Gửi bài:

Cỗ sạch

Bảnh mắt tôi đã trở dậy, khăn áo chỉnh tề rồi mới dưỡn dẹo phóng xe lên đầu phố làm bát bún chó. Món khoái khẩu của tôi cùng mấy tay bợm nhậu đồng niên sau mỗi kỳ bố thưởng, mẹ lương dập dìu dạm ngõ.

***

Khánh thành từ đường họ, trong danh sách dài dằng dặc nhi nhít chữ không khác nào tờ sớ của Táo Quân cuối năm lên chầu Ngọc Hoàng những người phải đóng suất đinh, tên tôi nằm chễm chệ ngay trên trang nhất. Vì thế đương nhiên không thể thiếu trong ngày xé ruy băng.

Tờ giấy mời được đánh bằng văn bản gửi theo đường công văn hẳn hoi chứ không phải dạng lìu tìu con cháu mà mời mồm hay bắn tin đâu nhé! Thế mới biết trong dòng tộc mình cũng được xếp vào loại có sừng có mỏ.

Bảnh mắt tôi đã trở dậy, khăn áo chỉnh tề rồi mới dưỡn dẹo phóng xe lên đầu phố làm bát bún chó. Món khoái khẩu của tôi cùng mấy tay bợm nhậu đồng niên sau mỗi kỳ bố thưởng, mẹ lương dập dìu dạm ngõ.

Một tô nóng hổi thơm phưng phức được tay chủ quán đon đả bưng ra miệng cười hềnh hệch như kiểu địa chủ được mùa. Chẳng biết có phải do đói quá không mà món bún chó hôm nay ngon đến lạ, hương vị nồng nàn, mát ngọt đến giọt cuối cùng, cắn miếng nào là thanh cao miếng ấy. Thật xứng đồng tiền bát gạo.

Dư âm của nó vẫn còn quyến luyến mãi cho tới tận lúc tôi vi vu chiếc xe cà khổ trên đường. Cứ chốc chốc tôi lại phả hơi vào trong chiếc mũ bảo hiểm loại trùm kín đầu giống như người ta hà hơi thổi ngạt sơ cứu bệnh nhân vậy. Mùi mắm tôm trộn lẫn xả, riềng quyến rũ vô cùng đặc trưng.

co-sach

Đang còn ngây ngất chợt nghe trong bụng cồn cào, thi thoảng lại cuộn lên sôi ùng ục, đau nhói. Mà đau bụng thôi đã đành, khốn nạn nhất là cái kẻ tiểu nhân giấu mặt mang tên Tào Tháo mặc sức dày vò làm lu mờ cả lương tri người quân tử chẳng khác nào hành xác.

Toàn thân tôi run bần bật, mồ hôi mẹ mồ hôi con hò nhau túa ra ròng ròng ướt đẫm cả lưng áo. Xoay xở, vặn vẹo đủ mọi tư thế cũng chẳng ăn thua. Tôi phải năm lần, bẩy lượt hóp bụng lại, người giật lên đùng đùng mà nó nào có chịu tha cho.

Hai bên đường phố rộn ràng người xe qua lại chật như nêm cối, mắt tôi nhòe cả đi nhưng vẫn cố đảo như chuột ngày mà không thể tìm đâu ra một nhà vệ sinh công cộng. Ai trong cảnh ấy mới biết, thống khổ vô cùng vô tận.

Kia rồi! Xa xa trong ngõ vắng có một lùm cây, sung sướng nhất là khi phát hiện không thấy bóng người lai vãng. Tôi gò lưng, vít ga mặc mẹ cả thể diện vứt cái xe máy đánh huỵch chỏng chơ giữa đường, ba chân bốn cẳng phi vào với tộc độ cũng phải ngang ngửa U Xơ Bôn siêu vận động viên vô địch nước rút thế giới.

Quần còn chưa kịp tụt mọi thứ bì ổi, dơ dáy nhất trong cơ thể đã oàm oạp tuôn ra. Cảm giác thì thôi rồi, nhẹ nhõm, bay bổng, nâng nâng đến tận mây xanh. Ở đó tôi mới ngộ ra một chân lý được xếp vào hàng kinh điển. Đến Sít Tốp Cu Lông chẳng may phát hiện ra Châu Mỹ cũng chỉ tương đương mức ấy thôi. Đó là quần chun ngoài tiện ích lúc "hành sự" ra thì đối với việc đi đường dài cũng vô cùng đắc lợi.

Tưởng đâu màn thoát xác thần kỳ đã êm thấm, vừa lên xe đi được một đoạn bụng lại sôi ùng ục. "Quái lạ hốc phải Cóc đột tử ba năm cũng đâu đến nỗi thế!" Tôi tự nhủ rồi cố sống cố chết rồ ga phóng thẳng đến đoạn cánh đồng hoang vắng phía trước. Lần nữa lại phải hùng hục phi vào chỗ kín đáo nhất để giải quyết nỗi bức bối vô cùng tế nhị.

Suốt cả hành trình dài tôi cứ như thể đánh vật với bản thân, hơn chục lần dáo dác sục tìm bụi le, ngõ vắng và tôi tự thề thốt với bản thân rằng từ nay xin tởm mặt cái quán bún chó ấy đến già.

Mặt trời đứng bóng cao quá đỉnh đầu tôi mới mò về đến đình làng, chưa kịp bước chân vào cổng đã thấy bên trong nhốn nháo, bát đũa va vào nhau loảng xoảng. Vừa mệt, vừa lả đi vì mất nước ấy vậy mà đâu đã được yên thân. Mấy cụ bằng vai phải lứa râu bạc phênh phếch dài quá rốn cứ lao ra quàng vai bá cổ, vồ vập ông khách phương xa quý hóa. Chỉ riêng màn giới thiệu thôi cũng khiến tôi mờ mắt, đầu gật như bổ củi. Tôi xin thề với nụ cười méo xệch của bản thân là chẳng nhớ tay đếch nào vào tay đếch nào cả. Sao tự nhiên lúc ấy tôi kì thị cái màn chào hỏi nặng tính xã giao ấy đến thế. Đói bỏ mẹ đi chào mới chả hỏi sôi hết cả tiết.

Đến lúc người nhũn như chi chi tưởng như sắp chết đến nơi thì được xếp vào mâm của các bậc bề trên dù đã full chỗ trống. Phải tới hai cụ xốc nách hai bên giả lả ngọt mời chừng nghe quan trọng lắm.

Nhìn chiếu tiệc mà tôi suýt ngất, cỗ bàn thế đếch nào cả một mâm trắng phau phau độc có một nồi xôi nếp với đĩa muối trắng. "Mọe mỗi đầu người đóng hơn một triệu bạc mà bắt ăn uống kham khổ thế này thì sống thế đéo nào được." Tôi đảo điên suy nghĩ định bụng hỏi xong may thay kiềm chế được. Dù sao mình cũng là khách phải giữ chút thể diện cho đội chủ nhà. Chẳng ai đi ăn cỗ mà lại hạch sách gia chủ về thực đơn cả.

Lạ một điều là mấy lão cùng mâm răng lợi cái còn cái mất thoăn thoắt bốc xôi rồi cho vào mồm nhai bỏm bẻm chừng nghe hân hoan lắm chẳng thấy ca thán gì. Thôi thì đéo mẹ thà có có còn hơn không, hết hơi đến nơi rồi còn kén cá chọn canh gì nữa. Hòa chung không khí tưng bừng phấn khởi của cả dòng họ tôi cũng hì hục bốc xôi để đập tan cơn đói, thắc mắc hậu xét.

Đang chim chim nắm xôi thứ mười tám toan chấm vào đĩa muối chợt thấy một tay người khô đét, da dẻ bủng beo, mặt tái như đít nhái hăm hở cầm chai rượu đi đến hớn hở cười nói.

"Con kính ông trẻ ba ly liên tục."

"Cụ... Cụ... Là ai mà cháu chưa nhận ra nhỉ?" Tôi thắc mắc.

Tay ngồi cạnh vội vắt chòm râu lên vai quay sang rối rít phân trần.

"Ấy chết bác không nhận ra ư? Đây là cu Nện con thằng Xã cháu ông Giao nhà ở xóm trong. Hồi bác còn đang bế ngửa nó vẫn thường sang cõng đi chơi đấy thôi."

Nghe xong tôi giật thót mình cười giả lả vội vàng chữa ngượng.

"Thôi chết mày ăn uống kham khổ thế nào mà mặt nhăn như quả Táo Tàu khiến ông trẻ không nhận ra cũng phải. Thôi ngồi xuống đây!"

Tôi kéo nó ngồi xuống xong để chắc ăn chốc chốc lại liếc trộm sang xem có phải đúng cháu mình không. Cứ nhìn cái dây chuyền to bằng ngón chân cái vàng chóe như sợi xích chó treo trên cổ nó lại đoán không thể nào mà do đói khát ăn uống kham khổ được. Vậy thì chắc chắn chỉ có bệnh tật mới sinh ra bủng beo lử khử như thế.

"Mày bị đái tháo đường phải ăn kiêng à con?" Tôi chợt hỏi

Nó cười sằng sặc rồi mời tôi ba chén liên tục, vừa uống vừa hỉ hả.

"Con vừa đi khám tổng thể rồi! Người không hề mắc một chứng bệnh nan y nào cả. Ông bảo thế có khoái không! Hê hê..."

Tôi định hỏi thêm nhưng nghĩ lại đành thôi kệ mẹ nó, phúc nhà nó thì nó hưởng chứ mình được sái đếch gì đâu. Chợt nhìn thấy nồi xôi nếp đang cạn dần tôi ghé sát tai nó thủ thỉ.

"Cu Nện này! Họ mình dạo này làm ăn bết bát lắm hả con?"

"Sao ông trẻ lại gở mồm nói thế!" Nó thốt lên.

"Mẹ tao cứ nhìn mâm xôi là biết. Cỗ bàn kiểu đéo gì thế này." Tôi cằn nhằn.

Cu Nện cười sằng sặc, cười điên đảo thần cuồng xong mới tỉ tê mà rằng.

"Không phải riêng họ nhà ta đâu, cả làng này đều thế. Làng mình càng lúc càng làm ăn khấm khá, chăn nuôi trồng trọt luôn đứng nhất toàn Vịnh Bắc Bộ xong vì sợ chết mà không dám ăn."

"Sợ chết? Ăn mà chết cái nỗi gì." Tôi thốt lên.

Thằng cháu giơ một ngón tay lên mồm ra giấu trật tự rồi nó kể tiếp.

"Ông trẻ không biết rồi! Làng ta chăn nuôi nhưng để nâng cao sản lượng toàn tiêm thuốc tăng trọng vào gia súc gia cầm, lợn siêu nạc con nào con nấy sáu múi như tập Gym. Ngày trước một vụ rau phải trồng đến mấy tháng giờ cứ gieo xuống rồi phun hóa chất ba ngày đã xanh um."

Tôi nghe mà toàn thân nổi da gà, cảm giác gai gai rất khó tả. Rồi nó thủng thẳng kể tiếp.

"Ông trẻ nghĩ mà xem. Người ta không biết mới ăn, mình làm ra ngu gì mà đi ăn mấy thứ chết chóc ấy. Đấy như làng bên kìa, không chịu được kham khổ ăn bừa ăn bãi vào giờ mồ mả trắng đồng. Nghe đâu vừa rồi còn đoạt danh hiệu Làng Ung Thư đứng đầu toàn quốc đấy!"

"À ra thế!" Giờ thì tôi mới biết, mấy lần toàn gặp thằng cha chủ quán bún chó ở gánh xôi đầu phố. Hỏi thì nó liếng thoắng là đổi bữa chứ ăn nhiều thịt chó ngán quá. Ngán cái mả bố nhà nó, nó làm ra nó biết nên làm gì dám ăn nữa.

Giờ để ý kỹ mới thấy dòng họ ai cũng lẻo khẻo như người sắp ngã mà vòng xuyến, vàng vọt đeo tễ cả cổ chứng tỏ là ăn nên làm ra chứ có phải đói kém đếch đâu. Thôi thà dật dờ kiểu thế nhưng không bệnh tật chứ phương phi béo tốt như mấy người thành phố rồi tùng phèng không biết lúc nào.

"Này thế các cơ quan chức năng không xuống kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ah?" Tôi kéo thằng cháu gặng hỏi.

Nó cười hì hì thản nhiên đáp.

"Gớm ông trẻ tưởng tự nhiên mà người ta để yên cho đấy. Cái gì cũng có giá của nó hết."

Tôi nghe nó nói mà tái mặt, giờ đít Nhái nhìn thấy mặt tôi cũng phải chào thua.

Câu chuyện giữa tôi và nó bị xen ngang bởi tay trưởng tộc. Lão ta trịnh trọng mời tôi cuối tháng này về dự lễ tuyên dương đón nhận danh hiệu Làng Văn Hóa. Nghe mà thấy xót xa.

"NGƯỜI VIỆT ĐANG ĂN ĐỂ... CHẾT" câu nói ấy cần biết bao thế hệ phải nằm xuống mới rũ bỏ được đây???

Ngày đăng: 05/04/2016
Người đăng: Nam Ucit
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Nấm Linh Chi khô Điện Biên
love somebody
 

 

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage