Gửi bài:

Văn hoá buôn bán ở Sài Gòn

1. Ở Sài Gòn, một tiệm bán cơm mở ra nếu bán đắt khách thì dần dần kế đó sẽ có một tiệm bán nước. Chỗ này bán nước ngọt thì kế bên sẽ bán nước mía, kế đó nữa sẽ bán sinh tố. Dần dần lâu ngày sẽ mọc thêm mấy quán nữa như bánh flan, trà sữa, bột chiên, bánh tráng nướng, ...v.v. Họ cùng nhau kiếm tiền theo mô hình cộng hưởng, ai cũng có lợi, không ai cạnh tranh với ai.

***

van-hoa-buon-ban-o-sai-gon

2. Ở Sài Gòn, có mấy chỗ chuyên ăn vặt hay hàng rong người ta cứ bày ghế nhựa đầy ra đó, khách thì ngồi ở đâu thì ngồi, ví dụ ngồi ghế của quán bò bía nhưng gọi cá viên chiên ăn thì cũng chẳng ai phiền gì, thậm chí họ còn gọi dùm. Tinh thần tương thân tương ai giúp đỡ nhau cùng kiếm tiền, không nạnh hẹ, không phân biệt.

3. Ở Sài Gòn, buôn bán người ta tin tưởng nhau. Ví dụ bạn ngồi ăn phở ở quán A, gọi nước ở quán B, ngứa miệng lại gọi thêm mấy cái gỏi cuốn ở quán C. Lát tính tiền thì quán A tính dùm hết, tiện.

4. Ở Sài Gòn, đi ăn tính tiền hết 120k, trong túi còn 100k. "Thôi để đó, bữa nào ghé đưa tao cũng được !"

5. Ở Sài Gòn, nhất là Chợ Lớn, dzô tiệm A hỏi hàng mà hết hàng thì chủ tiệm sẽ chỉ sang tiệm B, tiệm C, tiệm D. Thứ nhất là giúp đỡ cho khách, thứ hai là giúp đỡ cho bạn hàng, vì họ biết thế nào sau này bạn hàng cũng sẽ giúp ngược lại.

6. Cái nét đẹp cuối cùng là văn hoá cảm ơn, người mua cảm ơn người bán, người bán cũng cảm ơn người mua, dù chỉ là bó rau hay cái bánh.

Có cái tính xấu chưa bỏ của mấy bà bán hàng Sài Gòn là mỗi lần có dân phòng hay đô thị đi hốt là mấy bả mạnh ai nấy chạy, hổng thèm thông báo với khách, mấy lần đang uống trà tắc mà bị dân phòng dí chạy muốn văng hột tắc ra mũi.

Còn gì nữa không?

-----
Cre: Sài Gòn Của Tôi

 

Ngày đăng: 03/04/2018
Người đăng: Ngoc Vu
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Nấm Linh Chi khô Điện Biên
Happiness
 

Chất lượng suy nghĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống :P

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage