Gửi bài:

Phần thừa kế

Nhận được điện thoại của thằng Nhị và con Ba tưởng bà phải vui lắm, qua vài câu chào hỏi lấy lệ là chúng thi nhau hỏi bà về mảnh đất mà bà đang ở, và tấm bìa đỏ hiện tại đứng tên ai, ai đang cầm... Bà thấy choáng váng, tại sao bỗng rưng chúng lại quan tâm đến việc đó, cái mảnh đất mà chúng bảo nào là "chó ăn đá, gà ăn sỏi", nào là "khỉ ho, cò gáy"...có cho cũng chẳng ai thèm.

***

phan-thua-ke

Ở cái làng này chỉ những người lớn tuổi và những những người sống lâu năm mới hiểu rõ hoàn cảnh gia đình nhà bà, bà vốn là người miền ngược tự nguyện theo ông về mảnh đất trung du này. Khi ông còn là người đi ngả gỗ thuê cho những lái buôn, có lần đứa con trai mười tuổi được ông cho đi cùng bị ngã nước sốt rét, mà không có tiền chữa bệnh, bằng kinh nghiệm dân gian bà đã tận tình cứu chữa được thằng bé. Tìm hiểu ra bà thấy thương hoàn cảnh ông vô cùng và bà nghĩ sẽ là chỗ dựa về tinh thần cho bố con ông. Vì lo chữa bệnh cho vợ mà ông phải bán nhà bán đất cuối cùng cũng không cứu được, bà ra đi để lại cho ông đứa con mới lọt lòng, từ đó bố con sống lay lắt. Khi thằng bé tạm lớn, lại theo ông đi làm thuê nay đây mai đó.

Từ ngày bà về ở với ông, họ hàng nhà bà nhiều người ái ngại, nhưng bà đã quyết. Từ cô gái miền núi cao về vùng trung du có nhiều phong tục mới lạ, nhưng bà đã vượt qua. Ông bà được xã cấp cho một mảnh đất ở rìa làng và cũng là cuối xã đủ để sinh sống. Bằng sự cần cù chịu khó làm ăn bà được dân làng tin yêu ủng hộ, tuy nhiên nhiều người e ngại thương cho thằng bé sớm mồ côi mẹ, nay lại phải ở với dì ghẻ. Nhưng thời gian đã chứng tỏ bà thương thằng Đức như con đẻ, khi về quê bà đã lặn lội lo các thủ tục xin cho Đức học lại, chính bà đã chăm chút từng ly, từng tý cho Đức, kể cả khi bà sinh thêm cho ông được hai đứa con 1 trai 1 gái nữa thì tình cảm mẹ con vẫn không thay đổi.

Ông sống với bà được 15 năm thì cũng ngã bệnh và về với bà cả, lúc này Đức đã lớn biết đi làm đủ nghề để kiếm tiền giúp mẹ nuôi 2 em ăn học. Cuộc sống tuy có phần vất vả nhưng mẹ con bà sống rất đầm ấm, nhiều người không nghĩ là Đức không phải con đẻ của bà. Anh tham gia bộ đội chiến đấu ở Biên giới Tây Nam và bị thương phải cắt mất 1 chân, được công nhận là thương binh, khi về quê bà lại càng thương anh hơn, từ bé đã thiệt thòi không có mẹ lớn lên lại bị tàn phế. Hai đứa con thằng Nhị và con Ba được học hành đã thoát ly về thành phố, thị xã sống chúng nhiều lần về đón bà lên ở cùng vì chúng nói ở quê khổ, với lại anh Đức đã có vợ anh ấy sẽ tự lo được, bà lên thành phố mà hưởng thụ tuổi già. Bà chỉ lên vài hôm cho đẹp lòng chúng rồi bà lại nhớ nhà, vì tuy bà sống với ông không được bao lâu nhưng cũng gắn bó biết bao kỷ niệm, và điều quan trọng bà đã xem Đức như con đẻ và quyết sống với vợ chồng anh, để cùng anh thờ cúng tổ tiên và hương khói cho ông, bà. Vợ chồng Đức cũng coi bà như mẹ ruột không có một khoảng cách nào giữa mẹ con, bà cháu hay mẹ chồng con dâu, trong làng ngoài xã ai cũng thầm khen gia đình bà quả là có phúc, và họ thường lấy gia đình bà làm tấm gương trong việc nuôi dạy con cái. Hàng năm vào ngày giỗ mẹ Đức, hay giỗ bố hai con bà vẫn chủ động về sớm cùng mẹ và anh chị lo cúng giỗ chu tất, bà lại càng cảm thấy thật hạnh phúc, khi các con biết thương yêu nhau.

Buổi tối cả nhà Đức vừa ăn cơm, vừa xem thời sự, thấy trên ti vi có nói đến con đường chậm lũ sẽ đi qua xã nhà, được mở rộng bằng đường nhựa chạy thông qua xã bên cạnh và nghe các anh ở xã nói con đường sẽ đi qua trước cửa nhà Bà có thể vào một phần đất thổ cư, các anh còn nói bà yên tâm là sẽ được nhà nước đền bù một khoản tiền kha khá để dưỡng già. Bà cũng vui, không phải vì khoản tiền đền bù mà từ đây có con đường người dân quê bà sẽ không phải vất vả đi đường đất, hay những đoạn đường đầy bùn đất vào mùa mưa, và quan trọng hơn là tụi nhỏ không phải lội nước khi đi học. Nhưng mấy ngày nay bà nghe nhiều người cùng làng bàn tán về dự án đường chậm lũ qua đây nhiều nhà sẽ đổi đời, và đất sẽ lên giá vù vù. Đặc biệt họ còn nói đất chỗ nhà bà là đẹp nhất, có giá nhất. Điều này làm bà lại cảm thấy không yên tâm, trong lòng bà bắt đầu cảm thấy một nỗi lo mơ hồ, vì không đâu bỗng dưng hai đứa con ở thành phố lại thi nhau hỏi về mảnh đất. Chỉ có vợ chồng Đức là vẫn vui vẻ, chăm chỉ làm việc, bà đã định lựa lúc thử hỏi vợ chồng Đức về việc này, bà chỉ lo nếu chúng nó (hai đứa con ruột của bà) đòi chia đất đột ngột, việc mà bà chưa bao giờ, và cũng không bao giờ nghĩ đến.

Ngày chủ nhật tuần sau hai đứa con bà bảo về tranh thủ để giải quyết việc gia đình, chúng vào thẳng vấn đề là theo Luật thừa kế gì gì đấy thì hai chúng nó cũng có phần ở mảnh đất này nghĩa là vì bố chết không để lại di chúc nên mẹ sẽ được 1 nửa mảnh đất, nửa còn lại được chia đều cho bốn mẹ con mình. Thằng Nhị nói đến đâu thì con Ba chìa biên bản và sơ đồ đã thiết kế ra đến đấy, bà xây sẩm mặt mày chỉ muốn gào vào mặt chúng nó và tống luôn ra khỏi nhà cho khuất mắt. Đức định cầm bút ký luôn nhưng bà đã chồm lên giật tờ biên bản phân chia thừa kế và sé vụn. Thằng Nhị và con Ba nhìn bà như người ngoài hành tinh. Chúng ngúng nguẩy ra về giao hẹn cho bà và Đức đúng tuần sau sẽ về giải quyết, nếu không sẽ nhờ pháp luật.

Bà ốm luôn đêm hôm đó, bà nằm liệt giường mà thầm trách sao ông bỏ bà đi sớm thế để bà phải uất ngẹn lên mà không nói được. Biết tin bà ốm Thằng Nhị, con Ba lại song sấn chạy về quà cáp. Nhìn thấy chúng bà như cấm khẩu nước mắt lại trực trào ra, thằng Nhị đưa cây bút vào tay bà vờ xoa tay định cầm tay bà ký vào biên bản, bất giác bàn tay bà lạnh ngắt cứng đờ buông thõng xuống.

Bà ra đi nhanh quá, dân làng tiếc thương nói bà ở hiền sao chẳng gặp lành, lúc khâm niệm người ta thấy ở gối đầu của bà có tờ giấy viết nắn nót còn thơm mùi mực "Tôi tự nguyện thừa kế toàn bộ mảnh đất và ngôi nhà cho con trai cả của tôi Nguyễn Phúc Đức" kèm theo tấm bìa đỏ đề tên bà Vi Thị Hậu.

 

Ngày đăng: 09/11/2018
Người đăng: Nguyễn Trung Thành
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Thanks facebook
 

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage