Chương 3 - Tâm hồn bình yên (hạ)
Vòng qua ngưỡng cửa bày nhiều đồ trang trí, xuất hiện trong tầm mắt Sở Ngọc là một thiếu nữ khoảng mười lăm mười sáu tuổi, diện mạo thanh tú nhưng thần sắc khiếp đảm, chính là người tự xưng Ấu Lam. Thiếu nữ tên Ấu Lam mặc áo xanh nhạt, tay bê chậu đồng. Phía sau nàng ta còn có hai thiếu nữ, trên tay mỗi nàng mang khăn lau mặt.
Ấu Lam đi tới phía sau, trước là cẩn thận dè dặt liếc qua Sở Ngọc, sau đặt chậu lên bồn rửa trong góc tường.
Sở Ngọc ngăn nàng tiếp nhận khăn cho vào chậu thấm ướt, nói: "Hai người các người lui ra...Ấu, Ấu Lam ngươi ở lại" Cố gắng dùng giọng điệu thông thạo để gọi Ấu Lam, Sở Ngọc cảm thấy rất khó chịu.
Hai thiếu nữ không dám có ý kiến, cúi người chào rồi chậm rãi lui ra ngoài cừa. Sở Ngọc lãnh đạm gọi Ấu Lam: "Ngươi tới gần đây, gần hơn chút nữa".
Thần sắc Ấu Lam thoáng hiện nét bất an, nàng chậm rãi đi đến bên giường, đoan đoan chính chính quỳ xuống, thật như chọc tức Sở Ngọc.
Thái độ sợ hãi của thiếu nữ phần nào an ủi nội tâm hoảng loạn của Sở Ngọc. Mới đây đối với thiếu niên tên Dung Chỉ, hắn không tự ti cũng không hống hách, nhưng Sở Ngọc cũng không khống chế được hắn. Nàng muốn biết mình hiện giờ là ai, nơi này là nơi nào mới có biện pháp đối phó. Nàng muốn hỏi người bên cạnh, nhưng với tính cách cẩn thận kín đáo, nàng biết nếu không cẩn thận sẽ rước lấy sự hoài nghi. Mà xem ra bộ dạng Dung Chỉ không phải là kẻ dễ gạt gẫm. So ra, nàng hầu Ấu Lam đang run sợ này mới là đối tượng tốt để hỏi thăm.
Sở Ngọc trước giờ không nghĩ tới trong lúc mình đang hoảng loạn như này lại có thể làm người khác khiếp đảm sợ hãi, bỗng nhiên như được tiếp thêm tự tin và dũng khí.
Nàng cần dũng khí để có thể đối mặt với hết thảy.
Ổn định lại tinh thần, Sở Ngọc khe khẽ mỉm cười: "Ấu Lam, ta hỏi ngươi một chút, ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?"
Ấu Lam có vẻ kinh sợ, nhút nhát nói: "Dạ bẩm công chúa, em mười sáu tuổi"
Sở Ngọc trầm ngâm trong khoảnh khắc: "Ngươi đến chỗ ta được bao lâu rồi?"
"Dạ bẩm, được ba tháng"
Xảo diệu dẫn dắt, hỏi câu được câu chăng, một lát sau Sở Ngọc chuyển hướng chủ đề: "Ta hỏi ngươi một vài điều, trả lời được thì tốt, ta sẽ không bạc đãi ngươi. Nếu ngươi có nửa câu dám nói dối hoặc lừa gạt, thì hãy cẩn thận!...Ngẩng mặt lên nghe ta hỏi rồi đáp lời!" Nói đến câu sau, nàng đột nhiên nâng âm điệu, ngữ khí lạnh lùng uy hiếp.
Đối xử với người khác, nhất là với một thiếu nữ nhỏ tuổi mà lại dùng biện pháp quát nạt thật có chỗ không phúc hậu, nhưng Sở Ngọc chẳng quan tâm nhiều như vậy.
Nghe nàng quát, Ấu Lam khiếp đảm co rúm lại. Nàng không dám chống lệnh, sợ hãi ngửa mặt lên hướng về phía Sở Ngọc: "Dạ xin công chúa cứ hỏi"
Hiệu quả đã đạt được, ngữ khí Sở Ngọc hòa hoãn lại, liền trực tiếp đi vào vấn đề: "Ta là ai?"
Ấu Lam ngẩn người, rất không lý giải được Sở Ngọc vì cái gì lại hỏi điều này: "Người là công chúa a"
Sở Ngọc thầm nghĩ trong lòng: các ngươi vẫn gọi ta là công chúa, không hỏi cũng biết rõ. Nàng nêu ra trọng điểm: "Ta hỏi là, tên của ta, muốn ngươi nói ra"
Ấu Lam nhanh chóng hướng đất sụp lạy: "Ấu Lam không dám gọi thẳng tên của công chúa"
Sở Ngọc thản nhiên nói: "Ta kêu ngươi nói thì ngươi nói, ta không trách ngươi" Trong lòng nàng vội vã muốn biết rõ đáp án, ngoài mặt lại không thể không duy trì vẻ tùy ý hờ hững.
"Công chúa..." thanh âm thoát ra khó khăn.
Ấu Lam chần chờ, đến hơi thở cũng ngập ngừng e dè khiến Sở Ngọc hết cả kiên nhẫn: "Nói"
Sở Ngọc quát khẽ một tiếng, quyết đoán lạnh lùng nghiêm nghị dọa cho Ấu Lam nhất thời run rẩy toàn thân, quỳ trên mặt đất nhanh chóng đáp: "Công chúa họ Lưu tên Sở Ngọc, tước hiệu Sơn Âm"
Sơn Âm công chúa Sở Ngọc?!
Một giây đồng hồ
Chỉ trong một giây đồng hồ, trong trí óc Sở Ngọc, là trống rỗng, ngay cả trước mặt, cũng hình như nháy mắt mất đi thị giác.
Trong lịch sử, có người này. Sở Ngọc biết rõ Lưu Sở Ngọc là ai.
Thời đại này có Phan An bị ném quả đầy xe, có Vệ Giới đẹp như ngọc như ngà, có Mộ Dung Xung ở A Phòng, Độc Cô Tín phong lưu, Lan Lăng Vương có giọng nói và dáng điệu đều hấp dẫn, có Kê Khang với khúc Quảng Lăng thất truyền, lan đỉnh tập tự Vương Hi Chi (*), cũng có ... Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc
Lịch sử đại bộ phận các cô công chúa, thường chỉ có tước hiệu được phong mà không lưu truyền lại tên. Nhưng Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc sống ở Nam triều nước Tống, lại lưu danh đến hơn một ngàn năm sau đó. Đây chẳng phải thanh danh tốt đẹp gì, tên tuổi Lưu Sở Ngọc hơn một nghìn năm trước chỉ gắn với sự sỉ nhục, bị liệt vào hàng đại dâm đãng.
Chuyện lừng lẫy nhất của nàng công chúa này là, sau khi em trai của nàng Lưu Tử Nghiệp nối ngôi làm hoàng đế, nàng nói với Lưu Tử Nghiệp: "Ta với bệ hạ tuy là nam nữ khác nhau nhưng lại cùng một cha sinh ra. Vì sao bệ hạ ngày ngày được hưởng thụ nhiều nữ nhân như vậy, còn ta lại chỉ có mỗi một phò mã? Thật là không công bằng".
Tuy rằng bên trong cung đình hoang dâm vô độ, số nữ nhân lén lút tầm hoan tác nhạc không tính là ít nhưng có một công chúa Sơn Âm quang minh chính đại yêu cầu hoàng đế cung cấp đàn ông như vậy thật là tự cổ chí kim chưa từng có. Quả thực có thể nói là nhanh nhẹn dũng mãnh! Không phải bình thường nhanh nhẹn dũng mãnh! ^_^
Con gái tổng thống Mỹ ngày nay cũng đố dám làm như vậy, nhưng hơn một nghìn năm trước công chúa Sơn Âm đã làm, không chỉ làm, còn làm được với lời lẽ thẳng thắn, khí thế oai hùng!
Mà thân là hoàng đế đệ đệ Lưu Tử Nghiệp, sau khi nghe lời chị nói như vậy, thế nhưng lại não tàn cho rằng rất có đạo lý, thấy sai liền sửa, tỉ mỉ lựa chọn ba mươi thiếu niên tuấn mỹ tiến cung cho nàng hưởng dụng.
Lại nói tới Sở Ngọc, thân phận nay là Sơn Âm công chúa, nàng thậm chí cơ hồ quên mất mình vừa mới cảm thấy nhục nhã biết bao, từ miệng người khác xác định được mình là người của hậu thế hơn một ngàn năm, cảm thấy thế giới xung quanh như đảo lộn suy sụp.
Hơn một ngàn năm!
Quãng thời gian nghe thật khủng bố!
Thân thể không phải là của mình, hoàn cảnh cũng thay đổi không thể nào tưởng tượng.
Dù sao nàng cũng còn được an ủi. Đáng lẽ nàng phải chết đi, nhưng nhờ phương thức này mà lấy lại được sinh mệnh.
Chỉ là...
Nàng và người thân bạn bè cách trở xa xôi như vậy, xa đến nỗi cho dù Sở Ngọc có níu với thế nào cũng không có khả năng chạm tới hơn một ngàn năm sau, thế kỷ hai mươi mốt.
Giọng nói của cha trầm thấp uy nghiêm nhưng lại ẩn chứa hỏi han thân tình, mẹ có chút nói dông dài nhưng quan tâm tha thiết, anh chị em trao đổi đôi lời, ánh mắt bạn bè cười vui...Tất cả không còn nữa!
Bao nhiêu quyến luyến ràng buộc, bị ngọn đao thời gian hung hăng chặt đứt.
Nàng đau đớn quá!
(*) 1. Phan An
Phan An (tên khác là Phan Nhạc), là người Hà Nam, sống vào thời Tây Tấn, được xem như một kỳ nhân của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Phan An dung mạo rất đẹp, tinh thần và bản lĩnh cũng được ca ngợi, trong dân gian có câu "mặt tựa Phan An" để miêu tả những người đàn ông đẹp.
Có rất nhiều giai thoại xung quanh vẻ đẹp của người đàn ông này. Phan An ở thành Lạc Dương, mỗi lần cưỡi xe ra ngoài chơi đều bị phụ nữ từ trẻ đến già chạy theo xem mặt, nhiều đến nỗi chàng không dám bước ra khỏi xe. Nhiều thiếu nữ quá si mê đã ném đầy hoa quả vào xe của chàng nên cứ mỗi lần trở về thì xe đầy những quả chín. Từ đó mà trong dân gian có câu nói "ném quả đầy xe", được áp dụng cả trong văn chương để chỉ sự hâm mộ cái đẹp.
2. Vệ Giới
Vệ Giới hay còn có tên khác là Vệ Vương Giới, Thúc Bảo, được miêu tả trong Tấn thư bằng những từ như "minh châu", "ngọc nhuận". Từ thời thơ ấu, chàng đã có khí chất kỳ lạ, khi ngồi trên xe cho dê kéo đi trên đường Lạc Dương thì luôn dõi mắt nhìn xa, trông giống như một bức tượng được chạm từ bạch ngọc, người dân thường đổ xô ra xem và gọi chàng là "bích nhân" (người ngọc bích).
Trong một lần chàng di cư về thành Kiến Nghiệp, quan quân, nhân sĩ, dân thường trong vùng lâu nay đã nghe tiếng đồn về vẻ đẹp của Vệ Giới nên đổ xô ra đường chào đón, vây lấy chàng để ngắm nhìn hết lớp này đến lớp nọ, khiến xe của Vệ Giới không di chuyển được suốt mấy ngày. Vốn thể chất yếu đuối, chàng mệt đến ngất xỉu, ốm một trận thập tử nhất sinh rồi chết. Đây có lẽ là cái chết tức cười nhất trong các mỹ nam Trung Quốc, sau này trở thành điển cố "khán sát Vệ Giới", nghĩa là "nhìn giết Vệ Giới" để nói về bi kịch bắt nguồn từ cái đẹp.
3. Mộ Dung Xung
Mộ Dung Xung, tên chữ là Phượng Hoàng, người cũng như tên, xinh đẹp khiến người hâm mộ và có tính tình sôi nổi, dũng cảm, là con trai của hoàng đế nước Yến – Mộ Dung Tuyển; là đệ nhất mỹ nam của thời kì Ngũ Hồ Thập Lục Quốc lúc bấy giờ.
Mặc dù thân là hoàng tử, nhưng trước khi kịp kế thừa ngôi vị thì Yến quốc đã bị nước Tần tiêu diệt, Mộ Dung Xung khi đó chỉ mới 12 tuổi đã cùng chị ruột là công chúa Thanh Hà trở thành chiến lợi phẩm của vua Tần – Phù Kiên, và bị đưa vào trong cung. Rủi thay, vua Tần Phù Kiên là một kẻ biến thái thích cả nam lẫn nữ, hắn đùa giỡn hai chị em Mộ Dung Xung trong tay như một món đồ chơi. Rốt cuộc cũng có một ngày, Phù Kiên cảm thấy cứ "cưng chiều" cùng lúc hai chị em như thế này sẽ mang lại tiếng xấu cho hắn, vì thế hắn đã thả Mộ Dung Xung ra.
Rời khỏi lao ngục, chỉ trong mấy năm, Mộ Dung Xung đã tập hợp kêu gọi được người trong tộc khởi nghĩa, Nam chinh Bắc chiến, thừa dịp loạn lạc mà lên, cho đến khi cưỡi ngựa quang minh chính đại vào kinh thành, Phù Kiên hi vọng chàng có thể niệm tình xưa mà tha cho hắn một con đường sống, nhưng Mộ Dung Xung cự tuyệt, thẳng tay tiêu diệt Tiền Tần, trở thành hoàng đế Yến quốc. Đáng tiếc ko bao lâu sau, trong một cuộc xung đột, chàng đã bị một tướng lĩnh cấp dưới giết chết
4. Độc Cô Tín
Độc Cô Tín vốn có tên là Độc Cô Như Nguyện, tên Tiên Ti là Kỳ Di Đầu. Ông là quý tộc Tiên Ti, tướng lĩnh, khai quốc công thần, 1 trong "Bát Trụ Quốc" nhà Tây Ngụy; người trấn Vũ Xuyên, nguyên quán Vân Trung. Độc Cô Tín có 3 con gái được phong (hoặc truy phong) làm Hoàng hậu (hoặc Thái hậu) của 3 triều đại Bắc Chu, Tùy, Đường, nên được sử sách gọi là "tam đại ngoại thích" hay "tam triều quốc cữu", một thời vinh quý không ai bì kịp, là trường hợp hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.
5. Lan Lăng Vương
Lan Lăng Vương – mỹ nam sau chiếc mặt nạ sắt, còn có tên là Cao Trường Cung, Cao Hiếu Quán, người đời Bắc Triều. Xuất thân trong một gia đình truyền thống quan võ, Lan Lăng vương rất kiêu dũng, thiện chiến, có ý chí chiến đấu mãnh liệt. Lan Lăng vương được gọi là tuyệt thế mỹ nam vì có gương mặt xinh xắn, dịu dàng, da trắng như con gái, một nét đẹp đầy nữ tính khác hẳn vẻ đẹp mạnh mẽ của các võ tướng. Vẻ đẹp yếu đuối này thực không hợp với chốn binh đao, dễ bị mang ra chế giễu, xem thường. Bởi thế, Lan Lăng vương khi ra trận luôn phải đeo chiếc mặt nạ dữ dằn bằng sắt.
Dân gian thường truyền tụng một câu chuyện nổi tiếng về vẻ đẹp khác thường khiến chàng không cần đánh cũng thắng giặc như sau: Một lần đi cứu viện Lạc Dương, chàng cùng năm trăm kỵ sĩ, xông qua vòng vây của quân Chu, đột nhập vào thành Lạc Dương. Các binh lính trên thành không nhận ra là ai, cứ chần chừ vì hoài nghi đó là mưu kế của quân địch. Lan Lăng vương bèn cởi bỏ mặt nạ để cho binh lính nhìn thấy rõ diện mạo của mình. Binh lính trên thành lòng bỗng rúng động vì trông thấy dung mạo đẹp ngời sáng, hơn trăm cung thủ bước đến nghênh đón. Thế là quân Chu nhanh chóng bị đuổi chạy.
Về sau, Lan Lăng vương bị hoàng đế Cao Vỹ giết chết vì hiểu lầm chàng có ý đồ làm phản, lúc ấy chàng khoảng ba mươi tuổi. Chàng mất đi để lại Trịnh vương phi góa bụa, sớm hôm sống trong đau khổ cùng cực. Nàng bèn quy y nơi cửa Phật và sống hết đời tại đấy.
6. Kê Khang
Kê Khang (233-262): tên Thúc Dạ, người đời Tấn, ở đất Trất (nay thuộc huyện Túc, tỉnh An Huy). Dòng họ Hề, lánh nạn đến Kê Sơn, do đó tự đặt hiệu là Kê Khang. Ông là một trong "Trúc Lâm thất hiền". Sau bị Tư Mã Chiêu giết. Khi chuẩn bị hành hình ông vẫn ung dung gảy khúc Quảng Lăng tán. Ðàn xong nói: "Có kẻ xin học bài này, ta không dạy, thế là từ đây không ai còn đàn bài Quảng Lăng này nữa". Truyện Kiều có câu: "Kê Khang này khúc Quảng Lăng, Một rằng Lưu thủy hai rằng Hành Vân".
7. Vương Hi Chi
Vương Hi Chi tự Dật Thiếu, hiệu Đạm Trai, là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc. Vương Hi Chi người Lang Nha, cùng quê với Gia Cát Lượng. Sau di cư tới Sơn Âm.
Vương Hi Chi sinh ra trong gia đình có truyền thống thư pháp. Cha ông là Vương Khoáng, bác ông là Vương Đạo, Vương Dực đều làm quan cao trong triều đình và giỏi thư pháp.
Vương Hi Chi sinh ra cuối thời Tây Tấn. Ông lớn lên thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn.
Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam. Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường.
Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang châu, Ninh viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân (vì vậy ông còn được gọi là Vương Hữu quân), Nội sử Cối Kê. Do không nhiều chí tiến thủ để thăng tiến, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung – một chức vụ gần vua – nhưng Vương Hi Chi đã từ chối. Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang Châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp.
Trên lĩnh vực chính trị và quân sự thời loạn, Vương Hi Chi không có đóng góp lớn nhưng ông được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh.
Vương Hi Chi mất năm 361 thời Tấn Mục Đế, thọ 59 tuổi. Ông được triều đình truy tặng là Kim tử quang lộc đại phu, nhưng con cháu ông làm theo di chúc của ông đã kiên quyết từ chối, không nhận.
(Tài liệu tổng hợp trên mạng)
- Quyển 1 - Ngày xuân hoa hạnh rơi đầy tóc, thiếu niên nhà ai chân bước phong lưu(1) - Chương 1 - Không giam được sắc xuân
- Chương 2 - Tâm hồn bình yên (thượng)
- Chương 3 - Tâm hồn bình yên (hạ)
- Chương 4 - Chàng thiếu niên nhẹ nhàng
- Chương 5 - Lai lịch bí mật
- Chương 6 - Duy phụ xuân quang
- Chương 7 - Hoạt sắc ám sinh hương (thượng)
- Chương 8 - Hoạt sắc ám sinh hương (hạ)
- Chương 9 - Sủng nhục không vi kinh
- Chương 10 - Lục trúc bạn sơ đồng
- Chương 11 - Bắt kẻ gian dâm muốn thành đôi
- Chương 12 - Trò chơi
- Chương 13 - Giang lang
- Chương 14 - Một mũi tên trúng ba con chim
- Chương 15 - Dương mưu
- Chương 16 - Bẻ gãy dễ dàng
- Chương 17 - Phát hiện kẻ tiểu nhân
- Chương 18 - Thế gian như lò lửa
- Chương 19 - Chạy như điên ngoài đường
- Chương 20 - Cầm thú a cầm thú
- Chương 21 - Gặp chuyện thì ôm chân phật
- Chương 22 - Tam nhật khóa tâm can
- Chương 23 - Hoa mai rơi đầy giường
- Chương 24 - Rượu mời và rượu phạt
- Chương 25 - Ninja rùa
- Chương 26 - Hội thơ
- Chương 27 - Mỹ nam tập trung
- Chương 28 - Vương Ý Chi
- Chương 29 - Tâm tư lung linh
- Chương 30 - Ỷ mã khả ngàn ngôn
- Chương 31 - Khanh bản giai nhân
- Chương 32 - Thiên kim công tử tiêu
- Chương 33 - Tính toán không bỏ sót
- Chương 34 - Không được buông tay
- Chương 35 - Tam ngàn phồn hoa kiếm
- Chương 36 - Khóe mắt quyến rũ
- Chương 37 - Lưỡng chu khả bạch hồng
- Chương 38 - Tin tưởng hay không tin tưởng
- Chương 39 - Nói nửa chừng
- Chương 40 - Hỏi quân như có ý
- Chương 41 - Vỗ tay thề nguyền
- Chương 42 - Mỹ thiếu niên đậu phụ
- Chương 43 - Hoa thơm hạc kêu
- Chương 44 - Hữu tài khí tự hoa
- Chương 45 - Họ hàng thân tình phát khiếp
- Chương 46 - Hoa mai nhiều loạn
- Chương 47 - Không thấy người xưa cười
- Chương 48 - Nhưng thấy người nay khóc
- Quyển 2 - Anh đào chín đỏ, chuối đương xanh(*), thời gian trôi qua không chờ đợi - Chương 49 - Hướng chảy của con sông
- Chương 50 - Ý chí của con sông
- Chương 51 - Ta tặng người thạch tín
- Chương 52 - Bán nghệ không bán thân
- Chương 53 - Ngươi vốn đã chết rồi
- Chương 54 - Thượng bất chính, hạ tắc loạn
- Chương 55 - Trước mắt vô trần ai
- Chương 56 - Thành kiến khang của sáu triều đại
- Chương 57 - Dây đàn vì người tri âm mà đứt đoạn
- Chương 58 - Cô là ai
- Chương 59 - Bảo vật vô giá
- Chương 60 - Không gặp kẻ hữu tình
- Chương 61 - Chiến thần Thẩm Khánh Chi
- Chương 62 - Ánh đèn mờ tỏ
- Chương 63 - Đẫy giấc mới tỉnh ngủ
- Chương 64 - Người khác mỏi đến rút gân tay
- Chương 65 - Là hai việc khác nhau
- Chương 66 - Vốn không phải người thông minh
- Chương 67 - Nơi đây có chân ý
- Chương 68 - Khép miệng không cần phẫu thuật
- Chương 69 - Cây cỏ vốn vô tình
- Chương 70 - Xe ngựa phi nhanh
- Chương 71 - Số mệnh con người
- Chương 72 - Hóa ra là như vậy
- Chương 73 - Vĩnh viễn không nói dối
- Chương 74 - Bịa chuyện ma quỷ
- Chương 75 - Thuận theo thiên mệnh
- Chương 76 - Thế giới quan bị phá vỡ
- Chương 77 - Ngọt bùi cay đắng
- Chương 78 - Mười bước gặp cỏ thơm
- Chương 79 - Một chiếc lá rơi mà biết mùa thu
- Chương 80 - Sáng nay có sắc hương
- Chương 81 - Khen ngợi lẫn nhau
- Chương 82 - Sổ chiết gió nhẹ tụ
- Chương 83 - Tiêu Biệt gây khó dễ
- Chương 84 - Cầm tâm ở đâu?
- Chương 85 - Người có thiên sư đạo
- Chương 86 - Cô đã xem thiên thư rồi?
- Chương 87 - Ẩn giấu Càn khôn
- Chương 88 - Màn ám sát nhàm chán
- Chương 89 - Lớn tiếng cười nhạo
- Chương 90 - Người phàm tục
- Chương 91 - Cải trang đi vi hành
- Chương 92 - Tiền duyên lẫm lẫn
- Chương 93 - Không rõ ràng
- Chương 94 - Dạo phố cùng hoàng đế
- Chương 95 - Hai lưu tử nghiệp
- Chương 96 - Giới hạn của từng người (thượng)
- Chương 97 - Giới hạn của từng người (hạ)
- Chương 98 - Một vụ mặc cả
- Chương 99 - Nguyệt huyết sắc vô tình
- Chương 100 - Bản tính nghiện mua sắm
- Quyển 3 - Khoác áo lông cừu, tự do phóng túng, ngày dài nhàn nhã cất tiếng ca - Chương 101 - Khi quân thiện ý
- Chương 102 - Thà rằng không thịt
- Chương 103 - Có thể thanh tâm
- Chương 104 - Trên đài một phút đồng hồ
- Chương 105 - Ai là Chung Tử Kỳ
- Chương 106 - Thời gian uống can chung trà
- Chương 107 - Nô lệ da đen
- Chương 108 - Nô lệ da đen nhà ai
- Chương 109 - Đất tương có thiên tử
- Chương 110 - Ai là thiên tử thật
- Chương 111 - Mỹ nhân tuyệt thế vô song
- Chương 112 - Vô cùng quý giá
- Chương 113 - Máy phá hoại hình người
- Chương 114 - Dạy dỗ và học tập
- Chương 115 - Gặp gỡ lúc đêm khuya
- Chương 116 - Người cùng đi
- Chương 117 - Muốn hưu phò mã
- Chương 118 - Có muốn hay không
- Chương 119 - Chỉ nói chuyện phong nguyệt
- Chương 120 - Đều là người vô hình
- Chương 121 - Đã chết
- Chương 122 - Dư hương
- Chương 123 - Gặp mặt bốn vương gia
- Chương 124 - Tâm trí rối loạn
- Chương 125 - Chưa thể bình ổn
- Chương 126 - Đường hẹp tái tương phùng
- Chương 127 - Đêm khuya mưa gió
- Chương 128 - Trở lại Đông Sơn
- Chương 129 - Sương đọng cánh hoa
- Chương 130 - Vương Tôn khó quay bước
- Chương 131 - Tiến cung để tiến công (thượng)
- Chương 132 - Tiến cung để tiến công (hạ)
- Chương 133 - Niên Niên có Niên Niên
- Chương 134 - Tam hảo sinh Niên Niên
- Chương 135 - Thanh ti hồng nhan đao
- Chương 136 - Cuộc hẹn lúc đêm khuya
- Chương 137 - Nam phong tri ngã ý
- Chương 138 - Thập bộ sát nhất nhân
- Chương 139 - Bó tay trong thành trì
- Chương 140 - Tình yêu nhuộm máu
- Chương 141 - Vương gia bạc bẽo vô tình
- Chương 142 - Không gặp được người
- Chương 143 - Công chúa không phải công chúa
- Chương 144 - Diệt cỏ tận gốc
- Chương 145 - Âm thác dương sai
- Chương 146 - Ngươi đừng xằng bậy
- Chương 147 - Lời nói dối dịu dàng
- Chương 148 - Ráng chiều đẹp đẽ
- Chương 150 - Khống chế được bao nhiêu
- Quyển 4 - Mưa bờ tây, nắng bờ đông, trong vô tình đã mênh mông hữu tình (*) - Chương 151 - Sinh tử hoặc tôn nghiêm
- Chương 152 - Nụ cười của Dung Chỉ
- Chương 153 - Chuyến xa trở về
- Chương 154 - Biến cố trên đường
- Chương 155 - Thích nghi hoàn cảnh
- Chương 156 - Động cơ và mục đích
- Chương 157 - Ngày dài chậm rãi
- Chương 158 - Không phụ sự mong đợi
- Chương 159 - Chim chết vì tham ăn (*)
- Chương 160 - Hai bên cùng giấu tâm tư
- Chương 161 - Dây đàn đứt đoạn vì ai
- Chương 162 - Hồn phách trở về
- Chương 163 - Như thế là đủ
- Chương 164 - Phấn đại ba ngàn người
- Chương 165 - Từ nay đoạn tuyệt
- Chương 166 - Bước ra từ hoang mang
- Chương 167 - Một ngày hai đêm
- Chương 168 - Bị khuất phục bởi chính mình
- Chương 169 - Thành Giang Lăng
- Chương 170 - Gió thu trên núi "Họa phiến"
- Chương 171 - Thành công bất ngờ
- Chương 172 - Thượng Hải khách nhân
- Chương 173 - Người câu cá nhàn nhã
- Chương 174 - Ta là kẻ thù của hắn
- Chương 175 - Cục diện thành Kiến Khang
- Chương 176 - Trứng chọi đá
- Chương 177 - Lòng người biến đổi
- Chương 178 - Không thể hàn gắn
- Chương 179 - Bốn bề là địch
- Chương 180 - Tìm lối thoát
- Chương 181 - Thiên mệnh
- Chương 182 - Công dụng của chiếc vòng
- Chương 183 - Mong ước xa vời
- Chương 185 - Thùy đường thiên kim tử
- Chương 186 - Thiên hạ chia đôi
- Chương 187 - Dung Chỉ trở về
- Chương 188 - Gió trên đồng hoang vu (1)
- Chương 189 - Gió trên đồng hoang vu (2)
- Chương 190 - Gió trên đồng hoang vu (3)
- Chương 191 - Gió trên đồng hoang vu (4)
- Chương 192 - Gió trên đồng hoang vu (5)
- Chương 193 - Có thù tất báo
- Chương 194 - Lo sợ biệt ly
- Chương 195 - Sinh mệnh mong manh
- Chương 196 - Ta sẽ không đồng ý
- Chương 197 - Sẵn sàng tử vì đạo
- Chương 198 - Người chơi cờ
- Chương 199 - Nóng như lửa đốt
- Quyển 5 - Những thứ đẹp thường mong manh dễ vỡ, như áng mây chiều, như ngọc lưu ly - Chương 200 - Núi có cỏ cây (thượng)
- Chương 201 - Núi có cỏ cây (trung)
- Chương 202 - Núi có cỏ cây (hạ)
- Chương 203 - Chấn động
- Chương 204 - Vận mệnh do ý trời
- Chương 205 - "Thám tử" Dung Chỉ
- Chương 206 - Nhiều điều chưa biết
- Chương 207
- Chương 208 - Trong rừng trúc
- Chương 209 - Bắn quỷ ở trúc đường
- Chương 210 - Công chua và phò mã
- Chương 211 - Cá lớn lọt lưới
- Chương 212 - Tỉnh dậy sau giấc chiêm bao
- Chương 213 - Hương trong tuyết
- Chương 214 - Hương vẫn như xưa
- Chương 215 - Kiếm chỗ nào nói chuyện
- Chương 216 - Rồi sẽ có một ngày
- Chương 217 - Hiệp thứ nhất
- Chương 218 - Hiệp thứ hai
- Chương 219 - Nếu đã vô tình
- Chương 220 - Thì ta từ bỏ
- Chương 221 - Cùng chung đích đến
- Chương 222 - Ván cờ
- Chương 223 - Đông qua xuân tới
- Chương 224 - Nơi bình an là nhà
- Chương 225 - Có phải Tịch Nhiên không?
- Chương 226 - Hiểu biết về chùa Bạch Mã
- Chương 227 - Người trong xe bí ẩn
- Chương 228 - Băng và lửa
- Chương 229 - U nhân độc vãng lai
- Chương 230 - Phong thủy luân phiên chuyển
- Chương 231 - Chỗ không an toàn
- Chương 232 - Bị bắt cóc
- Chương 233 - Người trẻ tuổi bí ẩn
- Chương 234 - Gió thoảng qua đầu núi
- Chương 235 - Chuyện cũ năm xưa
- Chương 236 - Tình cảm theo thời gian
- Chương 237 - Vấn đề tuổi mới lớn
- Chương 238 - Gió xuân biết ý ta
- Chương 239 - Đổi ảnh thành hai người
- Chương 240 - Bình Thành dậy sóng
- Chương 241 - Sáng nay thánh chỉ đến
- Chương 242 - Một tay che Lạc Dương
- Chương 243 - Cố nhân tới
- Chương 244 - Không biết ở nơi đâu
- Chương 245 - Xa cách đã lâu
- Chương 246 - Gặp mặt
- Chương 247 - Ai là ai
- Chương 248 - Có rời đi không
- Chương 249 - Quan Thương Hải thật giả
- Chương 250 - Chén trà vỡ
- Quyển 6 - Chương 251 - Sát ý trên sông
- Chương 252 - Mới chỉ là bắt đầu
- Chương 253 - Một đêm mưa xuân
- Chương 254 - Cướp sắc không cướp tiền
- Chương 255 - Tiện đường cướp sắc
- Chương 256 - Tiếp tục cướp sắc
- Chương 257 - Thức ăn để lâu
- Chương 258 - Thiên tử hai miền
- Chương 259 - Bao giờ lại tương phùng
- Chương 260 - Không liên quan gì nữa
- Chương 261 - Cắn mỗi người một miếng
- Chương 262 - Gần mặt mà cách lòng
- Chương 263 - Ở trong tay ai
- Chương 264 - Thác Bạt lớn, Thác Bạt nhỏ
- Chương 265 - Kinh phong phiêu bạt nhật 79
- Chương 266 - Giận xanh xám mặt mày
- Chương 267 - Lòng dạ Tư Mã Chiêu
- Chương 268 - Dứt tơ lòng
- Chương 269 - Thư từ chậm trễ
- Chương 270 - Thổi kèn hiệu lệnh
- Chương 271 - Huyết hồng ngoài ý muốn
- Chương 272 - Tấm khiên che chắn
- Chương 273 - Nàng bên vách núi
- Chương 274 - Làm sao ngăn cản
- Chương 275 - Tạm thời để ngươi lại
- Chương 276 - Hồng đậu sinh nam quốc
- Chương 277 - Xuân tới có nảy lộc đâm chồi
- Chương 278 - Thứ yêu quý nhất
- Chương 279 - Phượng làm sao tù hoàng (thượng)
- Chương 280 - Phượng làm sao tù hoàng (trung)
- Chương 281 - Phượng làm sao tù hoàng (hạ)
- Chương 282 - Huyết lệ khôi phục nghĩa tình
- Chương 283 - Trời đất mênh mang
- Chương 284 - Người trong mộng xuân khuê
- Chương 285 - Biện pháp tốt nhất
- Chương 286 - Giá như không gặp nàng
- Chương 287 - Chi bằng ra đi
- Chương 288 - Xuân đi xuân lại tới
- Chương 289 - Lúc này khó xử
- Chương 290 - Xúc động là ma quỷ (thượng)
- Chương 291 - Xúc động là ma quỷ (hạ) (18+)
- Chương 292 - Nắm tay người, kéo người đi 1
- Chương 293 - Nắm tay người, kéo người đi 2
- Chương 294 - Chiếc vòng
- Chương 295 - Thiên như kính
- Chương 296 - Vĩ thanh
- Ngoại truyện - Một ngày sau hôn nhân