Gia đình...
Tôi ghét gia đình tôi!
Phải, tôi ghét căn nhà tôi đang sống, tôi ghét cái giường tôi đang ngủ, tôi ghét cái bàn ăn, tôi ghét cái nhà tắm, thậm chí cái toilet,...
***
Tôi ghét tất cả mọi thứ. Bởi vì những thứ ấy đều do bàn tay ba tôi tạo dựng nên. Tôi ghét ông ấy. Ba tôi là người đàn ông độc tài. Những định kiến của ông về tôi đại loại như: Mày là một thằng bất tài, Mày là một thằng vô dụng. Tôi chỉ yêu má tôi và chị em tôi, và tôi lấy đó như một động lực ở lại gia đình cho những đắng cay tôi đang phải chịu.
Sáng nay, tôi vừa mở mắt dậy đã nghe ba tôi cằn nhằn và đem tôi so sánh với những đứa con của bạn ổng. Đứa thì hai ba cái học bổng, đứa thì đi thi cuộc thi này, cuộc thi nọ, đứa thì sắp lấy vợ, làm chủ hai ba cái công ty, còn tôi thì chã bằng một góc của tụi nó.
- Sao ba không nhận tụi nó làm con luôn đi...
- Mày nhìn lại mày đi, hai mươi mấy tuổi đầu mà chỉ biết sống bám vào gia đình.
- Tôi cũng muốn đi khỏi cái nhà này lâu lắm rồi, nhưng tôi biết tôi mà đi, thì ông sẽ hành hạ mẹ tôi...
- Hỗn láo!
Tát vào mặt tôi một cú trời giáng, ba tôi còn toan vơ cái ghế gỗ gần đó nhưng mẹ và các chị ôm ông lại. Cơn giận đến cùng cực , khiến người ta mất hết lý trí, tôi bỏ vào phòng quơ vài bộ quần áo bỏ vào vali.
- Tôi đi không phải tôi sợ ông. Tôi chỉ muốn chứng minh , mình không phải là một thằng ăn bám. Ông không được đánh mẹ tôi, nếu tôi biết, tôi không bỏ qua đâu.
Ba tôi không nói gì cả, ông im lặng. Mẹ và các em dúi vào tay tôi một số tiền và khóc.
Tôi bỏ theo tụi bạn lên thành phố tìm việc làm. Những ngày đầu bỡ ngỡ, mọi thứ trên chốn xa hoa này thật hào nhoáng và bóng bẩy. Số tiền mẹ cho, tôi nướng tất vào những cuộc chơi thâu đêm, bài bạc, ăn nhậu...
Và khi tiền hết, bạn bè quanh tôi lần lượt ra đi.
***
Lang thang ngoài công viên với cái bụng cồn cào nhưng trong túi chẳng có một đồng, đèn đường vẫn soi rực rỡ, những chị công nhân vệ sinh vẫn hối hả.
Ngồi bên cái ghế đá trông sang căn nhà đối diện tôi thấy bên trong là một đại gia đình hệt như gia đình tôi. Họ đang vây quần bên bàn cơm với những tiếng cười nói rộn rã. Thoáng chốc tôi nhớ lại lúc trước còn ở nhà, mà nước mắt lăn dài...
Đúng là không có chỗ nào tuyệt hơn gia đình của mình.
Tôi xin vào làm công nhân cho một công trình xây dựng đang thi công và được nhận. Buổi đầu khá vất vả, bởi vì tôi chưa quen với công việc này lắm. Những buổi sáng nhịn đói uống nước cầm bụng để đi làm khiến tôi bị đau dạ dày trầm trọng. Rồi đến một ngày, đang đẩy xe gạch lên dốc cao, vì quá đau và chóng mặt hoa mắt, tôi bị đảo tay lái và lao xuống phía dưới...
Tôi chỉ nghe tiếng mọi người la hét, rồi mọi thứ mờ dần, và tắt hẳn...
Tỉnh dậy, tôi cảm thấy toàn thân ê ẩm, và đầu đau điếng từng hồi, mẹ tôi ngồi bên giường nắm chặt tay tôi, chắc do mệt nên bà đang ngủ. Và tôi đã khóc, khóc vì hạnh phúc hơn là hối tiếc. Vì tôi biết, dù có ra sao, gia đình vẫn mãi sẽ bên tôi, mẹ vẫn sẽ mãi bên tôi.
Dù mẹ và các chị giấu tôi, nhưng qua cuộc nói chuyện của chị y tá và bác sĩ tôi vẫn biết mình bị liệt bán thân, và có thể chân tôi sẽ không còn cử động được nữa. Điều đó tương đương tôi sẽ thành một kẻ tàn phế, một kẻ vô dụng. Chưa bao giờ tôi thấy bất lực như thế này, lúc đó tôi chỉ muốn chết, chết để giải thoát, và chết để trốn tránh khỏi hiện thực oan nghiệt.
Tôi bỏ ăn, bỏ thuốc, và tránh mặt tất cả mọi người vào thăm. Tôi biết mẹ và các em khóc rất nhiều, và họ đang tiều tụy hẳn đi. Nhưng tuyệt nhiên tôi chẳng thấy sự xuất hiện của ba kể từ lúc tôi vào đây, có lẻ ông vẫn lén quan sát tôi, và tôi còn nhận được một số món đồ tuổi thơ do chính tay ông làm. Tôi biết làm người cha, ai cũng muốn bản thân giữ hình tượng trước mặt con cái. Tôi biết ba tôi muốn tôi là một người đàn ông trưởng thành nên có hơi quá nghiêm khắc. Tôi biết , tôi biết rất nhiều, nhưng có lẻ là quá muộn... Và bạn thử nhớ lại đi, có bao giờ bạn biết rõ sự thật vào những lúc quá muộn màng như tôi không ?
Ai trong đời cũng đều có một lần ước thời gian trở lại để sữa sai lầm của mình. Tôi đang ước , bạn cũng đã từng ước, nhưng sự thật thì vẫn mãi là sự thật, nghịch cảnh sẽ tạo nên sự hối hận, đừng trách nó, bởi bạn không thể nào tránh né và biết trước điều đó, việc có thể làm là cố gắng khắc phục và chấp nhận, chỉ vậy thôi.
Vào một ngày nọ, khi tôi đang nằm bất động và để ánh mắt mình xa xăm thì ba tôi xuất hiện và ôm tôi ra ngoài.
- Ba làm gì vậy ? Ba đưa con đi đâu vậy? ...
Quá hốt hoảng với hành động đó của ông, nhưng không vùng vẫy được. Rồi ông đưa tôi ra ngoài thảm cỏ ở công viên gần nhà, lấy hai tay tôi quàng vào cổ ông, ông bắt đầu tập cho tôi đi chầm chậm.
Lúc đầu chân tôi chưa thích nghi được và không có sức nên đau nhói vô cùng. Ngày qua ngày ông đều gắng sức tập đi cho tôi. Tôi bỗng nhớ lại hình ảnh ngày bé, ông cũng từng tập đi cho tôi như vậy. Và thêm một lần nữa tôi khóc. Nhưng lần này tôi khóc vì hối hận hơn là hạnh phúc.
Suốt bao tháng trời ròng rã, tôi tập đi một cách kiên trì không mệt mỏi,rồi đến một ngày, tôi cũng đã tự đứng trên chân mình và bước vài bước chậm chạp. Chẳng ai phát hiện ra điều đó, kể cả ba tôi.
Tất niên cuối năm, cả gia đình ngồi vào bàn vây quần bên nhau, cả nhà đi tìm tôi, nhưng đều không thấy. Họ đã sửng sốt kinh ngạc khi tôi chập chững từng bước từ ngoài cửa bước vào và ngồi vào bàn cơm.
Mẹ tôi vui mừng đến khóc thét. Chị em tôi ôm tôi hạnh phúc. Ba tôi mỉm cười khẽ và bảo cả nhà.
- Ăn cơm thôi cả nhà ta.
Ông xem sự kiện tôi có thể đi lại như một chuyện bình thường, như cái cách một người lạc quan đối diện với thử thách thật dửng dưng. Hình như tôi cũng là người lạc quan, bởi tôi đã cảm ơn tai nạn lao động khi trước đã khiến gia đình tôi có thể vây quần bên mâm cơm như thế này. Đúng rồi, tôi là người lạc quan đấy, bởi chỉ có thể là người lạc quan bạn mới thấy được cơ hội trong mỗi nghịch cảnh.
Bên mâm cơm, cả nhà tôi cười nói rôm rả, và sự phát hiện kỳ diệu của bé Út khiến cả nhà mỉm cười nhìn nhau hạnh phúc: FAMILY = Father And Mother I Love You.
Funk - Sài Gòn tháng 2 năm 2013