Gửi bài:

Chương 98

* Lúc này, khi đối mặt ánh tà dương, chúng ta mới phát hiện mình sắp bước vào buổi hoàng hôn của sinh mệnh. Do đó mà so với trẻ con càng lưu luyến sinh mệnh hơn, so với người trẻ tuổi càng không muốn xa rời cõi trần gian hơn.

* Chúng ta đã chịu không nổi những kích động mừng rỡ và những ức chế bi sầu.

Mặt trời ban mai tươi sáng đến như thế. Nó xuyên qua lớp lớp sương mù, xua tan giá lạnh, hiện ra sức sống bừng bừng, thậm chí hùng hổ dọa người.

Ngọn lửa mặt trời ban trưa cay xè, không chút hiền từ treo cao ở giữa trời của thế giới. Nó không kiêng dè tất cả những gì ở xung quanh, chỉ phóng ra và soi chiếu đến tột bực.

Mặt trời lúc gần tối đã thu lại mùi cay xè từ lâu, chỉ phóng ra vạn ánh ráng chiều phủ một lớp màu vàng óng trên mặt đất. Nó làm cho tất cả mọi thứ của thế giới bao gồm cả chính nó đều hiện ra hiền từ và giàu có đến như thế. Nó dập tắt tất cả mọi huyên náo và tranh đấu giữa trời đất, làm cho nhân gian bắt đầu đi vào hương thơm ấm áp và lặng lẽ.

Ôi, ánh tà dương!

Khi chúng ta đứng trên đầu núi, nhìn về mặt trời chiều như đang mỉm cười, vầng mặt trời chiều đã hoàn thành việc soi chiếu một ngày sắp sửa lặn xuống núi này, trong lòng chúng ta trào dâng lên niềm tự hào và lưu luyến chưa từng thấy.

Lúc này, chúng ta tịnh không tưởng tượng quá nhiều tình hình mặt trời sau khi lặn xuống núi, chúng ta biết rằng nó sau khi lặn xuống núi vẫn như lúc soi chiếu cho chúng ta, đi soi chiếu cho người khác.

Lúc này, chúng ta cũng không cần nhớ lại quá nhiều trong ngày này chúng ta đều đã làm được những gì, mặt trời rót những gì vào sinh mệnh của chúng ta, chúng ta từ trước đến nay đến với nhân gian, sống đến lúc này đây đã phát sinh những biến đổi như thế nào. Vĩ nhân trong loài người xét đến cùng có rất ít, rất ít, người ta đối với chúng ta, những người bình thường này không thể có hứng thú quan tâm mạnh mẽ. Do đó mà lúc này cần phải mượn người viết truyện hoặc những người tự mình viết truyện xét đến cùng là rất ít, rất ít.

Hãy để cho sinh mệnh của quá khứ qua đi một cách bình yên.

Thời gian tuy là quá khứ, nhưng theo thuyết ba loại người bất hủ trong sách "Xuân Thu tả truyện", người lập đức bất hủ, người lập công bất hủ, người lập ngôn bất hủ, có thể trong chúng ta có nhiều bạn đồng nghiệp là thuộc loại bất hủ rồi. Cho nên, lúc này tiến hành tự tìm hiểu sơ lược đối với sinh mệnh có lẽ có thể làm cho chúng ta được an ủi.

Về phương diện lập đức, mặc dù chúng ta không giống như Khổng Tử, Mặc Trác, Giê su, làm cho người đương thời và người đời sau đều tưởng nhớ và ngưỡng vọng. Nhưng chúng ta cũng đã từng theo đuổi tín ngưỡng vĩ đại, đã từng tìm chân lý của cuộc đời. Linh hồn của chúng ta không hổ thẹn trước mặt chân lý, nhân cách của chúng ta cũng chưa từng bị vấy bẩn. Lúc sinh thời chúng ta cũng đã từng được người ta tôn kính, về sau này cũng sẽ có thể có người nêu chúng ta để làm gương.

Về phương diện lập công, mặc dù chúng ta không giống như Prômêtê ăn trộm mồi lửa đem về cho nhân loại; không giống như Colombo phát hiện ra đại lục mới, không giống Washington tạo nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, vì người đương thời mở ra thế giới mới, vì lịch sử mở ra kỷ nguyên mới, vì người đời sau gieo xuống những hạt giống hạnh phúc khôn lường. Nhưng chúng ta cũng đã từng vì sự nghiệp tốt đẹp của nhân loại, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại đã từng phải rơi những giọt máu, mồ hôi và nước mắt, người đời sau khi kế tục sự nghiệp của chúng ta nhất định sẽ nhắc đến tên tuổi của chúng ta.

Về phương diện lập ngôn, mặc dù chúng ta không giống như Hômerơ để lại sử thi huy hoàng, giống như Khuất Nguyên, Lý Bạch để lại những bài thơ bất hủ, giống như Shakespeare, Tolstoi trở thành ngôi sao Bắc Ðẩu, giống Plato, Heygel, Vương Thuyền Sơn trở thành bậc Ðại sư mà ngàn thu bất hủ, giống Newton, Einstein trở thành nhà khoa học mang tính thời đại mà tiếng thơm muôn đời. Nhưng chúng ta cũng đã từng dấn thân vào sáng tạo, cũng đã từng để lại một số văn tự và trước tác, hoặc nghệ thuật, hoặc phát minh khoa học. Người đời sau sẽ tìm đến dấu chân phấn đấu của chúng ta.

Nếu như chúng ta ở trong cả ba phương diện lập đức, lập công, lập ngôn đều tìm không thấy căn cứ của bất hủ, thì chúng ta cả một đời này hoàn toàn tầm thường không có gì lạ, thậm chí u ám không có gì sáng sủa. Sự than vãn lúc này đã quá muộn! Tất cả mọi việc đều đã qua, sinh mệnh của quá khứ không thể cứu vãn lại, chúng ta không có cách tái sinh sống lại thêm một lần nữa.

Lúc này, khi đối mặt ánh tà dương, chúng ta mới phát hiện mình sắp bước vào buổi hoàng hôn của sinh mệnh, do đó mà so với trẻ con càng lưu luyến sinh mệnh hơn, so với người trẻ tuổi càng không muốn xa rời cõi trần gian. Toàn bộ lao động của chúng ta vốn cũng là vì tồn tại, lúc này mới phát hiện ra tất cả đều là lo toan vô ích. Lúc này mới nghĩ đến bất hủ là một chữ vinh quang biết bao, một mục tiêu thiêng liêng mà khó đạt tới biết bao. Lúc này mới nghĩ tới ?bất hủ? chỉ có thể gửi gắm trên các phương diện lập đức, lập công, lập ngôn của chúng ta.

Hoặc chúng ta chỉ có thể trở thành bất hủ với ý nghĩa khác. Từ định luật vạn vật bất diệt tìm thấy một tia ánh sáng. Nếu hiểu theo thuyết bất hủ xã hội của Hồ Thích, thì mọi người chúng ta đều là bất hủ cả.

Hồ Thích cho rằng: Tôi thật ra không tồn tại độc lập, mà là có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp khăng khít với vô số cái tôi nhỏ bé, liên hệ khăng khít với toàn xã hội, toàn thế giới, với quá khứ và tương lai của thế giới cũng đều có liên hệ nhân quả. Từ những nguyên nhân trước, những nguyên nhân của vô số cái tôi nhỏ và những nguyên nhân của vô số loại thế lực khác đã hình thành một bộ phận của tôi. Tôi, cộng thêm đủ mọi nguyên nhân của trước đây, nguyên nhân của hiện tại truyền đi tiếp sẽ tạo thành vô số cái tôi nhỏ bé của tương lai. Cái tôi nhỏ bé của quá khứ, cái tôi nhỏ bé của hiện tại và cái tôi nhỏ bé của tương lai vô cùng, sẽ đời đời truyền cho nhau, lớp lớp tích đọng lại, như dòng nước chảy xiết, cuồn cuộn mãi mãi không ngừng - hình thành nên cái ta lớn. Cái tôi nhỏ bé có thể bị mất, nhưng cái ta lớn lại vĩnh viễn bất diệt. Cái tôi nhỏ bé có chết, còn cái ta lớn thì vĩnh viễn không chết, vĩnh viễn bất hủ. Cái tôi nhỏ bé mặc dù có thể chết, nhưng tất cả mọi việc làm của mỗi một cái tôi nhỏ bé, tất cả mọi công đức tội ác, lời nói hành động, bất kể là to nhỏ, sai đúng, thiện ác, từng cái từng cái đều lưu giữ lại trong cái ta lớn. Cái ta lớn lại trở thành "tấm bia ghi công trạng, lời biểu dương cái tốt, bản phán quyết tội trạng, thụy pháp xấu mà con cháu dù hiếu từ hàng trăm đời không thể sửa đổi được" từ xưa đến nay. Bởi cái ta lớn vĩnh viễn bất hủ, cho nên mọi sự nghiệp, nhân cách, cử chỉ hành động, ý niệm, công lao, tội lỗi của tất cả cái tôi nhỏ cũng đều vĩnh viễn bất hủ".

Thuyết "bất hủ" của Hồ Thích bao hàm việc chọn hướng cả hai giá trị thiện ác, mà không phải là như thông thường chúng ta nói bất hủ chỉ chọn có hướng thiện. Cho nên khi chúng ta suy ngẫm lại lịch trình của sinh mệnh như thế, có lẽ buồn vui pha mỗi thứ một nửa, có lẽ chỉ có vui mừng tự an ủi mà không có bi thương, có lẽ chỉ có riêng bi thương mà thôi. Chỉ xem xét mọi việc làm của một đời này của chúng ta xem ra sao.

Song lúc này, chúng ta đang đứng trước khoảnh khắc của ánh tà dương để tiến hành một lần tự phán xét và nghĩ lại những điều ?hủ và bất hủ?, đối với bản thân chúng ta để xét, thì hầu như đã không có giá trị nhiều nữa. Bất kể là bất hủ của điều thiện cũng như là bất hủ của điều ác, đều đã qua rồi! Không lấy vật làm vui, không lấy mình làm buồn, đáng là trạng thái tâm lý đẹp nhất của giờ phút này của chúng ta. Chúng ta đã từng chịu đựng không nổi những kích thích mừng rỡ và những ức chế của sầu bi. Công tội đúng sai, người đời sau tự nhiên sẽ có người bình luận, hãy để cho lịch sử kết thúc thôi nhé!

Lúc này, chúng ta chỉ có đang thực tế đứng trước ánh chiều tà, đang tắm gội trong ráng chiều vàng óng, hưởng thụ giờ phút đẹp đẽ nhất, kích động lòng người nhất của Mặt Trời.

Ngày đăng: 11/07/2013
Người đăng: Bùi Phương Linh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?