Gửi bài:

Họa sĩ

Viết cho Ba. Người mà con chưa có cơ hội gọi.

Viết cho một người bạn. Mong bạn và Ba bạn sẽ mong chóng vuợt qua tất cả (NHNY).

Viết cho Bản thân nếu sau này làm Ba.

***

Ngày đầu mùa thu khiến cho con người ta trở nên lười biếng vô cùng. Cảm thấy những chiếc lá bẻ bỏng cũng khác gì hơn. Lười quang hợp nên trở thàng vàng úa. Lòng người bỗng chùn lại tạo riêng cho mình một góc khuất, làm những việc mà bản thân luôn đổ lỗi cho từ "Bận ". Họa sĩ của tôi cũng không ngọai lệ. Ông biến những điều phi thực tế trở nên thực tế. Những giấc mơ trở thành sự thật. Nhưng là chỉ ở mùa thu mà thôi. Thần tượng của tôi - lá vàng úa, ông lại xuất hiện đễ vẽ những giấc mơ...

hoa-si

Những người nghệ sĩ thường có những đức tính kì lạ. "Người ấy" cũng không ngọai lệ. Có khi 11 – 12h đêm ông đánh thức và cho tôi xem bức tranh một câu bé trai hai tay chống cằm với khuôn mặt bầu bỉnh. Cái nhìn lém lỉnh thông minh. Chợt có giọt nước làm nhòe màu áo xanh thiên thu của nhân vật chính – Ngẩng mặt lên ánh mắt hệt trong tranh tuôn lệ. Gịot nước mắt bên phải - nói với tôi: "Con tôi đó chú"...

Góc khuất người đàn ông vốn dịu dàng và ngọt ngào biết bao khi nhắc đến con mình. Tôi cũng là đàn ông vốn sau này sẽ thành người cha nên dành thời gian học hỏi cũng không tệ, đối với "Thần tượng" tôi càng nên như vậy. Thế là dành cả đêm cho người bạn bất đắc dĩ.

Ông kể đứa con trai năm nay cũng tầm 7 8 tuổi rồi, lanh lợi và họat bát lắm. Người vợ thì từ bỏ ước mơ nhảy múa trên sân khấu. Ông bảo cô ấy yêu ánh đèn biết bao, yêu những đôi giày và những bài hát. Khi còn bé ông thường vẽ những vũ công với những chiếc đầm xòe tóc búi cao. Bay trên sân khấu hòa vào ánh đèn. Và ước mơ của ông thành sự thật. Cô là một vũ công. Nhưng cô yêu thích việc làm Mẹ và làm Vợ hơn hẳn. Những đôi giày được cất đi. Thay vào đó là tạp dề, những quyển sánh nấu ăn. Vốn trách bản thân ham vui quá đà mà chạm vào nỗi đau vô tội của "Người ấy" tôi hỏi câu hỏi theo phản xạ có điều kiện: "Thế cô vợ và cậu bé ấy đâu rồi?". Cuộc đối thọai của hai người đàn ông tạm dừng đôi giây nhưng thấy như vài thế kỉ...

"Đi ra Hà Nội với gia đình bên ngọai rồi Chú. Trước khi đi họ bảo tôi ở lại để thực hiện ước mơ. Kiếm thật nhiều tiền và giúp cô ấy trở về với sân khấu. Cô ấy yêu tôi nên từ bỏ giấc mơ. Tôi yêu cô ấy nên sẽ giúp cô ấy thực hiện lại giấc mơ đó. Cảm giác thấy người mình yêu được hạnh phúc và nụ cười cô ấy cùng giọt nước mắt khi điệu nhạc vừa ngừng lại. Nó tuyệt vời lắm chú ạ. Đó là khỏang khắc tôi thấy cuộc sống này thật tươi đẹp sau khỏang khắc tôi được sinh ra.... " Âm thanh bổng nhỏ dần. Tôi chìm vào giấc mơ, trên sân khấu những cô vũ công thệt tuyệt vời. Thêu dệt những câu chuyện huyền bí...

Trời cũng vừa sáng. Tôi hớ mồm: "Kể tiếp đi chú con vừa chợp mắt xíu". Cảm nhận bản thân mình thật vô duyên hết sức. Tới chăn trước khi đi còn đắp cho mình mà trọn vẹn câu chuyện vẫn chẳng nghe chú kể hết. Haizzzzz. Ngày mới lại bắt đầu đây.

Và có vẻ không phải trọn vẹn.

Bên kia tường những tiếng lọc cọc đều đặn thi nhau vang lên. Tựa như tiếng đóng đinh vào chiếc đầu tội nghiệp. Đáng ghét chết đi được. Mặc vội chiếc áo sơmi nhăn nheo, dự là sẽ cho tên kia biết tay nhưng đứng hình khỏang trăm giây. Một chú bác khỏang 50 tuổi với căn phòng bày bừa đầy giấy vẽ nói chuyện với con trai mình và đang chơi trò đưa tín hiệu với nó ....

"Thôi ba hỏi nè. Không chơi nữa. Con đã làm bài tập chưa?"

"Con đi học có vui không?"

"Con trai ngoan. Không được đánh nhau đâu đó. Dù như thế nào cũng nên dùng cách nói chuyện và đừng dùng sức mạnh..."

"Ba vẫn khỏe. Ừ! Ba vẫn vẽ tranh. Ở nhà với mẹ nhớ ngoan đó. Thôi thôi đừng bắt mẹ con làm gà rán. Cực lắm. Khi gặp ba mua cho"

"Chào con ba thương con lắm. Nhớ học giỏi và nghe lời mẹ đó"

Chợt nước mắt tôi lăn dài trên đôi gò má. Tình yêu của một người cha thật tuyệt vời. Có ba bên cạnh, dù trời có sập con vẫn thấy bình yên. Rồi cảm thấy đáng thương cho "thần tượng" của tôi biết bao!

Ông ra hiệu mời tôi vào phòng. Dọn dẹp qua loa rồi hồ hởi đưa những bức tranh mới vẽ và chuẩn bị gửi đi cho cậu bé mắt lém lỉnh ấy xem. Màu sắc có vẻ tươi mới lắm. "Người ấy" bảo: "Đang là mùa xuân mà gửi cho con trai không thể u ám được." Tiếng giấy chạm vào nhau như tiếng lòng hay một cuộn phim quay chậm. Bức tranh cô gái với đôi mắt nâu và mái tóc đen mặc chiếc đầm hoa. Bên cạnh là người con trai trẻ nhưng đôi mắt vốn rất quen thuộc. Bức tranh tiếp theo có thêm một cậu bé. Người phụ nữ vẫn mang đôi giày đỏ cũa những cô vũ công. Người đàn ông nâng từng bước chân chập chững của đứa con mình. Môi chợt mỉm cười nhẹ. Cảm giác gia đình luôn mang cho tôi thấy bình yên nhẹ nhàng đến lạ. Đôi khi thầm ước ba mình đừng gửi những bức hình hay đọan video call cho tôi. Gửi một bức tranh mà chính ông vẽ về gia đình mình. Một người cha đã vẽ tặng người con mình một bức tranh. Chúng còn quý báu hơn hàng trăm bức hình vô tri.

Tôi dùng hết lòng dũng cảm và suy nghĩ làm sao để mình không thấy vô duyên nhất có thể hỏi: "Sao chú không vẽ những thứ khác ấy". "Gia đình là thứ duy nhất tôi cần và muốn có nó chú à. Người ta thường viết và vẽ những thứ chúng ta muốn có. Chúng ta thường lồng ghép những khiếm khuyết của bản thân vào từng bức tranh cũng như từng câu chuyện. Những câu chuyện hay bức tranh là thứ người ta nghĩ ra và muốn có nó nhất ". Vốn triết lí quá sâu xa. Tôi cũng chẳng phải Họa sĩ hay Nhà văn nên đành méo miệng ậm ừ cho qua.

Con người vốn kì lạ và khó hiểu. Những cái thiếu của bản thân đôi khi là chỗ thừa của nhiều người khác. Cuộc sống thật sự luôn chừa một khiếm khuyết hay lỗ hổng đễ bản thân chúng ta tự hòan thiện phần còn lại. Một số thì khác. Không thể bù đắp bằng vật hiện hữu, bằng xương bằng thịt. Thì ông trời lại ban cho họ óc sáng tạo, khả năng viết hoặc vẽ đễ hòan thành trọn vẹn phần còn lại của bản thân họ đánh mất. Đời rất bất công như công bằng theo cách ta cảm nhận bản thân mình có khả năng lắp ghép khỏang trống như thế nào. Đó gọi là tự biết làm bản thân mình không trở nên cô đơn.

"Họa sĩ" của tôi thuộc túyp người như thế - Một mình nhưng chẳng cô độc. Hàng vạn kí ức của ông còn đáng giá hơn tất cả. Ông nhớ rõ ngày đầu cậu con trai khóc lóc khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Ngày ông đạp xe dối mẹ chở cậu bé ăn cốc kem khi đạt điểm 10. Ngày tặng con siêu nhân bằng pin là món quà đầu tiên sinh nhật. Ngày nó dối úp học đi chơi với lũ bạn, về nhà bị ông đánh tối lại lặng lẽ đi bôi thuốc cho. Ông còn nhớ cô vợ trẻ từ bỏ tất cã, giấc mơ, mọi thứ. Người mà luôn lặng lẽ bên cạnh ủng hộ giấc mơ họa sĩ. Người mà chăm sóc cho thằng nhóc lém lỉnh ấy để ông thực hiện ước mơ của mình. Người mà ông nợ lắm hai chữ: "Cảm ơn"...

***

Nằm ở nhà một mình vào ngày cuối tuần rõ chán. Mở tivi xem dự báo thời tiết thì lại thông báo là mưa to lắm. Lo lắng cho ông bạn già nên vội đến thăm. Tôi bước vào căn phòng quen thuộc với bộ dạng ướt nhẹp. Gỉa lả chống chế lấy 1 lí do đễ không ngại ngùng vì làm phiền. Nhưng có vẻ tinh thần ông không được tốt. Đôi mắt lém lỉnh ngày nào hôm nay tràn mưa. Tôi nhẹ nhàng lại gần tránh để ổng giật mình. Và hơi ngạc nhiên vì tinh thần ông thay đổi.

"Chú, mọi thứ ổn chứ?"

"Chú buồn lắm hôm nay là giỗ Mẹ, Trời thì mưa chú lại hỏang sợ và không muốn nhớ."

Và thế là chưa bao giờ chúng tôi lại nói chuyện và trải lòng nhiều như vậy. Ông bảo từ nhỏ mình bị đánh đập khi ở với mẹ và cha dượng. Người đó thường xuyên hành hạ mẹ ông khi ông ngủ. Ông thấy mẹ mình khóc và phải tự tử nhiều lần và nhìn thấy cái chết, bệnh tật của bà ám ảnh mình hằng ngày. Những vết đau thương khi còn bé cứ dai dẵng đeo bám như một phần xác thịt. Đụng tới, chắc là thân chủ sẽ đau. Nên ông đành bất lực mặc nó hành hạ. Bản thân chỉ biết buông xuôi để những đau thương rút cạn sức lực.

Bản thân chẳng thể chống cự nổi những con thú háu nước mắt. Chúng từng ngày từng đêm hành hạ ta bởi những thứ sợ hãi. Hoặc là chống lại để cùng cảm nhận nỗi đau. Hoặc là buông xuôi và sống trọn cả những kí ức đau thương ấy...

Nên sau này "Người ấy" chỉ muốn làm một người cha người chồng thật tốt. Để đứa con sau này không mang vết thương lòng như ông. Đó là những điều ông luôn muốn thực hiện. Người ta gọi đó là: "Ước mơ".

Đêm đó tôi ôm ông ngủ. Chiếc giường thì rộng nhưng cảm thấy bản thân mình thật nhỏ bé bên cạnh người đàn ông, với những nếp nhăn hằn lên khuôn mặt khắc khổ và dạt dào tình thương này. Nhớ lại những lần hỗn hào với ba mình. Trả treo hay cãi lời ông. Và chưa bao giờ cho ông cơ hội thực hiện "Ước mơ" của mình. "Mong mày sống tốt, sống thật đàng hòang học thật giỏi" Dù bước ra đời mai sau hoặc hiện tại tôi ăn to nói lớn, luôn ra vẻ là người hiểu biết. Sóng gió chẳng sợ. Nhưng lại vô cùng hèn nhát và hổ thẹn trước người đàn ông duy nhất của đời mình quá. Chợt nhận ra có những người suốt cả đời vẫn chẳng gọi được tiếng ba. Mà bản thân mình thấy hạnh phúc và an ủi biết bao. Đêm nay thật dài........

Trời lại sáng, nhanh hơn tôi mong đợi. Bệnh viện lại trở lại công việc. Tiến tới giường "họa sĩ ". Cổ họng tôi nghẹn đắng "Bệnh nhân 667. Hoang tưởng độ 3. Tới giờ uống thuốc rồi". Chợt nước mắt lăn dài uớt nhòe. Bàn tay lấm lem bút màu quen thuộc chạm vào gò má lau vội vàng chẳng cho hàng lệ rơi. Ấm như tay ba vậy.


Ngày đăng: 16/03/2014
Người đăng: Nghiện Thuốc Phiện
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Chè Tuyết San Tủa Chùa Điện Biên
Lee Iacocca - the difficult quote
 

Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được

By Lee Iacocca

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage