Chương 13
* Gen là một vật bất hủ từ xưa tồn tại mãi.
* Mong con cái trở thành những con Rồng là gánh nặng tinh thần to lớn của cha mẹ. Mong con cái trở thành Rồng, trước tiên cần phải dạy con thành người.
Trên vũ đài của đời người, cùng với sự ra đời của một sinh mệnh mới, bạn đột nhiên đã đổi vai. Bạn bắt đầu đóng vai người cha. Bạn bắt đầu đóng vai người mẹ.
Bạn sửng sốt: sinh mệnh, là một thứ thần bí biết bao nhiêu!
Bạn không giấu nổi niềm hân hoan và thích thú to lớn, dùng một nụ cười đầy tình cảm sâu sắc biểu hiện nội tâm kích động qua nét mặt.
Bất kể là bạn ý thức được hay không, bạn đã kính dâng cho nhân gian một sinh mệnh mới, bạn đã làm cho loài người sinh sôi, từ đó bạn đã gia nhập vào hàng ngũ những người đời đời bền vững. Nó sẽ mang theo gen của bạn truyền từ đời này qua đời khác, sinh mệnh của bạn chính là thông qua nó để được tồn tại mãi. Nó ra đời, việc tiếp tục sinh mệnh của nó đối với bạn, không nghi ngờ gì sẽ làm nhạt đi sự sợ hãi của bạn đối với cái chết.
Có người không có đời sau, anh ta "không thể phục chế nổi một con người bằng da bằng thịt", nhưng mãi mãi không chết. Đó là vì anh ta đã sáng tạo ra một tinh thần bất hủ và sự nghiệp vĩ đại đáng để cho đời sau tiếp tục mãi và lấy đó để triệt tiêu điều đáng tiếc thể xác không còn.
Bạn đã trở thành cha mẹ, không những tinh thần của bạn có thể vĩnh hằng, thể xác của bạn cũng có thể vĩnh hằng. Nhà sinh vật - xã hội học nổi tiếng Wellson nói: Gen là một vật bất hủ từ xưa tồn tại mãi. Trên trái đất nó giống như bản sao ngoan cường mà chuẩn xác phục chế lại mình, đời đời nối tiếp, muôn đời không cạn.
Nhưng, sinh mệnh mới này cũng đặt lên vai bạn gánh nặng song trùng: Vừa tăng gánh nặng sinh hoạt của bạn, càng tăng gánh nặng tinh thần của bạn hn.
Việc ăn mặc của nó, việc béo gầy cao thấp của nó, sức khỏe của nó đều đặn, lúc trái gió trở trời, mỗi một việc nho nhỏ an nguy đến sự tồn tại sinh mệnh của nó, bạn đều phải trả với giá trăm đắng ngàn cay. Mà sự trả giá ra như thế, xét về ý nghĩa thông thường cần phải có tinh thần hiến dâng phong phú rộng lớn vô cùng. Nó không phải chỉ là sự bỏ ra vật chất đơn giản, mà cần sự huy động tinh lực và thời gian của bạn rất lớn. Nhưng, nói chung người đã từng làm cha mẹ đều chưa hề cảm thấy ý nghĩa "chi ra" lúc này, bất kể là vật chất, thời gian, tinh lực đều không từng cảm thấy ý nghĩa "trả giá" hoặc "bỏ ra", cũng không cảm thấy lúc này có tinh thần "lợi lộc" gì tồn tại. Cha mẹ đem tất cả trả giá vì con cái hoàn toàn xem là chi phí của bản thân mình. Giữa cha mẹ với con cái hoàn toàn không phân rõ được bên này bên kia, và của tôi, của anh đã thật sự hòa thành một thể.
Hơn nữa, nói chung động vật có vú cũng có tình cảm tương tự.
Đó là vì sao?
Tác dụng của gen. Gen di truyền sẽ nối cha mẹ với con cái thành một thể. Gen di truyền của cha mẹ là đầu nguồn của thân thể con cái. Sự chi ra của cha mẹ cho con cái trên thực tế là sự chi ra cho sinh mệnh do gen của mình tạo thành. Càng là cha mẹ coi trọng sinh mệnh của mình càng không cảm thấy giới hạn bên này bên kia với con cái và ý nghĩa "chi ra". Bất kể trong hoàn cảnh gian khó nghèo túng như thế nào, cha mẹ cũng không bao giờ keo kiệt đối với việc ăn mặc nuôi nấng con cái, anh ta (cô ta) bằng lòng thà mình chịu đói chịu rét để đổi lấy no ấm của con cái, anh ta (cô ta) có thể không chút do dự bất chấp nguy hiểm sinh mệnh, thậm chí trả giá sinh mệnh của mình để cứu gấp sinh mệnh của con cái. Người ta xưa nay cũng không lấy việc đó làm mảy may lợi mình, mà hoàn toàn làm lợi cho người khác, chỉ xem là trách nhiệm của mình.
Tất cả mọi vật chất chi ra của cha mẹ cho con cái, thậm chí cả việc trả giá sinh mệnh, trên thực tế biểu hiện là trách nhiệm sinh hoạt, thậm chí trách nhiệm sinh mệnh của cha mẹ cho con cái. Đây là trách nhiệm cơ bản quan trọng bậc nhất của người làm cha mẹ.
So sánh với trách nhiệm sinh hoạt, trách nhiệm tinh thần của cha mẹ đối với con cái nặng nề gấp bội.
Nếu như chỉ dừng lại ở tầng nấc trách nhiệm sinh hoạt và trách nhiệm sinh mệnh, thì nhiều động vật đối với con nhỏ cũng đảm nhận theo bản năng. Còn động vật đối với việc phục chế tự thân chỉ là một sự lặp lại đơn giản. Con người luôn là trông mong không ngừng vượt hơn bản thân mình, xem việc đem sự nghiệp làm cho vẻ vang hơn, to lớn hơn, tinh thần vĩnh hằng cao hơn sự vĩnh tồn của thể xác, cho nên xem việc nhào nặn lý tưởng cho đời sau như bỏ thêm vào một quả cân nặng trên chiếc cân giá trị nhân sinh của mình.
Khắp trong thiên hạ cha mẹ nào cũng mong con cái trở thành những con Rồng, đã tạo nên gánh nặng tinh thần to lớn của cha mẹ. Cũng giống như những người cha mẹ tự nguyện xem gánh nặng sinh hoạt là trách nhiệm sinh hoạt, những người làm cha mẹ trong thiên hạ cũng bằng lòng đem loại gánh nặng tinh thần này thành trách nhiệm tinh thần. Để con cái trở thành những "con Rồng", cha mẹ đã phi dày công nghiên cứu tìm tòi lao tâm khổ tứ, bôn ba khắp mọi ni.
Những người cha mẹ thông minh ngày nay quyết không chỉ thỏa mãn ở chỗ cho con cái một thân thể rắn chắc khỏe mạnh, mà còn chú trọng tu dưỡng nhân cách và đức hạnh của con cái, hết lòng khuyên nhủ, dạy dỗ con thành người, hy vọng nó trở thành một người cao thượng, một người điển hình. Đáng thưng cho tấm lòng của những người cha mẹ trong thiên hạ, một tấm lòng luôn buộc chặt vào điểm này.
Nhưng, khi những người cha mẹ tự nguyện xem gánh nặng tinh thần to lớn là trách nhiệm tinh thần, mà đem trách nhiệm tinh thần lý giải một cách phiến diện là đầu tư trí năng hoặc là đối với đầu tư trí năng vượt khá xa đầu tư đức hạnh, thậm chí không ngó ngàng đến nhân cách đạo đức của con cái, thì những đứa con uổng công cha mẹ đã xuất hiện hàng loạt và tội phạm thanh thiếu niên đã xuất hiện hàng loạt.
Xã hội đã từng lớn tiếng kêu gọi: Mong con cái trở thành "con Rồng" trước tiên cần phải dạy con thành người! Trước tiên phải là một con người, sau đó mới có thể trở thành một nhân tài! Song, những người cha mẹ chỉ theo đuổi hiệu quả ngắn ngủi và hư vinh tạm thời chỉ nhìn chằm chằm vào sổ ghi thành tích của con cái lại vẫn chỉ tăng không gảim.
Đương nhiên, việc thành người và thành nhân tài, hai cái đó có thể hợp với nhau càng tốt, cùng xúc tiến lẫn nhau. Cố gắng làm hết trách nhiệm sinh hoạt thì dễ dàng, nhưng cố gắng làm hết trách nhiệm tinh thần thì khó đấy.
Toàn bộ quá trình xuyên suốt trách nhiệm sinh hoạt và trách nhiệm tinh thần phải là lòng yêu mến của cha mẹ đối với con cái. Lòng yêu mến không đủ hoặc việc tiếp xúc trực tiếp giữa cha mẹ với con cái quá ít, thời gian và tinh lực của cha mẹ chi ra cho con cái quá ít, thì trách nhiệm của nó là khiếm khuyết không chu toàn. Hậu quả rõ ràng của nó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái là hững hờ, tình cảm lạnh nhạt. Nếu như bạn chỉ bỏ tiền của ra nhờ người thay để nuôi nấng và dạy dỗ, bất kể là bạn bỏ ra bao nhiêu tiền của, đứa trẻ này nhiều nhất cũng chỉ có một nửa của bạn, nó và bạn chỉ có quan hệ huyết thống, còn khó có được tình cha con, mẹ con nồng hậu - Xã hội văn minh vật chất càng phát đạt, gia đình càng giàu có, quan hệ cha con, mẹ con càng nhạt nhẽo, người hiếu kính cha mẹ càng ít. Con cái giết cha, giết mẹ đa số xuất hiện ở gia đình giàu có, gia đình đế vương. Con cái ở những gia đình nghèo khó thường hiếu thảo.
Những người cha mẹ trong thiên hạ không ai không hy vọng con cái biết hiếu kính.
Tính hiếu kính cha mẹ chủ yếu hình thành trong quá trình cha mẹ thực thi trách nhiệm sinh hoạt. Bạn đem nhiều thời gian và tinh lực trực tiếp dùng vào việc chăm sóc ăn mặc, ốm đau của con cái khi nhỏ, sau khi con cái thành người, nói chung sẽ hiếu kính bạn, bất kể nó về sau này trở thành một con người như thế nào. Cho nên có một số người cho dù là thổ phỉ, cho dù là tù phạm giết người, nó cũng vẫn hiếu kính cha mẹ. Bạn chăm sóc đối với việc ăn mặc, đau ốm của con cái khi nhỏ quá ít, tiếp xúc trực tiếp với con cái quá ít, con cái sau khi thành người, nói chung từ trong thâm tâm khó có được lòng hiếu kính bạn thật sự, bất kể nó về sau trở thành người như thế nào.
Chỉ trả một khảon tiền để nuôi nấng, dạy dỗ con cái là dễ dàng; Còn trả một lòng yêu mến một đời là khó.
Những người cha mẹ trong khắp thiên hạ rơi vào hai cảnh ngộ khó khăn: phân tán quá nhiều tinh lực cho con cái, đã bỏ mặc sự nghiệp; một mực lao vào sự nghiệp đã bỏ mặc con cái. Con cái và sự nghiệp hầu như không có cách gì để ngang bằng trên chiếc cân.
Bạn chuẩn bị làm tốt vai trò cha mẹ như thế nào? Cố gắng hết trách nhiệm của cha mẹ được bao nhiêu? Nhào nặn đời sau như thế nào? Làm sao để đặt ngang được chiếc cân? Cần phi suy tính lâu dài, vạch kế hoạch cẩn thận, không thể lơ là!
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Chương 33
- Chương 34
- Chương 35
- Chương 36
- Chương 37
- Chương 38
- Chương 39
- Chương 40
- Chương 41
- Chương 42
- Chương 43
- Chương 44
- Chương 45
- Chương 46
- Chương 47
- Chương 48
- Chương 49
- Chương 50
- Chương 51
- Chương 52
- Chương 53
- Chương 54
- Chương 55
- Chương 56
- Chương 57
- Chương 58
- Chương 59
- Chương 60
- Chương 61
- Chương 62
- Chương 63
- Chương 64
- Chương 65
- Chương 66
- Chương 67
- Chương 68
- Chương 69
- Chương 70
- Chương 71
- Chương 72
- Chương 73
- Chương 74
- Chương 75
- Chương 76
- Chương 77
- Chương 78
- Chương 79
- Chương 80
- Chương 81
- Chương 82
- Chương 83
- Chương 84
- Chương 85
- Chương 86
- Chương 87
- Chương 88
- Chương 89
- Chương 90
- Chương 91
- Chương 92
- Chương 93
- Chương 94
- Chương 95
- Chương 96
- Chương 97
- Chương 98
- Chương 99 - Hết