Gửi bài:

Con sẽ học thật giỏi!

(truyenngan.com.vn - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?")

Giờ đây tôi phải một mình bước tiếp trên con đường học vấn và cuộc sống mưu sinh của một cô gái nghèo nơi đất khách quê người.

Tất cả rồi sẽ qua hết, phải không Ngoại?

Rồi con sẽ trở thành một nhà doanh nhân giỏi Ngoại nhỉ?

.....

***

Ngày đó tôi sống với ngoại và chưa từng biết mặt cha mẹ mình là ai? (Vì tôi được nhặt nuôi ở bãi rác của chợ).

Và hình như khi ấy tôi cũng chẳng quan tâm tới việc đó, cứ suốt ngày lẽo đẽo theo ngoại truồng rau. Vì nhà tôi có một khoảng vườn trước nhà rất rộng, rất rộng đối với cô bé 10 tuổi khi ấy.

Ngày ngày tôi cùng ngoại dậy sớm, tôi phụ ngoại cắt rau còn ngoại thì bó chúng lại thành những bó nhỏ. Ngoại tôi bó rau rất khéo, ngoại xếp chúng gọn gàng trong lòng bàn tay rồi lựa những cây xinh để lên trên, nên nhìn bó rau nào cũng rất xinh và đặc biệt rất đều nhau, xong chúng được xếp gọn gàng vào gánh để kịp đi chợ sớm. Quê tôi họp chợ rất sớm vì mọi người đi chợ sớm để còn kịp ra đồng.

Tuổi thơ của tôi được gắn với những ngày chợ sớm cùng ngoại và mảnh vườn trước nhà.

con-se-hoc-that-gioi

Đến năm tôi học lớp 10 thì có một đợt ngoại ốm nặng, phải nhập viện vì đau ruột thừa. Tôi nhớ như in cái ngày đó, trong mình tôi không có một đồng bạc lẻ nào cả. Phải chạy đi mượn bà con hàng xóm mỗi người một ít mới đủ tiền mỗ cho ngoại. Một tuần sau khi mổ bác sĩ gọi tôi vào phải nộp viện phí và mua thuốc cho ngoại. Thật sự lúc đó tôi không còn biết lấy đâu ra 100 ngàn đồng để mua thuốc và nộp viện phí cả. Bước ra khỏi phòng bác sĩ và cầm tờ đơn thuốc mà tôi như người vô hồn cứ lẩm bẩm làm sao có tiền bây giờ?

Đến gần cửa phòng nơi ngoại nằm tôi cố gắng tươi tỉnh để cho ngoại đỡ lo. Ngoại hỏi tôi

- Bác sĩ nói gì thế con? Có phải mình được về nhà rồi hả?

- Không phải ngoại ơi ! Bác sĩ dặn con cho bà ăn uống bồi bổ vào để bà nhanh khỏe mới được về nhà sớm.

- Ngoại thấy đỡ hơn nhiều rồi, mình xin bác sĩ về nhà sớm được không con. Chứ ở đây tiền đâu mà đóng tiền viện phí.

- Ngoại cứ lo xa không àh. Giờ Ngoại cứ ăn hết chén cháo này đi rồi nghỉ cho khỏe.

- Mà 12h hơn rồi kìa. Con chạy về nhà mà chuẩn bị đi học chứ không trễ bây giờ

- Con biết rồi mà, Ngoại ăn xong rồi con về đi học cũng chưa muộn đâu.

Trên đường về nhà tôi cứ suy nghĩ mãi về số tiền phải đóng. Thế là tôi đành phải bán người bạn đồng hành cùng tôi. Tuy là một chiếc xe đạp cũ kỹ nhưng đó là tài sản cuối cùng của tôi. Cầm 150 ngàn trên tay mà tôi cứ xót xa hoài người bạn cùng tôi đến trường mỗi ngày, dù ngày mưa hay nắng. Giờ thì mày hết hành hạ tao rồi nha sẽ không còn những ngày tao dắt mày đi bộ vì xẹp hơi.

Thế là tôi có tiền nộp viện phí và mua thuốc cho ngoại rồi. Ngoại chưa hề biết tôi tự ý bán chiếc xe đạp. Đến khi ngoại ra viện tôi phải mượn đỡ xe dì 8 lên chở ngoại về, vì ngoại chưa khỏe và cũng không được đi lại nhiều.

- Xe đạp nhà mình đâu? Mà phải mượn xe dì 8 thế kia

- Dạ ! Mà thôi Ngoại lên đi con đèo ngoại về.

- Ơ ! Cái con bé này hôm nay làm sao thế?

Tôi lảng tránh câu hỏi của Ngoại, không phải vì tôi sợ la mà vì ngoại sẽ lo cho tôi, sẽ không có xe đi học, sẽ phải đi bộ hơn 2km mới tới trường.

Trên đường về tôi ghé tiệm tạp hóa mua cho Ngoại lon sữa bò để ngoại tẩm bổ.

- Mua sữa làm chi con?

- Ngoại phải nhanh lấy lại sức để còn chăm sóc vườn rau nữa mà

- Mà con lấy đâu ra tiền?

- Mình lên đường thôi để nắng ngoại nè

Hai bà cháu về tới nhà thì trời cũng lên tới đỉnh đầu. Tôi dìu ngoại vào nghỉ, rồi vội vào bếp làm cơm trưa cho kịp giờ đi học. Vì từ hôm nay tôi đi bộ đến trường, nên phải đi sớm hơn mọi hôm.

Hai bà cháu đang ngồi ăn cơm trưa thì anh Thanh con dì 8 qua lấy xe. Anh hơn tôi 1 lớp nhưng học cùng buổi với tôi.

- Bà 6 về rồi đó ạ? Bà thấy đỡ hơn chưa?

- Thằng Thanh qua lấy xe đó àh. Để tý bé Hạnh đem qua cho.

- Dạ ! Không có gì đâu bà. Mà Hạnh tý anh qua chở em đi học luôn nha.

- Dạ ! Cảm ơn anh Thanh nha

Anh Thanh lấy xe ra về. Ngoại mới hỏi chuyện cái xe và tôi cũng nói thật cho ngoại biết. Ngoại nhìn tôi mà rơm rớm nước mắt. Tôi biết ngoại thương tôi, lo cho tôi lắm.

Ngoại vào nhà trong lấy ra một chiếc hộp nhỏ trong đó có hai chiếc nhẫn vàng. "Ngày mai chủ nhật con chở ngoại vào chợ huyện bán hai chiếc nhẫn này để lấy tiền trả nợ cho hôm bữa mượn mổ cho ngoại. Còn lại bao nhiêu mua lại chiếc xe mà đi học. Có cái chân mà đi lại chứ đi bộ như bà hoài sao?"

Tôi nhìn ngoại mà không biết nói gì? Hai hàng nước mắt cứ tràn ra như chưa bao giờ được khóc vậy. "Đây là tiền ngoại dành dụm cả đời mới có được mà. Ngoại bán 1 chiếc chắc là đủ trả nợ rồi. Còn mua xe lại cho con không cần đâu, con đi bộ cũng được mà. Như đi tập thể dục thôi àh ngoại đừng lo mà."

- Tổ cha nhà cô, có ai đánh đập gì đâu mà khóc nức nở thế?

- Huuuu – tiếng khóc tôi càng lớn

- Thì tui cũng để dành cho cô, tới khi cô có chồng cũng có cái mà mang theo về nhà chồng chứ.

- Con không lấy chồng đâu. Con ở với Ngoại suốt đời mà.

- Tui có sống suốt đời với cô được đâu. Hay tới chừng đó có chồng rồi quen cái bà già này luôn – Ngoại cười

- Lo dọn mà chuẩn bị đi học để thằng Thanh qua nó lại chờ

.....

Thời gian trôi qua nhanh, nhưng vườn rau nhà tôi thì quanh năm vẫn xanh nhờ một tay ngoại chăm sóc. Ngoại giờ già hơn trước, lưng đi khom và không còn đi chợ sớm được nữa, thay vào đó mỗi sáng tôi đều chở rau lên chợ để bỏ cho các sạp rau.

Rồi đến trường luôn, năm cuối cấp nên bài vở cũng nhiều tôi tranh thủ lúc còn sớm để ôn lại bài. Tôi đang cố gắng lấy suất học bổng cuối năm để có tiền thi đại học.

Rồi cái ngày làm hồ sơ thi cũng đã tới, đang không biết thi trường nào. Thấy ngoại đang nằm trên võng tôi lên tiếng :

- Ngoại thích con học ngành nào?

- Con thích cái nào thì con học chứ hỏi bà già này thì biết gì?

- Nhưng con hỏi Ngoại thích cháu ngoại làm bác sĩ, kỹ sư, cô giáo....

- Làm bà giáo ( cô giáo ) để gieo chữ cho đời.

- Thế con thi ngành sư phạm với kinh tế nha

- Nhưng ít tháng nữa con đi học rồi ai ở với ngoại bây giờ? Con lo quá àh

- Lo mà thi cho tốt, như vậy là ngoại vui rồi.

....

Sáng mai là tôi phải vào sài gòn để thi, ngoại ở nhà một mình chắc buồn lắm. Tuy ngoại không nói ra, nhưng tôi biết ngoại lo cho tôi vào trong đó không ai quen biết, đi đứng thế nào? Nên từ lúc chiều ngoại đã sang nhà di 8 hỏi số điện thoại của anh Thanh, anh ấy cũng đang học trong sài gòn mà. Mấy nay thấy ngoại ho suốt, dù uống thuốc rồi mà vẫn chưa bớt. Tôi không biết khi tôi đi rồi ai sẽ chăm sóc ngoại bây giờ, tôi cũng đã qua nhà dì 8 nhờ dì 8 cho bé Phương qua ngủ với ngoại vài hôm. Nhưng sao tôi vẫn thấy lo cho ngoại quá. Từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ đi xa ngoại ngày nào. Nguyên đem tôi không tài nào chợt mắt được không phải vì tôi háo hức sắp được đi đến nơi phồn hoa đô thị, mà tôi lo cho ngoại, chắc ngoại cũng thế và những cơn ho kéo dài hành hạ ngoại.

5h sáng, tôi chạy xe tiệm thuốc tây mua cho ngoại liều thuốc ho và thuốc bổ. Chạy về dặn bé phương cho bà uống thuốc đầy đủ nha. Khi nào chị về chị mua quà cho em nha Tôi chạy về nhà, thấy ngoại đang loay hoai gói gém cho tôi hộp đồ ăn.

- Ngoại đang làm gì thế?

- Mới sáng sớm đã chạy đi đâu dậy. Không lo chuẩn bị đồ đạc rồi lên đường lớn đón xe nữa kìa.

- Còn sớm mà ngoại, ngoại ở nhà phải ăn uống đầy đủ vào nha. Con có dặn bé Phương qua ở với ngoại mấy ngày con đi vắng.

- Cô làm như tôi bé lắm không bằng. ( tiếng ngoại khan đi vì những cơn ho mấy ngày nay )

- Làm bài cho tốt nha con. Vào tới nơi phải điện thoại về cho ngoại liền nha.

- Con biết rồi mà – sao nước mắt con cứ chảy hoài thế này?

- Thôi đi đi kẻo trễ xe bây giờ.

....

Gần 2 ngày đi xe, cuối cùng tôi cũng đến bến xe Miền đông. Anh Thanh đã canh đón tôi từ lâu, nên vừa bước xuống xe là anh Thanh đã có mặt :

- Hạnh, anh đây nè

- Sao anh Thanh canh hay quá vậy?

- Anh đến từ sớm rồi, sợ em không biết đường. Gặp phải kẻ xấu dẫn em đi luôn rồi anh lấy gì đền cho bà 6.

- Anh nên nhớ em học võ từ nhỏ àh

...

Một căn phòng nhỏ khoảng 20m2, chất đầy sách vở, một cái tủ sắt nhỏ để quần áo, một cái gác lững, một cái nhà vệ sinh. Đó là những gì tôi thấy khi vào căn phòng trọ của anh Thanh. Ngồi nghỉ ngơi một lát rồi tôi nhờ anh Thanh dẫn đi qua cô chủ nhà trọ điện thoại về cho Ngoại. Nói tiếng gọi về cho Ngoại chứ thật ra gọi về cho dì 8, rồi dì 8 mới gọi ngoại sang nghe chứ nhà tôi làm gì có điện thoại. Nghe dì 8 nói Ngoại đang mệt nên không sang nghe điện thoại của tôi được, tôi thực sư lo lắng cho ngoại lúc tôi đi ngoại đã mệt rồi. Nên tôi nhờ dì 8 nấu cho ngoại chén cháo và chăm sóc ngoại giúp tôi, đừng cho ngoại làm gì cả. Sao trong lòng tôi thấy nôn nao quá.

- Em đừng lo lắng quá, có mẹ anh lo cho Bà rồi. Bà không sao đâu.

- Sao em thấy trong lòng khó chịu quá àh. Em lo cho Ngoại lắm.

- Giờ em phải tập trung ôn bài và thi cho tốt. Đó là niềm vui lớn nhất của Bà 6 đó

- Em sẽ đem tin vui về cho Ngoại mà.

- Như thế mới đúng bé Hạnh của Bà 6 chứ !

....

Hai ngày thi cuối cùng cũng xong, thi xong buổi sáng là tôi lên xe về luôn. Anh Thanh cũng về cùng tôi, nhưng sao tôi thấy anh buồn buồn. Hỏi thì anh nói không có chuyện gì, chỉ là điểm thi vừa rồi không như ý mà thôi. Nhưng sao tôi thấy anh khác khác sao ấy nhưng vì đang mong về nên tôi cũng chẳng để ý nhiều.

Vừa bước xuống xe, thì anh Thanh gọi Bác Mạnh xe ôm. Tôi lên tiếng

- Hai anh em mình đi bộ về cũng được mà. Đâu cần phải đi xe ôm về đâu anh

- Giờ mình... lên.. ( anh đang ấp úng thì tôi tiếp lời )

- Thì giờ mình về nhà chứ còn đi đâu nữa hả anh? Em về gặp Ngoại trước cái đã rồi đi đâu thì tính sau.

- Không ! Giờ Bà 6 ở bệnh viện huyện rồi.

- Anh nói sao? Tại sao ngoại lại nằm viện, chẳng lẽ...

....

Lúc nghe anh Thanh nói, ngoại giờ đang nằm viện huyện tôi chỉ biết đứng ngơ người ra, không biết làm gì cả. Cứ lẫm bẫm chắc ngoại không sao đâu. Ngoại chỉ mệt tý thôi mà, ngoại không sao đúng không anh? Ngoại sẽ khỏe lại như lần trước thôi mà.

Những câu ấy không biết được tôi lặp đi lặp lại bao nhiêu lần trên đường tới bệnh viện. Lên tới lầu 2 của bệnh viện, thấy dì 8 ngồi ngoài hành lang

- Ngoại con đâu rồi dì 8?

- Ngoại con sao rồi?

- Ngoại không sao đúng không?

- Ngoại chỉ bị mệt tý thôi đúng không?

Dì 8 không trả lời câu hỏi nào của tôi cả, chỉ cầm tay tôi dắt vào phòng.

- Sao trên mình ngoại đầy dây thế này?

- Sao ngoại nằm im thế?

- Con về với ngoại rồi đây. Ngoại tỉnh dậy đi

- Ngoại đừng ngủ nửa mà. Giờ trưa lắm rồi, ngoại dậy đi.

- N g o ạ i ơi !

Dì 8 ơi, sao con mới đi có 5 ngày thôi mà. Sao Ngoại con lại như thế này? Có phải ngoại giận con bỏ ngoại ở nhà một mình không?

- Ngoại tỉnh dậy đi mà, con sẽ không đi đâu nữa đâu.

- Con ở nhà với ngoại luôn, con sẽ không đi học nữa đâu.

- Ngoại dậy đi, Ngoại đừng giận con nửa mà.

Anh Thanh ơi, sao em gọi hoài mà ngoại không dậy?

Anh gọi ngoại dậy cho em đi.

Em bình tỉnh lại đã, mình đi ra ngoài cho Ngoại nghỉ đi. Rồi ngoại cũng sẽ khỏe lại thôi mà.

Anh Thanh vừa diều tôi đứng dậy, thì bàn tay ngoại cử động, mắt từ từ mở ra, miệng thì thào một điều gì đó mà tôi không được. Tôi nắm chặt tay ngoại

- Ngoại, ngoại tỉnh rồi.

- Con đã về rồi, từ nay con sẽ không đi đâu nữa. Con sẽ ở nhà với Ngoại suốt đời.

- Con thi thế nào rồi? ( giọng Ngoại thì thào )

- Con thi tốt lắm, ngoại đừng có lo.

- Dù có chuyện gì xảy ra, con cũng phải học nghe chưa

- Con sẽ học thật giỏi mà, ngoại phải mau...

- Ngoại................

- Ngoại tỉnh dậy đi. ngoại tỉnh dậy đi....

Tôi gọi hoài, gọi mãi mà không thấy ngoại tỉnh dây nữa. Bác sĩ nói ngoại đã ra đi mãi mãi. Lúc đó tôi không còn biết cái gì nữa, khi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên giường bệnh.

- Em tỉnh dậy rồi?

- Tại sao em lại nằm ở đây? Ngoại em đâu rồi?

- Ngoại em đâu?

- Ngoại được mọi người đưa về nhà rồi? Mình mau về nhà thôi cho em kịp nhìn ngoại lần cuối.

Lúc đó tôi như muốn chết theo ngoại cho xong, tất cả mọi việc lo mai tang cho ngoại mọi người trong xóm điều lo. Còn tôi như người mất hồn, cứ ngồi ôm tấm hình ngoại mà chẳng nói năng với ai cả.

Tất cả rồi cũng sẽ qua, tôi phải đối diện với thực tế. Tiếp tục bước tiếp con đường dài phía trước. Dù không còn ngoại ở bên chăm sóc, dạy dỗ những điều hay lẽ phải, cách ứng xử với đời. Nhưng trong tim tôi ngoại vẫn luôn luôn đồng hành cùng tôi trên mọi nẻo đường.

Đối với tôi khi đó như là một cơn ác mộng khủng khiếp, mọi chuyện giờ đã qua. Giờ tôi đã là sinh viên năm ba của trường đại học kinh tế. Tuy vậy nhưng mỗi lần nhớ lại những ngày tháng ấy, không một lần nào nước mắt tôi không đỏ lên vì những giọt nước kia cứ thi nhau mà tràn mi.

Bé Linh Trần

Ngày đăng: 11/08/2014
Người đăng: Bé Linh Trần
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Gia vị người Thái Tây Bắc
Cuộc sống ở trước mắt
 

Ông Hamil ơi, sao lúc nào ông cũng cười thế?

À đó là cách hàng ngày ta tạ ơn Thượng đế đã ban cho ta một trí nhớ tốt!

Cuộc sống ở trước mặt – Romain Gary

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage