Gửi bài:

Chuyện

- Nó cứ khóc mãi sao em – Người bên phòng trọ chán nản nhìn chị mà hỏi.

- Em cũng không biết sao. Nó trọ trẹ hoài! – Chị cố tỏ vẻ thân thiện. Nhưng dường như người ta không muốn vây. Bởi gần tháng nay, ai cũng như bị tra tấn. Ban đầu người ta đi làm về, thấy nó khóc tợn. Ai cũng thương, cũng "vỗ về" chút ít. Có người làm mặt dữ doạ nó nín, người ân cần hỏi han, có người còn cho cả đồ chơi, đồ ăn. Vậy mà nó cứ khóc. Khóc mãi đâm ra nhàm. Nhưng nhàm thôi chưa là gì. Nhàm mà phiền, ấy mới chết.

***

chuyen

Dãi trọ này có 7 phòng hết thảy. Hai người dọn đến cũng được hai năm. Phòng chị nằm giữa. Chồng đi làm hồ, chị sanh rồi quanh quẩn ở nhà nuôi con. Nghe đâu hai người ở quê cũng nghèo, mà gia đình hai bên cũng nghèo nên không bên nào đỡ đần được thằng bé. Số phận "túp liều tranh" tưởng như đầm ấm, hạnh phúc. Có trẻ thơ, có tình yêu. Nhưng khốn nổi, đó là sự thi vị phù phiếm của những tay thi sĩ chán đời mưu cầu hạnh phúc. Hay một nhà lương tâm trữ tình muốn an ủi những đôi vợ chồng cơ hàn. Chứ đời sống thực tiễn khắc khổ trăm bề. Anh chồng quần quật cả ngày quần áo lem luốt, đầu bù tóc rối mới được "ba cọc ba đồng" không đủ mua sữa cho con. Đã vậy còn tiền nhà, tiền ăn, tiền thuốc men khi nó ốm đau. Sanh ra trong thời này, sống sót được là cả một vấn đề chứ chẳng giỡn! Bởi chưa lúc nào mà đạo đức suy đồi, con người lãnh đạm với con người như bây giờ. Tất cả điều say mê, điều theo đuổi những thứ vật chất tầm thường. Chẳng ai đâu để ý đến đời tư, đến chung quanh mà chia sẽ, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau. Có những thứ đó chăng thì nó cũng trên mạng xã hội. Một mạng lưới nhơ nhuốc với đủ hạn người, đủ thành phần ngày đêm.

Dẫu được tiêm thuốc rồi mà nó vẫn không đỡ. Hỏi bị gì chị chỉ lắc đầu nhìn thằng bé đang im đôi mắt trong tay. Nhìn mặt chị người ta thấy được vẻ than thản, một tình yêu vô hạn giành cho nó. Chị du dương: "Ngủ đi con, ngủ cho ngoan đi con".

Nhựng khi dậy nó vẫn khóc. Nó bạo khóc đến mức người ta sợ. bốn giờ sáng đã nghe tiếng nó, không ai ngon giấc được. Người ta bực lắm. Và khi người ta bực, người ta cho rằng quyền lợi của mình bị tước đoạt, bị xâm phạm thì người ta đâm ác lạ lùng. Không còn thân thiện, không còn cái gọi là tình người nữa.

Ban đầu người ta nhăn nhó, miệng tặc lưỡi "chít chít", thở dài hay cố ý lục đục để mẹ nó nghe mà có cách hãm cơn khóc của con mọn. Rồi người ta nói đổng lên: "Khuya rồi không để ai ngủ. Sáng còn đi làm chứ rãnh như mấy ông mấy bà chắc". Không hả, người chửi thầm: "Đồ thứ con dại, chết oách cho đỡ".

Chị nghe chứ, chị cũng biết mới bốn giờ sáng thôi. Nhưng nó cứ khóc, mặc Chị cứ nâng niu, nựng nịu nó, dỗ dành, dùng hết mọi cách. Đến độ chị cũng khóc, cũng van nài: "Con ơi! Con nín đi. Nín đi con! Mẹ xin đấy" Nhưng thằng bé vẫn đành đoạn khóc.

Người ta lầm lì với chị đã đành, đằng này chồng cũng thế. Gần đây anh đổ đốn hẳn. Hay say rượu và nói năng lung tung. Anh bảo đời anh xấu số. Anh chửi ông trời khốn nạn đã sinh ra những con người khốn nạn. Anh uống để mửa vào cuộc đời ô uế sự phẩn uất. Ban đầu người ta thấy anh uống rồi ngủ. Bây giờ thì anh chửi, mà chửi bạo lắm. Anh rủa sả tất cả "Từ đời đến người" Rồi anh quay vào mắng mỏ, than thở với con anh đang khóc ré trên tay mẹ: "Con ơi! Con ơi! Mày khốn nạn lắm mới sinh vào nhà này. Sao không chết đi đỡ khổ hả con? Cho đỡ luỵ người chung quanh, hả con? Mày sống đây rồi đời mày cũng nghèo như tao. Cũng vì nghèo nên thiên hạ mới khinh thằng cha mày, con ạ!"

Chị chau mày, ngồi phịch xuống đất khi nghe chồng nói thế. Chị cắn môi, chị đau đớn, khổ sở, rồi chị bật khóc.

- Khốn nạn lắm! Sao lại bảo con như thế? Nó có lỗi gì?

- Lỗi của nó là sanh ra trong một gia đình nghèo. Thời đại này người ta không cho phép mình nghèo, hiểu chưa?

Người ta ái ngại nhìn vợ chồng chị. Hằn học, bực bội, cảm thông và chế giễu. Tất những thứ đó vô tình làm nên sự ti tiện của con người. Khi bị dồn ép, biết mình không còn gì để giữ lại, để bị đánh mất, hạ bệ thì ta không còn là ta nữa. Anh chồng đã bê tha, đã nát rượu thực sự. Làm ngày nào thì tiêu sạch ngày đó. Thằng bé đói sữa cứ khóc liên miên. Nó khóc như người chết cha vậy. Như để biểu lộ rằng. Nó có cha mà như đã chết, cha nó đã lặn xuống đáy xã hội. Đã nhìn thấy những thứ không nên thấy, nhưng lại không đủ sức ngoi lên, không đủ sức để thoát ra sự bẩn thỉu đó. Nên cha nó mắc kẹt, bị vướng lại, bị cái đê tiện nó bám lấy, nó dụ dổ cho thành kẻ chẳng ra gì!

Và thằng bé ấy vẫn khóc. Nó khóc cho sự đau khổ lặng thinh của mẹ nó. Cho số phận người đàn bà tằn tiện, lam lũ, chịu đói rách, chịu sự sỉ vả của thiên hạ mong con hạnh phúc. Những người mẹ. Họ là những nhà lương tâm, những nhà đạo đức thực thụ. Họ nhẫn nại, cam chịu, im lặng, chẳng cam hờn cuộc đời hay than phiền số phận. Họ chỉ biết khóc. Và thằng bé ấy đã nhìn thấy tất cả.

Nó nhìn thấy trần đời này quá đốn mạt theo nhiều cách.

Hôm ấy. Người ta về thì không nghe tiếng nó khóc nữa. Nghĩ mẹ nó gửi về quê cho nội hay ngoại. Thế còn gì bằng. Người ta tươi cười với suy nghĩ đó. Đêm, người ta ngon giấc lắm. Đến sáng không bị quấy rầy. Người ta thở phảo như trút được gánh nặng. Từ nay không phải mất ngủ vì chuyện không đâu. Và người ta dần trở lại con người hơn, người ta có ý muốn thân thiện, muốn tiếp cận để hỏi han chị. Khi người ta đã an nhàn, đã thoả mãn và tin chắc rằng quyền lợi cá nhân của mình không bị xâm lấn, thì người ta tự dưng khác hẳn.

Hôm nay người ta đã cười khi thấy chị ngồi trước hiên nhà trông ra ngoài. Nhưng chị dửng dưng, im lặng. Cái lạnh lùng đó người ta không thích. Người ta muốn mình được đáp trả một cử chỉ bằng một cử chỉ. Người ta, người ta lúc nào cũng chỉ muốn theo ý mình. Lúc nào cũng muốn mình được lợi ích, và lúc nào cũng muốn suôn sẻ. Người ta! Người ta!

Đã gần mười ngày, người ta ngon giấc vì không có thằng bé. Vì anh chồng không bê tha.

Một hôm người ta hỏi chị.

Thằng bé về bên nội hay bên ngoại vậy cô?

Chị vẫn dửng dưng, nhưng có giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má hốc hác, đen nhẻm.

- Chị đáp: "Nó chết rồi".

Đêm đó, người ta gác tay lên trán mà suy nghĩ về cuộc đời, cuộc sống vô thường. Người hối hận, người ta tự trách vì đã thầm cư xử không tốt, đã rủa thầm thằng nhỏ. Nó tội gì? Con nít thì phải khóc, nó phải khóc chứ. Vì nó là con nít kia mà! Người ta đút kết. Người ta lại than thở với lương tâm. Giá như, giá như nó còn sống. Người ta sẽ không than phiền gì.

Nhưng than ôi! Thằng bé đã chết. Chết trên đôi tay gầy trơ xương của mẹ nó. Trước khi chết, nó ngoan ngoãn. Nó không khóc. Như muốn nói rằng: "Mẹ ơi! Con ngoan rồi, con của mẹ ngoan rồi đây"

Mẹ nó một lần nữa đổ quỵ xuống đất. Cha nó ôm lấy vợ, nhìn thằng bé mà xót xa, mà nhói buốt.

- Con ơi! Con ơi!

Ngoài trời gió bật thành tiếng rít. Khung cửa sổ đơn đập vào tường chan chát. Mây đen kéo đến và người ta thấy, mưa.

HCM 4:35

 

Ngày đăng: 18/09/2016
Người đăng: Nguyễn Duy
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

  • Hãy khóc Hãy khóc Sau khi bố tôi mất được ba năm, ông ấy đã đến nhà tôi. So với người cha của tôi, ông ấy tầm thường đến nỗi chẳng có ưu điểm gì đáng...
  • Lấy vợ còn trinh
Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Tôi là Beto
 

Các bậc cao tuổi thường nghĩ chán rồi mới làm. Cũng có thể nghĩ chán rồi chả thèm làm gì hết. Còn ở tuổi của hắn, và của tôi nữa, muốn làm gì là làm ngay. Rồi sau đó mới ngồi ngẫm nghĩ tại sao mình lại làm thế, thường là trong đớn đau và dằn vặt. Để rồi lại quên rất nhanh, thiệt là may. Vì đó là tính bồng bột, người ta nói thế và tôi cũng tin như thế. Cũng như tôi tin rằng đó không chỉ là tính cách của tuổi trẻ, mà còn là phẩm chất của các nhà thơ và các nhà cách mạng

Tôi là Bêtô (Nguyễn Nhật Ánh)

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage