Phần 2 - Chương 5 - Phò Ngô phục thù
Tây Thi và Trịnh Đán sau khi vào cung nhà Ngô liền được Ngô Phù Sai đặc biệt sủng ái. Trịnh Đán chẳng bao lâu bệnh chết, Tây Thi trở thành người đẹp duy nhất được Ngô Phù Sai yêu thương. Ngô Phù Sai đã trở thành tên tù binh của Tây Thi. Suốt ngày cùng ăn uống vui chơi với nàng, không màng chi việc triều chính, cũng không màng đến đông đảo cung phi ở hậu cung. Nhưng thấy thế, Tây Thi bèn làm mặt giận, nói với Ngô Phù Sai:
- Tâu Đại vương, ngài là một vị quân vương anh minh kia mà, vậy tại sao bằng lòng tiêu ma ý chí trong phấn son mỹ nữ ? Ngày nay thiên bạ vẫn chưa thái bình, dù nước Việt đã thực tâm thần phục, nhưng ở phía Bắc còn nước lỗ, nước Tề, ở phía Tây vẫn còn nước Sở, nước Tấn. Vậy tại sao Đại vương không đi tranh bá với họ, học theo tấm gương của Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công trong lịch sử, để lưu lại tiếng thơm nghìn đời ?
Ngô Phù Sai nghe qua lời nói này của Tây Thi, không khỏi nhìn nàng với đôi mắt khác hơn. Nhà vua cảm thấy Tây Thi chẳng phải là một cô gái tóc dài nhưng kiến thức ngắn, chỉ biết tranh giành sự sủng ái. Trái lại, nàng là một mỹ nhân có đầu óc chính trị. Cho nên từ đó, nhà vua lại càng sủng ái Tây Thi hơn, lúc nào cũng nghe theo lời khuyên của nàng, phát động mấy triệu dân phu cho đào một con kinh nối liền giữa sông Trường Giang với Hoàng Hà. Phù Sai ngồi chiến thuyền theo con kinh tiến lên phía Bắc, trước sau đã đánh nhau nhiều trận với nước Lỗ và nước Tề, trận nào cũng đắc thắng.
Hai năm sau đó, tướng quốc của nước Ngô là Ngũ Viên nghe tin nước Việt lúc nào cũng đẩy mạnh việc xây dựng quốc gia, để tiến lên con đường nước giàu dân mạnh, tích cực chuẩn bị chiến tranh, trong khi Phù Sai thì không nghe theo lời khuyên ngăn của mình. Do vậy, ông đoán biết nước Ngô sớm muộn gì cũng mất, nên trong chuyến phụng mệnh đi sứ nước Tề, đã đem người con trai là Ngũ Phong gửi lại nhà của quan Đại phu nước Tề là Bào Tức. Việc này bị Ngô Phù Sai biết, lại bị Bá Bỉ gièm pha, khiến nhà vua rất giận, buộc tội Ngũ Viên tư thông với ngoại quốc để mưu đồ bất chính, buộc Ngũ Viên phải tự sát. Trước khi chết, Ngũ Viên trối lại rằng : Hãy đem đầu tôi treo lên thành lầu phía Nam, để tôi được tận mắt chứng kiến quân Việt đánh vào thành.
Ngũ Viên là danh tướng của nước Ngô. Cái chết của Ngũ Viên chính là Phù Sai tự chặt bỏ một cánh tay đắc lực của mình. Vua tôi nước Việt hay tin lấy làm mừng rỡ, nhân dịp Ngô phù Sai đi tận Trung Nguyên để dự cuộc hội họp Hoàng Trì, cùng tranh giành địa vị minh chủ với nước Tấn, Phạm Lãi bèn chỉ huy đại quân đánh lén vào nước Ngô. Thái tử nước Ngô là Hữu ở lại giữ thành, xua quân nghênh chiến. Nhưng, ông ta bị Phạm Lãi đánh bại và đã chết giữa trận mạc. Phù Sai nhận được hung tin, tức tốc kéo quân trở về và hối hả ứng chiến, nhưng lại bị quân Việt đánh cho đại bại.
Đến chừng đó, Phù Sai hối hận không nghe theo lời khuyên của người đại trung thần là Ngũ Viên, và đã giết oan ông ta. Nhưng không còn cách nào khác hơn nữa, Phù Sai ra lệnh cho Bá Bỉ mang nhiều tiền tài bảo vật đến quân Việt để cầu hòa. Câu Tiễn không thể quyết định dứt khoát. Phạm Lãi nói :
- Theo thần thì tạm thời nên cho họ cầu hòa.
Câu Tiễn hỏi :
- Tại sao không đánh thẳng vào thành Cô Tô ?
Phạm Iãi đáp :
- Quân lực của Ngô Quốc rất hùng hậu, ta không thể tiêu diệt họ một cách dễ dàng. Nếu tiếp tục đánh thì đôi bên đều bị tổn thất nặng, vậy chi bằng ta nên rút quân, chờ đợi cơ hội tốt hơn sẽ liệu.
Câu Tiễn bèn nghe theo ý kiến của Phạm Lãi, bằng lòng để cho Ngô Quốc cầu hòa, và xem đó là một sự trả thù của mình.
Sau khi hai nước nghị hòa, Phù Sai vẫn tiếp tục đam mê sắc đẹp, không màng tới việc triều chính. Ông ta còn cho xây dựng thêm cung điện, và đã xây dựng riêng cho Tây Thi một tòa cung điện hết sức hào hoa, sang trọng, tốn nhiều sức người sức của, khiến quốc khố của nước Ngô bị trống rỗng. Cùng lúc đó, nước Ngô lại liên tiếp nhiều năm gặp thiên tai như lụt lội hạn hán, bá tánh không sống được, tiếng than oán đầy đường. Câu Tiễn biết được tin tức đó, lại tìm Phạm Lãi vào cung để bàn bạc. Phạm Lãi nói :
- Cơ hội đã đến rồi, vậy xin Đại vương dốc hết binh lực toàn quốc, tiến đánh nước Ngô để tiêu diệt họ.
Tháng ba năm công nguyên 476, Việt Vương sai Phạm Lãi chỉ huy hữu quân, sai Văn Chủng chỉ huy tả quân, còn mình thì chỉ huy trung quân, giương cờ gióng trống tiến quân vào nước Ngô. Trước khi xuất binh, phạm Lãi đã đại diện cho Việt Vương tuyên cáo với tướng sĩ:
- Ai hai cha con cùng đi lính, thì cha được trở về nhà. Ai hai anh em cùng đi lính, thì anh được trở về nhà. Ai còn cha mẹ già nhưng là con một, cũng được trở về nhà.
Qua lời tuyên bố trên, các tướng sĩ đều hết sức cảm kích. Những người đáng lý được trở về nhà cũng không bằng lòng về nhà nữa. Mọi người đều đồng tâm sẵn sàng tiến lên diệt địch, để trả mối thù cho đất nước trước kia.
Sau khi đại quân của nước Việt tiến vào lãnh thổ cua nước Ngô, Phù Sai vội vàng phái binh ứng chiến. Nhưng qua ba trận đánh đều bị bại cả ba, thương vong nặng nề, buộc phải rút lui vào thành cố thủ. Quân Việt thừa thắng tiến tới bao vây kín thành Cô Tô, dù nước cũng không chảy lọt. Phù Sai không còn biện pháp nào, sai Bá Bỉ một lần nữa đến doanh trại của quân Việt để cầu hòa. Bá Bỉ lấy cớ mình bị bệnh không đi. Phù Sai bèn phái Dương Tôn Lạc đi làm sứ thần để cầu hòa. Vương Tôn Lạc gặp Việt Vương, nói:
- Vua nước tôi trước đây có thể giết chết Đại vương tại Cối Kê, có thể tiêu diệt được quốc gia của ngài, nhưng vì lòng nhân nghĩa nên đã cho phép hai nước được nghị hòa. Nay tôi hy vọng Đại vương bánh sáp đi, bánh quy lại, cho phép nước chúng tôi được cầu hòa. Chúng tôi sẽ mang nhiều vàng bạc, của cải và mỹ nữ đến dâng cho Đại vương.
Câu Tiễn nghĩ đến cái ơn trước đây Phù Sai không giết mình, nên đã xiêu lòng, muốn cho phép nước Ngô được cầu hòa. Nhưng Phạm Lãi vội vàng can ngăn :
- Không thể được ! Không thể được ! Đại vương đã chuẩn bị mười năm, đã học được bài học mười năm trước, từng nằm gai nếm mật, từng trải qua bao nhiêu gian khổ mới có ngày nay, vậy tuyệt đối không thể bắt chước theo người đời, lấy nhân nghĩa để giải quyết chuyện nước mà phải chịu thiệt thòi hối hận về sau.
Câu Tiễn nghe qua, bèn dứt khoát không cho phép Ngô Vương xin cầu hòa.
Phù Sai cầu hòa bất thành, trong khi những người thân cũng như những đại thần đều xa lánh. Ngay như Bá Bỉ là một người được nhà vua sủng tín, thế mà cũng trốn ra ngoài thành xin đầu hàng với quân việt. Như vậy, trận giặc này làm sao tiếp tục đánh nữa ?
Quá cùng đường, Phù Sai đành tuốt gươm tự sát. Trước khi chết, ông ta cho người lấy ba lớp vải bịt kín mắt mình lại, bảo là để sau chi chết, không thể nhìn thấy người đại tướng trung thành là Ngũ Viên ở dưới chín suối.
- Phần 1 - Khương Thượng - Vị Tổ Thỉ các Mưu lược gia Trung Quốc
- Phần 1 - Chương 1 - Sinh vào thời loạn
- Phần 1 - Chương 2 - Những ngày ở Triều Ca
- Phần 1 - Chương 3 - Buông câu tại Bàn Khê
- Phần 1 - Chương 4 - Nửa đêm đến viếng
- Phần 1 - Chương 5 - Diệt trừ vây cánh
- Phần 1 - Chương 6 - Văn Vương gởi gấm con côi
- Phần 1 - Chương 7 - Duyệt binh tại Mạnh Tân
- Phần 1 - Chương 8 - Quyết chiến tại Mục Dã
- Phần 1 - Chương 9 - Được phong ở Tề Quốc
- Phần 2 - Phạm Lãi - Mưu lược gia biết tự rút lui đúng lúc
- Phần 2 - Chương 1 - Đại biến lúc giữa đêm
- Phần 2 - Chương 2 - Nghị hòa cứu nước
- Phần 2 - Chương 3 - Một dạ trung thành
- Phần 2 - Chương 4 - Cắt tình yêu, dâng người đẹp
- Phần 2 - Chương 5 - Phò Ngô phục thù
- Phần 2 - Chương 6 - Mạnh dạn tự rút lui
- Phần 3 - Tôn Tẩn - Một nhà mưu lược quân sự nhẫn nhục bất khuất
- Phần 3 - Chương 1 - Kết nghĩa Kim Lang
- Phần 3 - Chương 2 - Giả điên để tránh họa
- Phần 3 - Chương 3 - Dùng trí thắng đua ngựa
- Phần 3 - Chương 4 - Vây Ngụy cứu Triệu