Gửi bài:

Trái tim không gục ngã

 Sẽ luôn có những người cảm phục Khiết Du vì cô chính là một trái tim không bao giờ gục ngã...

***

trai-tim-khong-bao-gio-guc-nga

Khiết Du vẫn ngồi miệt mài trước máy tính, cô cố gắng để hoàn thành bản thảo cuối cùng một cách nhanh nhất. Trên bàn làm việc của cô, giấy tờ, bản thảo, bút viết các loại để ngổn ngang. Bưng một chén thuốc vào để cạnh bàn làm việc của con gái mình bà Minh nhắc nhở:

- Uống thuốc đi con không nguội mất, con đừng ngồi làm việc nhiều quá, dành thời gian nghĩ ngơi đi.

Khiết Du ngẩng đầu lên nhìn mẹ, khuôn mặt cô đang phờ phạc đi vì bệnh tật hành hạ. Bà Minh nhìn con gái mà không cầm lòng được mỗi lần mang thuốc vào cho con gái mình bà lại rơi nước măt. Khiết Du nhìn mẹ và cười:

- Con không sao đâu, xong đợt này nữa con sẽ nghĩ mà, cũng sắp xong rồi mẹ đừng lo.

Bà Minh chỉ biết im lặng nhìn con gái mình uống thuốc, bà lấy chiếc áo khoác nhẹ nhàng choàng qua sau lưng cô. Đợi Khiết Du uống xong bà mang chén đi cất, bà đi ra nhẹ nhành khép cánh cửa lại vì bà biết con gái mình cần yên tĩnh để tiếp tục với bản thảo dang dở ấy...

Khiết Du tốt nghiệp khoa báo chí, trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Cô theo đuổi những đam mê viết lách của mình từ hồi còn rất nhỏ. Ra trường xin được về làm cộng tác viên, rồi sau đó làm bên phòng biên tập của một tòa soạn báo ở địa phương. Ngoài công việc của một biên tập báo, cô còn cộng tác viết sách với một số tác giả khác nữa. Cô luôn say mê với công việc của mình, có những lúc cô làm việc đến tận khuya, quên cả ăn ngủ. Bà Minh thấy con mình làm việc như vậy cũng đã nhiều lần nhắc nhở nhưng vẫn luôn là một câu quen thuộc: " con không sao, mẹ đừng lo". Có những lúc làm việc quá vất vả Khiết Du cũng cảm thấy mệt mỏi nhưng vì những đam mê cho công việc của mình cô lại cố gắng tiếp tục.

Rồi có một hôm cô thấy đầu mình đau rất khó chịu. Có những ngày đau đến nỗi cô không thể dậy để di làm. Nhưng cứ nghĩ chỉ là do thời tiết thay đổi bị cảm nên như vậy, Khiết Du lại đi mua thuốc về uống, thấy triệu chứng giảm cô lại thôi. Cô vẫn cứ tiếp tục công việc mà không biết sức khỏe của mình đang giảm xuống. Bà Minh khi thấy con gái mình gầy gò và ốm hơn thì rất lo lắng:

- Dạo này mẹ thấy con gầy hơn thì phải, công việc nhiều lắm hả con, con cố gắng ăn uống, nghĩ ngơi đi.

Khiết Du lại cười và chạy đến ôm lấy mẹ mình, nững nịu để động viên bà vì cô biết mẹ đang rất lo cho cô:

- Chắc dạo này do con hay đi nhiều quá nên vậy thôi mẹ, mẹ đừng lo.

- Sao mẹ không lo được, dạo này thấy con nhợt nhạt quá. Với con gái người ta bằng tuổi này đã lấy chồng rồi, còn cô không chịu lo lấy chồng đi. Suốt ngày chỉ lo công việc thôi. Tôi là tôi lo cô ế thôi.

Khiết Du nhanh nhẹ đáp lời mẹ:

- Chẳng qua là con gái muốn ở với mẹ thôi, chứ không ế đâu mẹ đừng lo, chỉ cần gật đầu là mẹ có con rể ngay à.

- Gứm, mạnh miệng nhỉ, được vậy đã may.

Bà Minh nhìn con gái cười, bà biết con gái mình chỉ lo theo đuổi đam mê và công việc nên cũng chưa có ý định lấy chồng. Bà cũng không thúc giục nhiều, chỉ nói vậy thôi, bà luôn tạo điều kiện để cho Khiết Du theo đuổi những giấc mơ của cô. Nhưng dạo gần đây thấy con gái gầy đi nhiều, bà cũng bắt đầu thấy lo lắn hơn...

Khi mùa đông đến, thời tiết lạnh hơn thì đầu của cô lại đau rát hơn trước nữa. Vẫn như mọi lần, Khiết Du lại ra mua thuốc giảm đau và thuốc cảm về uống. Nhưng lần này cơn đau chấm dứt không được mấy ngày thì lại tái phát. Trời càng lạnh những cơn đau nhức của cô lại rõ ràng hơn khiến cô không thể tập trung làm việc được. Cô bắt đầu thấy khó chịu và căng thẳng nhiều hơn. Có những lúc quá đau cô có cảm giác hai tai mình cũng ù đi, không nghe rõ nữa. Cô cũng bắt đầu thấy lo lắng cho sức khỏe của mình. Bà Minh cũng nhận thấy con gái mình dạo này thường xuyên đau đầu và không tập trung làm việc được nên đã quyết định bảo con gái mình đi khám bác sỹ xem thế nào?

Sau một buổi trải qua những siêu âm, xét nghiệm, chụp Xquang, bác sỹ kết luận cô bị một khối u trong não nghi ngờ đã chuyển sang giai đoạn ác tính. Xác suất để chữa khỏi bệnh tại thời điểm này là rất thấp. Phương pháp tốt nhất là phẫu thuật nhưng vì khối u đã chuyển sang giai đoạn ác tính nên không dám chắc điều gì, xác suất thành công dường như là không có. Bác sỹ đã nói rõ:

- Khối u này phát triển dần theo thời gian, chèn ép lên các dây thần kinh trong não, khiến cho mình bị đau. Càng ngày khối u càng to, sẽ chèn ép mạnh đến não, dần đến mắt không nhìn thấy và tai cũng dần dần không nghe được. Căn bệnh này cũng thường diễn biến bất ngờ nên không nói trước được điều gì. Bây giờ chúng tôi chỉ có thể kê một loại thuốc gỉam đau đặc biệt để dùng lúc cơn đau quá sưc chịu đựng của bệnh nhân thôi. Chúng thôi rất tiếc không thể làm được gì hơn..

Từng lời bác sỹ nói Khiết Du và mẹ cô nghe rất rõ ràng, cô thấy thật sự hoang mang, bà Minh nhìn bác sỹ cầu xin tìm cách nào đó nhưng bác sỹ đã lắc đầu. Khiết Du và mẹ đi về nhà, bà Minh động viên con:

- Nhất định mẹ sẽ tìm bác sỹ tốt chữa bệnh cho con, con đừng lo.

Khiết Du nhìn mẹ rớm nước mắt, cô biết lúc này mẹ cũng lo lắng cho cô, cũng thương cô, cô ôm lấy mẹ và khóc. Cô thấy hối hận vì 26 tuổi đầu nhưng vẫn chưa làm được gì cho mẹ, chưa báo hiếu cho mẹ được gì, và nếu một ngày cô thực sự phải ra đi không biết mẹ cô sẽ sống thế nào nữa đây..

Từ khi biết mình bị bệnh Khiết Du làm việc ít hơn, cô hay suy nghĩ về những điều xấu nhất sẽ đến với mình. Bà Minh vẫn tiếp tục tìm thầy thuốc mong chữa bệnh cho con gái mình. Bà chuyển sang tìm những thầy thuốc đông y để lấy thuốc về cho con gái uống.

Khiết Du bắt đầu sắp xếp công việc tại ban biên tập và viết đơn xin nghĩ việc, giao lại việc cho người khác. Mọi người đã rất ngạc nhiên khi thấy cô nghĩ việc về nhà, bạn bè và đồng nghiệp cũng hỏi thăm cô đang có công việc tốt sao lại nghĩ. Cô chỉ cười và nói:

- Bây giờ mình cảm thấy muốn nghĩ ngơi một thời gian thôi.

Rồi cô về nhà ở hẳn với mẹ và vẫn tiếp tục công việc yêu thích của mình là viết sách. Cô cảm thấy những ngày tháng của mình không còn dài nữa nên cô muốn làm những điều có ích cho gia đình và mọi người. Cô đến ngân hàng chuyển tài khoản tiền mà lâu nay cô tiết kiệm được sang tên bà Minh. Cô cũng dành thời gian nhiều cho bạn bè hơn, mỗi ngày cô đều cảm thấy sức khỏe mình yếu đi. Một ngày cuối tháng sáu, cô rủ Tuấn người yêu cô và những người bạn thân của mình đi chơi một chuyến ở Đà Lạt, mảnh đất mà cô luôn mơ ước để đến. Mọi người hơi bất ngờ trước ý kiến của Khiết Du nhưng một chuyến đi chơi cùng bạn bè thì không ai từ chối. Bà Minh rất lo lắng khi biết con gái mình sẽ đi chơi vài ngày, nhưng Khiết Du luôn biết cách để khiến mẹ bớt lo lắng và chấp nhận những đề nghị của mình:

- Con đi cùng Tuấn và mấy người bạn thân nữa sẽ rất vui nên sẽ không sao đâu, khi người ta vui tinh thần thoải mái thì đầu óc cũng sẽ thông suốt mà mẹ.

Bà Minh dù lo lắng nhưng nhìn thấy sự lạc quan ở con gái mình và đó là những tâm nguyện của con gái mình bà không thể không để con đi. Trong suốt chuyến đi mỗi lần Khiết Du thấy mệt và đau đầu cô đều lấy thuốc để uống. Nhìn thấy Khiết Du nhợt nhạt có vẻ mệt mỏi Tuấn hỏi cô:

- Em sao thế, mệt à, mà em uống thuốc gì vậy?

- Em bị say xe nên đau đầu, uống thuốc để khỏi đau đầu thôi.

Tuấn không tin lắm vì anh cũng chưa từng thấy loại thuốc nào như vậy, nhưng thấy Khiết Du uống xong tỉnh táo hơn nên anh lại thôi không hỏi nữa. Suốt mấy ngày đi ở Đà Lạt Tuấn luôn cảm thấy lo lắng vì anh nhận thấy cô không được khỏe như mọi ngày. Cô vẫn cười, vẫn trò chuyện với bạn bè rất vui vẻ, nhưng mỗi khi thấy bà Minh gọi hỏi anh về sức khỏe của Khiết Du lại khiến anh thấy không an tâm.

Sau chuyến đi Đà Lạt về, sự thay đổi trên khuôn mặt của Khiết Du đã khiến anh và mọi người bất ngờ hơn hẳn. Thấy bà Minh ra tận của đón con gái mình Tuấn càng thấy lo lắng hơn. Anh giúp cô mang hành lý vào nhà và chuẩn bị ra về, nhưng:

- Khiết Du...

Bà Minh kêu lên khiến anh và mọi người phải quay lại, Khiết Du bất tỉnh nằm giữa nhà, Tuấn đỡ cô vào giường, bà Minh gọi bác sỹ đến. Tuấn có hỏi:

- Sao không đưa Khiết Du đến bệnh viện.

Nhưng bà Minh chỉ lắc đầu:

- Không cần đâu con.

Tuấn đã rất ngạc nhiên, đợi bác sỹ khám xong, bà Minh mới nói:

- Tình trạng như thế này sau này sẽ diễn ra thường xuyên hơn phải không bác sỹ?

Bác sỹ nhìn bà Minh với đôi mắt lộ rõ sự cảm thông:

- Cũng có thể như vậy, và đến một lúc nào đó con gái bà sẽ hôn mê và không tỉnh lại được.

- Thời gian của con gái tôi còn nhiều không ạ? Bà Minh rớm nước mắt.

- Khoảng vài tháng, nếu sức chịu đựng của bệnh nhân lớn. Nhưng gia đình phải là động lực, động viên bệnh nhân thì sẽ được lâu hơn. Phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và ý chí của bệnh nhân nữa.

Bác sỹ nói xong cúi đầu chào ra về, tiễn bác sỹ ra cửa về mà Tuấn vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Bà Minh đưa kết quả khám bệnh của Khiết Du cho Tuấn và bạn bè của cô xem. Mọi người sửng sốt và rất bất ngờ, ai nấy đều rơi nước mắt. Bà Minh kể lại những điều Khiết Du đã nói lúc biết kết quả:

- Khiết Du nó không muốn mọi người phải lo lắng cho nó, nên đã bảo bác không nói chuyện này với ai.

Mọi người ngồi im lặng, rơm rớm nước mắt và chờ đợi. Khiết Du tỉnh dậy thấy Tuấn và bạn bè chưa về cô rất áy náy.

- Sao mọi người chưa về nghỉ đi, chuyến đi này mình vui lắm, cảm ơn các bạn. Đi về chắc mọi người cũng đã mệt, mọi người về nghỉ đi.

Khiết Du nhìn Tuấn và bạn bè dường như cô hiểu mọi người đang lo lắng cho mình, cô cười và nói:

- Không sao đâu, đừng lo, đi chơi về thế này mình thấy khỏe hơn nhiều rồi.

Tuấn và bạn bè nhìn cô, cô vẫn cười, nụ cười vẫn hồn nhiên, lạc quan trên khuôn mặt đang phờ phạc đi của mình. Không ai biết nên nói gì, an ủi động viên ư, không dường như Khiết Du còn mạnh mẽ hơn cả bạn bè và người thân của cô. Chính cô lại là người động viên họ chứ không phải là điều ngược lại. Khiết Du vẫn sống lạc quan như vậy vì cô biết ngày mai không biết sẽ thế nào, cô hiểu cuộc đời đã cho cô một lần được sống, chỉ cần sống hết mình và cô sẽ không bao giờ ân hận.

Sau ngày hôm ấy, Tuấn và bạn bè đến thăm Khiết Du thường xuyên hơn, dù trên khuôn mặt đang ngày càng xanh xao ấy cô vẫn luôn cười khi có bạn bè ở bên.

Một buổi sáng, cuối ngày đông những tia nắng ấm của mùa xuân cũng đã bắt đầu xuất hiện le lói, Khiết Du ngồi bên bàn làm việc việc cố gắng viết nốt những trang sách cuối cùng để gửi lên ban biên tập. Bỗng chốc cô thấy mắt mình nhòe đi nhìn không rõ nữa, cô khẽ lắc đầu hai tai cô cũng dường như không còn nghe thấy tiếng chim đang hót chào ngày mới nữa. Như thường lệ, Bà Minh đặt chén thuốc trước mặt Khiết Du lúc này cô mới nhận ra sự hiện diện của mẹ mình. Dường như bà Minh cũng nhận ra những thay đổi của con gái, bà im lặng không nói gì. Khi những dòng cuối cùng của trang sách Khiết Du đã viết xong cô ấn gửi cho ban biên tập và cô thấy lòng mình đã thanh thản. Nhìn ra bên ngoài trời mọi thứ không còn như trước, cô hiểu đã đến lúc cô phải ra đi.

Sáng hôm sau, bên cạnh giường của con gái mình bà Minh thấy một cuốn sổ tiết kiệm mang tên của bà. Còn Khiết Du cô vẫn nằm đó, chìm sâu vào giấc ngủ, trên đôi môi cô vẫn nở một nụ cười, hạnh phúc, mãn nguyện với cuộc sống này.

Một tuần sau đó cuốn sách "Trái tim không gục ngã" tác giả Khiết Du được phát hành, rất nhiều những đọc giả đã đọc và cảm nhận nó ai cũng rơi nước mắt: " Tôi không biết khi cuốn sách này đến tay đọc giả liệu tôi còn tồn tại trên cuộc đời này nữa hay không? Tôi chỉ mong cuốn sách này sẽ thắp lên một tia hy vọng dù là nhỏ nhoi nhất cho những người đang phải đối mặt với những cay đắng, nghiệt ngã của số phận. Tôi mong mỗi người sẽ dùng chút hy vọng nhỏ nhoi đó để cố gắng sống tốt, không gục ngã trước số phận, sống vì những người luôn yêu thương mình."

Khiết Du ra đi nhưng trong lòng bà Minh, Tuấn, bạn bè và tất cả những đọc giả sẽ vẫn luôn nhớ đến cô, chính cô đã cố gắng vượt lên tất cả sống hết mình vì những người thân yêu. Sẽ luôn có những người cảm phục Khiết Du vì cô chính là một trái tim không bao giờ gục ngã...

Ngọc Ánh

Ngày đăng: 12/03/2016
Người đăng: ngocanh dang
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Henry Ford - studying and soul quote
 

Bất kỳ ai dừng học tập đều già, dù anh ta ở tuổi hai mươi hay tám mươi. Bất kỳ ai đang học tập đều trẻ. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là giữ tâm hồn bạn trẻ trung

by Henry Ford

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage