Chương 4 - Báo ơn
Sáng sớm hôm nay Từ Tiệp dư phái Kết Ngạnh tới mời, tôi liền biết là nàng ta đã có tính toán, bỗng thấy yên tâm hơn một chút. Khi tới Ngọc Chiếu cung, tôi thấy Từ Tiệp dư trang điểm nhẹ nhàng, thần sắc điềm đạm, trên bàn đặt một cuốn Mạnh Tử đã được mở sẵn, từ trên trang sách tỏa ra mùi mực thơm thoang thoảng rất hợp với khí chất của nàng ta.
Nàng ta mỉm cười, ôn tồn nói: "Hoàng thượng nói là sáng nay sẽ tới chỗ tần thiếp ngồi chơi, tần thiếp thầm nghĩ việc mà nương nương nhờ cứ nên thực hiện càng sớm càng tốt." Từ Tiệp dư vừa nói vừa chỉ tay vào một tấm bình phong đặt ở nơi nội đường, cất giọng áy náy: "Phía sau tấm bình phong đó là nơi thường ngày tần thiếp dùng để thay quần áo, Hoàng thượng sẽ không lui tới đâu. Phiền nương nương chịu ấm ức một chút mà nấp ở đó, nếu thấy lời của tần thiếp có sơ hở gì thì sau này còn kịp thời bổ cứu cho chu toàn."
Tôi nhìn nàng ta chăm chú, chợt khẽ nở nụ cười. "Đa tạ Tiệp dư đã suy nghĩ chu toàn như thế." Sau đó liền gỡ hết những món đồ trang sức trên đầu xuống, đề phòng chúng phát ra tiếng động. Vừa mới làm xong tôi đã nghe thấy bên ngoài vang lên tiếng thông báo Hoàng thượng giá đáo, bèn vội nấp vào phía sau tấm bình phong.
Từ Tiệp dư bám vào tay Kết Ngạnh bước ra ngoài nghênh đón, hơi khom người hành lễ và hé miệng cười tươi. "Hoàng thượng tới rồi!" Nàng ta hôm nay mặc một chiếc váy lụa rộng màu trắng ngà trang nhã, duy có nơi tà váy là thêu một bông lan quân tử màu vàng nhạt.
Huyền Lăng ngắm nghía nàng ta một chút rồi cũng khẽ cười. "Trông khí sắc nàng hôm nay đã tốt hơn một chút rồi đấy!"
Nàng ta nhoẻn miệng cười, nói: "Đều là nhờ phúc của Hoàng thượng."
Huyền Lăng khẽ "ừm" một tiếng, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay nàng ta. "Quãng thời gian trước nàng đổ bệnh, giờ cũng nên tĩnh dưỡng cho tốt rồi, trẫm thấy Kết Ngạnh và Xích Thược hầu hạ nàng rất chu đáo đấy." Nói rồi lại "ồ" lên một tiếng, nhìn quanh hỏi: "Sao không thấy Xích Thược ở bên nàng thế?"
Để đề phòng Xích Thược gây chuyện, tôi sớm đã kêu Hoán Bích kéo thị tới phủ Nội vụ cùng chọn vải mới. Đó vốn là một công việc rất hời, thị tất nhiên sẽ không từ chối.
Trên đôi hàng lông mày của Từ Tiệp dư thấp thoáng một nét sầu không sao giấu được, thế nhưng ở trước mặt Huyền Lăng, nét sầu ấy của nàng ta giống hệt như là đang mỉm cười. "Xích Thược bận giúp thần thiếp đi lĩnh vải để may quần áo mùa thu rồi."
Huyền Lăng khẽ "ồ" một tiếng, cũng nhận ra là mình có chút thất thố, lại thấy trên bàn có đặt cuốn Mạnh Tử đã mở sẵn, bèn khẽ cười hỏi: "Sao nàng tự dưng lại có hứng thú xem sách này vậy?"
Từ Tiệp dư vốn thoáng có chút lúng túng, lúc này nghe nhắc tới sách Mạnh Tử thì có vẻ tự nhiên hơn nhiều. "Cái đạo Khổng Mạnh vốn chứa đầy thâm ý, thần thiếp hy vọng qua việc xem sách có thể mở mang kiến thức cho mình."
Huyền Lăng nghe nàng ta nói vậy thì thích thú hỏi: "Nàng đã thích đọc Mạnh Tử như vậy, chẳng hay có kiến giải thế nào?"
Từ Tiệp dư nở một nụ cười nhã nhặn, đoạn khẽ nói: "Thần thiếp đọc Mạnh Tử rồi mới thấy được sự nông cạn của Chu Hy, Chu Hy tự xưng là phu tử, được người sau tán tụng hết lời vì "Trình Chu Lý học", nhưng kỳ thực là chẳng hiểu gì, đi xuyên tạc cái đạo Khổng Mạnh."
Huyền Lăng lại càng có hứng thú hơn, hỏi tiếp: "Tiệp dư cớ sao lại nói như vậy?"
Từ Tiệp dư cười điềm đạm, nói: "Sách Mạnh Tử phần Vạn Chương thượng có nói, "nam nữ kết hôn, ấy là việc tất yếu phải làm để nhân loại có thể sinh sôi", sách Lễ ký phần Lễ vận cũng có nói, "ăn uống và tình dục, ấy là nhu cầu bình thường nhất của mỗi một con người", vậy mà đến miệng Chu Hy thì lại thành "tồn Thiên lý, diệt nhân dục", thực chẳng thông gì cả." Rồi nàng ta lại ngoảnh đầu qua nhìn Huyền Lăng. "Triều ta từ xưa tới nay vẫn luôn coi đạo Khổng Mạnh là chính tông, Chu Hy tuy khá có thành tựu về Lý học, văn chương cũng viết rất hay, thế nhưng nhân phẩm thì thực là quá kém, từ việc Nghiêm Nhụy là có thể thấy được phần nào, ông ta vì việc riêng của mình mà tra tấn đánh đập một nữ tử vô tội, khiến nàng ta thiếu chút nữa thì bỏ mình, lòng dạ thực lạnh lùng quá mức[5]."
[5] Tương truyền Nghiêm Nhụy xuất thân bần hàn, từng làm doanh kỹ ở Đài Châu, viên quan tri châu ở đó là Đường Dữ Chính ra lệnh cho Nghiêm Nhụy làm một bài từ vịnh hoa bạch đào. Nghiêm Nhụy đâu dám chống lệnh. Nàng lập tức viết xong và ca một bài từ theo điệu Như mộng lệnh. Đường Dữ Chính rất tán thưởng, ban tặng cho nàng rất nhiều. Đến đêm Thất tịch, Đường Dữ Chính mở tiệc trong phủ chiêu đãi bạn bè tân khách. Trong tiệc có một vị hào sĩ tên là Tạ Nguyên Khanh hâm mộ danh tiếng Nghiêm Nhụy, liền lấy Thất tịch làm đề yêu cầu sáng tác, nàng lập tức làm một bài từ theo điệu Thước kiều tiên, rất hợp với đêm hoan hội của Ngưu Lang, Chức Nữ, thể hiện rõ sự thông minh tài trí phi phàm. Tạ Nguyên Khanh say mê nàng, liền giữ nàng ở nhà nửa năm, không tiếc tiền của tặng nàng. Nào ngờ sau đó nhà đạo học nổi tiếng của đời Tống là Chu Hy làm quan khâm sai đến Đài Châu, muốn tra tìm tội lỗi của Đường Dữ Chính, chỉ trích họ Đường có quan hệ bất chính với doanh kỹ Nghiêm Nhụy và bắt Nghiêm Nhụy tống giam hai tháng. Nàng bị tra khảo chết đi sống lại nhưng không hề nói một điều gì tổn hại đến Đường Dữ Chính. Ít lâu sau, Chu Hy được đổi đi làm quan nơi khác, Nhạc Lâm kế nhiệm. Ông này thông cảm với cảnh ngộ của Nghiêm Nhụy, nhân một buổi lễ, Nhạc Lâm ra lệnh cho Nghiêm Nhụy làm một bài từ bày tỏ nỗi oan khuất của mình. Nghiêm Nhụy ứng khẩu ca luôn bài từ Bốc toán tử. Nhạc Lâm lập tức ra lệnh cho nàng hoàn lương.
Huyền Lăng khẽ mỉm cười, búng ngón tay, nói: "Chu Hy quả thực cũng có những hành vi không được hợp tình hợp lý cho lắm."
Từ Tiệp dư ngồi nghiêm trang ngay ngắn, khóe miệng hơi nhếch lên: "Dạ phải, chỉ riêng câu "tồn thiên lý, diệt nhân dục" kia thần thiếp đã cảm thấy hoàn toàn không thông rồi." Nàng ta bất giác hơi đỏ mặt. "Nếu trong cung mà cũng như vậy, thần thiếp làm sao có thể sinh con đẻ cái cho Hoàng thượng được đây, cho nên người nói ra lời này nhất định là một kẻ vô tình, rõ ràng đã đi ngược lại với cái đức khoan dung của hoàng gia."
Những tia nắng thu vàng ấm áp như một làn sương mù mỏng manh bao quanh Không Thúy đường, bầu không khí toát ra một vẻ thanh bình tĩnh lặng khó tả. Trong mắt Từ Tiệp dư bừng lên những nét dịu dàng mơ mộng, tựa như một sợi dây yếu đuối mỏng manh đang níu giữ một cánh diều, mà cánh diều ấy không phải ai khác chính là Huyền Lăng đang trầm ngâm suy nghĩ.
Một lát sau y mới khẽ cười bình thản, nhưng ánh mắt thì lại thấp thoáng một tia lạnh lùng khó có thể xua tan. "Thật thế sao?" Y nhìn Từ Tiệp dư lúc này đang cúi đầu e thẹn, hờ hững hỏi: "Tiệp dư gần đây đã nghe người nào đó nói gì ư?"
Từ Tiệp dư gắng gượng nhích người qua bên cạnh một chút, cười nói: "Đừng nói là thần thiếp bây giờ không đi lại được, dù thần thiếp có chịu ra ngoài, Hoàng thượng cũng biết tính thần thiếp rồi đấy, chưa từng trò chuyện sau lưng người khác việc gì, càng chẳng bao giờ quản đến việc của người khác."
Huyền Lăng hơi ngẩn ra một chút, sau đó liền bật cười thư thái. "Đúng thế, trẫm vốn luôn thấy đây là ưu điểm lớn nhất của nàng, không bao giờ nhiều lời lắm miệng như người khác." Lúc này y đã lộ ra vài phần tin tưởng. "Vậy trẫm có việc này muốn nghe ý kiến của Tiệp dư. Nàng là người ngoài cuộc, chắc hẳn sẽ có thể nhìn sự việc một cách thấu đáo."
"Thần thiếp tuy kiến thức ít ỏi nhưng vẫn rất sẵn lòng phân ưu với Hoàng thượng."
Huyền Lăng hơi trầm ngâm một chút rồi mới nói: "Hiện giờ trong cung đang sục sôi chuyện giữa Lý Trường và Thôi Cận Tịch, Hoàng hậu chủ trương phạt nặng, Kính Phi không tỏ thái độ gì, Đoan Phi lộ vẻ bất nhẫn, Hoàn Phi thì không tiện mở lời, chẳng hay nàng có cái nhìn ra sao?"
Từ Tiệp dư dịu dàng cười, nói: "Hoàng thượng có còn nhớ cảnh hoa đào ngày xuân không? Vừa rồi nhắc tới Nghiêm Nhụy, thần thiếp xin được dùng bài Như mộng lệnh của Nghiêm Nhụy để trả lời." Rồi nàng ta cất giọng trong trẻo vui tai: "Hồng mà, đâu phải hạnh hoa. Trắng mà, cũng chẳng phải là hoa lê. Hồng hồng trắng trắng ngoài kia, đã từng lắm kẻ say mê đêm ngày. Tình riêng gửi gió đông rày, nhớ nghe hoa ấy, tình này Vũ Lăng[6]."
[6] Đây là toàn bài Như mộng lệnh của Nghiêm Nhụy, dịch thơ Lê Văn Đình, Ngô Như Sâm. Nguyên văn Hán Việt: Đạo thị lê hoa bất thị, đạo thị hạnh hoa bất thị. Bạch bạch dữ hồng hồng, biệt thị đông phong tình vị. Tằng ký, tằng ký, nhân tại vũ lăng vi túy - ND.
"Tiệp dư nói vậy là ý làm sao?"
Từ Tiệp dư đang đeo một sợi dây chuyền bạc trên cổ, ở chính giữa là mặt dây hình hoa đào năm cánh được điêu khắc thành từ một viên pha lê màu hồng, thực rất hợp với những lời nói của nàng ta lúc này: "Hồng mà, đâu phải hạnh hoa. Trắng mà, cũng chẳng phải là hoa lê. Tưởng đúng mà lại sai, hồng hồng trắng trắng, ấy chính là hoa đào, người yêu thích thì nói là hoa đào rực rỡ, làm đẹp muôn nhà, người không thích thì lại chê nó mỏng manh, nhạt nhẽo, theo nước lênh đênh. Kỳ thực bất kể là hoa gì, tốt hay xấu đều bởi lòng người mà ra cả. Trong mắt Chu Hy, Nghiêm Nhụy là một kỹ nữ hèn hạ, chết không đáng tiếc. Nhưng muôn đời sau, mọi người đều tán tụng Nghiêm Nhụy là một nữ tử hiệp nghĩa, dù bị tra khảo dã man vẫn không vu cáo người trong sạch. Cũng giống như hoa đào trong bài thơ này vậy, có lẽ với Chu Hy mà nói thì nó chỉ là vật mỏng manh trôi theo dòng nước mà thôi, nhưng ông ta đâu hay hoa đào còn là loài hoa đại biểu cho chốn Đào Nguyên ở đất Vũ Lăng nữa. Nói tới việc trong cung hiện giờ, Hoàng hậu cho là có liên quan tới kỷ cương nề nếp, nhưng thần thiếp thì lại nghĩ họ chưa từng gây ra tai họa gì, chẳng qua là thái giám cung nữ vỗ về, an ủi lẫn nhau mà thôi. Những kẻ làm nô làm tỳ như họ một khi vào cung là phải cô độc đến già, thê lương xiết mấy, muốn tìm lấy một người bạn cũng là lẽ thường, thần thiếp tự đặt mình vào tình cảnh đó mà xét, cảm thấy hết sức xót thương."
Nghe Từ Tiệp dư chậm rãi nói ra những lời này, tôi đứng sau bình phong không kìm được ngấm ngầm tán thưởng, nữ tử này quả đúng là tâm tư tinh tế, nói năng xảo diệu, mấy ai có thể so sánh được.
Vẻ lạnh lùng trong mắt đã tan hẳn, Huyền Lăng ôn tồn hỏi: "Vậy theo Tiệp dư thì nên xử trí thế nào mới tốt đây?"
Từ Tiệp dư cất giọng dịu dàng: "Hoàng thượng đã từng nghe qua câu nói "không si không ngốc, không làm chủ nhà" chưa? Thăng Bình Công chúa của Đường Đại Tông bị Phò mã là Quách Ái say rượu đánh, Đại Tông chẳng qua chỉ nói vài câu rồi cho qua chuyện, việc thái giám cung nữ đối thực chẳng hề nghiêm trọng này so ra thì đáng kể gì. Thực ra nếu Hoàng thượng không tin thì có thể đến từng cung một kiểm tra, chưa biết chừng chuyện này nơi nào cũng có, lẽ nào phải lôi hết bọn họ ra mà giết hay sao? Hoàng thượng là chủ nhân của thiên hạ, chức trách đâu có nhẹ nhàng, đơn giản như một người chủ nhà, do đó nên thể hiện ra cái dạ dung người, đem chuyện lớn hóa thành chuyện nhỏ, lại đem chuyện nhỏ hóa thành không có." Nàng ta nhìn Huyền Lăng chăm chú, ánh mắt trong veo. "Có lẽ là vì thần thiếp đang có thai, thực không muốn nghe thấy những chuyện đánh đánh giết giết chút nào, thành ra mềm lòng quá mức, xin Hoàng thượng thứ tội."
Trong mắt Huyền Lăng ánh lên nét cười dịu dàng cùng một tia an ủi. "Đúng thế, bây giờ trong cung không chỉ có nàng mang thai, chắc cả Thẩm Thục viện và Hoàn Hoàn cũng đều không muốn thấy những chuyện giết chóc." Tới lúc này Huyền Lăng chỉ uống trà và trò chuyện vu vơ với Từ Tiệp dư thêm một lát, lại cẩn thận dặn dò đôi câu, sau đó liền nhẹ nhàng cất bước trở về Nghi Nguyên điện.
Từ Tiệp dư bám vào tay Kết Ngạnh dõi mắt nhìn theo bóng dáng dần rời xa của Huyền Lăng, trong mắt tràn ngập vẻ dịu dàng, lặng im không nói tiếng nào.
Đứng sau tấm bình phong, tôi nhìn ánh mắt của Từ Tiệp dư mà trong lòng trào dâng muôn vàn cảm xúc phức tạp. Chắc hẳn phải rất yêu một người nào đó thì mới có thể có một ánh mắt triền miên da diết đến như thế, có điều Từ Tiệp dư lại chưa từng để lộ ra trước mặt Huyền Lăng. Dường như nàng ta đã quen rồi, lúc nào cũng chỉ lặng lẽ nhìn y như thế từ phía sau lưng.
Tôi thầm thở dài một tiếng, chắc tôi không thể nào nhìn Huyền Lăng bằng ánh mắt như vậy được nữa rồi, người mà tôi muốn nhìn bằng ánh mắt ấy thì bây giờ lại chẳng thể nào xuất hiện trước mặt tôi được nữa.
Từ Ngọc Chiếu cung trở về, tâm trạng tôi đã nhẹ nhàng hơn một chút nhưng đồng thời lại trầm lặng hẳn đi. Tôi ngồi dưới cửa sổ, như vô tình mà hữu ý đưa tay lướt nhẹ trên bảy sợi dây đàn, mắt nhìn Hoa Nghi dẫn các cung nữ dọn sạch những chiếc lá sen khô trong ao, làm ao nước trở nên trong veo, sạch sẽ.
Hoán Bích đứng sau lưng tôi, nhúng chiếc lược gỗ vào đĩa cao hà thủ ô bồ kết rồi chải đầu cho tôi hết lần này tới lần khác, miệng khẽ nói: "Trên đường quay về, nô tỳ thấy tiểu thư cười mấy bận, chắc là việc lần này đã có mấy phần nắm chắc rồi."
Tôi hờ hững nói: "Đâu có nhanh được như vậy, chẳng qua mới có một chút hy vọng mà thôi, những việc tiếp theo ta còn chưa biết phải làm thế nào nữa."
Hoán Bích cười nói: "Có được một chút hy vọng cũng là tốt lắm rồi, qua đó đủ thấy Từ Tiệp dư đúng là hết sức thông minh." Dừng một chút muội ấy mới nói tiếp: "Có điều Từ Tiệp dư với tiểu thư chỉ có thể nói là thân quen mà thôi, tình cảm đâu có được như tiểu thư và Thẩm Thục viện, cớ gì mà tiểu thư lại giao phó việc này cho nàng ta chứ không phải là Thẩm Thục viện?"
Tôi kéo nhẹ chiếc khăn choàng thêu hình hoa đào trên vai mình một chút, ngoảnh đầu qua nhìn bụi hoa cúc màu hồng tên gọi "Phật kiến tiếu" đang nở rộ dưới hành lang: "Chính vì My Trang tỷ tỷ gần gũi với ta, do đó mới không thể để tỷ ấy nói ra những lời này. Từ Tiệp dư vốn khá có tài năng, xưa nay lại chẳng bị cuốn vào những chuyện thị phi bao giờ, một khi nói ra những lời này Hoàng thượng ắt sẽ chịu nghe. Có điều..." Trong lòng tôi lại trào lên một nỗi ưu lo khác, Từ Tiệp dư học rộng biết nhiều, tất nhiên chẳng phải hạng người nông cạn, nếu như tâm tư trong sáng thì còn tốt, nhưng một khi có mưu đồ gì, ắt sẽ trở thành một cường địch khác của tôi.
Hoán Bích đã ở bên tôi lâu ngày, tất nhiên hiểu rõ suy nghĩ của tôi, bèn thấp giọng nói: "Từ Tiệp dư gia thế bình bình, càng quan trọng hơn là xưa nay vốn không đắc sủng lắm, dù có sinh hạ Hoàng tử, được phong làm Quý tần thì cùng lắm cũng chỉ ngang với Cẩn Phi ngày trước, tiểu thư vị tất phải lo lắng việc nàng ta tranh sủng làm gì."
Tôi hết nhìn hình ảnh trời xanh mây trắng đổ bóng xuống ao nước trong veo, lại ngoảnh đầu nhìn Hoán Bích. "Nếu nàng ta muốn tranh sủng thì việc gì phải đợi đến sau này, nàng ta chẳng qua là không thèm giành lấy chút sự sủng ái đó mà thôi... Huống chi nếu xét về gia thế, ta chỉ là con gái của tội thần, chẳng có ai mà nương tựa, lấy cái gì để so sánh với người ta đây?"
Hoán Bích nghe vậy liền cụp mắt xuống, khẽ nói: "Gia thế của chúng ta tất nhiên không thể so với người khác, may mà mấy hôm trước Ôn đại nhân tới đây nói là sức khỏe của công tử đã khá hơn nhiều rồi, đầu óc cũng tỉnh táo hơn một chút, thực là đáng mừng."
"Nói gì thì nói quan trọng nhất vẫn là mọi người được bình an, biết tin ca ca đã khỏe hơn, lòng ta cũng dễ chịu phần nào." Tôi khẽ cười, nói tiếp: "Cũng tại ta cả nghĩ quá, sau khi về cung việc gì cũng lo trước lo sau. Kỳ thực Từ Tiệp dư tính tình rất tốt, bằng không My Trang tỷ tỷ và Kính Phi đã chẳng thèm qua lại với nàng ta."
Nói tới Kính Phi, trái tim tôi bỗng nảy lên một cái, bất giác trở nên lạnh ngắt. Đang lúc trầm ngâm suy nghĩ, tôi chợt nghe thấy tiếng cười vui vẻ của Huyền Lăng vang lên: "Sao lại đi chải đầu vào lúc này thế?"
Tôi cả kinh, vội vàng đứng dậy, cười nói: "Sao Hoàng thượng lại đột ngột tới đây thế? Làm người ta sợ giật nảy mình. Giờ thần thiếp đang áo quần xốc xếch, xin Hoàng thượng hãy để thần thiếp vào trong thay xiêm y một chút đã rồi lại ra đây gặp mặt."
Huyền Lăng chắp tay sau lưng, trên khuôn mặt thấp thoáng nét mừng vui và dịu dàng rất mực, khẽ nói: "Trước song hiên, tựa đài trang, thì ra là một quang cảnh thanh bình yên tĩnh thế này."
Nghe y buột miệng nói ra câu "trước song hiên, tựa đài trang" đó, tôi bất giác cảm thấy có chút chẳng lành, bèn mỉm cười nói: "Hoàng thượng thực đáng phạt, đang yên đang lành lại nói tới bài Giang thành tử của Tô Thức, nghe mà xiết nỗi thê lương."
Huyền Lăng ngẩn ra, trong mắt chậm rãi dâng lên một nỗi niềm thương cảm, nhưng ngoài mặt thì vẫn là nụ cười ung dung, bình thản như vừa rồi: "Đó là bài từ Tô Đông Pha viết cho vong thê Vương Phất, trẫm quả đã lỡ lời rồi."
Lòng tôi bất giác nhói đau, chợt nhớ về Thuần Nguyên Hoàng hậu, cảm thấy rất không tự nhiên, lại càng sợ y nghĩ tới chuyện xưa mà khó chịu, bèn dịu giọng cười, nói: "Thần thiếp thấy Tô Đông Pha thật là có phúc, trước thì có chính thê Vương Phất, sau tục huyền với Vương Nhuận Chi thì chính là đường muội của Vương Phất, còn có ái thiếp Triều Vân cùng chung hoạn nạn, thực là tấm gương cho các nam nhân trong việc chọn kiều thê mỹ thiếp." Tôi chợt đổi lời, nhìn Huyền Lăng mà cười tủm tỉm. "Có điều xét về kiều thê mỹ thiếp, trên đời này ai mà so được với Hoàng thượng đây?"
Huyền Lăng bật cười, sắc mặt tươi tắn hơn hẳn. "Trẫm còn tưởng nàng định nói gì, hóa ra là lại trêu đùa trẫm." Y bước lại gần, đón lấy chiếc lược từ trong tay Hoán Bích, đặt tay lên vai tôi, dịu dàng nói: "Vậy trẫm sẽ học theo Tô Đông Pha, chải đầu cho Triều Vân của trẫm."
Động tác của y hết sức nhẹ nhàng, những chiếc răng lược cọ qua da đầu tôi mang tới cảm giác tê tê. Tôi nhắm mắt lại, nói: "Vừa rồi khi vào đây Hoàng thượng dường như rất vui vẻ, có việc gì có thể nói với thần thiếp được không? Để thần thiếp cũng được vui cùng Hoàng thượng."
Huyền Lăng mỉm cười, nói: "Hoàn Hoàn nàng quả đúng là tâm tư tinh tế. Trong buổi chầu sớm hôm nay các đại thần dâng tấu chương lên, nói là mùa thu năm nay tiền thuế được nộp vào kho đầy đủ, trăm họ đều an cư lạc nghiệp, trẫm nghe mà rất vui mừng. Sáng nay lại đi thăm Từ Tiệp dư, Yến Nghi thường ngày ít nói, thỉnh thoảng nói đôi lời thực là có lý vô cùng."
Tôi mỉm cười, hỏi: "Từ Tiệp dư đã nói gì với Hoàng thượng mà có thể khiến Hoàng thượng vui mừng như thế? Thần thiếp nghe nói Từ Tiệp dư học rộng biết nhiều, chắc nói năng vô cùng đúng mực, chỉ tiếc là đến giờ vẫn chưa có cơ hội gần gũi thôi."
Huyền Lăng nói: "Yến Nghi tính khá trầm, rất ít khi gần gũi với người khác. Bây giờ nàng ấy lại đang có thai, càng chẳng mấy khi gặp người ngoài. Có điều sau này nếu nói về chuyện con cái, các nàng nhất định sẽ có rất nhiều lời để nói với nhau đấy."
"Hoàng thượng thực có tầm nhìn xa quá!" Tôi mỉm cười điềm đạm, nói: "Hoàng thượng trước giờ vẫn lấy nhân hiếu để trị vì thiên hạ, việc triều chính minh bạch, không để tình trạng thù trong giặc ngoài xuất hiện, từ đó mới có được cục diện trăm họ an cư, muôn nghề hưng thịnh như hiện nay. Nhưng Hoàng thượng cho rằng trong buổi thiên hạ thái bình như bây giờ, dùng luật lệ hà khắc thì hữu hiệu hơn hay là khoan dung độ lượng thì hữu hiệu hơn?"
Huyền Lăng vừa vuốt cằm vừa khẽ cười, nói: "Hoàn Hoàn muốn kiểm tra trẫm về cái đạo làm vua đó sao?"
Tôi hơi nhếch khóe môi lộ ra một nụ cười dịu dàng. "Hoàn Hoàn sao dám dùng tới hai chữ kiểm tra, chỉ có thể nói là thỉnh giáo mà thôi." Tôi làm bộ làm tịch khom người một cái thật sâu, nói giọng như hát kịch: "Mong tiên sinh hãy chỉ giáo cho kẻ hèn này một chút!"
Huyền Lăng không kìm được bật cười. "Trong buổi loạn thế cần dùng hình phạt nặng, nhưng bây giờ thiên hạ thái bình, không có chiến loạn, tất nhiên cần khoan dung độ lượng để dân chúng có thể yên vui sinh sống."
Tôi xuôi theo lời của y, khẽ nói: "Thà làm chó thời bình, không làm người thời loạn. Mà thiên hạ muốn được thái bình thịnh trị, trăm họ muốn được an cư lạc nghiệp, tất thảy đều phải trông vào lòng nhân từ của Hoàng thượng. Nhưng bây giờ Hoàng thượng khoan dung với bên ngoài mà hà khắc với bên trong là cớ làm sao?" Tôi dừng một chút, thoáng để lộ đôi nét âu sầu, nhẹ nhàng nói tiếp: "Cận Tịch vào cung từ sớm, khi còn ở bên thần thiếp thường xuyên kể lại việc năm xưa Thuần Nguyên Hoàng hậu đã ban ân trạch cho lục cung thế nào. Có câu này tuy là phạm thượng nhưng thần thiếp vẫn phải nói ra, thực chẳng rõ nếu Thuần Nguyên Hoàng hậu vẫn còn trên đời này, việc giữa Lý Trường và Cận Tịch sẽ được xử trí như thế nào đây?"
Huyền Lăng thoáng ngẩn ra một chút, trong đôi mắt đen láy như có những tia lửa âm u lóe lên, rồi y nhìn chằm chằm vào tôi mà khẽ hỏi: "Cận Tịch từng kể với nàng chuyện về Thuần Nguyên Hoàng hậu ư?"
Tôi bị y nhìn mà thầm run sợ, thế nhưng ngoài mặt vẫn không thể hiện ra chút nào, thản nhiên đáp: "Khi tiên Hoàng hậu chưa vào làm chủ hậu cung thì Cận Tịch đã hầu hạ trong cung rồi, tuy không có phúc được theo hầu tiên Hoàng hậu, thế nhưng mỗi lần nhắc đến đều nói rằng tiên Hoàng hậu nhân từ độ lượng, rất được lòng người."
Huyền Lăng đột nhiên nắm chặt cánh tay tôi, lại xuôi theo ống tay áo làm bằng lụa tơ tằm óng mượt mà trượt xuống nắm lấy bàn tay tôi. Y dường như đang nhìn tôi, thế nhưng đôi mắt lại trống rỗng và ánh lên vẻ thương cảm, miệng thì khẽ lẩm bẩm: "Nếu Nhu Tắc còn trên đời này..."
Tôi mỉm cười chua chát, bàn tay cũng nắm lấy bàn tay y. Những ngón tay y lúc này đều lạnh băng, duy có lòng bàn tay là nóng kinh người. Tôi chỉ còn biết dịu dàng an ủi: "Thần thiếp trộm nghĩ đương kim Hoàng hậu là em gái ruột của Thuần Nguyên Hoàng hậu, tính tình hai bên hẳn tương tự như nhau. Tuy Hoàng hậu muốn mượn việc giữa Cận Tịch và Lý Trường để răn đe hậu cung, nhưng chắc sẽ không đến mức lấy đi tính mạng của bọn họ. Huống chi Hoàng thượng nhân từ với mọi người, Hoàng hậu ắt cũng sẽ khoan dung với kẻ dưới, tuyệt đối không bao giờ làm ra những việc đối nghịch với Hoàng thượng, bởi như thế còn là đối nghịch với Thuần Nguyên Hoàng hậu nữa."
Huyền Lăng hít vào một hơi thật sâu, trầm giọng nói: "Sao Nghi Tu có thể so sánh với Nhu Tắc được!"
Tôi làm bộ ngẩn ngơ không biết là y có ý gì. "Thần thiếp may mắn được dùng tấm thân hèn này mà ở bên hầu hạ Hoàng thượng mười năm nay, cũng có thể tính là phu thê một thể, chung ý chung lòng. Thần thiếp trước giờ chưa từng dám sơ suất chút nào, mọi việc luôn lấy Hoàng thượng làm trọng, không dám làm điều gì trái với tâm tư của Hoàng thượng. Hoàng hậu tuy không phải là nguyên phối, thế nhưng ngay từ sớm đã ở bên Hoàng thượng rồi, bây giờ còn là đấng mẫu nghi thiên hạ nữa. Hoàng thượng đã có lòng khoan dung, Hoàng hậu có lý đâu lại hà khắc với người khác được?"
Huyền Lăng hơi cau mày. "Trước đây thì có lẽ như vậy, nhưng còn bây giờ..." Y thoáng lộ ra vẻ phiền muộn. "Nàng bây giờ phải mang thai song sinh vất vả, thế mà trong cung lại rộ lên tin đồn cái thai trong bụng nàng chẳng phải là thai rồng. Người khác thì không sao, nhưng không ngờ ngay tới Hoàng hậu cũng bảo trẫm phải chú ý..." Vẻ không vui của y ngày một nồng đậm. "Nhưng có gì mà phải chú ý chứ, chẳng lẽ việc này ngay đến bản thân trẫm cũng không tự biết ư? Tai của Hoàng hậu đúng là ngày càng mềm hơn rồi[7]."
[7] Trong tiếng Hán, nói tai mềm là chỉ những người cả tin, người ta nói gì cũng nghe - ND.
Tôi khẽ mỉm cười khuyên giải: "Hoàng hậu cũng chỉ quan tâm tới hậu cung nên mới thế thôi, huống chi người tai mềm lòng ắt cũng mềm, rất mực nhân từ, lương thiện."
Huyền Lăng khẽ "hừ" một tiếng: "Lòng ắt cũng mềm ư? Cứ như trẫm thấy thì Hoàng hậu là loại người tai mềm lòng cứng đấy!" Y điều chỉnh lại hơi thở một chút rồi mới tiếp: "Từ Tiệp dư có câu này nói rất đúng, hiện giờ trong cung có ba vị phi tần đang mang thai, nàng và Yến Nghi thậm chí còn sắp sinh nở, làm sao đành lòng nhìn những việc giết chóc được, cho nên dù có phạt thì cũng chỉ cần phạt nhẹ một chút là được rồi."
Hoán Bích đứng kế bên chợt khẽ nói: "Vừa rồi Hoàng thượng hỏi tiểu thư tại sao lại chải đầu vào lúc này, kỳ thực việc này có nguyên do của nó... Vốn lúc ở chùa Cam Lộ, tiểu thư từng phải chịu cơn kinh sợ, từ đó mỗi đêm Cận Tịch đều ở bên bầu bạn cùng, bây giờ Cận Tịch xảy ra chuyện, tiểu thư vừa tức giận vừa thương tâm, đã hai ngày nay chẳng được ngủ ngon rồi. May nhờ có Ôn thái y chỉ cách, nói là chải đầu nhiều với cao hà thủ ô bồ kết có thể giúp tinh thần thư thái hơn, đêm đến cũng dễ ngủ hơn một chút..."
Không đợi Hoán Bích nói xong, tôi đã quát bảo: "Lắm miệng! Ai cho phép ngươi nói năng linh tinh trước mặt Hoàng thượng như thế!" Sau đó lại vội cười, nói: "Hoàng thượng chớ nghe Hoán Bích nói bừa, thị cứ gặp chuyện là lại cả nghĩ, đêm qua thần thiếp ngủ rất ngon, không có vấn đề gì đâu."
Hoán Bích lộ vẻ ấm ức cúi gằm mặt xuống. Huyền Lăng chăm chú nhìn tôi một lát, sau đó đưa tay tới khẽ vuốt ve má tôi, dịu dàng nói: "Còn muốn giấu trẫm nữa sao? Nhìn đôi mắt thâm quầng của nàng kìa." Y thở dài than: "Hoàn Hoàn, nàng thực hay mềm lòng quá, lúc nào cũng giữ ấm ức về mình, còn ngăn không cho Hoán Bích nói ra sự thực nữa."
Tôi hơi cúi đầu, mùi cao hà thủ ô trên mái tóc chậm rãi tỏa ra, vì bên trong có trộn lẫn nước hoa hồng nên còn thoang thoảng hương thơm thanh đạm. Tôi thấp giọng nói: "Thần thiếp có thể trở lại hầu hạ Hoàng thượng đã là một việc may mắn tột cùng rồi, phải chịu chút ấm ức thì có gì đáng kể đâu, có điều Cận Tịch dù sao cũng từng hầu hạ bên cạnh thần thiếp nhiều năm, thần thiếp thực có chút không đành lòng." Rồi vành mắt tôi bất giác đỏ hoe. "Suy cho cùng thì vẫn là thị không đúng, dù thị thật sự có tình cảm với Lý Trường thì cũng không nên gây ra nhiều chuyện thị phi như vậy. Hoàng hậu là chủ nhân của hậu cung, dựa theo phép tắc trong cung mà xử trí người dưới cũng là lẽ thường, thần thiếp chỉ có thể nghe theo mà thôi."
Huyền Lăng lộ vẻ không vui, cất giọng thoáng mang theo ý trách cứ: "Hậu cung quả đúng là do Hoàng hậu quản lý, nhưng trẫm là chủ nhân của thiên hạ, lẽ nào lại không thể hỏi đến việc trong hậu cung hay sao?"
Cứ nhìn tình hình này mà xét, dù không có tôi, Huyền Lăng cũng không còn tôn trọng Hoàng hậu như năm năm trước nữa rồi. Tôi biến nỗi mừng thầm trong lòng thành vẻ bất an và căng thẳng trên mặt, lại lay ống tay áo y mà khẽ nói: "Hoàng thượng nói như vậy thực giống như là vì người của thần thiếp mà trách cứ Hoàng hậu, thần thiếp khẩn cầu Hoàng thượng chớ nên trút giận sang Hoàng hậu vì việc này, nếu thật sự phải trách thì hãy trách thần thiếp không biết ước thúc người dưới đi." Nói rồi liền làm bộ định quỳ xuống hành lễ.
Huyền Lăng vội giữ tôi lại. "Cái gì mà không biết ước thúc người dưới chứ? Việc như thế này triều đại nào chẳng có, đâu phải đến thời của trẫm mới xảy ra lần đầu. Xét cho cùng thì bọn họ cũng chẳng phạm phải tội lỗi tày trời gì, thái giám tuy không thể tính là nam nhân nhưng cũng vẫn là con người, ngay đến Tần Thủy Hoàng tàn bạo còn không hề cấm đối thực, trẫm có lý nào lại đi làm cái việc "diệt nhân dục" như thế chứ?"
Tôi đã biết tâm tư của y, bèn nói: "Kỳ thực việc này dù gì cũng xảy ra trong chốn cung đình, cứ lẳng lặng cho qua là tốt nhất, nhược bằng làm lớn chuyện để rồi truyền đến tai người ngoài, há lại chẳng trở thành trò cười hay sao? Thần thiếp xin nói thực một câu thế này, Cận Tịch thì thôi chưa nhắc đến nhưng Lý Trường dù gì cũng đã hầu hạ Hoàng thượng từ nhỏ, thời gian ở bên Hoàng thượng chỉ e còn nhiều hơn thần thiếp gấp bội, tính ra công tội cũng đủ cho nhau, nếu phạt nặng quá e là không thích hợp."
Huyền Lăng khẽ cười một tiếng, lại nháy mắt với tôi mấy cái mà nói giọng trêu ghẹo: "Lời này nghe cứ như là đang ghen vậy, e là nàng muốn mượn việc Lý Trường để nói tới người khác đúng không?"
Tôi bất giác đỏ bừng hai má. "Ai đang ghen chứ, ai đang nói tới người khác chứ, thần thiếp chẳng qua chỉ nói thực lòng một câu như vậy mà thôi, Hoàng thượng đúng là cả nghĩ quá, cứ như đang nói thần thiếp ghen vì Hoàng thượng sáng nay đã đi thăm Từ Tiệp dư vậy." Nói rồi tôi liền xoay người lại, không thèm để ý tới y nữa.
Từ ngoài cửa chợt có cơn gió lạnh thổi vào, mang theo hương hoa quế ngọt ngào nồng đậm, Huyền Lăng tươi cười bước tới ôm tôi vào lòng, dịu dàng nói: "Là trẫm không tốt! Nhưng nàng cũng mắc cười quá đi, đã là người làm mẹ rồi, vừa nãy còn nói ra những đạo lý sâu xa như thế, vậy mà thoáng cái đã lại giở tính trẻ con, trẫm thật không biết nên làm sao với nàng cho phải nữa."
Tôi bèn dứt khoát làm nũng luôn. "Làm mẹ rồi thì không thể giở tính trẻ con hay sao? Huống chi Hoàn Hoàn cũng đâu có muốn thế, đều là tại Hoàng thượng bức ép mà thôi. Hoàng thượng giờ đã là cha của rất nhiều đứa trẻ rồi, vậy mà còn chưa chịu đổi cái tính bá đạo đó đi!"
Huyền Lăng cất tiếng cười vang. "Nhìn nàng kìa, trẫm mới chỉ nói một câu mà nàng đã có bao nhiêu câu chờ sẵn trẫm rồi. Thật đúng là chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó nuôi thôi[8]."
Tôi phỉ phui một tiếng, sau đó liền chỉ tay vào bụng mà đổi khóc thành cười. "Hoàn Hoàn là đàn bà, trong bụng thì toàn là tiểu nhân[9], Hoàng thượng cảm thấy khó nuôi thì cứ đuổi hết đi là được."
[8] Đây là lời của Khổng Tử được chép lại trong sách Luận Ngữ, về chữ "nuôi" còn tồn tại những sự tranh cãi nhất định, người dịch dịch theo ý nghĩa trực quan nhất cho hợp với đoạn dưới - ND.
[9] Tiểu nhân nghĩa đen là người nhỏ bé, còn được dùng để chỉ trẻ con - ND.
"Trẫm làm sao nỡ như vậy. Trẫm nhớ ra lúc vừa tới đây đã nói với nàng là vừa đi thăm Từ Tiệp dư, sợ nàng vốn đã không thoải mái vì chuyện Cận Tịch, nghe thấy lời đó sẽ càng phiền não hơn."
Tôi đưa mắt lườm y một cái, cười nói: "Ai mà thèm phiền não chứ? Nói ra thì Từ Tiệp dư đã sắp lâm bồn, Hoàng thượng cũng nên đi thăm muội ấy nhiều một chút mới phải!"
Huyền Lăng khẽ hôn lên trán tôi, âu yếm nói: "Hoàn Hoàn đã hiểu chuyện như thế, trẫm cũng phải làm nàng yên tâm mới được."
Tôi đứng dậy đi vào nội điện thay một bộ xiêm y bình thường, lại dặn Tiểu Liên Tử mang đồ điểm tâm lên. Đến khi tôi thay xiêm y xong trở ra, trên bàn đã bày mấy món ăn tinh tế như gà rừng nấu linh chi, tổ yến hầm long nhãn, bách hợp xào đậu phụ, toàn là những món mà Huyền Lăng thích ăn.
Tôi hỏi Tiểu Liên Tử: "Đã chuẩn bị lâu như vậy rồi, sao giờ vẫn chưa thấy bưng lên?" Đúng lúc này thì Tiểu Doãn Tử đích thân bưng một món ăn khác tới, tôi cười nói: "Đây là cá lô vừa tiến cống năm nay, ăn vào lúc này là thơm ngon nhất, lại được hầm với hoa cúc tươi nên vị càng thêm đặc sắc hơn, Hoàng thượng hãy nếm thử một chút đi."
Huyền Lăng tỏ vẻ mừng rỡ. "Mỗi độ đầu thu, cứ nghĩ đến cá lô là ngón trỏ của trẫm lại máy động liên hồi, không ngờ năm nay lại được ăn ở chỗ nàng đầu tiên."
"Thần thiếp biết là Hoàng thượng thích, do đó đã cho chuẩn bị từ sớm." Tôi mỉm cười, nói: "Vốn định đưa tới Nghi Nguyên điện, ai ngờ Hoàng thượng lại đích thân đến, vừa hay có thể ăn ở đây luôn."
Huyền Lăng cả mừng, nhất thời ăn rất vui vẻ. Chừng một tuần trà sau, Tiểu Liên Tử bước tới, cung kính nói: "Bẩm nương nương, món vịt hấp rượu đã được nấu xong, có cần bưng lên luôn không ạ?"
Tôi đưa mắt nhìn Huyền Lăng. "Hoàng thượng có muốn ăn không? Lúc ăn vịt hấp rượu ở chỗ Hoàng hậu, Hoàng thượng nói là không tệ, do đó bây giờ các cung đều chuẩn bị sẵn món này."
Huyền Lăng hơi cau mày, nói: "Lúc này sao có thể đưa món đó lên được, mới nghe tên đã thấy đầy dầu mỡ rồi. Mau đi truyền ý chỉ của trẫm, nói là trẫm ăn chán món này rồi, sau này không cần phải chuẩn bị nữa."
Tôi ra lệnh cho Tiểu Liên Tử: "Bỏ vịt hầm rượu đi, đổi sang món nõn tôm xào lá trà long tỉnh cho ta." Sau đó liền liếc nhìn Huyền Lăng lúc này đang chuyên tâm ăn uống, nụ cười hé lộ bên khóe miệng dần tắt lịm.
- Chương 44 - Hết
- Chương 43
- Chương 42
- Chương 41
- Chương 40
- Chương 39
- Chương 38
- Chương 37
- Chương 36
- Chương 35
- Chương 34
- Chương 33
- Chương 32
- Chương 31
- Chương 30
- Chương 29
- Chương 28
- Chương 27
- Chương 26
- Chương 25
- Chương 24
- Chương 23
- Chương 22
- Chương 21
- Chương 20
- Chương 19
- Chương 18
- Chương 17
- Chương 16
- Chương 15
- Chương 14
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11
- Chương 10 - Dường như én biết quay về [5]
- Chương 9
- Chương 8 - Bởi đâu duyên số thảy trời cho
- Chương 7
- Chương 6 - Ai nói chuyện xưa như mây khói
- Chương 5 - Đường dài bóng nguyệt đợm nét sầu
- Chương 4
- Chương 3 - Xuân đến người đi lòng thổn thức
- Chương 2
- Quyển VIII - Chương 1 - Đài hoa lay động rụng bờ tường
- Chương 33 - Oanh hót mộng kinh hồng [42]
- Chương 32 - Phượng tiêu thổi dứt nước mây vang [40]
- Chương 31 - Một bức rèm châu hờ hững rủ [39]
- Chương 30 - Cành quỳnh cây ngọc nối mây xa [38]
- Chương 29 - Chiếu nhỏ thuyền con lòng lạnh giá
- Chương 28 - Hai chốn trầm ngâm thảy đều hay [35]
- Chương 27 - Muôn hồng nghìn tía cùng khoe sắc
- Chương 26 - Hoa thời sắc nước thảy đều vui [28]
- Chương 25 - Hoa tàn người vắng ai mà biết ai [27]
- Chương 24 - Hoa đào khó rụng muốn ngăn ai
- Chương 23 - Hương thơm tiêu hồn đứt mộng
- Chương 22 - Chốn thanh tịnh hương thầm ngào ngạt [26]
- Chương 21 - Ba nghìn yêu quý chất nêm một mình [25]
- Chương 20 - Lục cung giai lệ bừng nhan sắc
- Chương 19 - Trong lá oanh vàng hót nỉ non [20]
- Chương 18 - Sắc xuân vô hạn áo xanh biếc
- Chương 17 - Vẫn nhớ áo xuân ngày trai trẻ
- Chương 16 - Rượu mai ta ủ mừng xuân mới
- Chương 15 - Sông trừng dưới nguyệt nước trong veo (hạ)
- Chương 14 - Sông trừng dưới nguyệt nước trong veo [18] (thượng)
- Chương 13 - Đây bóng hồng soi thoảng lúc nào
- Chương 12 - Dâu mới mong mặc áo nghê thường
- Chương 11 - Ngó mặt cách lòng ngỡ uyên ương
- Chương 10 - Thướt tha áo mới bừng ánh ngọc
- Chương 9 - Khói vương nắng ấm ngọc lam điềm (hạ)
- Chương 8 - Khói vương nắng ấm ngọc lam điềm [7] (thượng)
- Chương 7 - Tâm sự nặng mang muốn giãi bày
- Chương 6 - Ai thương ta đổ bệnh vì hoa
- Chương 5 - Hoa rơi người mất lòng xiết bao
- Chương 4 - Ngó tấm dung nhan lòng đứt đoạn
- Chương 3 - Gió nổi sương rơi ngẫm lại đời
- Chương 2 - Đêm đằng đẵng chầy canh điểm trống (hạ)
- Quyển VII - Chương 1 - Đêm đằng đẵng chầy canh điểm trống [1] (thượng)
- Chương 29 - Tin đồn như gió tan tác bay
- Chương 28 - Chẳng được phượng hoàng tới ghé thăm (hạ)
- Chương 27 - Chẳng được phượng hoàng ghé tới thăm (thượng)
- Chương 26 - Thu đến mênh mang một dạ sầu
- Chương 25 - Áo xanh phất phới bay theo gió
- Chương 24 - Ai kia tha thướt tựa nhành hoa xuân
- Chương 23 - Kinh điệu hồng vũ nhẹ nhàng trên tay
- Chương 22 - Mây vén trăng lên hoa giỡn bóng
- Chương 21 - Xiết nỗi ưu sầu oán hận sinh
- Chương 20 - Mấy tầng sâu bao nhung nhớ
- Chương 19 - Bôn ba tự giễu mình
- Chương 18 - Tan tác đau việc cũ
- Chương 17 - Hoa mai ngan ngát tỏa hương thầm
- Chương 16 - Khước giáo di tác thượng dương hoa
- Chương 15 - Vinh hoa tột độ
- Chương 14 - Đồng tâm
- Chương 13 - Trăng sáng lung linh
- Chương 12 - Chuyện xưa như mộng
- Chương 11 - Chỗ dựa
- Chương 10 - Song sinh
- Chương 9 - Yêu hận triền miên
- Chương 8 - Một dạ si tình
- Chương 7 - Gặp nhau vui
- Chương 6 - Ly hận khổ
- Chương 5 - Phấn chấn
- Chương 4 - Báo ơn
- Chương 3 - Nếu gió đông hiểu ý
- Chương 2 - Sự tình bại lộ
- Quyển VI - Chương 1 - Thanh bình điệu
- Chương 24 - Hợp hoan
- Chương 23 - Tin đồn
- Chương 22 - Anh hùng đâu cứ phải cánh mày râu
- Chương 21 - Đêm mưa
- Chương 20 - Cẩm nang diệu kế
- Chương 19 - Phúc tường tranh đấu
- Chương 18 - Chốn lầu son cánh én cô đơn
- Chương 17 - Kỳ tần
- Chương 16 - Tơ tình
- Chương 15 - Tình cờ gặp mặt
- Chương 14 - Khánh tần chu bội
- Chương 13 - Nhẫn nhịn
- Chương 12 - Thành bích
- Chương 11 - Oán mùa hoa
- Chương 10 - Lan y
- Chương 9 - Khách cũ vị ương
- Chương 8 - Chưởng thượng san hô liên bất đắc [1]
- Chương 7 - Phụ bạc
- Chương 6 - Xiết mấy mênh mang
- Chương 5 - Như ý nương
- Chương 4 - Sông ngân chớp chớp những mong sáng ngời [1]
- Chương 3 - Màn phù dung êm ái đêm xuân
- Chương 2 - Lòng biết xiết nỗi nhớ chàng bao nhiêu
- Quyển V - Chương 1 - Mây trắng trời giăng
- Chương 40 - Kéo đứt áo mơ không thể giữ [1]
- Chương 39 - Nghe đàn cởi ngọc thần tiên bỏ
- Chương 38 - Kết ái [1]
- Chương 37 - Cố giai nghi
- Chương 36 - Đỗ quyên khóc
- Chương 35 - Cửu trương cơ [1]
- Chương 34 - Trên đồng hoa nở
- Chương 33 - Hỏi thế gian tình ái là chi
- Chương 32 - Xóa tan hiềm khích
- Chương 31 - Cứu người
- Chương 30 - Giang sơn
- Chương 29 - Rong chơi mạn bắc
- Chương 28 - Gió vàng sương ngọc [1]
- Chương 27 - Đêm thu
- Chương 26 - Gái nghèo nhà Bích Ngọc
- Chương 25 - Lòng say tỉnh giấc
- Chương 24 - Tiếng sáo đêm
- Chương 23 - Búp đinh hương
- Chương 22 - Bích ngọc ca [1]
- Chương 21 - Tử dạ ca [1]
- Chương 20 - Chuyện cũ tiêu nhàn
- Chương 19 - Tái tương phùng
- Chương 18 - Chẳng ngại băng tuyết
- Chương 17 - Hồng nhan lắm nỗi truân chuyên
- Chương 16 - Xuân ky đông môn [1]
- Chương 15 - Hoán bích
- Chương 14 - Xanh xanh cỏ bờ sông
- Chương 13 - Tuyệt đại giai nhân
- Chương 12 - Ơn mẹ cha
- Chương 11 - Tháng chín hoa trà rợp lối đi
- Chương 10
- Chương 9 - My vu (1)
- Chương 8 - Bình ngọc lung linh
- Chương 7 - Lòng đã giá băng ai người hỏi tới
- Chương 6 - Dây đàn đứt chẳng người nghe
- Chương 5 - Cố nhân tới (hạ)
- Chương 4 - Cố nhân tới (Thượng)
- Chương 3 - Đêm khuya lòng xiết nỗi buồn đau
- Chương 2 - Vẫn nghe chim hót người tỉnh mộng
- Quyển IV - Chương 1 - Cam lộ mạc sầu
- Chương 21 - Hỡi ôi khoảnh khắc buồn thương đầy lòng
- Chương 20 - Gai góc đầy lòng trời chưa sáng
- Chương 19
- Chương 18 - Tinh dậy ta cười với thân ta
- Chương 17 - Lan gãy
- Chương 16 -Lửa lan
- Chương 15 - Én bay liền cánh
- Chương 14 -Tuyết chưa rơi
- Chương 13 - Sương lạnh phủ nơi nơi
- Chương 12 - Tiếng ve theo gió tới
- Chương 11 - Nước chảy hoa đào rơi
- Chương 10 - Ngày xuân lạnh
- Chương 9 - Gió đổi chiều
- Chương 8 - Ngọc ách
- Chương 7 - Đào yểu
- Chương 6 - Triều chính
- Chương 5 - Vinh hoa phú quý
- Chương 3 - Bướm may mắn
- Chương 3 - Trăng lạnh
- Chương 2 - Trường tương tư
- Quyển III - Chương 1 - Ngữ kinh tâm
- Chương 25 - Lăng ca
- Chương 24 - Liên tâm
- Chương 23 - Con nối dõi
- Chương 22 - Ngư ông
- Chương 21 - Hoa lạc
- Chương 20 - Diều lầm lỡ
- Chương 19 - Phương thần
- Chương 18 - Hoa lê
- Chương 17 - Keo liền sẹo
- Chương 16 - Quý tần
- Chương 15 - Nhà ai hoa nở kinh động bướm bay
- Chương 14 - Bệnh dịch
- Chương 13 - Châu thai
- Chương 12 - Gả thú miễn đề
- Chương 11 - Ba Sơn dạ vũ
- Chương 10 - Sân vắng hoa quế lạc
- Chương 9 - Hoàn bích
- Chương 8 - Thuyền di động
- Chương 7 - Đao ảnh
- Chương 6 - Ý nan bình
- Chương 5 - Mật hợp hương
- Chương 4 - Đoan phi nguyệt tân
- Chương 3 - Ôn nghi công chúa
- Chương 2 - Tịch nham
- Quyển II - Chương 1 - Kim Lũ Y
- Chương 30 - Lạnh (Hạ)
- Chương 29 - Lạnh (Thượng )
- Chương 28 - Hoa Lựu
- Chương 27 - Cô sinh lạnh
- Chương 26 - Tĩnh nhật ngọc sinh yên
- Chương 25 - Kinh hồng (Hạ)
- Chương 24 - Kinh hồng (Thượng)
- Chương 23 - Nghe thấy hỉ
- Chương 22 - Thanh Hà vương
- Chương 21 - Chiến thắng ban đầu
- Chương 20 - Lệ quý tần
- Chương 19 - Ác mộng kinh hoàng
- Chương 18 - Sát khí sơ hiện (Hạ)
- Chương 17 - Sát khí sơ hiện (thượng)
- Chương 16 - Cá trong chậu
- Chương 15 - Huyên Huyên
- Chương 14 - Tiêu phòng
- Chương 13
- Chương 12
- Chương 11 - Lê đường Hoàng tần
- Chương 10 - Hạnh
- Chương 9 - Hoa kí
- Chương 8 - Xuân tương phùng
- Chương 7 - Diệu Âm nương tử
- Chương 6 - Tuyết Mai
- Chương 5 - Kế tránh địch
- Chương 4 - Hoa Phi Thế Lan
- Chương 3
- Chương 2 - Trở về nhà
- Quyển I - Chương 1 - Vân Ý Xuân Thâm