chừng mười tuổi, vậy mà lại đến an ủi mình. Thầm nghĩ, mình đã hai mươi hai tuổi, sao có thể để cho cô bé bảo vệ ? Dần dần nín khóc, nói với Tiểu Ngọc: "Ta không ngủ đưọc, Tiểu Ngọc lên nằm với ta đi, kể chuyện cho ta nghe".
Tiểu Ngọc nhìn khuôn mặt nhỏ bé với những giọt nước mắt chưa khô lóng lánh của A La dưới ánh nến, đầy băn khoăn, cầu khẩn, trong lòng xúc động không nói nên lời. Tiểu thư mới sáu tuổi, đã khiến người ta thương cảm, sau này lớn lên không biết sẽ thành trang quốc sắc thiên hương thế nào, liền đồng ý, lên giường ngủ cùng A La.
Trình Tinh nói với Tiểu Ngọc: "Tiểu Ngọc nói cho tôi biết, thế giới bên ngoài như thế nào, Ninh quốc là một nước như thế nào?".
Tiểu Ngọc cười gượng: "Tiểu Ngọc chỉ biết thiên hạ có năm nước, phía tây có nước Khởi, tây nam có nước Hạ, bắc có nưóc An, nam có nước Trần, Ninh quốc ở phía đông, là nước lớn nhất, cường thịnh nhất. Chúng ta ở Phong thành kinh đô Ninh quốc. Tiểu thư, Phong thành của chúng ta rất to, đi ngựa từ đông sang tây cũng phải chạy hết mấy canh giờ, Tết Nguyên tiêu đông vui nhất, bên bờ sông Ninh người thả đèn, người bán đèn, tấp nập còn có rất nhiều thuyền hoa, tối đến giống như là nơi ở của thần tiên ấy".
Trình Tinh nghĩ, đây là nơi nào! Có phải là một thời đại kỳ dị? Thôi tìm hiểu sau vậy. Mình cần phải suy nghĩ đã, liền nhắm mắt. Tiểu Ngọc tưởng cô đã ngủ, cũng không nói nữa, dần dần cũng ngủ thiếp.
Một lát sau cô mở mắt nhìn lên đình màn. Xem ra mình thực sự biến thành cô bé A La sống trong Lý phủ rồi. Cố kìm nén nỗi lo sợ lúc đầu. May mà mình còn nhỏ, Lý lão gia là vị thừa tướng thế nào, chuyện cơm áo tạm thời không phải lo. Trước khi lớn lên đối diện với nhiều chuyện khác vẫn còn mấy năm nữa. Chưa biết chừng có ngày tỉnh giấc đã lại quay về trên chiếc giường của nhà mình, tất cả chỉ là giấc Nam Kha(*) mà thôi. Lòng dần dần yên tĩnh.
Tiếp đó bắt đầu suy nghĩ về bản thân. Vốn là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành tiếng Anh, học hành hơi lười biếng, nhưng hai mươi hai năm sống trong thế giới hiện đại, những tri thức đã có, sẽ ít nhiều hữu dụng. Nếu thời đại khác nhau, những bài thơ bài phú có thể sao chép, những gì cô biết cũng đủ dùng. Đường thi, Tống từ, nhớ không nguyên vẹn cũng chẳng sao, những bài thơ hay, những câu châm ngôn cách cú nổi tiếng cô vẫn nhớ. Hát cũng tàm tạm, chỉ có hay sai nhạc, cũng không sao, những ca từ còn nhớ biết đâu cũng có thể dùng đuợc. Biết chơi bài, luyện tập Karate từ nhỏ, cái này cô thông thạo nhất, có thể chấp cả mấy đứa con trai. Ít nhất cũng không phải loại con gái trói gà không chặt! Trình Tinh thở phào, may mà ông bố bà mẹ làm quan của cô thường xuyên bận công việc, ít thời gian để mắt đến cô, cho nên cô có thể học Karate để tự vệ. Cũng do không ai chăm sóc, năm, sáu tuổi Trình Tinh đã biết tự chăm sóc mình, có thể tự nấu ăn, đúng rồi, nấu ăn!
Giống như Robinson trên hoang đảo, phát hiện thêm được khả năng gì của mình Trình Tinh mừng ran. Nghĩ một lúc nữa thấy vốn liếng của mình chỉ có vậy.
A La sáu tuổi, nghe nói ngày xưa, con gái mười sáu tuổi đã gả chồng, mình ít nhất vẫn còn khá nhiều thời gian để học. Đây là xã hội nào, sau này phải đối diện với những con người và sự việc như thế nào, để sau hẵng hay.
Hôm nay cô đã kịp quan sát, phụ nữ ở đây không bó chân, thầm thở phào, cô đã từng thấy bàn chân bị bó của bà ngoại, biến dạng xấu xí, các ngón quặp xuống lòng bàn chân, đi không đau mới lạ.
Nghĩ đến những người đã gặp trong căn phòng lớn sáng nay, không biết Lý lão gia có phải là một vị tướng quyền lực, những quyền tướng thời cổ đại thựờng không có kết cục tốt đẹp, một khi công lao lớn hơn hoàng đế hoặc lợi dụng quyền thế là bị hoàng đế kiếm cớ giết hại. Cô cầu thần khấn Phật mong Lý lão gia không gặp oan trái thảm cảnh như bị bãi quan, chém đầu. Nghĩ đến những cực hình thời trung cổ, thấy rùng mình khiếp sợ. Trình Tinh tự nhủ, sau này mình là tam tiểu thư của nhà họ Lý, chỉ cần không phạm tội gì, có thể sống bình yên là được.
Lại suy nghĩ về hoàn cảnh sống hiện tại, Đường viên hình như ở một góc khuất, vắng nhất trong Lý phủ, chỉ có hai người hầu là vú Trương và Tiểu Ngọc. Vú Trương ở bên thất phu nhân nhiều hơn, Tiểu Ngọc hầu hạ cô. Đồ đạc cũng rất sơ sài, không thấy vàng bạc châu báu gì đáng tiền. Ngay thất phu nhân, hôm nay đầu cũng chỉ cài hai chiếc trâm ngọc, một đóa hoa cũng bằng ngọc, giản dị hơn nhiều so với sáu bà kia. Thất phu nhân sợ nhất tranh giành đấu đá ngấm ngầm, nhưng sáu vị phu nhân kia rõ ràng không thích cô ấy, họ đố kỵ nhan sắc của cô sao? Nhưng Lý tướng rõ ràng không sủng ái vị phu nhân xinh đẹp này. Thật kỳ lạ, có ẩn tình gì chăng? Nghĩ đến vẻ dịu hiền và đau buồn của thất phu nhân, Trình Tinh thầm nghĩ, có lẽ là do cô ấy không sinh được con trai nên bị Lý tướng lạnh nhạt.
Lý lão gia chỉ sinh được ba gái, mình có nên trở thành đứa con được ông ta thích nhất? Có cái hay cái dở, cái hay là có thể cải thiện đối xử của ông ta đối với thất phu nhân, được hưởng một số đặc quyền, cái dở là thu hút chú ý, đã được sủng ái muốn sống yên ổn cũng khó. Trí tuệ của tuổi hai mươi hai trong cơ thể sáu tuổi, dựa vào đầu óc trưởng thành và tri thức hiện đại, khiến Lý lão gia yêu thích có lẽ cũng không khó. Nhưng nghĩ đến lời răn của người xưa, đạn luôn trúng những con chim đầu đàn, cây to thì dễ đổ, cô quyết định trước mắt cứ tạm bình tĩnh, tìm hiểu kỹ tình hình, yên phận mấy năm rồi tính.
Chập chờn ngủ một lát, nhưng giấc không sâu. Khi tỉnh dậy lần nữa, mở mắt thì trời đã mờ mờ sáng, có lẽ khoảng năm sáu giờ.
Trình Tinh (A La) ra khỏi giường, nhìn bộ y phục liền thân mỏng mảnh trên người, cảm thấy mặc thế này mà chơ thể thao thì không phù hợp lắm.
Tiểu Ngọc cũng đã thức, hỏi A La: "Tiểu thư, dậy sớm thế sao? Bây giờ mới là giờ Mão, mọi ngày chưa đến giờ Thìn tiểu thư chưa dậy cơ mà".
A La thầm nhẩm lại mười hai chi, bụng nghĩ, mình phải làm quen cách tính giờ ở đây mới được, cười nói: "Hôm qua đi thi, vui quá ngủ không yên. Tiểu Ngọc, có thể gọi vú Trương may giúp tôi bộ quần áo không?".
Tiểu Ngọc mang nước cho nàng rửa mặt, vừa chải đầu vừa hỏi: "Tiểu thư muốn may quần áo thế nào? Tiểu Ngọc đều làm được hết".
Mới mười tuổi, mà quần áo nào cũng may được! A La lại thầm cảm phục, may mà mình trở về quá khứ trong thân phận thiên kim tiểu thư, nếu gửi hồn vào thân thể Tiểu Ngọc, đánh chết mình cũng không may được bộ quần áo nào. Bất giác mỉm cười, "Để tôi vẽ kiểu nhé. À, Tiểu Ngọc, buổi sáng tôi phải làm gì, có cần đi thỉnh an không?". A La vẫn chưa quen gọi thất phu nhân là mẹ.
Tiểu Ngọc bặm môi cười, trên má hiện lên lúm đồng tiền nhỏ, rất đáng yêu: "Phu nhân ưa yên tĩnh, thích ngồi thêu thùa giải khuây, giờ Thìn phu nhân phải đi vấn an đại phu nhân, trở về là ở luôn một mình trong phòng, tiểu thư không cần đến đó".
A La lạ lùng hỏi: "Tôi muốn học mấy thứ thì cần gặp ai?".
Tiểu Ngọc kinh ngạc "Đại tiểu thư, nhị tiểu thư đều thỉnh bốn vị tiên sinh đến dạy, tam phu nhân, tứ phu nhân cũng tinh thông cầm kỳ thi họa. Trước đây tiểu thư đã đuổi ba bốn tiên sinh, phu nhân bảo đợi khi nào tiểu thư muốn học, lại mời tiên sinh. Nhưng, tiểu thư à, phu nhân của chúng ta mới thật là tài nữ, cái gì cũng biết".
A La cười, tốt quá, thầy dạy có sẵn! Nói với Tiểu Ngọc: "Tôi nằm lâu khó chịu, muốn vận động gân cốt một chút, chị đưa tôi đi dạo một lát! Đợi bà mẹ xinh đẹp của tôi trở về, sẽ nhờ bà dạy học!". Thêm vào hai chữ "xinh đẹp" A La cảm thấy dễ gọi hơn.
Tiểu Ngọc cười tán đồng. Chải xong đầu, A La vội kéo Tiểu Ngọc ra khỏi viện. Tiểu Ngọc thấy A La cười cũng vui lây, giọng hào hứng: "Tiểu thư trước đây không chịu ra ngoài, chỉ thích thui thủi một mình, sao hôm nay bỗng đổi tính như thế?"
A La ngẩng đầu nhìn Tiểu Ngọc: "Tôi không muốn để mẹ xinh đẹp của tôi khóc, sau này tôi sẽ không để bà ấy quanh quẩn đến già trong cái sân này, Tiểu Ngọc, chị phải giúp tôi, chúng ta không thể để người khác ức hiếp".
Tiểu Ngọc nghe vậy tròng mắt đỏ hoe, môi hé cười, đưa A La đi dạo xung quanh, kiên nhẫn kể cho nàng tình hình trong phủ.
A La đột nhiên nhớ ra, không biết đại danh của mình là gì, nghẹo đầu hỏi Tiểu Ngọc: "Đại tiểu thư A Lôi do tam phu nhân sinh ra, nhị tiểu thư A Phỉ do tứ phu nhân sinh ra đều rất kiêu kỳ".
Tiểu Ngọc ngó xung quanh không có ai, mới nói nhỏ với A La: "Tiểu thư, tam phu nhân, tứ phu nhân đều có tai mắt khắp nơi, cô đừng nói đại tiểu thư và nhị tiểu thư như vậy. Có ai nghe thấy lại trách thất phu nhân không biết dạy con".
A La nhân cơ hội mới hỏi tình hình của tam phu nhân và tứ phu nhân. Được biết, một vị là ái nữ của Trang viên ngoại danh tiếng của Phong thành, một người là em họ của bản triều Công bộ thị lang. Mấy phu nhân kia bên ngoại cũng là bậc gia thế thanh bạch nề nếp, chỉ có thất phu nhân xuất thân lầu xanh, ngay trong đêm được chuộc ra ngoài thì bị người bỏ nhiều vàng mua tặng Lý lão gia làm thiếp, thảo nào bị mấy bà phu nhân kia coi thường.
A Lôi tên đầy đủ là Lý Thanh Lôi, A Phỉ là Lý Thanh Phỉ, mình ắt là Lý Thanh La. A La lại thầm thở dài, chỉ có bà mẹ xinh đẹp nhưng xuất thân chốn thanh lâu bèo bọt, địa vị thấp kém, chưa biết chừng con chó bên cạnh đại phu nhân cũng được coi trọng hơn.
Đi dạo một canh giờ, dạo hết một lượt trong nội đường, cũng cơ bản nắm được tình hình. Nàng nắm tay Tiểu Ngọc trở về phòng, xem thất phu nhân đã về chưa.
A La lấy bút vẽ sơ đồ bố trí trong tướng phủ. Đường viên quả nhiên hoang vắng, kề sát một vườn rau, phía sau là vạt rừng trúc lớn, tiếp đến là tường bao. Vị trí như thế này nàng rất hài lòng, nếu sau này vượt tường ra ngoài, có lẽ không lo bị phát hiện.
Thất phu nhân nghe nói A La dậy sớm muốn học, lòng cảm động chạy đến tìm nàng: "Tam Nhi, con muốn học gì? Vì sao lại muốn học? Nói mẹ nghe nào!".
A La nhìn vẻ xúc động và ánh mắt dịu dàng của thất phu nhân, bước đến nắm vạt áo bà nói: "Mẹ, con không học quá cao siêu, chỉ cần đủ đối phó người ta là được, không thể để họ coi thường chúng ta!".
Tròng mắt thất phu nhân đỏ hoe: "Mẹ biết, con gái mẹ sao có thể vô dụng! Nhìn hải đường trước sân mà làm được bài thơ hay như vậy, Tam Nhi con rất có khiếu!".
A La cười nhăn nhó, cái "khiếu" đó là trộm của ngưòi khác, bây giờ mới học thật. Nữ công, cầm kỳ thi họa ở đây cảm giác giống như bằng đại học thời hiện đại, có những cái đó mới có thể tìm được công việc tốt, đương nhiên ở đây là tìm được tấm chồng tốt, chà chà! Tấm chồng thì thôi, cứ học đã chắc cũng có lúc dùng đến.
Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào thất phu nhân cũng dạy nàng đánh đàn học vẽ. A La phát hiện đầu óc trẻ con tiếp thu cái món nghệ thuật này rất nhanh. Nàng chỉ cần học qua là nhớ, lại thêm trí tuệ tuổi hai mươi hai, thất phu nhân chỉ dạy một lần là nàng nắm được ngay. Sau khi biết chơi đàn, A La phát hiện biết chơi đàn cũng là chuyện hay, giọng nàng giờ đã thay đổi, vừa đàn vừa hát vẫn không sai nhịp, say sưa hát những ca khúc hiện đại mà nàng thích nhất, thời gian trôi rất nhanh. Càng ngày càng dành nhiều thời gian để đàn hát.
Mãi đến một hôm thất phu nhân sau khi nghe nàng chơi khúc "Thủy điệu ca đầu" đột nhiên rơi lệ, nước mắt ướt đẫm chiếc khăn tay, nghẹn ngào nói với A La: "Tam Nhi, con đàn hay quá, tiếng đàn của con rất tình cảm, con chơi hay hơn đại tỷ của con rất nhiều". A La không dám tin, nói với thất phu nhân: "Là do khúc nhạc hay, không phải con đàn giỏi". Nói xong lại đánh bài "Mai Hoa tam lộng" thầm nghĩ, như thế này mẹ xinh đẹp sẽ có cái để so sánh.
Không ngờ thất phu nhân tự hào nói: "Mẹ bốn tuổi bắt đầu học đàn, năm tuổi tiếng đàn cả Phong thành đã không ai sánh kịp, lẽ nào con nghi ngờ nhĩ lực của mẹ? Khúc "Mai hoa tam lộng" con càng thể hiện được cốt cách của hoa mai, ta có thể tự hào về con gái rồi".
A La cảm thán, được một tay đàn bậc nhất Phong thành khen ngợi, xem ra đúng là thật rồi. Đây có thể coi là cái hay của hai mươi hai năm sống trong thời hiện đại, cảm xúc nhiều, hiểu biết rộng, tình cảm gửi vào tiếng đàn làm sao một tiểu thư chưa hề bước chân ra khỏi nhà như A Lôi có thể lĩnh ngộ được. Nàng nói với thất phu nhân: "Mẹ xinh đẹp à, chuyện này nhất định không được cho ai biết, A La chỉ có thể đàn cho mẹ nghe thôi được khộng?".
Mắt thất phu nhân như cười, hỏi: "Con sợ trội hơn đại tỷ, sẽ khó yên thân?".
A La làm bộ vênh mặt, nói: "Chơi đàn là để tri âm nghe, nếu hay hơn tỷ ấy, có khách quý đến, gọi con ra đàn, sao con chịu nổi?".
Thất phu nhân véo má nàng, ôm nàng vào lòng: "Tam Nhi, con thật thông minh! Con là tâm tình duy nhất của mẹ, như thương con bao nhiêu cũng không đủ vậy!".
A La cũng ngày càng thích người mẹ xinh đẹp, hiền lương dịu dàng, và chủ yếu là chân tình vói nàng. Trình Tinh thầm nghĩ, mình có cách rồi, nhất định phải chăm sóc thật tốt người mẹ này!
Sau khi vượt thời không gian, trở về quá khứ dị thường này, qua miệng thất phu nhân và Tiểu Ngọc, Trình Tinh có thể láng máng cảm thấy đây là thời đại trước đời nhà Hán, nhưng lại cảm giác Hạ Thương, Chu, Tần có vẻ đều là những triều đại xa lắc. Hơn nữa địa lý và diện mạo cũng không giống đại lục Trung Quốc. Lẽ nào giống như khủng long kỷ Jura tuyệt diệt, xảy ra những biến thiên dâu bể trọng đại? Người ở đây y phục giống thời nhà Đường, kiến trúc lại hơi giống thời Tống và thời Minh. Thật sự không thể làm rõ được.
Sau khi A La biết những điều đại khái như vậy rồi cũng không nghĩ thêm nữa. Mỗi sáng vừa ngủ dậy, mặc bộ cánh áo rộng thùng thình do Tiểu Ngọc may, bắt đầu chạy khởi động. Chạy đến rừng trúc sau nhà, liền để cho Tiểu Ngọc đứng canh bên ngoài, một mình luyện tập Karate hiện đại. Buổi tối lại tập khí công nửa tiếng rồi mới đi ngủ. Sắc mặt A La mỗi ngày một hồng hào, tiếng chân bước cũng ngày càng nhẹ nhàng khỏe khoắn.
Chớp mắt lại đến kỳ thi quý, A La thản nhiên nhìn đại tỷ, nhị tỷ biểu diễn cầm ca và thư pháp, cúi đầu mãi mới bẽn lẽn hát một khúc khá hay, ca từ rất hay nhưng sai nhịp. Lý lão gia luôn đến sớm, vẫn cầm trịch cuộc thi, tưởng bài thơ lần trước do thất phu nhân dạy, nên không bảo A La tiếp tục làm thơ, bây giờ thấy nàng học hát, rất vui, lại khen ngợi một hồi.
Mấy vị phu nhân lòng cũng nghĩ như lão gia, vậy là càng ghét thất phu nhân, cho rằng lợi dụng đứa con gái để lấy lòng lão gia thật là mất mặt. May mà bảy vị phu nhân trong ngần ấy năm cũng chỉ sinh được ba mụn con gái. Lý gia không có người nối dõi, đại phu nhân không muốn lão gia sủng ái người khác, mấy vị phu nhân kia cũng tìm đủ cách níu kéo Lý tướng, vì vậy sau khi A La đến đây, Lý tướng cũng chỉ ghé qua Đường viên vài lần.
Đường viên càng hiu quạnh, thất phu nhân không nhiệt tình, Lý tướng cũng nhạt lòng. Các vị phu nhân do đó cũng yên tâm, quay ra châm chọc thất phu nhân đã dùng hết độc chiêu của lầu xanh mà vẫn không chiếm được lão gia.
Về sau mỗi lần đến kỳ thi quý của tướng phủ, A La lúc đánh cờ, lúc thêu thùa, lúc chơi đàn, rất nhiều ngón nhưng không tinh thông ngón nào. Lý thừa tướng thấy nàng học nhiều nhưng chẳng thứ nào đến nơi đến chốn, cầm kỳ thi họa thi phú học lâu như vậy nhưng không môn nào xuất sắc, ánh mắt nhìn A La và thất phu nhân ngày càng lạnh nhạt. Nhưng dù bị chê trách thế nào, đến kỳ thi sau A La lại có môn mới học, luôn nói một cách tội nghiệp: "A La kính mong phụ thân chỉ giáo, ba tháng nay chuyên cần học hành, mới học được xxx, xin phụ thân thưởng thức". Đương nhiên cũng không hay không dở. Lý thừa tướng khuyên nàng nên chuyên tâm vào một thứ, nhưng lại nghĩ con bé này có học nữa cũng không thể sánh với A Lôi và A Phỉ, thầm lắc đầu thở dài, chỉ mong nó xinh đẹp một chút, có sắc không tài cũng được. Còn ánh mắt mấy bà phu nhân nhìn A La lại dần dần hòa dịu.
Thất phu nhân hỏi A La: "Tam Nhi, con định giấu đến bao giờ?".
A La cười: "Mẹ à, binh pháp viết, phàm lông cánh chưa đủ tối kỵ va chạm với vật cứng. Mẹ không cảm thấy ngoài đại phu nhân, mấy phu nhân không có con kia thích con hơn hai tỷ hay sao?".
Thất phu nhân cả mừng, thầm nghĩ: "Nửa đời sau mình có thể dựa vào con bé tinh ranh này rồi".
Vậy là, sáu năm vụt trôi, A La mười hai tuổi, Lý Thanh Lôi mười sáu tuổi, Lý Thanh Phỉ cũng mười bốn tuổi.
Đến đây được sáu năm, Trình Tinh đã hết ý nghĩ quay trở về thế giới hiện đại, chỉ suy nghĩ một điều duy nhất, làm thế nào trụ vững ở đây. A La cần có nền tảng, nghĩ mãi, quyết định sau này sẽ mở một quán rượu, kiếm được tiền sẽ đưa mẹ xinh đẹp cùng vú Trương, Tiểu Ngọc đi thăm thú du ngoạn mấy nước kia, chuyến du lịch như vậy, trong thời hiện đại e có muốn cũng không được. Có thể một ngày nào đó gặp người nào đó, lấy được thì lấy, nếu không gặp, làm một bà chủ ung dung tự tại sống qua một đời cũng tốt.
Với suy nghĩ như vậy, A La say sưa trong biển cả tri thức của thời quá khứ dị thường. Kết hợp tri thức cổ đại và hiện đại, cảm thấy nếu ngộ nhỡ có ngày quay trở lại, nàng sẽ không làm gì khác, sẽ mở một cửa hiệu kinh doanh đồ cổ, cũng kiếm được khối tiền.
A La vô cùng khao khát thế giới bên ngoài, nhưng không được ra, sáu năm rồi, không bước một bước khỏi tướng phủ. Lòng căm hận xã hội phong kiến vạn ác, không ra khỏi nhà, không ra khỏi cửa, phụ nữ không khác gì con chim trong lồng.
(*) Giấc Nam Kha thường được dùng để chỉ những gì tốt đẹp của cuộc đời thường ngắn ngủi, công danh phú quý tựa chiêm bao (BTV).
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Chương 33
- Chương 34
- Chương 35
- Chương 36
- Chương 37
- Chương 38
- Chương 39
- Chương 40
- Chương 41
- Chương 42
- Chương 43
- Chương 44
- Chương 45 - Kết
- Chương phiên ngoại