Chương 29 - Rong chơi mạn bắc
Giữa tiết thu se lạnh, Huyền Thanh giục ngựa đi tới, hưng phấn nói: "Hoàng huynh vừa cho phép ta lên miền Bắc du ngoạn hai tháng, ta đã chuẩn bị xong hành trang rồi, chúng ta cùng đi nhé!"
Tôi ngẩn người. "Huynh lên miền Bắc ngao du, sao muội có thể đi theo được?"
Y cười đáp: "Ta xưa nay vẫn luôn độc lai độc vãng, vi hành ra ngoài, có ai biết ta là vương gia chứ. Còn hoàng huynh, từ sau khi có được tân sủng Phó thị, huynh ấy đâu còn thời gian rảnh mà để ý tới người khác nữa. Lần này ta chỉ mang theo mình A Tấn, chúng ta sẽ cùng nhau du ngoạn Thượng Kinh, nàng thấy thế nào?"
Tôi có chút do dự. "Nhưng muội mình mặc áo ni cô, còn đang tu hành nữa."
Cận Tịch đứng bên cười, nói: "Nương tử ngày ngày ngồi không ở đỉnh Lăng Vân này thực là bí bách lắm, cứ ra ngoài vui chơi cho khuây khỏa cũng hay. Dù sao chúng ta cũng ở riêng bên ngoài, ai mà biết được nương tử có còn ở đây không. Chỉ cần thay áo ni cô ra là được, chúng ta vẫn còn rất nhiều quần áo cũ từ ngày xưa mà, mặc vào rồi há chẳng phải sẽ giống một nữ tử bình thường sao?"
Hoán Bích cũng mỉm cười, nói: "Bên cạnh tiểu thư không thể không có người hầu hạ, chi bằng hãy mang theo cả nô tỳ nữa."
A Tấn cười hì hì, vỗ tay nói: "Bích cô nương hầu hạ nương tử, A Tấn ta hầu hạ Vương gia, bốn người chúng ta cùng đi với nhau là tuyệt nhất."
Cận Tịch ôn tồn nói: "Nương tử và Hoán Bích cô nương cứ đi đi, nô tỳ ở lại đây trông nhà. Tới Thượng Kinh vào mùa này là hợp nhất đấy, phong cảnh đang rất đẹp."
Trong mắt Huyền Thanh tràn ngập nét cười. "Chúng ta chưa từng ra ngoài chơi với nhau bao giờ đâu đấy, nàng có bằng lòng không?"
Đại Chu hồi mới lập quốc đã từng định đô ở Dương Kinh mười hai năm nên nơi đó còn có tên là Thượng Kinh, cách kinh đô Trung Kinh hiện giờ khoảng chừng ba trăm dặm. Đại Chu năm Kiến Nguyên thứ mười, tộc Hách Hách ở miền Bắc liên tục đưa quân xâm phạm khu vực phụ cận Thượng Kinh, trong lần tồi tệ nhất, Tế Cách Khả hãn của tộc Hách Hách thậm chí còn dẫn theo năm ngàn tinh binh đánh thẳng tới Nhạn Minh quan, cửa ải cách Thượng Kinh chỉ chừng tám mươi dặm.
Nhạn Minh quan tây giáp sông Hi Lăng, phía nam gần địa giới Dương Kinh, phía bắc có Chỉ Tiên quan nối liền với sạn đạo ở núi Lạc Thiết, xưa nay luôn là vùng đất nhà binh ắt phải tranh đoạt. Bên ngoài núi Lạc Thiết là một vùng thảo nguyên và sa mạc mênh mông, toàn bộ là lãnh địa của người Hách Hách. Do đó Nhạn Minh quan là vùng yếu địa bảo vệ giang sơn Đại Chu trước sự tấn công của tộc Hách Hách, quan trọng vô cùng. Vì cửa quan đó được dựng ở nơi hiểm trở, dễ thủ khó công, ngẩng đầu là gần như có thể chạm tới trời, ngay đến chim nhạn cũng khó lòng bay qua được, mỗi lần đến cuối thu lại thường xuyên nghe thấy từng đàn chim nhạn bay lòng vòng xung quanh mà cất tiếng hót bi thương, do đó mới có tên là Nhạn Minh quan. Thế nhưng không chỉ chim nhạn mới cất tiếng hót bi thương, cuộc sống của người dân xung quanh Nhạn Minh quan cũng kham khổ vô cùng. Tộc Hách Hách vốn sống ở phương Bắc, thường xuyên di cư theo nguồn nước và thảm cỏ, khi nào nước đầy cỏ rậm thì còn đỡ, một khi tới mùa thu nước cạn cỏ khô, sự ấm no của bộ tộc bị đe dọa, bọn họ sẽ xua quân xuống miền Nam, băng qua núi Lạc Thiết mà chém giết cướp bóc, khiến dân cư Đại Chu nơi biên thùy cửa nhà bị hủy, gặp hồi chiến loạn liên miên, khổ sở không lời nào tả xiết.
Năm Kiến Nguyên thứ mười vừa khéo xảy ra một cơn đại hạn, ngàn dặm thảo nguyên tươi tốt của người Hách Hách biến thành một vùng hoang vu, vào thu chỉ chừng mười ngày thời tiết đã biến đổi hẳn, trở nên giá lạnh vô cùng, vài ngày sau thì tuyết rơi, băng dày ba thước. Người Hách Hách vì muốn giữ vận nước, duy trì sự sinh tồn của bộ tộc, liền dốc hết quốc lực mà xua mười vạn đại quân đánh xuống miền Nam.
Khi đó Đại Chu cũng đang trong cơn hạn hán, lại vừa phải trải qua mấy năm chinh chiến liên miên, đất nước đang cần có thời gian phục hồi nguyên khí, sức nước suy yếu vô cùng, vấn đề lương thảo ở nơi biên ải khó lòng giải quyết, đã thế lại gặp cơn tuyết lớn, tướng sĩ giữ ải không ai ngờ được giữa trời tuyết lớn mênh mang lại thình lình có mấy vạn thiết kỵ Hách Hách xông ra, thế là tất cả chỉ biết trợn tròn mắt há hốc miệng, ngơ ngác nhìn nhau, để mặc cho vó ngựa của đối phương tràn xuống phía Nam.
Nếu Nhạn Minh quan bị phá, Thượng Kinh e chẳng còn gì che chắn, hoàn toàn hé lộ trước mặt kẻ địch. Thái Tổ chinh chiến mất mười mấy năm mới giành được một mảnh giang sơn gấm vóc, vậy mà tưởng như sắp rơi vào tay lũ giặc man di tới nơi, lập tức lòng người cả nước đều hoang mang khôn tả, thậm chí có người còn khuyên Thái Tổ lui xuống bờ Nam sông Trường Giang, giữ lấy một nửa giang sơn để giằng co với người Hách Hách.
Trong cơn nguy cấp, may mà có Đại tướng Tề Bất Trì chẳng ngại mang tấm thân già nua đã chinh chiến sa trường nửa đời người, khoác áo giáp trở ra chiến trận, với tuổi lục tuần mà vẫn xung phong đi trước sĩ tốt, một mũi tên bắn xuyên qua vai Tế Cách Khả hãn, khiến hắn ngã ngựa, qua đó quét sạch sự ủ dột của tướng sĩ Đại Chu, đồng thời cũng làm cho sĩ khí quân Hách Hách suy giảm hẳn, không còn dám tiến lên phía trước nữa.
Tháng Mười một năm Kiến Nguyên thứ mười, Nguyên soái quân Hách Hách là A Bất Ly lại một lần nữa dẫn quân tiến đánh Nhạn Minh quan, Tề Bất Trì cầm quân phòng thủ, cho xây dựng tường lũy bên phải cửa quan, đặt tên là Diệt Hách Bình, đồng thời lại chọn nơi hiểm yếu dựng thêm cửa ải, thiết lập đạo phòng tuyến thứ hai, sẵn sàng chờ đợi. Tháng Mười hai cùng năm, Tề Bất Trì và quân Hách Hách giao chiến mấy ngày, rốt cuộc không giữ được, phải lùi về đạo phòng tuyến thứ hai. Tướng sĩ Hách Hách mình mặc giáp dày, dùng móc sắt leo lên tường thành không ngớt, Tề Bất Trì và đệ đệ là Tề Bất Thoái đốc quân tử chiến, dùng cung cứng nỏ mạnh giết chết rất nhiều quân địch, nhưng thế công của đối phương vẫn không suy giảm, Tề Bất Trì sai bộ tướng Mộ Dung Chính dẫn theo một cánh quân tinh nhuệ, dùng đao dài búa lớn tấn công vào hai cánh trái phải của quân Hách Hách, qua đó phá tan nhuệ khí quân địch. Ngày mùng Một tháng Giêng năm Kiến Nguyên thứ mười một, Tề Bất Trì cho đốt núi Lạc Thiết, gõ trống trận vang trời, xuất quân phản kích, lại phái các tướng Vương Hỉ, Vương Vũ tấn công vào đại doanh quân Hách Hách. Đại quân Hách Hách trong cơn kinh hãi đã bˠđánh cho luống cuống chân tay, Nguyên soái quân Hách Hách là A Bất Ly chiến tử, Tế Cách Khả hãn bị thương chưa lành phải dẫn quân tháo chạy, nửa đường vết thương tái phát mạng vong. Tề Bất Trì thừa thế sai Mộ Dung Chính dẫn quân truy kích, giết được hơn vạn tên địch, làm máu chảy thành sông; lại phái Tề Bất Thoái chặn một cánh phục binh trên con đường mà quân Hách Hách ắt phải đi qua khi trốn về nước, tập kích quân Hách Hách thêm lần nữa. Sau trận này, quân Hách Hách đã bị ép phải lùi về đến đô thành Tàng Kinh.
Tề Bất Trì chinh chiến cả đời, kiên trinh can đảm, rốt cuộc vào tuổi sáu mươi đã dựa vào chiến công ở Nhạn Minh quan mà được phong hầu bái tướng, trở thành vị võ tướng tước hầu đầu tiên của triều Đại Chu, Định Huân Hầu. Thái Tổ sai họa sĩ giỏi vẽ lại chân dung ông, cho treo trong Dương Dực điện kề bên Thái miếu ở Thượng Kinh, lưu danh sử sách. Thậm chí năm đó ở vùng phụ cận núi Lạc Thiết, nếu có đứa trẻ nào bướng bỉnh gào khóc không ngơi, người lớn chỉ cần dọa một câu: "Tề Bất Trì tới rồi!", đứa bé đó ắt sẽ nín bặt, không dám quấy khóc thêm nữa.
Đáng tiếc, ông trời chẳng tha cho ai, sau khi được phong tước ba tháng, Tề Bất Trì đã kiệt sức qua đời, ngậm cười nơi chín suối. Về sau, hậu nhân của ông tuy bị Thái Tông dùng vinh hoa phú quý mà tước đi binh quyền, không còn nắm trong tay thiên binh vạn mã của Đại Chu nữa, thế nhưng gia tộc vẫn hiển hách vô cùng, trải trăm năm không suy chuyển. Nhưng tới năm Càn Nguyên của bản triều, dòng họ Tề nhân đinh dần trở nên thưa thớt, gia tộc cũng theo đó mà suy bại. Thế nhưng dù sao cũng là gia tộc đã sừng sững trăm năm, dư uy của bọn họ vẫn còn, không ai dám xem nhẹ. Hậu nhân của Tề Bất Trì chính là Đoan Phi Tề Nguyệt Tân trong cung hiện nay, đây cũng là nguyên nhân Tề Nguyệt Tân từ nhỏ đã được nuôi trong thâm cung để Huyền Lăng chọn làm phi tần.
Mấy năm sau khi Tề Bất Trì qua đời, tin tức vẫn bị triều đình Đại Chu phong tỏa chặt chẽ. Người Hách Hách trong trận Nhạn Minh quan không chỉ bị mất nguyên soái và mấy vạn binh sĩ, ngay cả Khả hãn cũng bỏ mạng giữa đường, do đó rất sợ uy danh của Tề Bất Trì, thêm vào đó, nguyên khí tổn thương rất nặng, suốt mấy năm liền không dám có hành động gì với Đại Chu, một mực yên phận giữ mình. Không lâu sau, Đại hãn Hách Hách đời kế tiếp là Anh Cách đưa ra đề nghị giải hòa với Đại Chu, đồng ý lấy núi Lạc Thiết làm biên giới, xây dựng chợ Hỗ Thị để tiến hành mậu dịch, dùng trâu bò ngựa dê đổi lấy lá trà, tơ lụa cùng với lương thực từ Đại Chu, hai bên tự phòng thủ biên giới của mình, mãi mãi không xâm phạm lẫn nhau.
Sau khi Tề Bất Trì qua đời, Đại Chu kỳ thực đã chẳng còn bao nhiêu binh lực để mà điều động, thêm vào đó trận Nhạn Minh quan đã làm quốc lực tổn hao nặng nề, không có vài năm thì đừng hòng hồi phục, do đó thấy Hách Hách đến nghị hòa thì lập tức đồng ý. Thế rồi hai bên Đại Chu và Hách Hách đã tiến hành uống máu ăn thề tại con sông biên giới, sử sách gọi đây là "Hội thề Hà Trì".
Đại Chu và Hách Hách cùng cho dựng bia ở Thượng Kinh và Tàng Kinh, bên trên khắc rõ các việc có liên quan tới hội thề. Trong hội thề, hai bên đã đồng thời bày tỏ Đại Chu và Hách Hách là huynh đệ một nhà, từ nay về sau sẽ coi nhau như một, cùng giữ biên cương, vĩnh viễn không xâm phạm lẫn nhau để dân chúng được an cư. Ngoài ra hai bên còn bàn bạc các hạng mục trong việc xây dựng Hỗ Thị, ước định bên Hách Hách sẽ dùng các vật như vàng bạc, ngựa dê, da sống, đuôi ngựa để trao đổi, còn bên Đại Chu sẽ dùng các vật như lá trà, tơ lụa, nồi niêu, lương thực để trao đổi; đồng thời lại cho thiết lập Trà Mã ty, chuyên quản việc buôn bán trao đổi giữa hai bên.
Thế nhưng tình cảnh quân Hách Hách tấn công vào năm Kiến Nguyên thứ mười khiến Thái Tổ không sao quên được, nên vào tháng Một năm Kiến Nguyên thứ mười hai, Thái Tổ đã dời đô tới Trung Kinh bây giờ, cho xây dựng Tử Áo Thành để ở, lại gia phong Mậu Thành Quận chúa làm Kim Sơn Công chúa, gả cho Anh Cách Khả hãn làm Đại phi chính thất. Trăm năm qua, tuy vùng biên giới Đại Chu và Hách Hách thỉnh thoảng vẫn phát sinh chút xung đột nhỏ, nhưng rốt cuộc cũng có được trăm năm bình yên, không còn cảnh chiến tranh tàn khốc nữa.
Lúc này, tôi và Huyền Thanh đang dắt tay nhau du ngoạn Thượng Kinh, giả trang làm một cặp vợ chồng bình thường. Tôi vận một chiếc áo lụa màu hồng, lại kết hợp với một chiếc váy gấm dài màu vàng nhạt, Huyền Thanh thấy giờ đang tiết trời thu, liền tiện tay khoác thêm cho tôi một chiếc áo ngoài. Tôi ngồi chăm chú, ngó nhìn vào gương một hồi, không kìm được cười, nói: "Màu sắc thật tươi vui quá chừng." Huyền Thanh vận một chiếc áo gấm dài màu xanh nhạt, lại càng tôn lên thân thể cao lớn và khí độ ung dung, dịu êm tựa như ánh trăng xuân tháng Ba chiếu xuống nhành dương liễu.
Tôi ngoảnh đầu chăm chú nhìn y, khóe môi hơi nhếch lên, mang theo mấy phần tình ý, khẽ nở nụ cười. "Sao tự nhiên huynh lại chọn mặc màu này thế?"
Huyền Thanh đặt tay lên vai tôi, khiến dáng người vốn thuộc tầm trung của tôi bất giác có vẻ nhỏ nhắn đi nhiều. "Nàng mặc áo màu hồng, ta liền chọn áo màu xanh, hai màu sắc này rất hợp nhau, khiến bầu không khí càng thêm vẻ tươi vui."
Hoán Bích lúc này đang bưng hộp đồ trang sức trên tay, sau khi chăm chú ngắm nghía tôi và Huyền Thanh một hồi, đột nhiên ngoảnh đầu đi chỉnh trang quần áo, không nhìn chúng tôi nữa, chỉ hờ hững cười, nói: "Tiểu thư và công tử thế này, nhìn cứ như một cặp vợ chồng mới cưới đang chuẩn bị ra ngoài dạo chơi vậy."
Tôi thoáng cảm thấy giờ đây nụ cười của Hoán Bích ngày một hờ hững hơn, tựa như vầng trăng ẩn sau lớp mây thưa, dù có đôi chút ánh sáng chiếu xuống cũng vô cùng mờ ảo. Hơn nữa, muội ấy còn rất thích cúi đầu, tính tình thì ngày càng điềm đạm, ít nói.
Huyền Thanh nghe vậy thì tỏ ra hết sức mừng rỡ, lập tức ngoảnh lại cười, hỏi: "Thật sự rất giống sao?"
Hoán Bích hơi cúi đầu, cất giọng dịu dàng nói: "Nếu tự bản thân công tử cảm thấy giống, như vậy người ngoài ắt sẽ càng thấy giống."
Tôi khẽ chọc vào tay Huyền Thanh một cái, hai má đỏ bừng, bật cười khúc khích. "Làm gì có ai đi hỏi như vậy chứ, không biết xấu hổ gì cả. Hoán Bích đang trêu huynh đấy!"
Huyền Thanh lộ ra bộ dạng nghịch ngợm như trẻ con, ung dung nói: "Ta thật sự thấy rất giống mà."
Nghe y nói như vậy, tôi lại càng xấu hổ, liền không thèm để ý tới y nữa mà kéo tay Hoán Bích qua một bên hỏi: "Lâu lắm không ăn mặc thế này rồi, một nữ tử bình thường nên bới kiểu tóc thế nào đây nhỉ?"
Hoán Bích khẽ nở nụ cười. "Tiểu thư đã muốn cùng Vương gia đóng giả làm vợ chồng tân hôn ra ngoài chơi, vậy tất nhiên phải bới hết tóc lên thành một búi lớn rồi." Vừa nói, Hoán Bích vừa nhanh nhẹn chải tóc, bới tóc giúp tôi mới bới được một nửa thì lại chợt chăm chú suy tư, sau đó liền gỡ ra mà bới cho tôi một kiểu tóc bình thường, cuối cùng dùng một cây trâm vàng để cố định. Cây trâm đó làm bằng vàng ròng, được đính hai viên minh châu to bằng đầu ngón tay cái, trắng lóa tròn xoe, lấp lánh phát sáng, vô cùng bắt mắt. Hoán Bích ngắm nghía một chút, lại đi chọn thêm đồ trang sức chuẩn bị cài lên cho tôi. Lúc này, chậu thu hải đường đặt dưới cửa sổ đang nở hoa rạng rỡ, có điều đây chỉ là loại thu hải đường bình thường nơi dân gian, tất nhiên không thể so sánh với những giống hoa trân quý nơi cung đình, cánh hoa lốm đốm màu hồng phấn, đượm nét vui tươi. Huyền Thanh hái lấy một cành hoa cài lên búi tóc tôi, sau đó liền mỉm cười nhìn tôi chăm chú, ánh mắt tràn ngập vẻ quyến luyến, yêu thương.
Hoán Bích coi như không nhìn thấy, sau một hồi chọn lựa đã chọn được mấy bông hoa cài đầu hình hoa mai làm bằng phỉ thúy và cẩn thận cài lên mái tóc cho tôi.
Tôi soi mình trong gương, chiếc áo màu hồng rạng rỡ làm tôn lên khuôn mặt vui tươi như tia nắng mùa xuân của tôi, khiến toàn thân tôi tràn đầy sức sống, dường như tôi chưa từng nhìn thấy mình như thế này bao giờ. Tôi và y đứng kề vai nhau, trên chiếc gương đồng có khắc hình một cặp uyên ương vờn nước hết sức bình thường, kỹ thuật khắc có thể nói là khá vụng nhưng vẫn không thể giấu được niềm hạnh phúc viên mãn tròn đầy toát ra từ bên trong. Tôi tựa đầu vào vai y, bên khóe môi luôn thấp thoáng một nụ cười tủm tỉm. Tôi rất ít khi mặc đồ màu hồng, bởi màu sắc này quá mức yêu kiều và diễm lệ, làm tôi cảm thấy nó hơi tầm thường, thậm chí là thô tục. Thế nhưng lúc này mặc vào, tôi lại chỉ thấy nó toát ra một niềm vui vô hạn, thật hợp với mình vô cùng, bởi chỉ có như thế mới thể hiện được tâm trạng của tôi lúc này. Giống như bông hoa thu hải đường đang cài trên mái tóc kia, trái tim tôi lúc này cũng vô cùng vui tươi và mềm mại, thế là tôi bèn quyết định chọn luôn chiếc khăn tay thêu hình hai bông hải đường liền cành màu đỏ tươi mà mang theo bên mình.
- Chương 44 - Hết
- Chương 43
- Chương 42
- Chương 41
- Chương 40
- Chương 39
- Chương 38
- Chương 37
- Chương 36
- Chương 35
- Chương 34
- Chương 33
- Chương 32
- Chương 31
- Chương 30
- Chương 29
- Chương 28
- Chương 27
- Chương 26
- Chương 25
- Chương 24
- Chương 23
- Chương 22
- Chương 21
- Chương 20
- Chương 19
- Chương 18
- Chương 17
- Chương 16
- Chương 15
- Chương 14
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11
- Chương 10 - Dường như én biết quay về [5]
- Chương 9
- Chương 8 - Bởi đâu duyên số thảy trời cho
- Chương 7
- Chương 6 - Ai nói chuyện xưa như mây khói
- Chương 5 - Đường dài bóng nguyệt đợm nét sầu
- Chương 4
- Chương 3 - Xuân đến người đi lòng thổn thức
- Chương 2
- Quyển VIII - Chương 1 - Đài hoa lay động rụng bờ tường
- Chương 33 - Oanh hót mộng kinh hồng [42]
- Chương 32 - Phượng tiêu thổi dứt nước mây vang [40]
- Chương 31 - Một bức rèm châu hờ hững rủ [39]
- Chương 30 - Cành quỳnh cây ngọc nối mây xa [38]
- Chương 29 - Chiếu nhỏ thuyền con lòng lạnh giá
- Chương 28 - Hai chốn trầm ngâm thảy đều hay [35]
- Chương 27 - Muôn hồng nghìn tía cùng khoe sắc
- Chương 26 - Hoa thời sắc nước thảy đều vui [28]
- Chương 25 - Hoa tàn người vắng ai mà biết ai [27]
- Chương 24 - Hoa đào khó rụng muốn ngăn ai
- Chương 23 - Hương thơm tiêu hồn đứt mộng
- Chương 22 - Chốn thanh tịnh hương thầm ngào ngạt [26]
- Chương 21 - Ba nghìn yêu quý chất nêm một mình [25]
- Chương 20 - Lục cung giai lệ bừng nhan sắc
- Chương 19 - Trong lá oanh vàng hót nỉ non [20]
- Chương 18 - Sắc xuân vô hạn áo xanh biếc
- Chương 17 - Vẫn nhớ áo xuân ngày trai trẻ
- Chương 16 - Rượu mai ta ủ mừng xuân mới
- Chương 15 - Sông trừng dưới nguyệt nước trong veo (hạ)
- Chương 14 - Sông trừng dưới nguyệt nước trong veo [18] (thượng)
- Chương 13 - Đây bóng hồng soi thoảng lúc nào
- Chương 12 - Dâu mới mong mặc áo nghê thường
- Chương 11 - Ngó mặt cách lòng ngỡ uyên ương
- Chương 10 - Thướt tha áo mới bừng ánh ngọc
- Chương 9 - Khói vương nắng ấm ngọc lam điềm (hạ)
- Chương 8 - Khói vương nắng ấm ngọc lam điềm [7] (thượng)
- Chương 7 - Tâm sự nặng mang muốn giãi bày
- Chương 6 - Ai thương ta đổ bệnh vì hoa
- Chương 5 - Hoa rơi người mất lòng xiết bao
- Chương 4 - Ngó tấm dung nhan lòng đứt đoạn
- Chương 3 - Gió nổi sương rơi ngẫm lại đời
- Chương 2 - Đêm đằng đẵng chầy canh điểm trống (hạ)
- Quyển VII - Chương 1 - Đêm đằng đẵng chầy canh điểm trống [1] (thượng)
- Chương 29 - Tin đồn như gió tan tác bay
- Chương 28 - Chẳng được phượng hoàng tới ghé thăm (hạ)
- Chương 27 - Chẳng được phượng hoàng ghé tới thăm (thượng)
- Chương 26 - Thu đến mênh mang một dạ sầu
- Chương 25 - Áo xanh phất phới bay theo gió
- Chương 24 - Ai kia tha thướt tựa nhành hoa xuân
- Chương 23 - Kinh điệu hồng vũ nhẹ nhàng trên tay
- Chương 22 - Mây vén trăng lên hoa giỡn bóng
- Chương 21 - Xiết nỗi ưu sầu oán hận sinh
- Chương 20 - Mấy tầng sâu bao nhung nhớ
- Chương 19 - Bôn ba tự giễu mình
- Chương 18 - Tan tác đau việc cũ
- Chương 17 - Hoa mai ngan ngát tỏa hương thầm
- Chương 16 - Khước giáo di tác thượng dương hoa
- Chương 15 - Vinh hoa tột độ
- Chương 14 - Đồng tâm
- Chương 13 - Trăng sáng lung linh
- Chương 12 - Chuyện xưa như mộng
- Chương 11 - Chỗ dựa
- Chương 10 - Song sinh
- Chương 9 - Yêu hận triền miên
- Chương 8 - Một dạ si tình
- Chương 7 - Gặp nhau vui
- Chương 6 - Ly hận khổ
- Chương 5 - Phấn chấn
- Chương 4 - Báo ơn
- Chương 3 - Nếu gió đông hiểu ý
- Chương 2 - Sự tình bại lộ
- Quyển VI - Chương 1 - Thanh bình điệu
- Chương 24 - Hợp hoan
- Chương 23 - Tin đồn
- Chương 22 - Anh hùng đâu cứ phải cánh mày râu
- Chương 21 - Đêm mưa
- Chương 20 - Cẩm nang diệu kế
- Chương 19 - Phúc tường tranh đấu
- Chương 18 - Chốn lầu son cánh én cô đơn
- Chương 17 - Kỳ tần
- Chương 16 - Tơ tình
- Chương 15 - Tình cờ gặp mặt
- Chương 14 - Khánh tần chu bội
- Chương 13 - Nhẫn nhịn
- Chương 12 - Thành bích
- Chương 11 - Oán mùa hoa
- Chương 10 - Lan y
- Chương 9 - Khách cũ vị ương
- Chương 8 - Chưởng thượng san hô liên bất đắc [1]
- Chương 7 - Phụ bạc
- Chương 6 - Xiết mấy mênh mang
- Chương 5 - Như ý nương
- Chương 4 - Sông ngân chớp chớp những mong sáng ngời [1]
- Chương 3 - Màn phù dung êm ái đêm xuân
- Chương 2 - Lòng biết xiết nỗi nhớ chàng bao nhiêu
- Quyển V - Chương 1 - Mây trắng trời giăng
- Chương 40 - Kéo đứt áo mơ không thể giữ [1]
- Chương 39 - Nghe đàn cởi ngọc thần tiên bỏ
- Chương 38 - Kết ái [1]
- Chương 37 - Cố giai nghi
- Chương 36 - Đỗ quyên khóc
- Chương 35 - Cửu trương cơ [1]
- Chương 34 - Trên đồng hoa nở
- Chương 33 - Hỏi thế gian tình ái là chi
- Chương 32 - Xóa tan hiềm khích
- Chương 31 - Cứu người
- Chương 30 - Giang sơn
- Chương 29 - Rong chơi mạn bắc
- Chương 28 - Gió vàng sương ngọc [1]
- Chương 27 - Đêm thu
- Chương 26 - Gái nghèo nhà Bích Ngọc
- Chương 25 - Lòng say tỉnh giấc
- Chương 24 - Tiếng sáo đêm
- Chương 23 - Búp đinh hương
- Chương 22 - Bích ngọc ca [1]
- Chương 21 - Tử dạ ca [1]
- Chương 20 - Chuyện cũ tiêu nhàn
- Chương 19 - Tái tương phùng
- Chương 18 - Chẳng ngại băng tuyết
- Chương 17 - Hồng nhan lắm nỗi truân chuyên
- Chương 16 - Xuân ky đông môn [1]
- Chương 15 - Hoán bích
- Chương 14 - Xanh xanh cỏ bờ sông
- Chương 13 - Tuyệt đại giai nhân
- Chương 12 - Ơn mẹ cha
- Chương 11 - Tháng chín hoa trà rợp lối đi
- Chương 10
- Chương 9 - My vu (1)
- Chương 8 - Bình ngọc lung linh
- Chương 7 - Lòng đã giá băng ai người hỏi tới
- Chương 6 - Dây đàn đứt chẳng người nghe
- Chương 5 - Cố nhân tới (hạ)
- Chương 4 - Cố nhân tới (Thượng)
- Chương 3 - Đêm khuya lòng xiết nỗi buồn đau
- Chương 2 - Vẫn nghe chim hót người tỉnh mộng
- Quyển IV - Chương 1 - Cam lộ mạc sầu
- Chương 21 - Hỡi ôi khoảnh khắc buồn thương đầy lòng
- Chương 20 - Gai góc đầy lòng trời chưa sáng
- Chương 19
- Chương 18 - Tinh dậy ta cười với thân ta
- Chương 17 - Lan gãy
- Chương 16 -Lửa lan
- Chương 15 - Én bay liền cánh
- Chương 14 -Tuyết chưa rơi
- Chương 13 - Sương lạnh phủ nơi nơi
- Chương 12 - Tiếng ve theo gió tới
- Chương 11 - Nước chảy hoa đào rơi
- Chương 10 - Ngày xuân lạnh
- Chương 9 - Gió đổi chiều
- Chương 8 - Ngọc ách
- Chương 7 - Đào yểu
- Chương 6 - Triều chính
- Chương 5 - Vinh hoa phú quý
- Chương 3 - Bướm may mắn
- Chương 3 - Trăng lạnh
- Chương 2 - Trường tương tư
- Quyển III - Chương 1 - Ngữ kinh tâm
- Chương 25 - Lăng ca
- Chương 24 - Liên tâm
- Chương 23 - Con nối dõi
- Chương 22 - Ngư ông
- Chương 21 - Hoa lạc
- Chương 20 - Diều lầm lỡ
- Chương 19 - Phương thần
- Chương 18 - Hoa lê
- Chương 17 - Keo liền sẹo
- Chương 16 - Quý tần
- Chương 15 - Nhà ai hoa nở kinh động bướm bay
- Chương 14 - Bệnh dịch
- Chương 13 - Châu thai
- Chương 12 - Gả thú miễn đề
- Chương 11 - Ba Sơn dạ vũ
- Chương 10 - Sân vắng hoa quế lạc
- Chương 9 - Hoàn bích
- Chương 8 - Thuyền di động
- Chương 7 - Đao ảnh
- Chương 6 - Ý nan bình
- Chương 5 - Mật hợp hương
- Chương 4 - Đoan phi nguyệt tân
- Chương 3 - Ôn nghi công chúa
- Chương 2 - Tịch nham
- Quyển II - Chương 1 - Kim Lũ Y
- Chương 30 - Lạnh (Hạ)
- Chương 29 - Lạnh (Thượng )
- Chương 28 - Hoa Lựu
- Chương 27 - Cô sinh lạnh
- Chương 26 - Tĩnh nhật ngọc sinh yên
- Chương 25 - Kinh hồng (Hạ)
- Chương 24 - Kinh hồng (Thượng)
- Chương 23 - Nghe thấy hỉ
- Chương 22 - Thanh Hà vương
- Chương 21 - Chiến thắng ban đầu
- Chương 20 - Lệ quý tần
- Chương 19 - Ác mộng kinh hoàng
- Chương 18 - Sát khí sơ hiện (Hạ)
- Chương 17 - Sát khí sơ hiện (thượng)
- Chương 16 - Cá trong chậu
- Chương 15 - Huyên Huyên
- Chương 14 - Tiêu phòng
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11 - Lê đường Hoàng tần
- Chương 10 - Hạnh
- Chương 9 - Hoa kí
- Chương 8 - Xuân tương phùng
- Chương 7 - Diệu Âm nương tử
- Chương 6 - Tuyết Mai
- Chương 5 - Kế tránh địch
- Chương 4 - Hoa Phi Thế Lan
- Chương 3
- Chương 2 - Trở về nhà
- Quyển I - Chương 1 - Vân Ý Xuân Thâm