Gửi bài:

Chương 29

Hiểu rõ và khoan dung là chất làm trơn quan hệ giữa người với người. Trong người người lớp lớp có nó, mọi đường đều thông suốt, tâm tình mọi người đều thoải mái, sự nghiệp hưng vượng, phát đạt, tiền đồ sáng sủa.
Không đàm tiếu cái kém của người khác, không ỷ vào thế mạnh của mình.

Công khai trách người, bí mật trách mình là một trong những nhược điểm của nhân tính.

Nếu bạn thuộc loại người lắm điều, thì cái mồm của bạn hầu như trời sinh ra là chuyên dùng để quở trách và đàm luận người khác. Hôm nay nói Trươnng Tam như thế này không được, ngày mai nói Lý Tứ như thế kia không tốt. Lúc thì nói với Trương Tam rằng Lý Tứ không có năng lực, lúc lại nói với Lý Tứ rằng Trương Tam trình độ kém. Hoặc là lại nói Vương Ngũ hôm qua đánh vợ. Bạn nói chuyện với người khác, hầu như mỗi lần đều xuyên suốt một chủ đề chung là trách móc, chê bai người khác, khoe khoang, thổi phồng mình. Nhìn người như bã đậu phụ, nhìn mình như một đóa hoa.

Nếu như người ta không nán chịu để nghe bạn nói tràng giang đại hải, hoặc giữa chừng ngắt lời bạn hoặc tỏ ra không thích nghe những chuyện này của bạn, thì bạn trong nháy mắt đã đi đến nơi khác nói xấu anh ta rồi.

Khi bạn cùng với hai ba người lắm điều (kể cả đàn ông, đàn bà) cũng thường có những câu chuyện như thế. Ngoài ra, các bạn sẽ nói gì đến cùng đi với nhau, sức gắn bó sẽ không tồn tại nữa. Thường thường khi họp để thảo luận, bạn không phát biểu nổi, chỉ có khi chỉ trích người khác, đàm luận người khác mới nói sắc như dao, chọc đến mọi chỗ. Tài nói của bạn, cái tinh nhanh và dí dỏm của bạn hầu như chỉ khi châm chọc, chế giễu hoặc đào bới nỗi khổ của người khác mới biểu hiện ra.

Bạn cần phải cảnh giác, bạn có thiếu sót như thế bạn sẽ trở thành cái bia chung! Bạn chỉ trích tất cả mọi người, bạn chỉ sướng chỉ trích người khác, thế thì tất cả mọi người đều quay lại chỉ trích bạn. Ví như trước Trương Tam bạn chỉ trích Lý Tứ, trước Lý Tứ bạn lại chỉ trích Trương Tam, tất nhiên sẽ có ngày nào đó Trương Tam và Lý Tứ liên hợp lại để chỉ trích bạn. Bạn ngoài sở trường chỉ trích người tốn công vô ích này ra, bạn sẽ trở thành một người không có một năng lực gì hết.

Nếu như bạn hay lòe thị phi (phải trái), sau lưng hoặc đối diện người khác động một tí thì trách người, thì bạn sẽ gây ra hiện tượng không đoàn kết ở xung quanh, sức lực chủ yếu của bạn, đại bộ phận thời gian của bạn đều sẽ tiêu phí vào trong tranh chấp nhân sự cực kỳ vô nghĩa, tình cảm của bạn sẽ suốt ngày từ sáng đến tối, quanh năm suốt tháng đều buồn phiền vì những tranh chấp nhân sự không bao giờ ngớt này. Bạn đâu còn sức lực và tâm tư để làm cho sự nghiệp nữa?

Thiếu sót này của bạn xét đến cùng đương nhiên cũng là một loại thiếu sót của tâm tính. Loại tâm tính không tốt này dựa trên cơ sở hai tâm lý sai lầm: tâm lý hí hửng khi thấy người khác gặp nạn và tâm lý khoe khoang mình. Bạn chỉ thích nhìn thấy hoặc nghe thấy những thiếu sót, thất bại hoặc tai họa của người khác, mà không hào hứng ưu thế và thành công của người khác. Thế là bạn chỉ chọn lựa thiếu sót của người khác để say sưa trò chuyện, mà không hề nói đến những chỗ mạnh và thành công của người khác. Khi quở trách người khác không phải, bạn sẽ có một niềm vui vẻ và hưng phấn về tâm lý. Bạn cũng sai lầm tự cho là bạn có thể thông qua trách mắng người khác mà có thể có tác dụng gián tiếp đề cao bản thân mình. Bạn quở trách mỗi một điểm không đúng nào đó của người khác thì hầu như là ở điểm đó bạn chính là đã tài giỏi hơn người rồi.

Nên biết rằng hai loại tâm lý này đều là lòng dạ của kẻ tiểu nhân đê tiện và ngu xuẩn. Bạn hí hửng trước tai họa của người khác, thì người ta sẽ có thể đối với bạn ra sao? Liệu bạn thật sự có thể thông qua hạ thấp người khác để nâng cao mình được không? Cho dù mục đích này của bạn nhất thời đạt được, người ta lại không thể theo cách của bạn để quật ngã bạn chăng?

Bạn đã nghĩ đến chưa? Khi bạn quở trách người khác, cảm giác của người khác ra sao? Tâm lý của anh ta lại không khó chịu chăng? Liệu có mấy người có khả năng có thiếu sót thì sửa, không có thì sẽ gắng gỏi thêm? Ngược lại có không ít người đối với việc quở trách của người khác, nếu có thiếu sót thì cố sức bào chữa, mà không có thì rất đỗi giận dữ. Chỉ trích người khác có lợi gì cho bạn? Anh ta không hận bạn chăng? Có người thậm chí vì một lời chỉ trích không thật của bạn mà hận bạn suốt một đời!

Ðương nhiên, bạn có thể là một người thành tâm thành ý, một người lương thiện, là người rất có trách nhiệm đối với người khác, ý quở trách người khác chỉ để thôi thúc họ hướng thiện. Cho dù như vậy, khi quở trách người khác, bạn cũng cần phải thật sự làm cho người bị quở trách hiểu rõ lòng chân thành và ý tốt của bạn mới được. Nếu không thì lòng chân thành và ý tốt của bạn có thể bị hiểu nhầm là giả dối và ác ý. Bạn hết lòng khuyên nhủ nói ra những điều tâm huyết, lại bị xem như nước rau dền. Như thế, bạn vẫn chưa làm được trách nhiệm thúc đẩy người ta hướng thiện.

Cho dù người bị quở trách đã hiểu rõ thành ý của bạn. Nhưng, trong nhân tính có nhược điểm bao che khuyết điểm, thiếu sót, sợ mất thể diện. Phải chăng bạn nên lùi lại một bước, sắp xếp làm sao tránh được cái nhược điểm này của nhân tính? Chỉ có vừa không làm mất sĩ diện lại có thể làm cho anh ta tiếp nhận thành ý của bạn, mục đích của bạn mới có thể đạt được thật sự. Như thế thì phương pháp thao tác cụ thể của bạn khi quở trách người khác không thể không thận trọng được! Nếu không thì hiệu quả của việc quở trách so với không quở trách sẽ càng kém hơn. Cho nên, người Trung Quốc xưa đã đem ?không đàm tiếu cái kém của người khác, không ỷ vào thế mạnh của mình? làm điều tín ngưỡng để lập thân xử thế.

Không đàm tiếu cái kém của người khác, không chỉ là để mình tránh những phiền não không cần thiết và tranh chấp nhân sự, cũng có thể tránh hiện tượng không đoàn kết trong đoàn thể, hơn nữa cũng chiếu cố đến danh dự của người khác, không mang lại phiền não không cần thiết cho người khác.

Tìm thiếu sót của người khác, quở trách người khác, không bằng phát hiện thiếu sót của mình, quở trách mình. Càng không bằng phát hiện ưu thế của người khác, ca ngợi người khác.

Chỉ trích người khác không bằng đi tìm hiểu người khác, hiểu rõ người khác, tha thứ và khoan dung người khác. Trên đời có mấy người được mười phân vẹn mười? Ai không có thiếu sót, tại sao lại cứ phải bíu lấy thiếu sót của người khác mà không nhìn thấy anh ta vẫn còn có nhiều ưu điểm nữa?

Trong quần thể người, việc hiểu rõ và khoan dung so với bất cứ cái gì đều quan trọng, nó là chất làm trơn quan hệ nhân tế (quan hệ giữa người với người). Trong người người lớp lớp có nó, mọi người đều thông suốt, tâm tình mọi người đều thoải mái, sự nghiệp hưng vượng, phát đạt, tiền đồ sáng sủa. Còn khắc nghiệt và trách móc là con hổ chặn đường của quan hệ nhân tế, một khi nó làm loạn thì lòng người tan tác, chia năm xẻ bảy, đấu đá nhau ngấm ngầm và công khai, tràn ngập mùi thuốc súng, tâm tình mọi người đều căng thẳng, tinh thần chán nản, sự nghiệp thất bại hoàn toàn.

Những sự việc của hai mặt chính diện và phản diện như thế, bạn lúc nào cũng có thể đưa ra hàng loạt. Ðương nhiên, chúng ta mong muốn phát triển ý nghĩa chính diện, hiểu rõ người, khoan dung người, không muốn chỉ trích người, xoi mói người khác.

Ngày đăng: 12/07/2013
Người đăng: Bùi Phương Linh
Đăng bài
Bạn thích truyện này?