Người dưới chăn
Chú Tài phải nhanh tay đỡ lấy, tôi lại nhìn vào cái xác trắng bềnh bệch, còn đang nhắm cả hai mắt kia mà thấy lạnh lẽo.
***
Sớm chiều hôm ấy tôi từ cánh đồng của xã mỡi về, trong tay góp nhặt được chút ít lúa non, định bụng nấu một nồi cháo cốm cho thằng Nam, còn đang ốm bệnh rên hừ hừ trên giường.
Quanh đi quanh lại trời đã tối từ lúc nào, bếp lửa sáng rực, thi thoảng có tiếng nổ lách tách từ than củi. Bên trên là cái nồi nhôm đã đen kịt và dính đầy nhọ nồi. Ở trong cái nồi nhôm ấy, là thứ cháo thơm phức tôi nấu từ nắm lúa non ngoài đồng.
Dưới ngọn đèn duy nhất ở bếp, tôi cầm một tờ báo hiếm hoi quét từng nét chữ.
Hôm ấy là một hôm vào năm 2003, cả làng cả bản lúc ấy còn nghèo đơn sơ lắm. Trên xã cũng mới tính kéo điện được về có mấy hôm, nhưng cho dù có kéo điện về, cũng chỉ có vài hộ dám đăng kí dùng. Phần vì dân mình lúc ấy tính tình tiết kiệm, lại nghèo, còn sót tiền điện. Đến mua một cái bóng đèn cũng còn phải đắn đo suy nghĩ nữa là.
Trong nhà có duy nhất hai ngọn đèn dầu, một ở gian trên, một ở dưới bếp này cũng là để tiện đun nấu. Hơn nữa bình thường người trong nhà cũng ít khi sinh hoạt dưới ánh đèn ở gian trên lắm, mà toàn là về nhà, tắm rửa giặt rũ xong lại thi nhau chui vào sưởi gần bếp lửa cho tránh cái đêm đông giá lạnh.
Tôi là con thứ hai trong gia đình, tôi không sống trong căn nhà này, mà tôi sống ở một nơi cách rất xa nơi này. Đó là ở thị trấn. Hè này vì có dịp được nghỉ, tôi tranh thủ xin bố mẹ lên đây chơi với anh em họ hàng. Căn nhà này cũng là căn nhà của ông nội tôi, ông bà ở với nhau từ thủa khai khẩn đất hoang, từ cái thời mà cả cái xã Thắng Lợi này còn chưa có một bóng người Kinh kia.
Bà tôi thì đã mất từ năm hai nghìn, còn một mình ông cô đơn lạnh bóng. Bố mẹ tôi liền làm công tác tư tưởng, đón ông xuống huyện để tiện bề chăm sóc. Còn căn nhà này thì để lại cho chú út Tài quản lý.
Chú út Tài cao to vạm vỡ, năm ấy đã trên hai mươi tuổi, sức người trẻ khỏe. Ấy vậy mà lại chẳng có vợ con gì cả, thậm chí cả một cái mảnh tình vắt vai cũng chưa từng xuất hiện. Chuyện ấy cũng chẳng phải là không có nguyên do.
Thời ấy cả xã Thắng Lợi nằm bên một triền sông của dòng Sông Mã hoang sơ. Sông nhỏ mà hung hiểm vạn phần, cứ vài hôm thì lại có người chết trôi dạt sông qua cái đoạn sông của xã. Người chết nhiều quá, đến nỗi người lớn trong nhà còn cảm thấy sợ hãi, cấm con trẻ không được bén mảng đến gần khúc sông, bằng không thì chỉ có bị ăn đòn.
Thế mà cấm là vậy, lũ trẻ vẫn ngang nhiên tắm ở sông như thường, đối với chúng, lòng sông yên ả hiền hòa, cùng lắm chỉ là vài cái xác. Lũ trẻ lúc ấy bạo gan lắm, bạo gan hơn lũ trẻ con bây giờ rất nhiều, thậm chí có đứa còn dám ngủ ngoài nghĩa địa, lớn hơn một chút còn nói đã từng đùa giỡn với lửa ma trơi.
Quay lại chuyện công việc của chú út Tài, tại sao chú không lấy được vợ. Chuyện ấy cũng từ cái công việc mà người ta muôn đời kiêng kị khó nói ra, nghề đào mả cho người chết.
Nghề này tính ra thì chẳng đáng nói gì, thế nhưng bấy giờ dân xã Thắng Lợi mê tín lắm, cứ có chuyện gì liên quan người chết là lắc đầu nguây nguẩy, rằng sợ đắc tội với Hà Bá, rằng sợ ma theo về nhà, đủ thứ chuyện...vv. Mà nghề của chú Tài là quanh năm suốt tháng sống với người chết, sao tránh cho khỏi cái thứ tập quán cổ hủ lạc hậu ấy được.
Nên vì vậy, dẫu chú Tài có đẹp trai cao to đến mấy, cũng bị ông bà cố nội thân sinh của mấy cô gái làng cấm tiệt không được bén mảng lại gần chú. Có cô cũng vì ham mê cái vẻ ngoài chú Tài, nhưng lại sợ mấy chuyện mê tín, cuối cùng lại dứt lòng bỏ một mối tình trong lòng.
Nhìn nồi cháo sôi sung sục nghi ngút khói, dạ dày tôi liên tục đánh tiếng kêu ùng ục như muốn biểu tình. Tôi thò cái muôi nhôm méo mó vào miệng nồi, nếm qua một chút, tra ít gia vị cho vừa. Xong rồi, đóng cái nồi cháo vẫn còn đang sôi lại, cẩn thận đặt tờ báo sang một bên, tránh xa bếp lửa.
Sau đó đứng dậy bước lên nhà, định bụng gọi thằng Nam đang ốm rên rỉ trong kia cố ngồi dậy làm tí cháo cho khỏe người.
Nhưng tôi vừa mới bước lên ngưỡng cửa thềm của gian bếp, để tiến vào gian trên. Đã bắt gặp thằng Nam đứng đấy từ lúc nào, miệng cười toe toét như đang đùa bỡn tôi, trên chán còn lấm tấm vài giọt mồ hôi. Thế nhưng kì lạ thay cả người nó bừng bừng sức sống, cứ như chưa từng ốm qua bao giờ. Cứ như cái việc nó ốm, chỉ là một trò lừa khéo léo của nó vậy.
Thằng Nam là con cả của vợ chồng chú Định, hôm rồi cả hai vợ chồng chú có việc phải đều xuống huyện, nên gửi nó qua cho chú Tài chăm, vì trong người nó đang có bệnh. Thằng Nam dáng người nhỏ nhắn, gầy gộc hốc hác. Từ lúc mới sinh cho đến bây giờ bệnh tật liên miên, đến khổ cho vợ chồng chú Định cũng đã tốn không ít tiền thuốc thang cho nó mà cũng chẳng khá hơn, vì cũng chỉ toàn là bệnh lặt vặt.
Mà cái thời ấy người ta mê tín đến khổ, cả vợ chồng chú Định là con người tân tiến được Đảng khai sáng văn hóa, ấy vậy mà vẫn không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của xóm lang, cũng mang bụng mê tín như người ta. Vợ chồng chú thím ấy cho rằng, chắc tại ngày xưa đặt tên thằng Nam là Nam quá đẹp, nên thổ địa ghen tức, không cho nuôi lớn dễ dàng. Cho nên bình thường chú thím ấy vẫn thường gọi thằng Nam trong nhà bằng cái tên chẳng mấy thân thiện là thằng Bầm.
Thằng Nam cười ngây ngốc, tôi chẳng quản. Tôi kéo nó xuống bếp, múc cho nó một bát cháo to, rồi cũng tự múc cho mình một bát húp lấy húp để. Ăn xong, cái dạ dày no căng mà chỉ muốn đi ngủ. Thế nhưng mang tính tình trẻ con, tôi vẫn còn ham chơi lắm. Gạ thằng Nam dẫn mình đi chơi trong làng với đám bạn của nó cho bằng được.
Thằng Nam từ đầu đến cuối cầm bát cháo chẳng ăn được mấy thìa, lặng lẽ gật đầu, tôi cũng chẳng lấy làm kì lạ. Bởi lẽ có thể nó vừa mới ốm dậy, sức đâu mà ăn nhiều, hơn nữa là mình mình cũng chẳng muốn ăn. Tôi có đôi chút lo lắng cho nó, phần không muốn nó ra ngoài, nhưng phần lại vì ham cái thú chơi bời, với lại cái tư tưởng, đã ốm là phải vận động mới nhanh khỏe. Nên càng quyết tâm, lôi bằng được nó ra ngoài.
Sau đó hai anh em ra ngoài chốt vài then cửa giả, rồi chạy tung tang vào màn đêm. Thời ấy nhà nào nhà nấy đồ đạc đều chẳng có gì, cho nên ra ngoài cũng chẳng bao giờ phải khóa cửa cả. Chốt cái then cửa lại, chủ yếu cũng chỉ để tránh mấy con thú hoang dã vào nhà bới lục linh tinh. Mà thú hoang thì thời ấy cũng có nhiều lắm, săn bắt mấy thứ như con hoẵng nai cũng nằm trong sở thích của tôi. Vì mỗi lần như vậy chúng tôi lại được một nồi thức ăn thật tuyệt vời.
Tôi với thằng Nam ra đến đầu xã, trên đường đi qua không ít nhà trong bản. Thi thoảng nhà nào có nuôi chó là lại có tiếng sủa giữ tợn của bọn chúng. Tôi còn chẳng lấy làm sợ hãi, thậm chí tôi và thằng Nam còn tận tình ném đá vào mấy nhà kia, cho lũ chó sủa to hơn, xong rồi chạy bán sống bán chết.
Ở đầu xã lũ trẻ đêm nay chơi trò đánh trận giả. Tôi với thằng Nam vừa ra nhập, đã bị bọn chúng phân ngay cho phe trung lập, là cái phe mà bọn chúng cứ gặp là đánh. Mà thời này lũ trẻ con chơi đánh trận giả còn chơi dại lắm, chúng đâu biết nguy hiểm là gì, toàn dung ná cao su, sau đó lấy quả vông to cỡ hai ngón tay, nhằm thẳng vào mông đối phương mà bắn không thương tiếc. Tôi với thằng Nam thì cười khổ rồi, làm phe trung lập chẳng có gì tốt, chỉ tổ ăn đạn nhiều hơn mà thôi.
Phạm vi trò chơi của lũ trẻ là địa bàn cả cái xã Thắng Lợi này, cứ gặp ai không phải phe mình là bắn. Tôi nhanh tay cầm chiếc ná cao su chú Tài mới làm cho hôm trước để đi bắn chim, cùng với thằng Nam nhanh chân chạy về nhà cố thủ. Tiện đường đi qua bờ rào còn hái thêm vài quả vông để tiếp thêm đạn dược.
Xong rồi chẳng được mấy phút, đã thấy lũ trẻ phía sau hò reo ầm ầm, kêu la oai oái. Đông đúc những đứa trẻ tản ra tứ phía, mỗi phe đều tổ đội tốp năm tốp ba đi cùng nhau. Hễ thấy phe địch là hô to cùng nhau bắn.
Nhà chúng tôi chẳng cách xa ấy lắm, có vài nhóm đã nhắm trước đến hai anh em chúng tôi. Còn đang thi nhau hò đuổi theo huỳnh huỵch. Tôi với thằng Nam chạy bán sống bán chết, đến mặt mũi còn không dám quay lại, bởi chỉ cần chậm chân một chút là đã có thể nghe thấy tiếng quả vông bay sát thân mình kêu vùn vụt.
Đến lúc nào đấy nhìn ra đã thấy hai anh em chia hai ngả, mỗi người vừa chạy vừa nã đạn vông về phía sau bắn lùi quân địch. Thoáng chông thấy cửa nhà, tôi lao vội vào trong ở cánh cửa gian trên, phi vào trong gian thóc cạnh gian bếp. Thằng Nam cũng đã lao được vào trong nhà, còn chẳng kịp đóng cửa thì đã thấy tiếng quả vông đập vào mép cửa cành cạch nhiều như mưa rơi.
Thằng Nam cố sức đóng cánh cửa lại, sau đó thi thoảng từ khe hở của cánh cửa lại bắn ra đạn vông như để chống trả. Tôi cũng làm theo, vừa cười lớn vừa bắn, còn đánh tiếng lên với thằng Nam.
"Khi nào thằng Đạt về, anh em mình có đủ ba người thì đâu cần phải trốn chúng nó như thế này"
Thằng Đạt cũng là em họ tôi, con chú thím ba. Nó là thằng chỉ kém tôi một tuổi, nhưng lại liều lĩnh khác người, chẳng vậy mà tôi lại chả thường chửi nó là cái thằng nghịch ngu. Nhưng cũng chính vì sự liều lĩnh của nó, mà mấy lần đi chơi đánh trận giả này, chúng tôi đều thắng vang dội cả.
Bởi lẽ lũ trẻ cứ nghe thấy cái tên Đạt Thắng Lợi, là đã biết mặt nó, bởi vì thằng này nổi tiếng chơi ngu nghịch dại, động chi vào nó cho mệt người. Thế nên cứ đánh trận giả mà có thằng Đạt, là quân địch đã phải tăm tia trước xem chúng tôi ở hướng nào để mà còn chạy trốn.
Hôm nay có thể chúng biết thằng Đạt đi vắng, cho nên mới đem chúng tôi ra xả đạn trả thù. Tôi biết vậy nên càng cười lớn hơn, nghĩ đến khung cảnh có thằng Đạt thì cả lũ kia sẽ lại phải nháo nhào chạy loạn xin tha.
Tiếng đạn vông càng lúc càng thưa, có lẽ lũ trẻ bên ngoài biết chúng tôi lì lợm bên trong sẽ không ra, cho nên bắt đầu đi tìm mục tiêu khác. Tôi thở phào một hơi, thằng Nam vẫn còn giữ khuôn mặt trắng bệch sợ sệt.
Lúc này tôi mới mở cánh cửa kho thóc, đi về giạn trên hai anh em lại xách cái đèn dầu ra gần phía giường, định ngồi. Nhưng lại thấy trên giường từ lúc nào đã có thân người chum kín chăn không động đậy.
Tôi nghĩ bụng chắc là chú Tài đi đêm mới về nên mới đi ngủ sớm. Thằng Nam thấy tôi càng đi gần đến phía giường thì như càng sợ hãi, run bắn lên. Tôi cười lớn khúc khích nói:
"Chú Tài chứ ai đâu mà mày phải sợ!"
Rồi đến gần nói lớn:
"Chú Tài nhỉ?"
Xong rồi nhanh tay lật chăn ra định đùa bỡn với cái thân người trong chăn ấy.
Thì hỡi ôi, một sự thật kinh hoàng đập vào mắt tôi. Một cái mùi khủng khiếp bốc lên như mùi gà trần long hấp hơi, thật muốn nôn mửa. Một thân ảnh quen thuộc với hai mắt trợn trừng đang nhìn tôi như ai oán, cả người thân mình ấy cứng đờ như một tảng đá. Mái tóc bê bết cộng với khuôn mặt trắng bệch và làn môi khô khốc. Thứ tôi đang nhìn, là một thân thể không có chút hơi thở, là một người chết. Mà người chết đó, không ai khác chính là cái bóng người mà tôi cứ ngỡ nó đứng sau tôi đây..... Thằng Nam.
Cả người tôi run bắn lên bần bật, muốn chạy nhưng phát hiện không sao có thể lê đôi chân lên. Còn muốn quay đầu lại nhìn len lén xem có phải thằng Nam vẫn đứng ấy không, có phải là tôi lúc này đang bị hoa mắt hay không. Nhưng tôi chẳng thể làm gì ngoài việc run lên như cầy sấy, rồi lại ngửi cái mùi từ cái xác bốc ra mà muốn ngất đi.
Đúng lúc này đầu nhà có tiếng người nói lớn:
"Cả hai đứa ở nhà mà sao lại đóng cửa giả kín mít thế này?"
Là tiếng chú Tài, tôi trong cơn chới với như vớ được cọng dây cứu mạng. Cả người như thanh tỉnh, chân tay như đều cử động lại được, tôi vọt ra ngoài chạy như bay như biến, khi tôi vừa chạy thì như có một bàn tay vô hình cố níu kéo tôi lại, tóm lấy tay chân tôi như muốn giam cầm. Não tôi như phát điên, tim đập loạn, miệng thở hồng hộc đầy sợ hãi, mồ hôi ướt đẫm, tôi lại còn có cảm giác như cái mùi mồ hôi của tôi có đôi phần giống mùi cái xác với đôi mắt trợn trừng dưới trăn kia, xác thằng Nam.
Tôi chạy điên cuồng vào màn đêm, tay chân cọ xát vào cây gai bụi ven đường khiến toàn thân tôi rớm máu. Xung quanh tôi đâu đấy như có ánh lửa sáng lập lòe, là lửa ma trơi đấy. Tôi vẫn còn suy nghĩ được như vậy cho đến trước khi tôi gục xuống. Ở làng tôi, luôn có một câu chuyện, chuyện rằng khi có một người chết, âm tào sẽ cho lũ ma trơi lên trần gian nhảy múa như để đón mừng một linh hồn mới về cõi vô hình, chấm dứt một cuộc sống khổ đau nơi trần thế.
Trí óc tôi mông lung một mảnh, đến khi có những cơn gió lạnh thổi qua, tôi đã thanh tỉnh. Mở mắt ra thấy quần áo đã xộc xệch và rách mấy mảng to lớn, trời đã sáng từ lúc nào. Và tôi đang nằm ở giữa cánh đồng của xã Thắng Lợi.
Tôi đứng lên, trời đã sáng khiến lá gan tôi lớn hơn thêm nhiều, tôi trở về nhà và kết thúc nốt câu chuyện tối qua khiến tôi kinh sợ đến bực này.
Ngoài nhà thấy chú Tài đã đội khan tang đứng sẵn đấy gọt cây chuối. Trong nhà không ngừng có tiếng người lớn hô hào, mùi khói nhàng nghi ngút bốc ra. Chú Tài thấy tôi trở về thì thở phào nhẹ nhõm. Chú chỉ tôi vào phía trong thắp một nén nhang, tôi len lét ánh mắt nhìn vào trong. Chỉ thấy người ta đang không ngừng rắc những nắm chè khô lên xác thằng Nam, chân tay buộc chặt lại, rồi từng tấm ván được ghép vào. Tôi đứng đó trân trối một lúc lâu, trong lòng dâng lên một cỗ cảm giác gì đó bàng hoàng.
Tôi ngồi phệt xuống chiếc ghế dài thờ người ra, chú Tài chặt xong khóm chuối, cũng ngồi xuống ghế. Chú bắt đầu kể rằng thằng Nam bị ốm đã mấy hôm. Mãi đến hôm qua chú thấy nó ốm quá nên cố mượn chiếc xe đạp để chạy xuống huyện mua thuốc cho nó, sẵn tiện báo cho vợ chồng chú thím Định. Nhưng chú không ngờ rằng chú vừa về thì thằng Nam đã chết, còn gặp tôi chạy như điên ra khỏi nhà. Chú cố lôi tôi lại nhưng không kịp.
Đến lúc này thì tôi đã biết, cái thứ vô hình muốn níu giữ mình lại, không phải là cái thứ mà trong lòng tôi sợ hãi. Ấy chỉ là chú Tài mà thôi, tôi nghĩ lại, càng run thêm nhiều. Rồi nghĩ đến lúc thằng Nam nở nụ cười như trêu chọc tôi, ở đầu cái cánh cửa bếp. Đáng nhẽ ra, lúc ấy tôi phải nghi ngờ ngay rồi mới đúng, rằng một con người đang bệnh tật cửu tử nhất sinh như vậy, tại sao chỉ trong chốc lát đã khỏe lại. Rồi còn bát cháo mà thằng Nam ăn, lúc này tôi nghĩ đến nó, tôi lại chạy nhanh xuống gian bếp, thấy bát cháo đã thiu, còn có nấm mốc. Mà rõ ràng bát cháo tôi vừa mới nấu tối qua, hơn nữa mùa này còn là trời lạnh, không thể nào thiu nhanh như vậy được.
Tôi mới nghĩ ra rằng, thằng Nam đã chết thì lúc ấy nó làm gì còn ăn được cháo. Nhẽ ra tôi phải suy nghĩ ngay lúc ấy mới đúng. Cầm bát cháo mà tay tôi run, run đến lẩy bẩy, suýt nữa rơi cái bát. Chú Tài phải nhanh tay đỡ lấy, tôi lại nhìn vào cái xác trắng bềnh bệch, còn đang nhắm cả hai mắt kia mà thấy lạnh lẽo.
Bỗng lưng tôi gai lên, rồi như lại có một bàn tay vô hình vỗ vỗ vào vai tôi, như muốn nói điều gì...