Gửi bài:

Tôi muốn viết

"Bạn thân mến, cuộc sống đôi khi khiến chúng ta tự sa chân vào những ngã rẻ lúc nào không hay, nhưng bạn hãy thật sáng suốt và đầy lí trí để tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình và hãy nhớ, gia đình, bạn bè luôn là chỗ dựa tin thần, là sức mạnh giúp ta vược qua mọi sống gió!"

***

Tiếng dế ri rả ở cái miền quê nghèo nàn, heo hút, lúc ban đêm này thực khiến người ta nao lòng. Đã bao nhiêu lần tôi tự ước ao mình thế này, được nghe lại những âm thanh đồng quê quen thuộc, nhưng đó là khi trên Thành Phố! Lúc đối mặt cùng cuộc sống nhộp nhịp, xô bồ, tôi mới thực nhớ đến quê hương, nhớ một chốn yên bình như sự cứu rỗi cần thiết, và như, cần phải có cái để nhớ.

Chuyến xe khách xuôi miền về Tây khởi hành lúc sáu giờ sáng, cái giờ mà Thành Phố Hồ Chí Minh đang trở mình thức giấc. Những làn sương lờ mờ ẩn hiện sau những hàng cây, mà theo tôi, tên của chúng không nằm trong từ điển của mình.

toi-muon-viet

Nhà xe này làm ăn có vẻ phát đạt, chỉ nghe tên thôi cũng biết, "Long Thành". Tôi bước lên xe, ngồi cạnh một thanh niên quần sooc ngắn, áo sơ mi sọc, với bộ mặt còn ngáy ngủ đang mần mò gì đó trên điện thoại.

Hầu hết bà con ở quê tôi điều đi chuyến xe này. Những năm về quê ăn tết, tôi điều gặp một hoặc hai người quen. Nhưng năm nay tôi về muộn so với mọi năm, phần để tránh mặt những người bà con xa gần xóm, phần muốn mình yên tĩnh ngấm nhìn cảnh sắc khi xe bon bon trên đường, qua những cánh đồng lúa nước, những dặm trăm bầu già cặp mé đường còn sống sót sau những đợt thi công.

Quê tôi ở Vĩnh Long, miền đất nhiều trái cây, cũng như sông ngòi chằng chịt, nhưng đó là thuở xưa, cái hồi mà tôi còn bé lắm. Hay chạy lon ton ra đồng mỗi khi đến mùa gặt, gió phả vào tóc mền mại khiến tôi thấy thoải mái dì đâu. Bọn nhỏ chúng tôi hay í ới gọi tên nhau chỉ để cười, túm tụm chạy qua, chạy lại, mỗi khi có dịp nghỉ tay. Bởi chúng tôi còn phải vác lúa đến máy tuốt, rồi đứng đấy giúp mẹ "phành bao" , đợi sai vặt.

Xong mùa gặt, bọn nhỏ chúng tôi kéo nhau lấy rỗ, lấy thau, ra ruộng tìm cua, bắt óc, tác đìa trũng. Mỗi lần như thế lại hè nhau đốt rơm nướng cá. Mùi cá chín khen khét hoà với đất sình phù sa, khiến vị thịt ngọt đến tận đâu. Nhưng vẫn chưa hả hê bằng tép nướng, tép phải xỉa qua mình bằng cọng lá dừa, rồi đưa vào lửa rơm đang hừng hựt cháy, đợi một xíu có mùi khen khét thì lấy ra, bấy giờ cọng dừa đã quéo lại và tép thì ngã màu ăn được, thơm đến tận dạ dày.

Trong lúc nhâm nhi, bọn nhỏ chúng tôi ngồi bệt xuống ruộng kể nhau nghe những chuyện gia đình, chuyện bài tập và cả chuyện chơi đùa. Hỏi nhau đủ thứ về các trò chơi xem đến mùa đá banh, thả diều chưa.

Lát sau thì mỗi đứa một góc, mắt dõi lên theo một bầu trời riêng, một suy nghĩ riêng. Mây trôi la đà, gió thổi đung đưa những nhánh trăm bầu, rồi lân la qua hàng đừa khiến lá xào xạc, bọn tôi ngã lưng trên bãi rơm chất đống mà nhìn lên khoảng không.

Bỗng có đứa chợt nói.

- Mai mốt tao muốn làm thợ sửa xe, tao muốn sửa xe cho ba tao đi kéo lúa. Mỗi bận xe hư, ba tao phải vác trên vai từng bao lúa nặng, khi về thấy ba thở gấp, tao biết vai Ba nhức mỏi lắm, nhưng phải gắng gượng để có tiền lo cho anh em tao ăn học. Tao thương Ba! - Tôi nghe giọng thằng Tình nghèn nghẹn.

- Tao muốn làm bác sĩ. - Con Trâm chợt nói.

- Tao làm bác sĩ để chữa bệnh cho má, mỗi bận má lên cơn đau, mặt bà nhăn nhó nhưng cố giấu, bà chạy vội ra thềm ba để Ba và tao không thấy. Tao biết má đau dữ nên núp sau cửa lén nhìn, nghe tiếng má lầm rầm. "Ông trời ơi! Gắng cho sống nuôi con thêm vài năm, có chết cũng được! Khổ thân con tôi".

- Còn tao! Thằng Khánh nói thật to. Nhưng sau đó chẳng nghe nó nói gì thêm. Nó đứng khoanh tay vẻ oai vệ, mắt đâm đâm về phía nhìn nhà ông Chín Mân, giàu có nhất vùng.

- Mày làm sao? - Con Trâm hỏi.

- Tao sẽ kiếm thực nhiều tiền, tao không muốn nghèo, cũng không ước mơ gì hết! Tao chỉ muốn kiếm tiền để người ta khỏi khi dễ Ba Má tao. Người giàu thường khi dễ người nghèo, sau này tao giàu, tao sẽ không khi dễ ai, tao muốn giúp đỡ những người nghèo như Ba, như Má tao, khi con họ bệnh phải vay mượn, cầu khẩn người khác, nhưng đổi lại chỉ là cái nhìn thờ ơ, lạnh nhạt. - Tôi thấy một sự gì đầy nghị lực trong đôi mắt đen của nó, nó khiến tôi tin thể nào nó cũng làm được.

- Còn mày. Duy!

Những ánh mắt đổ dồn về phía tôi, tò mò. Tôi ậm ừ, nhìn mây trời lãng vãng trên cao, những áng mây bay thực tự do và yên bình, niếu như không hoá thành những cơn bão táp dữ dội.

Ngọn gió nào khẽ lây mái tóc, tôi lắc đầu... tao vẫn chưa biết...!

Những năm sau đó bọn nhỏ chúng tôi ngày một lớn, nên cũng ít gặp nhau hơn. Bọn tôi lao đầu vào học, học quên ngày tháng.

Trong một lần đi xa, Mẹ tôi phát hiện mình bị chứng úng thư vú, căn bệnh lấy đi sự kiêu hãnh của phụ nữ và vắt kiệt tiền tài, sức khoẻ của bà. Cha tôi bắt đầu bê tha và hay đàn đúm với các bạn "đề" lắm.

Miệng ông vẫn hay nói là để có tiền cho mẹ mày chửa bệnh chứ thực ông nghiện ngày một nặng. Đất đai nhà tôi bị cắt xén bán dần, bán mòn nên ngày một thu hẹp, một phần cũng do sự buông thả của ông và bệnh tình của mẹ nên rất tốn kém.

Sự đời dường như không ưu ái cho bất kỳ ai, kể cả người nghèo. Cha tôi thực sự đổ đốn, ông bắt đầu đi lại với những người đàn bà sồn sồn lúc xưa ông biết, nghe đâu hồi trước khi lấy Má ông từng "chung chạ" với một phụ nữ và có con hiện đã lớn. Một thời gian sau để trả lời cho lời đồn thổi, ông "phủi đít" ra đi để lại mẹ con tôi trong mái nhà lá lxụp xệ, tàn tạ.

Mẹ gần như đổ gục dưới chân giường, bà chỉ biết khóc và trách cứ đức ông chồng bội bạc, ngoài ra chẳng thể làm gì. Cái ý định bỏ học nhen nhóm trong tôi từng ngày, rồi sự đó cũng đến! Đốt sách và tất cả những kỷ niệm chôn vùi dưới đóng tro tàn, con người hoạt bát, hạnh tiến ngày nào của tôi ưu tư, trầm lặng hơn. Tôi bắt đầu những ngày liêu lỏng đầu tiên của cuộc đời, tụ tập với những đứa phá gia chi tử, kể cả với hạn đầu trộm đuôi cắp. Tôi bắt đầu những cuộc chơi đêm hoang dại, cái tuổi mười bốn cạn nghĩ khiến tôi đắm mình vào thế giới ảo cùng những trò chơi nhiều sức hút mà không hay chòm xóm nói gì sau lưng. – "Cái thằng không cha, lại nghèo khổ mà không biết thân"

Mỗi lần nghe ai nói về tôi, mẹ điều khóc, nhưng những giọt nước mắt của bà không ngăn được sự nghiện game trong tôi. Mẹ tôi bất lực khuyên răng dưới mọi hình thức, dù là mắng chửi, hay nhẹ nhàng. Rồi bà mẹ tôi im lặng - ở nhà, nằm đó trên chiếc giường ộp ẹp mà thở dài, khóc than và thức trắng, đau khổ và oán trách!

Ăn bữa đói, bữa no nhưng tôi vẫn có cách tìm ra đồng tiền cho bản thân, bằng nhiều chiêu trò trộm cắp vặt – và chỉ chịu dừng lại khi đã bị người ta bắt trói. Họ biết gia đình tôi nghèo mạt khổ sở lắm nên tha cho và chỉ khinh khỉnh - bàn tán.

Mẹ tôi uất nghẹn tưởng muốn chết cho xong, hết cha đến con, nhưng tình mẫu tử đã níu bà lại khi tôi quỳ dưới chân giường xin sự tha thứ. Cái cảnh tượng hai mẹ con khốn nạn ôm nhau khóc trong căn nhà tồi tàn lúc ban chiều - thực, tôi không biết tả thế nào cho đúng

Qua việc đó tôi bắt đầu đi làm. Sau một thời gian thì mẹ tôi dần khoẻ bệnh, thật diệu kỳ và cũng lắm trần ai. Tôi cầm đồng lương đầu tiên về chìa cho bà, bà má tôi đưa đôi bàn xương xẩu, rung rung, ôm lấy tôi vào lòng mà nghẹn ngào. Trong cái ngôi nhà tàn tạ những lá vụn nát được che bằng tấm mũ màu ve chai đó, tôi đón cái xuân đầu tiên trong vui sướng.

- Đến Mỹ Thuận rồi.

Tiếng nói chuyện điện thoại của anh chàng thanh niên kế bên tai kéo tôi về với hiện tại. À! Thì ra mãi suy nghĩ mà tôi không nhận ra xe đã đến Mỹ Thuận rồi. Tôi đưa mắt ngắm nhìn xung quanh.

Đằng xa hai bên bờ là những khúm dừa nước trải, từ trên nhìn lòng sông những chiếc ghe tàu ì ạch nối đuôi nhau như những con gián nhỏ. Người đi xe gắn máy đậu lại hai bên thành cầu ngơi nghỉ, họ ngấm cảnh, chụp ảnh và ăn uống rất mất mỹ quan.

Chợt tôi tự hỏi, liệu những người kia có ai từng giống tôi không???

Một đoạn nữa là đến quê, tôi nôn nao bồn chồn trên ghế niệm, không phải nôn về lại quê hương, hay cái sự gặp lại Mẹ tôi. Mà một niềm thương cảm, xen lẫn vui sướng khi được nhìn thấy quê hương đổi mới. Những ngôi nhà lá xát xơ ngày nào đã được người ta xây cất khang trang, đường xá không còn sình lầy mà thay vào đó là đường nhựa, xe cộ lưu thông thoải mái mà không phải sợ những bận trời mưa, quê tôi đã vươn mình lên nông thôn mới, một bộ mặt mới. Tôi thương cảm là do thấy những tấm át-phích treo dững khẩu hiệu "phông chống ma tuý và các tệ nạn khác" không biết rồi đây cái khói thuốc đó sẽ giết bao nhiêu giới trẻ lầm đường lạc lối ở đây. Tự dưng tôi vui cho cả tôi, bỡi lẽ tôi bây giờ đã không còn là thằng "cô hồn" mà làng xóm vẫn hay gọi. Tôi bắt đầu tìm đến sách vở năm mười sáu tuổi. Lúc nhỏ đi học tuy không giỏi văn nhưng tôi thích đọc và thích viết "tào lao" lắm. Các bài tập làm văn lúc nào cũng đạt được điểm khá, có một lần cô giáo chấm bài và nói.

- Tôi cho em điểm mười này là để động viên em cố gắng phát huy cho những bài sau này, em biết không.

Nhưng tôi thực phụ lòng cô và bạn bè. Bạn bè, ngần ấy năm mỗi khi nhà tôi cố lẫn tránh tất cả, nép mình trong nhà để khỏi phải đối mặt với thằng Tình, con Trâm, thằng Khánh. Tôi thực không còn mặt mũi nào gặp lại tụi nó vì những chuyện lúc trước của tôi, bỏ học và sinh tật. Tuy những việc đó đã qua đi rất lâu, cũng gần chục năm rồi, nhưng mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn xấu hổ và không dám nhìn ai. Năm nào cũng thế, tôi bắt mình ru rú trong nhà đọc sách, viết nhật ký đến mùng năm lại khăn gói đi làm trước Mẹ tôi một ngày.

Chưa nói với bạn, Mẹ tôi đã khoẻ bệnh hiện đang may đồ ở TPHCM, nhưng tầm sáu tháng bà vẫn phải tái khám để theo dõi.

Nắng gió Miền quê xoắn lấy tôi bằng một thứ tình cảm quá hồi hởi, tôi bước xuống xe cảm nhận ánh nắng gay gắt đâm lấy da thịt, những làn gió nóng kéo theo bụi đường chào hỏi kẻ miền xa về lại quê hương bằng một đợt tung bụi quá đầu. Bụng vẫn bồn chồn không yên, tôi bắt xe buýt về nhà, ngôi nhà lá của tôi cửa mở toan. Cánh cửa sơn xanh nhếch nhác khiến ngôi nhà cũng rụt rè không kém, thật đáng một cặp.

Chắc Mẹ tôi đã về, bà vẫn hay mở toan cửa trong khi tôi thì thích đóng cửa nằm im trong nhà hơn. Tôi sửa lại balô trên vai bước vào nhà. Điều điều tiên nện vào ra mắt tôi là Ba đứa trạc tuổi đang ngồi cười nói bên chiến bàn dài sơn màu gỗ liêm mà lũ mọt đã xâu xé lỗ chỗ, tay đặt lên trên. Nghe tiếng chân ba cái đầu quay ra nhìn, rồi tất cả im lặng. Trong một phút, tôi như chết đứng tại chỗ.

- Trâm! Khánh! Tình!. Ba đứa bạn thân thuở bé đứng lên cùng đi về phía tôi. Thằng Khánh kiêu lên vui mừng.

- A. Duy! Mày... mày về rồi!!! Như bao cuộc gặp gỡ khác, chúng tôi ôm lấy nhau, mừng mừng tuổi tuổi. Tuy không phải sau mấy chục năm gặp gỡ như một kiếp người, nhưng chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên ở Miền Tây sông nước vẫn giữ với nhau một tình bạn như thuở đầu, dầu cuộc đời có khiến bao sóng gió vùi dập.

Tôi giờ đây, ngay lúc này mới hiểu được sự cao cả của tình bạn mà không thể một sớm một chiều hiểu được, niếu ta không có được những người bạn thực sự. Tôi không còn bị cái mặc cảm đeo đám, mà trong tôi chỉ còn những niềm hạnh phúc, những ký ức tuổi thơ ngày nào tràn về... kèm theo đó một bình bạn thiêng liêng đã gắng kết bốn chúng tôi lại với nhau.

Đứng trước cái nơi hôm nào mà tụi bạn đã thổ lộ ước mơ của mình. Nhìn mây trời trắng xanh, gió lây mặt nước gợn sóng lăn tăn, gió phả vào mặt tôi một luồng sinh khí tràn đầy niềm vui, niềm hy vọng tưởng chừng đã bị cái nghiệt ngã của cuộc sống dập tắt, tôi nói trong lúc ba đứa bạn nhìn tôi mỉm cười.

- Tao muốn viết văn!!!!

"Bạn thân mến, cuộc sống đôi khi khiến chúng ta tự sa chân vào những ngã rẻ lúc nào không hay, nhưng bạn hãy thật sáng suốt và đầy lí trí để tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình và hãy nhớ, gia đình, bạn bè luôn là chỗ dựa tin thần, là sức mạnh giúp ta vược qua mọi sống gió!"

Vĩnh Long - mùng 9 tết âm lịch.

Ngày đăng: 08/04/2016
Người đăng: Nguyễn Duy
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Gia vị người Thái Tây Bắc
SteveJobs nói về con người
 

Nếu bạn muốn sống một cuộc đời theo cách sáng tạo, như một nghệ sỹ, bạn đừng nhìn lại quá khứ quá nhiều. Bạn phải sẵn lòng vứt bỏ tất cả những gì bạn đã làm, những kiểu con người mà bạn đã từng thể hiện

Steve Jobs

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage