Gửi bài:

Con đẻ, con nuôi

Cuộc sống xung quanh chúng ta thật muôn màu và mỗi chúng ta góp một gam màu cho bức tranh cuộc sống. Có gam màu nóng nhưng cũng có gam màu lạnh có gam màu sáng và có cả những gam màu tối. Hãy một lần thắp lên những gam màu sáng để cuộc sống này bớt đi những gam màu tối của cuộc đời. Người với người hãy sống để yêu thương.

(truyenngan.com.vn - Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Những câu chuyện cuộc đời")

***

Người đàn bà ngoài 80 tuổi với mái tóc ngả bạc cứ ngồi đăm chiêu vô vọng nhìn về con đường xa xăm trước mặt. Bao dòng xe qua lại và bao người đi qua nhưng bà vẫn không gặp được người quen. Cuộc đời bà là những ngày dài dằng dặc của hiện tại và tương lai. Nếu cuộc đời bà chấm dứt ngay tại thờ điểm này thì có lẽ đó là điều may mắn nhưng cuộc đời đâu có an bài theo ý của ai.

con-de-con-nuoi

Với cái dáng vẻ nghèo khổ, cứ mỗi buổi sáng hay bất kể lúc nào, người ta đều thấy bà ngồi bên cạnh cái cột điện trước cổng. Bà cứ nhìn qua nhìn lại mọi người rồi lại tự cười, tự lẩm bẩm một mình. Có khi bà dành một câu hỏi để hỏi tất cả mọi người. Sáng nay, gặp ai bà cũng hỏi:

- Đằng ấy đã ăn cơm chưa?

Mọi người xung quanh bấy lâu nay đã quen dần với những câu hỏi ấy và họ cũng quen với hình ảnh của bà đứng thẫn thờ bên cột điện. Nhiều người thương cảm muốn cho bà tấm bánh củ khoai hay bắp ngô nhưng ai cũng ngại bởi thằng con trai của bà sẽ chửi lại bất cứ ai mang đồ ăn đến cho bà. Nó bảo như thế là làm mất danh dự của vợ chồng nhà nó. Rồi nó quay về đay nghiến vào mặt bà tất cả những lời của đứa con mất dạy.

- Bà thiếu ăn à. Thiếu thì bảo thằng này. Nhà thằng này không thiếu. Từ mai bà ngồi yên trong nhà. Ra đường người ta tưởng ăn mày.

Người bà co rúm lại trong những tiếng quát tháo của đứa con và bà lại lầm lũi trở lại gian nhà sau – nơi mà thằng con trai dành riêng cho bà.

- Đây là phòng của bà, tự ăn, tự bày và tự dọn. Bà không được ra nhà ngoài vì nhà tôi nhiều khách.

Từ ngày ấy, bà có một không gian riêng với tất cả những thứ bà xin được của họ hàng cùng vài thứ ông chồng bà để lại: Một tấm ảnh cũ đã ngả màu, một chiếc giường cũ....tất cả đều đơn giản và nghèo khổ. Căn phòng đó đối lập với sự giàu sang hào nhoáng của ngôi nhà mà vợ chồng đứa con trai đang ở.

Tiếng còi xe vang lên nhưng đã lâu lắm rồi âm thanh quen thuộc của chiếc xe ấy không dừng lại trước cửa nhà bà. Chiếc xe ấy mang theo đứa con yêu quý của bà. Đứa con mà bà dứt ruột đẻ ra đã mất trong một vụ tai nạn khi nó đang trên đường đi học về. Đứa con ra đi mang theo điểm tựa tinh thần của bà để từ đó bà sống vô hồn giữa sự bạc bẽo của tình người.

Hạnh phúc thật mong manh và cũng thật trớ trêu, cuộc đời như một trò đùa đối với bà. Năm 18 tuổi, bà bước chân theo chồng nhưng niềm khao khát có một đứa con cứ đeo đẳng ám ảnh bà và người ta bảo

- Bà phải xin một đứa về nuôi thì mới đẻ con mình được. Để vượt qua những đay nghiến của nhà chồng, bà chấp nhận việc xin con và đứa trẻ bà xin về ngày ấy vẫn sống sung sướng cho đến hôm nay.

Ngày ấy, sau vài tháng xin con nuôi thì bà có mang đứa con của mình nhưng cũng thời gian ấy, ông trời đã mang chồng bà đi. Ngày ấy, bao người đã bảo bà:

- Nuôi một đứa con không phải là dễ dàng huống hồ lại nuôi một đứa không phải là con đẻ của mình. Lúc ấy, bà nghĩ thật đơn giản bởi bà tin tình yêu thương sẽ đong đầy tình mẹ con.

Gia đình nhà chồng chia cho mẹ con bà một khoảnh đất nhỏ để bà có thể dựng một gian nhà nhỏ đủ cho ba mẹ con lấy chỗ chui ra chui vào. Bà đã dành cho đứa con nuôi tình yêu thương của một người mẹ không có công sinh nhưng lại có công duỡng. Tuổi thơ con gắn với những tháng ngày mưu sinh khó khọc của bà với mớ tép mớ rau cùng sự cưu mang của bà con lối xóm. Đứa trẻ ấy cứ vậy lớn lên trong sự hi sinh vô điều kiện của bà và rồi đứa trẻ ấy cũng trưởng thành mang theo bao kì vọng của người mẹ suốt một đời tần tảo khó nhọc.

Nhìn hai đứa con lớn lên mà bà ít nhiều cảm thấy được an ủi nhưng cũng có lúc bà đã cảm nhận được sự thay đổi trong con người chúng. Bà từng cảm thấy không phải khi trong ý nghĩ xuất hiện sự so sánh: Thằng con mình đẻ ra ngoan hiền tình cảm bao nhiêu thì thằng con nuôi vô tâm và ích kỷ bấy nhiêu. Đó là sự thật nhưng bà vẫn cứ dối lòng bởi bà nghĩ: Hai đứa sẽ bù trừ cho nhau nhưng ông trời thật ác với bà: Một vụ tai nạn giao thông đã cướp mất đứa con trai mà bà dứt ruột đẻ ra và bà còn lại đứa con mà bà nhận về nuôi từ khi nó còn đỏ hỏn.

Sự trưởng thành của đứa con được đổi lại bằng tuổi già của mẹ. Người đàn bà ấy không còn dẻo dai như tuổi ba mươi và giờ đây là một người đàn bà chân chậm mắt mờ và mỗi khi trái gió trở giời là những ngày đau ốm.

Oan nghiệt cho một kiếp người và xót xa cho người đàn bà bất hạnh. Người đàn bà ấy vẫn sống với những ngày lang thang từ đầu ngõ tới cuối làng và một lúc nào đó lại có người trở cụ về, có khi hai ba ngày lại nghe đài phát thanh thông báo tìm người lạc. Người ta bảo cụ bị bệnh "Lẫn" cái bệnh mà những người già thường gặp nhưng đứa con mà cụ đã nuôi mấy chục năm trời thì đang cố "Lẫn" để không phải nhớ rằng: Anh ta có một người mẹ ở đời. Đúng như người đời vẫn bảo: Khác máu tanh lòng

Chiều hôm nay như mọi buổi chiều khác, người ta lại thấy bà mon men gần cái phản thịt của mấy người bán thịt nơi đầu ngõ. Mọi người xung quanh đều hiểu ý định của bà: Bà ấy lại đi xin mỡ và xin bì lợn đấy. Có người không quen thì hỏi: Bà ấy xin làm gì vậy?

- Bà ấy thèm thịt mỡ nên xin về để ăn mà. Câu trả lời quen thuộc thường ngày.

- Sao lại vậy. Nhà bà giàu thế cơ mà?

- Giàu đấy là con bà ấy giàu chứ bà ấy ở riêng có gì ăn nấy. Đúng là cảnh đời chả biết đường nào mà lần.

- Xin nó về nuôi cho nó lớn, cho nó ăn học. Nhường mồm con đẻ để lo cho con nuôi nhưng số giời không được nhờ con đẻ. Thằng con đẻ chết, thằng con nuôi nó cho bà ở riêng, ăn riêng.

- Sao lại vậy!

- Sao bà đi mà hỏi trăng. Động vào thằng ấy nó chửi địa lên. Chả ai dám động đến và chả ai dám cho bà ấy cái gì.

- Có quả trứng chưng mặn lên ăn hai ngày. Thi thoảng ai cho mớ tép về kho mặn ăn dè.

Thằng con thì sao?

Nó bảo: Bà ăn ở bẩn, hồi đầu bà ăn ở cùng nhà nó nhưng không may làm rơi hạt cơm nó cũng mắng. Bà ngồi ăn cùng nhưng cả nhà nó không ai của bà ấy một lời nào. Với lại bà ấy bị móm nên không ăn được đồ cứng trong khi con cái mấy đứa chiều theo ý cha mẹ đâu. Chúng nó thích gì thì ăn nấy chứ quan tâm gì đến ai. Chúng bảo:

- Bà không ăn đuợc thì nhịn, không phải kén cá chọn canh và thế là bà ấy nhịn thật. Đã vậy đứa con dâu tức mình lại gào lên: Bà chê đồ nhà tôi không ăn thì từ mai bà ăn gì tự nấu cho đỡ phiền hà đến nhau. Và từ ngày đó bà ăn ở một mình.

Cuộc sống của bà với những bữa cơm tạm bợ qua ngày có khi là gói mì tôm, có khi là nồi cháo trắng ăn cả ngày, có khi là lưng cơm nhão...tất cả thu gọn lại nơi cái giường. Ngoài kia, âm thanh cuộc sống vẫn nhộn nhịp, mỗi người vẫn mải miết chạy theo cuộc sống xô bồ bon chen để mưu sinh cơm áo gạo tiền và tranh thủ hưởng thụ thì nơi căn buồng của người đàn bà ấy vẫn ngự trị sự lạnh lẽo cô đơn. Con người ấy không đủ sức bon chen với đời và cũng không đủ sức để nâng cánh tay ôm trọn đứa con trai bé bỏng ngày nào. Hôm nay, đứa con ấy cũng làm cha nhưng nó không đủ lớn để hiểu được tình mẹ bởi trong con người nó đang nuôi sự ích kỷ và sự vô tâm. Hãy cứ để cuộc sống trả lời và cầu mong cho người đàn bà suốt một đời bất hạnh được sống những tháng ngày cuối đời khỏe mạnh.

Kim Dung

Ngày đăng: 24/12/2018
Người đăng: Pipi Tất Màu
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Chè Tuyết San Tủa Chùa Điện Biên
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
 

Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khoẻ, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất?

Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khoẻ. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: Tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khoẻ.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Nguyễn Nhật Ánh)

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage