Gửi bài:

Bài học trong lần đi bộ

Hôm nay tôi có cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với một ông cụ, năm nay đã 78 tuổi rồi, hằng ngày vẫn cùng với bạn của mình tập thể dục trên đoạn "đường mới" (tôi quen gọi thế ). Thật ra là đã quen mấy ngày trước, nhưng hôm nay mới nói chuyện với cụ được.

***

bai-hoc-trong-lan-di-bo

Mọi khi tôi đi bộ một mình, một phần vừa thích, một phần vừa sợ. Hôm nay tôi đi cùng cụ, cụ đi khá chậm, không nhanh giống như tôi, tuy vậy nhưng bước chân cụ khá vững, tôi có thể cảm nhận được rõ.

Cụ gọi tôi lại và hỏi rằng: Cháu năm nay học lớp mấy rồi D nhỉ?

- Dạ cháu năm nay lớp 12 rồi cụ ạ.

- Thế à, cụ hỏi kiểm tra xem nào.

Thoạt đầu tôi cứ nghĩ cụ sẽ hỏi tôi về những kiến thức lịch sử cơ, bởi những người già thường am hiểu lịch sử, thường thích kể về một thời tuổi trẻ mình đã xông pha như thế nào.

- Cháu học 12 rồi đúng không? Vậy cháu nghĩ cháu học để làm gì?

Tôi lúc đó suy nghĩ lông bông.

- Hiện tại thì cháu nghĩ là cháu sẽ học để kiếm được việc làm và để sống cụ ạ.

Hình như cụ còn mong chờ một điều gì đó ở câu trả lời của tôi. Còn tôi thì cho rằng cụ có suy nghĩ cổ:

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây

Cho thoả sức vẫy vùng trong bốn bể.

- Cháu chỉ thế thôi cụ ạ, chứ bây giờ cháu nói là học để xây dựng đất nước thì nghe hơi dối cụ nhỉ? hì hì

Cụ cười, nhưng bước chân vẫn đều, dù có hơi chậm so với tôi. Tôi cố gắng điều chỉnh bước chân lại, đi cùng cụ, hoặc là cách sau 1 khoảng cách không quá xa.

- Này, nghe cụ bảo đây này, ngày xưa cụ cũng thế đấy. Học là để Biết, khi cháu biết rồi, cháu sẽ Kiếm được việc làm và Nuôi sống bản thân, học để Tồn tại, không chỉ thế, cháu học còn để Hoà nhập với cộng đồng với xã hội, rồi cuối cùng cháu học là kể khẳng định vị trí của bản thân mình.

Cụ nhắc lại khá nhiều lần những ý này.

Tôi không ngạc nhiên vì những lời cụ nói, bởi có lẽ điều đó ai cũng quá rõ. Cái làm tôi nể phục nhất là cụ sắp xếp các ý một cách có hệ thống và logic, hơn nữa nó rất nhân văn.

Cụ không dạy tôi là học đầu tiên là để Khẳng định vị trí của mình, cũng không dạy tôi là học để hơn thua với người khác.
Cái, cụ bảo học để biết, để sống, để làm người, để hoà nhập với xã hội và cuối cùng mới là khẳng định vị thế bản thân.

Cụ bảo tôi chăm đọc sách vào, thời cụ còn trẻ cụ cũng đọc tương đối ( cách nói khiêm tốn của cụ), cụ đọc qua các truyện, thơ (nào là Chế Lan Viên, Tố Hữu, Hoàng Trung Thông,.. ) đã từng đọc. Hay cũng đọc, không hay cũng đọc, đọc để mà biết.

Cụ nói rằng khi cháu đọc nên kèm theo một quyển sổ tay. Tôi bảo rằng Cháu có, cháu sẽ dùng nó khi đọc được một câu nói hay, hay khi đọc xong cuốn sách cháu sẽ ghi lại cảm nhận và bài học cháu rút ra được. Cụ khen tôi. Tôi thì cười, hai cụ cháu vẫn thong thả.

Tôi kể với cụ về những áp lực năm cuối cấp, về chuyện học. Cụ hỏi tôi, nếu bây giờ cho Cháu gánh 1 tạ thóc (100kg) mỗi bên 50kg thì cháu có gánh được không. Sao có thể được chứ với sức yếu ớt này.

Nhưng khi cháu chia ra thành những phần nhỏ, nếu như mỗi lần cháu gánh 20kg mỗi bên 10kg thì sao. Cháu gánh được ạ.

Đúng vậy, cháu nên phân chia nhỏ kiến thức đã học, mỗi ngày học một ít, khi học bài mới cháu nhớ ôn lại bài cũ, khi cháu ôn thi cuối năm sẽ nhẹ nhàng hơn.

Thật sự lúc đó chẳng biết nói gì nữa, chỉ biết Hì hì cười và luôn Vâng ạ, cháu nhớ rồi, cháu cám ơn cụ. Về đến nhà ngồi viết những dòng này lại thắc mắc rằng thời trẻ có phải cụ là nhà giáo?

Ngày mai sẽ phải hỏi cụ mới được. !!!

 

Ngày đăng: 15/10/2018
Người đăng: Nguyễn Thúy Duyên
Đăng bài
Bạn thích truyện này?
Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Duyên kỳ ngộ
 

Đau khổ thực sự thì ra không phải là nhìn thấy người mình yêu đi yêu người khác để rồi hối hận vì ngày xưa. Đau khổ thực sự là mỉm cười tác thành cho người đó, uống cạn ly rượu đắng mà vẫn khen ngon, từng ngày nhấm vị chát mà vẫn phải khen bùi.

Duyên Kỳ Ngộ

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage