Gửi bài:

Bà nội

Có những lúc đi học về thấy bà lặng lẽ cầm cây chổi thu dọn nhà mà trong tâm thấy áy náy. Bà khoan thai bước chầm chậm mà lặng lẽ có lẽ đến cả cơn gió cũng không thể nào nghe được âm thanh từ bước chân bà đi.

***

ba-noi

Cháu nhớ, lần đầu tiên được gặp bà là khi mẹ đón cháu từ quê ngoại lên Hà Giang ở cùng, Đặt chân tới mảnh đất Hà Thành, khi vừa trải qua 150 cây số từ Nam Định lên mẹ dẫn cháu tới một miền quê khác, mẹ bảo đó là quê Nội, bà ở một mình trong căn nhà nhỏ và có một gian hàng bán chổi chít ở khu chợ.Lúc đó cháu mới gặp bà, bà nhóm nhém nhai trầu, nhìn cháu cười phúc hậu, Tóc bà quấn tròn ngang đỉnh đầu, dáng bà mảnh khảnh, bà cầm tay cháu dẫn tới khu chợ khoe với các cô, các bác rằng cháu là cháu nội, ngày bé ở với vại, cháu lạ lẫm, chỉ biết núp phía sau bà, lặng lẽ theo bà và mẹ đi thăm các bác các chú ở quê...

Hình ảnh đó về bà cháu vẫn cất giữ cẩn thận trong ký ức.

Thế là cũng một năm bà ra đi rồi. Nếu như năm nay không nhuận 1 tháng âm lịch thì có lẽ ngày giỗ của bà đã sơm hơn . Cháu thích lịch dương hơn bà ạ, vì tính 1 năm sẽ chuẩn và chính xác hơn. Đi làm xa nhà, cháu đã tự hứa với bản thân rằng khi nào tới 49 ngày của bà cháu sẽ cố về thắp cho bà nén nhang, thế mà cháu lại thất hứa, để rồi cháu lại hứa tới khi 100 ngày, rồi tới khi ngày giỗ đầu của bà, cháu cũng không về được .Cháu bất hiếu lắm phải không ạ. Cháu nhớ khi bà quyết định lên Hà Giang ở cùng bác cả, bà bảo với cháu rằng 'Bà vừa buồn vừa vui, buồn vì không được gần tổ tiên, phải xa họ hàng xa cái chỗ quen thuộc ở khu chợ, không được đi chợ bán hàng râm ran trò chuyện, lên đây ở bà nhớ lắm, nhưng vui vì được quây quần bên các con các cháu' Rồi bà quay sang phía cháu cười, nụ cười nhân từ và phúc hậu của bà lúc nào cũng nở trên môi . Cháu biết, khi phải xa nơi mà đã từng gắn bó và thân quen, thân thuộc như dòng máu chảy trong người nó tê tái đến nhường nào khi những thứ ấy cứ hiện về trong ký ức.

Nhiều lần bố đón bà lên nhà chơi, ngôi nhà lụp sụp cũng chỉ có 2 cái giường có khi trời mưa to, nước mưa từ trên trần nhà cứ lách tách rơi xuống cháu nằm cạnh bà, nghe bà kể về thời xưa, kể về bố và mẹ và các bác, mà trong lòng lo sợ giọt nước rơi xuống vào người bà. Thế rồi cháu vẫn ngủ ngon lành bên bà, và đó cũng là đêm đầu tiên cháu cảm nhận hơi ấm từ người bà phả ra thật nồng ấm. Bà hay để túi trầu có ba bốn quả cau tròn, con dao sắc bén chỉ để bổ cau và một ít vôi ở đầu giường, phảng phất mùi thơm dễ chịu cháu thích, mẹ thích, bố thích, những lúc đó cháu mới thấy không khí đầm ấm của gia đình thật hạnh phúc. Đã đôi lần bà chứng kiến chị em cháu chạnh chọe nhau bà tóm tém nhai trầu mà khuyên răn ' chạnh chọe nhau ít thui, không hàng xóm cười cho thối mũi ' chúng cháu lặng lẽ không tranh cãi nữa, nhưng trong lòng vẫn còn hậm hực. Bà buồn và chỉ lắc đầu. Bà hay có thói quen, bổ cau làm tư, nhấp một ít vôi gói gém trong lá trầu mang sang mời bác hàng xóm ăn cùng và trò chuyện những câu chuyện trên đời râm ran vui vẻ. .

Có những lúc đi học về thấy bà lặng lẽ cầm cây chổi thu dọn nhà mà trong tâm thấy áy náy. Bà khoan thai bước chầm chậm mà lặng lẽ có lẽ đến cả cơn gió cũng không thể nào nghe được âm thanh từ bước chân bà đi.

Năm tháng trôi đi, sức khỏe của bà cũng yếu dần nước da cũng sạm, nhiều lần bà phải nhập viện vì trời trở gió, mẹ cháu bận bịu với công việc mà ít khi xuống thăm và chăm lo chu đáo cho bà, bố hay trách móc mẹ vì điều ấy. Cháu đi học chuyên nghiệp những ngày lễ được nghỉ cháu về nhà thăm bà, bà hay dúi vào tay cháu trăm nghìn khuyên cháu chăm lo học hành,cháu không dám lấy, chỉ biết nhìn bà rưng rưng những giọt nước. Tết đến cháu và em hay xuống chúc Tết mừng tuổi bà nói chuyện với bà, kể cho bà nghe những ngày đi học xa nhà, mẹ dành dụm được đồng ra đồng vào khi bán hàng ăn sáng, mẹ đưa cháu mừng bà, bà biết mẹ vất vả, từ chối nhất quyết không nhận.

Bố mẹ cháu khi chạm tới cái ngưỡng tuổi của nửa cuộc đời mới dành dụm được ít được tiền quyết định xây ngôi nhà tử tế, bao năm sống trong gian phòng mà nước lênh láng thấm tường từ trên nhỏ xuống, chỗ cái chậu chỗ cái xô để hứng từng giọt nước khổ vì mùa mưa vất vả về mùa nắng, ánh nắng bỏng rát và chói chang gay gắt hắt vào nhà, cái nóng từ mái tôn hấp xuống khiến giọt mồ hôi từ trên trán lăn xuống thấm vào áo.

Bố mời bà lên chơi khi gia đình chuyển sang một phòng trọ ở tạm, bà bảo với bố rằng 'nhà trọ chật chội người ra người vào, bà lên bây giờ chỉ vướng chân vướng tay, khi nào nhà xây xong đàng hoàng bà sẽ ở lại 1 tháng' Bà vốn vậy không muốn làm ai mất lòng và cũng không làm ai phiền lòng về mình.

Nhà cháu xây được 2 tháng, cháu nghe được tin bà mất khi đang làm việc trên huyện cách nhà 100 cây số, ngồi trên xe khách ánh mắt cháu thẫn thờ nghĩ về bà., điều bố nói vãn còn lanh lảnh, mà cháu không tin, cứ nghĩ rằng chỉ là mơ.

Sau 2 ngày bà mất, cháu âm thầm nhìn sau lưng phía bố,bố lặng lẽ xé tờ lịch treo trên tường gấp gọn gàng và cẩn thẩn đặt phía sau bức di ảnh của bà, bố thở dài nhìn hình ảnh bà một lúc, rồi mới đặt lên bàn thờ cạnh di ảnh của ông, bố không dám khóc thành tiếng nước mắt cứ thế rơi trên hai gò má.Ngước mắt lên nhìn tấm ảnh của bà đôi mắt cháu đỏ hoa từ lúc nào không hay và cháu thấy bà đang nhìn cháu miệng mỉm cười.nhân từ.

Thời gian như cái chớp mắt mới ngày hôm qua cháu tiễn chân bà về bên kia thế giới, cái ngày đó đã tròn được một năm rồi, cũng thế mà bố mẹ cháu ở trong nhà mới cũng được hơn năm nhưng sao ngoài những tiếng cười thân mật, bữa cơm vui quây quần, sao cháu vẫn thấy còn thiếu hơi ấm của bà, mùi trầu thơm nồng của bà phả ra, tiếng bước chân lặng lẽ của bà, vẫn còn thiếu lắm, hình ảnh của bà, bà ạ.

Cháu làm sao có thể làm trái với quy luật của tự nhiên về sự tồn tại và mất đi mà tạo hóa đã ban tặng được, ai rồi cũng thế, chỉ có điều người ra đi là mãi mãi trong ký ức của người ở lại.Chắc hẳn giờ bà đã gặp được ông nội ở bên kia thế giới rồi, cháu tin vì điều ấy, Ở trên đó ông không còn cô đơn và hiu quạnh nữa vì giờ đây đã có bà rồi. Ông và bà thanh thản nhìn chúng cháu mỉm cười. Bà ạ Tết này cháu nhất định về.

 

Ngày đăng: 24/12/2014
Người đăng: Nguyễn Thị Ái Vân
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Chè Tuyết San Tủa Chùa Điện Biên
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
 

Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khoẻ, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất?

Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khoẻ. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: Tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khoẻ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh)

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage