Gửi bài:

Mùa hoa dẩu

"Sự lợi hại hay một trong những điều đáng tự hào không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, thân thế của họ ra sao. Điều quan trọng nhất là khi bạn đang đi chệch hướng hay lạc lối giữa bộn bề cuộc sống bạn gặp được một nhân cách tốt và họ truyền cảm hứng từ những điều tốt đẹp ấy cho bạn. Cuộc sống là không ngừng học hỏi lẫn nhau. Hãy luôn cầu tiến."

***

mua-hoa-dau

Tôi vốn chẳng ưa gì đám chuyên gia, nhất là mấy tay người Mẽo. Thái độ làm việc của bọn họ lúc nào cũng tỏ ra nghiêm nghiêm túc túc. Cái mặt thì hình sự còn hơn cả cảnh sát cơ động của Việt Nam. Vừa rồi tổng thống mới đắc cử Đỗ Nam Trung (Donal Trump) với chính sách đề cao giá trị tự tôn quốc thể, cho nên đám này càng tỏ vẻ khinh khỉnh ra mặt.

Có tay nói với tôi thế này: chúng mày dốt bỏ mẹ ra. Xe trọng tải lớn của chúng tao sản xuất luôn đề cao tính an toàn lên hàng đầu. Hễ mà tắt máy thì có đến 18 chú voi to của Bản Đôn đến kéo cũng không mảy may xê dịch. Ấy vậy mà về đây chúng mày lại chế tạo ra cục sắt bé tí rồi ném vào lốp làm chèn, chống xe trôi rồi bảo như thế mới an toàn. Rồi thì nghiễm nhiên nhận bằng sáng chế nọ, ý tưởng chuyên môn táo bạo kia. Đến cạn lời.

Một tay khác lại phàn nàn như sau: máy móc của chúng tao sản xuất đồng bộ, mọi thứ phải chuẩn quốc tế như thế mới giữ gìn được tuổi thọ. Ấy vậy mà về đây mỗi khi cần sửa chữa, thay thế chúng mày lại thay mẹ nó bằng hàng Tung Của (TQ) vào nhằm cắt xén chi phí, đốt cháy giai đoạn xong cứ suốt ngày gào mồm lên là thiết bị đéo ra gì. Mày cứ thử hình dung xem. Nhà mày có người bị đau tim xong thay mẹ bằng tim lợn vào đấy thử hỏi có tốt không? Tao cũng giống như thằng kia nốt, cũng cạn cmnl rồi đấy!

Đám chuyên gia người Nga thì khác. Bọn họ vẫn với thái độ làm việc cực kỳ nghiêm túc nhưng tính xã giao cởi mở. Mỗi lần nghỉ ngơi chỉ cần nói: Philatop cu nhét xốp thế là chúng tôi cùng vui vẻ ngồi xuống ăn bánh xốp và hút cần Hanabana.

Lần này trong một dịp đi tham quan du lịch mùa lễ hội ở vùng Đông Bắc. Ở đó người ta gọi là Mùa Hoa Dẩu. Đồng hành cùng tôi có thằng cha chuyên gia người nước Lào. Tiến sĩ vật lí toán học địa cầu hẳn hoi chứ đâu phải hạng xoàng xĩnh. Ấy vậy mà hắn lại mộc mạc và chân chất đến không ngờ. Một anh công nhân hạng bét như tôi khi ra đường còn giày nọ, vest kia đầu chuốt keo bóng lọng. Con ruồi nào vô phúc đậu vào trượt chân ngã vập mồm xuống đất chứ chẳng chơi. Ấy thế mà tay này chỉ mặc một chiếc quần vải thô loại rẻ tiền. Cái áo sơ mi thì có thể gặp mua bất cứ nơi đâu trên vỉa hè nom chán ốm.

Gã có đôi mắt thông minh ngời sáng nhưng cái mặt lúc nào cũng tỏ ra ngốc ngốc. Mỗi lần đuối lí lại di di đôi tông xuống đất trông đần thối. Ở nước tôi á, chỉ cần là một anh phó tiến sĩ thôi thì đã oách lắm rồi. Nói có kẻ nghe, đe có đứa sợ. Làm đèo đứa cấp dưới nào dám bắt bẻ. Giả mà có anh nào cứng cứng một tí kiểu gì cũng bị ném thẳng vào mặt câu ngạn ngữ dân gian bất hủ.

"Đcm... Ông cái lí, tôi cạy quyền. Rõ chưa!!!"

Rặt là một đám ăn trên ngồi tróc, chỉ tay năm ngón đút chân gầm bàn. Mình không theo ắt tự đào thải, không làm đã có thằng khác thay thế. Ì xèo cũng chẳng ích gì. Chỉ béo lũ chim lợn được dịp ton hót, hít rắm của đồng đội xong kể thối um. Cạn lời!!!

***

Việt Nam, đất nước của những mùa lễ hội. Bạn có thể bắt gặp lễ hội ở đâu đó bất cứ mùa nào trong năm. Mặc dù đời sống còn hết sức khó khăn, ăn xin nhan nhản và mỗi lúc lại tụt hậu so với thế giới xong đó là văn hóa, là tín ngưỡng dân gian. Mà phàm là những gì thuộc về truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể cần phải được giữ gìn và phát huy theo một cách... Rất có văn hóa.

Bạn sẽ chẳng thể viết hoa Dẩu là loài hoa quái nào. Tôi và anh bạn Lào kia cũng tịt nốt. Nhưng cứ đi rồi sẽ đến. Hãy nghe người dân nơi đó nói gì, nguồn gốc xuất xứ ra sao? Chỉ khi đó mọi thắc mắc sẽ được làm sáng tỏ.

Truyền thuyết kể rằng: ngày xửa ngày xưa, xưa lắm. Đèo biết xưa đến cỡ nào xong tóm lại rất là xưa. Xưa như cái thể người ta biết muối dưa từ củ cải vậy. Ở một vùng núi nọ có nàng Dẩu và chàng Dỉn yêu nhau tha thiết. Ngày đó làm đếch gì đã có khai sinh như bây giờ nên người ta không còn rõ được nguồn gốc tên khai sinh của hai thanh niên kia. Chỉ biết rằng người con gái mỗi khi bị cha mẹ trách phạt thường hay dẩu mỏ lên cãi lại nên có lẽ cái tên ra đời từ đó chăng?

Còn nam thanh niên nọ, ngày ngày lùa voi lên rừng thường ngồi trên chú bạch tượng trắng phau, cà dí sát xuống lưng con đầu đàn. Vừa đi vừa huých huých vào mình voi hô toáng lên "dỉn, dỉn" kiểu như trẻ con dưới xuôi tập xe cút kít vậy. Lâu dần lũ làng quen miệng gọi anh ta là "Ê cu Dỉn, thằng Dỉn!" Cái tên chả biết có nói lên được điều gì không xong vừa đọc đã thấy đau hết cả mồm.

Đám trẻ con ở đó thường hay có câu đồng dao nghe rất hay.

"Yêu nhau thì phải lấy nhau
Lấy nhau thì phải bắc cầu, lội ghe
Đưa nhau đến đoạn gốc tre
Cái thằng khốn nạn nó đè em ra..."

Chàng Dỉn sau ba bẩy hăm mốt lần thề bồi sống chết mới nhận được cái gật đầu của nàng Dẩu giữa đêm hôm giá rét, rủ nhau ra bờ suối... Đập muỗi.

Anh cu Dỉn dĩ nhiên là hăng hái lắm. Mà đã đả động đến chuyện chịch xã giao thì thằng nào chẳng giống thằng nào. Kể cả cỡ như soái ca, kinh qua ba vạn chín nghìn lần đi chăng nữa nhưng lần đầu tiên với gấu mới cũng sốt lên xình xịch.

"Trai thấy của lạ như quạ thấy gà con." Chân lý này luôn đúng. Dẩu sau ngót giờ Tí chuyển sang giờ Tỵ luôn vờ kiên định túm chặt cổ áo, hai bên quần thảo rất hăng. Chỉ tiếc là trong cơn thăng hoa đến cực điểm, mấy nút áo ngực chế bằng rễ sắn đã bị đôi tay đầy táo bạo của Dỉn bật tung ra. Trời mỗi lúc về đêm càng rét như cắt da, cắt thịt xong chẳng hiểu sao Dẩu vẫn thấy trong người nóng ran. Chẳng khác nào kiến đốt đít. Lạ lắm!

Mỗi lần Dỉn chà xiết bàn tay thô nhám lên đôi gò bồng đào Dẩu lại "ơ hờ" rất nhẹ nơi cuống họng. Mắt Dẩu sáng choang, toàn thân căng cứng. Tứ chi ngũ quan hoạt động hết công suất. Kinh mạch bình bịch dập dồn, sóng sau đè sóng trước cứ như thể tẩu hỏa nhập ma đến nơi. Sợ lắm!

Thi thoảng chàng lại tấm tắc "ô mai gút! Hàng chuẩn, hàng chuẩn." Lúc này Dẩu đã mụ đi, hai mắt nhắm nghiền. Móng tay liên tục cào xuống đất nghe roàng roạc làm kinh động lũ rắn rết xung quanh. Bọn chúng dáo dác rủ nhau trốn tiệt.

Ngay lúc cao trào được đẩy lên đỉnh điểm khi chiếc quần thứ năm của Dẩu tuột xuống đầu gối. Dỉn bỗng thấy bụng đau dữ dội. Chợt nhớ lại hồi chiều chắc do tợn miệng mà hốc món Nghóe ôm măng quá đà nên mới xảy ra cơ sự này đây. Gã bí mật quay mặt ra chỗ khác, hà hà hơi vào lòng bàn tay còn thấy tanh lòm liền rối rít giao ước.

"Cái mày nằm đây chờ cái tao một tí nhá! Nhớ phải nằm im thở đều đấy. Tao phải đi giải quyết đại sự đã, không nhanh là chết bỏ bà đến nơi."

Dứt lời chàng ôm bụng chạy biến vào bụi rậm. Dẩu chẳng hiểu mô tê khỉ mẹ gì, xong cứ nhìn vào bản mặt tình lang thấy cực kỳ khẩn trương mới cho rằng ắt hẳn phải dầu sôi, lửa bỏng gì đây. Làm gì có thằng ngu nào, đang lúc xôi thịt phủ phê trước mắt lại bỏ đó mà đi. Nàng yên tâm thả rông chờ đợi, đẫm mình với sương đêm.

Về phần Dỉn. Chàng vừa tốc táo tuột ra được một đống tướng, bèn khấp khởi bò vào. Gần đến nơi lại quặn lên đau nhói buộc phải lao ra. Cứ thế cả đêm, chạy đi chạy lại đến mười mấy lượt. Mãi tờ mờ sáng thấy cái bụng đã yên yên cũng là lúc mệt phờ, đầu tóc rũ rượi. Chàng thất thểu tìm về nơi giao ước thì hỡi ôi... Dẩu đã cứng đờ lúc nào chẳng rõ.

Quá đau xót và tiếc thương cho một bông hoa rừng hương sắc còn chưa một lần khai nhụy. Dỉn nằm đè lên trên trong tư thế úp thìa hòng truyền chút sinh khí cuối cùng cho người yêu. Nguyện ước khi nàng chết đi cũng không phải biến thành con ma rét.

Nửa tháng sau lũ làng tìm thấy đôi trai gái tím ngắt phơi xác bên bờ suối. Chỗ Dẩu nằm mọc lên những bông hoa li ti màu tím biếc. Có lẽ do hợp với thổ nhưỡng nên chẳng phải phân do, tưới tắm gì hoa cứ thế lây lan thành khóm, lên bụi rồi thành rừng bạt ngàn hoa tím. Sự tích Mùa Hoa Dẩu bắt nguồn từ đó.

* * *

Có một sự rất lạ là đám đàn ông từng đi lễ hội hoa, khi trở về lại cấm thấy tay nào đả động đến hoa hoét. Thứ mà được thiên hạ đồn mồm, rỉ tai nhau chính là "sự tích" về các cô gái.

Bọn họ thủ thỉ với nhau rằng: gái gú trên đó còn chất phác lắm. Mộc mạc như cây sim, cây sú trên rừng. Cô nào cô nấy chân to như chân Gấu. Cơ bắp cuồn cuộn khác hẳn con gái dưới xuôi. Đặc trưng nhất chính là nước da, nâu nâu kiểu da bò, càng tò mò càng muốn khám phá. Chẳng bù cho mấy nàng tiểu thư, công chúa đồng bằng. Cứ 10 cô thì có đến quá nửa bủng beo, trắng bệch do hệ lụy từ hóa mỹ phẩm. Một khi đã dùng dưỡng thể tắm trắng thì phải lệ thuộc vào nó. Cấm cởi trần thả rông, tuyệt lông bông tắm nắng. Không tin, bạn cứ đến mấy bãi biển du lịch nổi tiếng như Đồ Sơn, Quất Lâm thì biết. Ban ngày, trên bãi cát, chỉ lố nhố rặt đàn ông là đàn ông. Nhưng ngay khi bóng đêm ập xuống lúc đó mới là khoảnh khắc chị em thi nhau bung lụa. Cách đoạn, cách đoạn lại có một em cởi trần. Cách đoạn, cách đoạn cô kia quên mặc đồ lót. Họ chờ đợi... Tắm sương và nhiều thứ khác.

Anh bạn người Lào, tay khư khư ôm chiếc túi du lịch cũ mèm, vài ba chỗ dán nhấm còn lòi chỉ tua rua, xoăn tít. Tại sao tôi lại biết gã mang quốc tịch Lào? Chỉ đơn giản, ngay chỗ tập trung của cả đoàn, bọn tôi buộc phải điểm danh trước khi leo lên xe.

Gã lên trước, tôi lên sau. Trước khi đặt chân lên bậc đầu tiên còn dáo dác nhìn quanh. Trên xe còn vài ba chỗ trống xong tôi lại có chút gì đó khá hứng thú với nhân vật này. Thứ nhất vì gã là người ngoại quốc duy nhất trên xe. Thứ hai bởi tôi và gã cùng có một điểm chung đó là: Nước Lào cũng giống nước ta, cái cửa là để đi ra đi vào. Nước ta cũng giống nước Lào. Cái cửa là để đi vào, đi ra. Thú vị đấy chứ!

Thứ nữa, nếu có quyền chọn lựa để kết bạn với một anh người Lào và một gã Indonexia đương nhiên tôi sẽ chọn anh người Lào. Dễ hiểu thôi, ai bảo đội bóng nước tôi toàn hoà và thua Indo trong các trận thi đấu chính thức. Mãi vừa rồi mới mở mày, mở mặt thắng ngược dòng trong một trận giao hữu. Cánh báo chí được dịp tung hô lên tận mây xanh. "Nào là chúng ta đã phá dớp, chúng ta có một lứa trẻ xuất chúng, đồng đều cả ba tuyến. Chúng ta đang có một vị thuyền trưởng lỗi lạc tài ba cỡ Shinbat..." Thôi thì các kiểu con đả điểu, đám đông hâm mộ cuồng trong vũ điệu ngất ngây, men say chiến thắng.

Mặc dù gã Indo chẳng làm quái gì nên tội, nên nợ xong vẫn nhận được những cái nhìn kỳ thị, sự hậm hực từ phía những công dân bản quốc. Mà tôi chính là ví dụ điển hình nhất. Đó là một kiểu đánh giá cực kỳ cảm tính mà đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp.

Tôi ngồi phịch xuống chiếc ghế còn trống bên cạnh gã người Lào bằng thái độ kèo trên của tay chủ nhà. Dường như gã chẳng thèm đếm xỉa gì đến hành động đó, chỉ khư khư chiếc túi trong lòng. Mắt nhìn ra phía cửa sổ nom hết sức mông lung.

Trước khi xe chuyển bánh. Cô hướng dẫn viên có đôi môi mỏng quẹt, ngoài nhiệm vụ tô son đỏ choét lên đó ắt hẳn là còn nhiều tác dụng khác mà chỉ một, hai người biết rõ. Cô cười phơi phới xuân thì, chất giọng ngọt lịm như mía lùi hấp cạnh gùi khoai lang vọng vào chiếc micro rỉ sét nghe rõ mồn một.

"Thưa toàn thể quan khách thân mến! Công ty du lịch Lạc Thú Cha Vồ (Lathus travel) chúng tôi hôm nay rất vinh dự được chào đón toàn thể quan khách xôm tụ về đây trong một chuyến hành trình ngược lên vùng Đông Bắc. Đến với lễ hội Mùa Hoa Dẩu ngọt ngào và vô cùng quyến rũ. Ngoài bốn mươi chín hành khách người Việt trên xe. Chúng tôi còn hân hoan nghênh đón một vị khách hết sức đặc biệt mang quốc tịch Lào. Xin hân hạnh giới thiệu anh Teo Hẳn Mông Bên Phải. Xin toàn thể bà con cho một tràng pháo tay. Bis bis!!!" Cô ta vừa nói, vừa chìa bàn tay nhăn nheo về phía hai chúng tôi trong tiếng vỗ tay đôm đốp của đồng bào.

Anh này nghe đến tên thì mặt ngáo ngơ như nhà thơ đi đám giỗ tìm cảm hứng. Gã bối rối đứng dậy xong lại ngồi thụt xuống. Hai tay trước sau khư khư chiếc túi du lịch trong lòng.

Chiếc xe chầm chậm chuyển bánh. Cô hướng dẫn viên vẫn đều đều cất cao chất giọng oanh vàng. Đáng tiếc là qua chiếc micro cũ ghỉ nó lại nghe the thé chẳng khác nào chim Lợn đầu ngõ báo tang.

"Đông Bắc là một vùng không giống như Tây Bắc vì nó nằm ở phía Đông. Chính vì nó nằm ở phía Đông nên người ta gọi nó là vùng Đông Bắc. Vùng cưc bắc của tổ quốc được chia thành hai miền, miền Đông và miền Tây. Ở phía Đông có lễ hội Mùa Hoa Dẩu mà chúng ta đang hướng tới đây người ta gọi nó là vùng Đông Bắc..."

Đèo biết cái con bé hướng dẫn viên này tu dưỡng nghiệp vụ thế nào mà cứ nhai đi nhai lại mấy câu ấy. Tôi để ý thấy gã ngồi cạnh mồm miệng cứ há hốc. Thi thoảng lại đưa một tay lên gõ gõ vào trán. Thái độ nhập tâm, chăm chú như thể đồng bào Thiên Chúa nghe cha xứ giảng đạo vào mỗi tối chủ nhật vậy. Riêng tôi chỉ ước được phi ngay chiếc dép về phía ấy. Mà lúc đó tôi đã liếc liếc đến đôi tông của gã rồi. Chỉ e làm thế thì khiếm nhã quá nên đành cố dằn lòng lại.

Quá chán nản, tôi tuột chân khỏi đôi giày vắt vẻo lên ghế. Đôi mắt nhắm hờ trong tư thế nửa ngủ, nửa thức. Chừng hơn một tiếng sau, đang thiu thiu chợt thấy bên cạnh có ngón tay khều khều vào vai khiến tôi giật mình bừng tỉnh.

"Có việc giề?" Đôi mắt hấp háy, thái độ ỡm ờ. Tôi hỏi gã.

Anh ta vẻ mặt nhăn nhó, một tay bịt chặt mũi. Nói bằng chất giọng lơ lớ nhưng nghe khá "thõi".

"Cảm phiền... Cảm phiền bạn bỏ chân xuống được không?"

Tôi hờ hững nhìn vào đôi tất nâu, trước lúc gỡ nhãn nó đã từng trắng tinh. Mãi sau mới ngớ ra có điều gì đó không ổn bèn cười xòa lấp liếm.

"Ô, anh bạn cũng biết tiếng Việt cơ à? Very gút!"

"Dạ! Bà tớ là người gốc Việt."

"I lai ịt, Ai lai ịt." Tôi đưa một ngón tay lên dứ dứ. Thấy gã cười cười, tôi bồi tiếp.

"Anh có nói được tiếng Anh không, English ấy?"

"Dạ, cũng chút chút." Gã gật đầu lí nhí.

Tôi chằm chằm nhìn thẳng vào mặt gã, đầu lắc nguây nguẩy, vừa nói vừa thở dài.

"Chết thật, anh phải chịu khó trau dồi ngoại ngữ quốc tế đi. Thời đại nào rồi mà còn lạc hậu thế! Haiz..."

Gã cúi đầu không nói, đôi tông di di xuống sàn xe trông khá tội nghiệp. Thấy thương hại, tôi càng hào hứng thể hiện chút vốn liếng bập bõm của mình.

"Mai nêm Nam Ucit. Ok?"

Gã ngước lên gật gật, trước khi cúi xuống còn thỏ thẻ.

"Mình là Teo Hẳn Mông Bên Phải."

Dù đây đã là lần thứ ba nghe đến cái tên này xong tôi vẫn không sao nhịn được cười. Định hỏi xem sao không đặt là Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ cho ấn tượng, xong nghĩ đi nghĩ lại thấy vô duyên quá. Một tay bí mật véo mạnh vào đùi mình, tôi tủm tỉm giao lưu với gã.

"Anh làm công việc gì?"

"Tớ hả, tớ nghiên cứu linh tinh thôi." Gã thân thiện ngẩng lên.

"Ây dà, nghiên cứu cơ đấy. Ngũ này cùng lắm là nghiên cứu trong nhà máy sản xuất tông là hết phép." Nghĩ đoạn tôi đều đều giọng khai thác.

"Nghiên cứu gì đấy?"

"Nghiên cứu về trái đất thôi bạn."

"Cái nồi gì thế!" Tôi suýt nữa đã thốt lên, mắt tròn mắt dẹt nhìn gã. Giây phút sửng sốt qua đi rất nhanh tôi cẩn trọng nhẹ nhàng hỏi tiếp.

"Anh làm ở đâu?"

"Tớ... Tớ làm trong viện nghiên cứu vật lí, toán học địa cầu bên Mỹ. Cũng được mười mấy năm rồi."

Nghe đến đó, tôi không khác nào quả mít thối rụng cuống rớt bịch xuống đất. Trong đầu đảo điên suy nghĩ. "Thôi bỏ mẹ, quả đúng là ra ngõ gặp cao nhân. Tật không thể đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài được."

Nghĩ thì nghĩ vậy xong tôi vẫn không ngừng ném đôi mắt hoài nghi, dòm dòm về phía gã. "Tên này nom khác đếch gì xe ôm, thế mà công việc lại ghê gớm thật. Vừa nãy mình còn phọt ra mấy câu thổ ngữ tiếng Anh. Thật chẳng khác nào vác thước qua cổng Lỗ Ban khoe mẽ về nghề làm mộc."

Vừa nghĩ tới đó chợt thấy xe đi chậm lại rồi dừng hẳn. Thì ra phía trước là đèn đỏ. Còi xe ầm ĩ. Bác tài cũng góp vui bằng mấy tràng dài. Mấy chiếc xe máy ngay trước mũi xe giật thót mình quay lại lẩm bẩm chửi thề gì đó xong tay tài xế vẫn phớt lờ.

Gã người Lào tỏ ra hết sức ngạc nhiên, mắt dán chặt vào cửa kính. Mãi lúc xe chuyển bánh mới tự lảm nhảm như nói với chính mình.

"Quái lạ, chỉ là đèn đỏ thôi mà sao ai cũng sốt sắng lên thế nhỉ?"

Thấy gã thắc mắc, tôi ngứa mồm chen vào.

"À, đấy là một trong những quyền cơ bản của con người. Người ta thích thì người ta bấm còi thôi. Miễn vui là được."

Gã ngẩn mặt ra, chép miệng.

"Không cần thiết mà đi quá lạm quyền sẽ dẫn đến ý thức cộng đồng không tốt..." Nói xong lại dán chặt mắt ra ngoài cửa sổ. Chẳng biết là đang nghĩ gì.

Nghe gã nói thế tôi đâm ra ức chế. "Tay này nom cù lần mà giọng cũng khắm lắm đây. Thà cứ toạc mẹ ra là ý thức kém có phải dễ nghe hơn không. Quyền đương nhiên phải đi đôi với nghĩa vụ chứ, liên quan mẹ gì đến ý thức. Nghe biện chứng quan hệ gớm." Tôi ném ánh mắt gườm gườm về phía gã định tỉa đểu mấy câu nhưng thật may cho gã bởi lúc ấy gã không nhìn về phía tôi.

Xe đang bon bon gia tốc tăng dần đều đột nhiên phanh gấp tạo nên một tiếng kestttt rõ dài. Tôi cùng gã người Lào đều không tự chủ được lao đầu về phía trước. Mặt đập vào tấm đệm của ghế trên. Hành khách trên xe nhốn nháo cả lên, gần như đứng hết cả dậy. Vài vị khách khó tính không giữ được bình tĩnh chửi bới loạn xạ. Thì ra phía trước có cô nàng đi xe SH, bất ngờ tạt đầu chiếc xe du lịch rẽ vào ngõ nhỏ. Cũng may tay tài xế kinh nghiệm đầy mình nên phanh kịp, nếu không đã có tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Bị đám người trên xe phàn nàn, nạt nộ tay tài xế đâm ra cáu tiết. Gã thò đầu ra khỏi cửa xe chửi ầm ĩ.

"Đ.m đi đứng thế à!!!"

Cô gái cũng không phải dạng vừa, đỗ xe cái phịch, ngoái cổ lại quyết ăn miếng trả miếng.

"Chửi... Chửi cái nồi bà đây này."

Tôi vươn hẳn người qua chỗ tay người Lào, chằm chặp nhìn về phía ấy. Cô gái có khuôn mặt đẹp như tiên giáng trần và đôi chân trắng muốt đáng tiền. Chỉ tiếc thổ ngữ lại đặc trưng bản địa quá. Gã người Lào hơi rúng động, gương mặt phơi bày ra đủ loại biểu cảm kinh dị.

"Ghê... Ghê gớm thật!"

"Ở nước tôi, mọi điều đều có thể xảy ra. Rồi anh sẽ thích nghi thôi." Tôi nhìn gã tủm tỉm cười.

Thấy gã rụt cổ, so vai. Tôi bồi tiếp.

"Có một điều anh nên biết khi đặt chân đến đây du lịch, anh sẽ hiểu về văn hóa của nước tôi. Chửi cũng là một nghệ thuật mà ở đó người chửi phải hóa thân thành những nghệ sĩ cừ khôi. Khi chửi phải có thần thái, phải biểu lộ được đầy đủ các yếu tố cảm xúc, về lí luận, về ngôn ngữ. Chửi phải làm sao cho khéo. Để thằng ngu chỉ biết ngoác miệng ra cười. Khiến đứa khôn phải ngậm đắng nuốt cay mà không thể bắt bẻ."

Tôi diễn thuyết càng lúc càng hăng. Thi thoảng gã lại đưa tay lên mặt quẹt ngang, quẹt dọc những giọt mồ hôi lấm tấm và không ít loại nước không phải của gã. Có lúc len lén quay đi đưa tay lên mũi chun chun ngửi. Gương mặt nom hết sức khó coi. Tôi kết thúc bài hùng biện của mình bằng ba nhát chém vào không khí cực mạnh.

"Hãy là một người chửi có văn hóa!"

Gã tròn xoe mắt, ấp a ấp úng.

"Văn hóa... Văn hóa như bác tài và cô gái kiều diễm kia sao?"

"À... Cũng có một vái trường hợp khuyết tật về ngôn ngữ. Hề hề!" Tôi cười lấp liếm, nụ cười không vui.

Gã chịu cứng, đôi tông cọ vào sàn xe nghe loạc xoạc. Lát sau gã ngẩng lên, đôi mắt mơ hồ trông rất mông lung.

"Thật là một nơi kỳ lạ!

Giây phút não nề im lặng trôi qua. Trên xe phần đông tỏ ra mệt mọi với hành trình dài. Chỉ riêng có cô hướng dẫn viên là luôn tỏ ra hào hứng.

"Kính thưa quý vị quan khách!" Cô nàng bắt đầu vào đề cuộc trò chuyện của mình.

"Hẳn là trong số quý vị đây sẽ có không ít cô bác, anh chị tò mò về tình hình chính trị trên thế giới tuần qua. Để góp vui trong cuộc hành trình, em xin phép được cập nhật những tin tức nóng hổi nhất, kịch tính nhất như sau:

* Tổng thống Mỹ mới đắc cử Đỗ Nam Trung vừa có cuộc điện đàm với bà Thái Văn Anh, người đứng đầu lãnh thổ Đài Loan. Phá bỏ 40 năm đóng băng quan hệ quốc tế. Điều này vô tình đã động chạm đến lòng tự ái của chủ tịch Trung cộng Tập Cận Nghèo. Chính phủ của ông ta đang tỏ ra hết sức quan ngại trước vấn đề trên ở khắp các phương tiện truyền thông quốc tế."

Sự hồn nhiên của cô nàng khiến cả đoàn xe ngơ ngác nhìn nhau.Vài bác trung niên tóc bán râm là tỏ ra hào hứng hơn đám đông còn lại. Họ liên tục cổ súy.

"Hay lắm cô ơi, tiếp đi, tiếp tục đi!"

Đa số hành khách trên xe lại không được như vậy. Họ không ngừng xì xào to nhỏ kiểu như:

"Hướng dẫn viên kiểu gì thế này? Bộ hết chuyện để nói hay sao? Chúng ta liệu có phải đang đi du lịch?"

Thậm chí ngay sau lưng tôi còn vọng lên một giọng đàn ông nghe khá rõ.

"Bu nó tát hộ tôi một cái, mạnh mạnh vào! Tôi đang đi đéo đâu thế này?"

Được sự cổ súy của vài ba vị khách trung niên, cô hướng dẫn viên càng tỏ ra hăng hái. Thuyết giọng mỗi lúc một mạch lạc, vài tia mạch máu ở cổ phồng căng hết cỡ.

"Tổng thống Hàn Quốc đang vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía nhân dân. Các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra... Ối!"

Sau tiếng la thất thanh cô nàng bị ngã ngửa về phía sau. Váy áo tốc lên tung tóe. Chiếc xe phanh gấp dúi dụi khiến vòng ba của cô rơi huỵch xuống sàn. Phía trước có tai nạn. Đám đông trên xe nháo nhác. Mọi ánh mắt đổ dồn hết vào hiện trường.

Giữa đường là một vụ tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc nhưng quang cảnh và diễn biến của nó khiến ai cũng phải trợn mắt kinh hô. Con trâu mộng to kềnh càng bị ô tô húc vật ra từ lúc nào chẳng rõ. Kinh hoàng nhất đó là cảnh tượng dân chúng náo loạn. Người nào, người nấy phăm phăm con dao to tướng trên tay tranh nhau xẻ thịt, mạnh ai nấy cướp. Tiếng đèo xíu chửi bới nhau loạn xạ. Cá biệt có anh mồ hôi nhễ nhại, áo quần xộc xệch. Anh này do không có dụng cụ tối ưu để hành sự bèn vớ ngay một miếng chai thủy tinh gần đó ra sức cưa miếng đùi trâu. Máu me đỏ ối bê bết dính vào quần áo, đầu tóc. Trông anh ta cứ như thể vừa trải qua cuộc hỗn chiến với 500 anh em khát máu khác vậy.

Gã người Lào hướng về phía tôi hỏi hết sức ngô nghê.

"Đây... Đây có phải lễ hội đâm trâu trong truyền thuyết?"

Tôi ái ngại trả lời gã.

"Anh nhầm rồi, đây chỉ là một vụ tai nạn hết sức thông thường."

"Thế chủ nhân của con vật khốn khổ kia đâu?" Gã gặng hỏi.

Tôi đảo mắt nhìn quanh, một lát sau thì chỉ về phía góc phố.

"Anh thấy người đàn ông tay cầm nón rách, mắt đỏ hoe kia không? Cứ trông vào cái kiểu gào lên đầy bất lực của ông ta. Tôi đoán, ắt hẳn đó là chủ nhân chứ không sai."

"Ủa, thế không có ai ngăn cản sao?" Gã thốt lên.

Tôi nhỏ giọng thông cảm với gã.

"Chắc cũng có nhưng chỉ là số ít. Chính lòng tham của đám đông đã át đi tất cả."

Gã ngồi phịch xuống ghế. Đôi mắt thất thần. Chiếc túi du lịch bấy giờ mới tuột khỏi tay.

"Thật là một nơi kỳ lạ!"

Tôi không muốn chứng kiến cảnh tượng máu me đó nữa, ngồi cạnh xuống bên cạnh gã căn vặn.

"Chẳng phải anh từng ở Việt Nam đấy thôi."

Bộ mặt đưa đám, chất giọng rền rền. Gã tâm sự.

"Ngày đó, tớ sống ở một vùng quê nghèo nhưng chan chứa tình yêu thương. Mọi người đối xử với nhau bằng lòng nhân ái. Đó là những gì mà tuổi thơ tớ đã trải qua."

Vẻ như còn chưa muốn dừng lại. Gã tiếp tục trong nét trầm tư.

"Sau này khi sống và làm việc ở nước ngoài. Ở đó người ta luôn đề cao tính trung thực lên hàng đầu."

Gã cứ thế thở dài thườn thượt, cuối cùng chốt lại bằng một câu mang đầy tính nhân văn.

"Trong cơn hoạn nạn, đồng bào lẽ ra nên tương thân tương ái với nhau mới phải."

Tôi câm bặt lặng im. Từng từ, từng chữ gã nói thấm thía quá. Ngắn gọn nhưng rất đỗi chân thành. Tự nhiên tôi lại thấy có thiện cảm với gã chuyên gia có vẻ mặt ngốc ngốc này. Còn đang mải suy nghĩ về những điều gã vừa nói, lại nghe trên xe có tiếng xuýt xoa.

"Mie, tiếc quá! Giá mà không bận đi du lịch có phải đã nhảy xuống làm cân về xào rau muống rồi không?"

Một giọng khác hào hứng đế vào.

"Trâu om mẻ ăn vào chỉ có mà vắt lưỡi."

Anh bạn người Lào hẳn nhiên cũng nghe thấy xong tôi không còn quay sang dò xét thái độ anh ta như trước nữa. Bởi chính bản thân tôi đang xấu hổ, xấu hổ với những con người kia và xấu hổ với chính bản thân mình.

Khoảng nửa giờ sau cảnh sát giao thông mới "ập" tới. Hiện trường chỉ trơ lại bộ xương trâu và đống bầy nhầy nát bấy. Chúng tôi lại tiếp tục khởi hành. Đến đoạn nhà cửa lưa thưa nằm rải rác hai bên đường. Cách đoạn lại có những gốc cây to. Tay tài xế cho xe chậm lại rồi quay xuống hô to.

"Mời bà con nghỉ ngơi ít phút, tranh thủ giải quyết nhu cầu sinh lí."

Vừa dứt lời đã thấy trên xe nhốn nháo. Một giọng đàn ông nghe the thé, ngọng líu ngọng lô quát tháo ầm lên.

"Thằng lào nấy dép tao, thằng lào nấy dép tao???"

Anh bạn Lào mặt tái mét quay sang phía tôi phân trần.

"Tớ... Tớ có làm gì đâu?"

Tôi giơ bàn tay lên trước mặt trấn an gã.

"Chỉ là cách phát âm thôi, anh không việc gì phải lo lắng."

Đang trấn an gã bỗng nghe tiếng soạt một cái. Tiếp theo là một chị nom mặt còn khá trẻ cắp nón phi vèo xuống đất. Dự là tình huống đã hết sức khẩn trương. Chị ta vọt ngay vào bãi cỏ lúp xúp cách đó không xa ước chừng cao tới đầu gối. Chỉ kịp chụp chiếc nón vào mặt hòng che đi avatar đại diện. Riêng cặp mông vĩ đại, trắng phốp như lợn cạo cứ thế nhấp nhổm, phơi bày ra trước thiên nhiên.

Vài du khách nam xấu hổ quay đi trong đó có tôi và anh bạn Lào. Còn tại sao tôi lại biết "nhấp nhổm" thì xin phép không lạm bàn đến bởi chị em là biết rõ nhất. Tôi dám cá là chị em nào trong lúc giải quyết nhu cầu sinh lí mà không có giầy tờ tùy thân nào trong tay, không thể không nhấp nhổm trước khi kết thúc quy trình. Có lẽ tôi chỉ đi sâu đến đây thôi. Quá lạm văn sẽ tạo ra những cái nhìn bức bách không tốt cho tác giả.

Ở phía bên kia đường, cánh đàn ông xếp thành một hàng dài kiểu như duyệt binh, bắn pháo dàn thẳng tắp. Anh nào anh nấy toàn thân rúng động, thần thái nhẹ nhõm nom hết sức hân hoan. Nhìn anh bạn Lào đứng ngây ra đó. Tôi tiến lại hỏi.

"Ủa, anh không có nhu cầu giải quyết sao?"

Anh ta hóp bụng đến ba lần sau đó mới nở nụ cười gượng gạo.

"Oh, tất nhiên là tớ có chứ."

"Vậy còn chần chừ gì nữa!" Tôi thúc giục.

"Ở đây sao?" Anh ta hỏi.

"Thì có ai đâu. Mọi người cũng thế cả thôi."

Anh ta hết nhìn tôi lại ngó sang đám người xung quanh bằng con mắt ái ngại.

"Tớ... Tớ còn có thể cầm cự được." Gã nói một cách khá khó khăn sau đó nhỏ giọng hẳn xuống.

"Tè bậy nơi công cộng là vi phạm pháp luật đấy!"

"Vi phạm sao, anh có nhầm không?" Tôi vặn lại.

Giờ thì gã bắt đầu nhìn tôi bằng ánh mắt đầy cảm thông.

"Đúng vậy, nước bạn đã có quy định rồi. Phạt hành chính đối với những người tiểu tiện không đúng nơi quy định. Mọi công dân đều phải thượng tôn luật pháp."

Tôi trở lên lúng túng, hai tay đan chéo vào nhau bẻ kêu răng rắc. Gã nở nụ cười rất tươi cố xua đi không khí không mấy dễ chịu đó sau đó khoác vai tôi kéo lên xe.

"Chúng ta đi thôi!"

Lúc yên vị trên xe. Thi thoảng tôi lại liếc trộm về phía gã, trong lòng ngổn ngang suy nghĩ.

"Tay này quả ghê gớm thật. Người nước ngoài đi du lịch mà còn hiểu rõ pháp luật hơn cả dân nước sở tại. Đến ngay như mình và hầu hết mọi người trên chuyến xe này chưa chắc đã biết, đã hiểu được." Một bài học không thể không ghi nhớ.

Cuối cùng chúng tôi cũng đến được với lễ hội Mùa Hoa Dẩu. Bạt ngàn cánh rừng hoa tím biếc. Có lẽ còn tím hơn cả hai cái xác của đôi nam nữ trong truyền thuyết hôm nào. Từng cánh hoa rung rinh trước gió. Cả đại ngàn xào xạc trong rám chiều ngọt lịm. Đó đây những cô thôn nữ hồn nhiên nô đùa. Tiếng cười nói vang vọng mãi tít trời xanh thăm thẳm.

Tôi và anh bạn Mông Teo còn rất nhiều những câu chuyện thú vị khác để kể xong đến đây tôi xin phép được dừng lại. Ai đó từng nói "cứ đi rồi sẽ đến." Điểm đến của tôi trong cuộc hành trình này đó chính là những bài học, những cái nhìn về nhân sinh quan. Giữa con người với con người và con người với thiên nhiên, cuộc sống.

"Sự lợi hại hay một trong những điều đáng tự hào không phải là bạn quen biết bao nhiêu người, thân thế của họ ra sao. Điều quan trọng nhất là khi bạn đang đi chệch hướng hay lạc lối giữa bộn bề cuộc sống bạn gặp được một nhân cách tốt và họ truyền cảm hứng từ những điều tốt đẹp ấy cho bạn. Cuộc sống là không ngừng học hỏi lẫn nhau. Hãy luôn cầu tiến."

 

Ngày đăng: 14/12/2016
Người đăng: Nam Ucit
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Thinking of you
 

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage