Gửi bài:

Tình đồng hương

Cuối cùng Dũng cũng thắng được cái xe đạp vốn đã cọc cạch từ lâu để về được đến nhà trọ. Mưa không lâu nhưng lại nặng hạt nên mặc áo mưa mà vẫn ướt từ đầu đến chân. Cũng tại cái áo mưa mỏng dính như lụa vo lại đúng bằng nắm tay mà cậu còn kịp mua để khoác vào người. Dũng chợt thấy hình như có bóng người động đậy ở góc hiên của phòng trọ cậu vội nhấc xe vào nhà và quay ra lại gần bóng đen đó.

***

tinh-dong-huong

- Này ai đấy, sao lại ngồi ở đây?

- Dạ...! cháu rét quá, cho cháu trú nhờ đây một chút, nghe giọng nói thều thào và qua tia chớp vừa lóe lên, Dũng kịp nhận ra đó là một thằng bé đánh giày, người nó ướt nhách, đầu tóc bê bết nước, áo quần tả tơi. Dũng vội sốc thằng bé lên và đưa vào trong phòng trọ, căn phòng nhỏ thó, ẩm ướt, nhưng cũng là một nơi lý tưởng cho một đứa sinh viên nhà quê sống bụi bụi như cậu ở. Bà chủ nhà tốt bụng thấy cậu hiền lành thương tình cho cậu trọ với số tiền hàng tháng rất thấp, thậm trí có lúc nào thì trả cũng được.

Thường thì đến 11 giờ khuya Dũng mới về, Dũng đi cả ngày, hôm nay gặp trời mưa bất ngờ nên cậu mới về sớm. Đặt thằng nhóc lên giường Dũng loay hoay không biết làm gì trước, thằng bé nằm co quắp run rẩy. Vừa lúc đó giọng bà chủ nhà lại cất lên "trời đất ơi, thằng đánh giày chạy đâu mà lại bỏ đồ ở đây, thôi chết rồi hay nó lại đánh vòng lối sau khoắng hết thì chết", Dũng vội chạy ra "kìa bác, không có ai đâu cháu vừa rửa chân ngoài đó vào ạ". Sở dĩ bà chủ nhà thành kiến với đám trẻ lang thang là do trước kia có mấy đứa vào đánh giày cho ông nhà và anh con trai, mắt trước, mắt sau chúng nhót luôn cả hai đôi giày Ý còn mới coong lại còn không quên cuỗm luôn cái điều khiển ti vi 41 inch nên từ đó bà rất cảnh giác và đâm ra ghét bọn này, chứ trước kia bà cũng quý bọn trẻ lắm. Dũng biết tính bà thường lựa lời nói nên được bà tin tưởng, cậu xách thùng đánh giày cất vào góc phòng. Thằng bé ngồi dậy co do trong góc giường nhìn cậu vẻ biết ơn.

- Thế nào! Dũng đưa cho thằng bé bộ quần áo ngắn nhất "thay đi, mặc tạm bộ này vào không lạnh, thằng bé ngập ngừng không dám cầm, "cứ tự nhiên, có gì mà xấu hổ" cậu đứng dậy tựa cửa nhìn ra ngoại trời chờ cho thằng nhóc thay quần áo xong.

- Ăn gì chưa?

- Dạ...cháu...!

Nghe giọng nói Dũng nhận ra thằng nhóc quê ở miền Trung, đồng hương của cậu, "gọi bằng anh cho trẻ, ăn tạm mì tôm nhé," Dũng đập quả trứng vào bát mì tôm cho thằng nhóc, có lẽ cái đói đã không cho phép thằng nhóc rụt rè, nó ngồi dậy ăn ngon lành chốc lát đã hết.

-Em tên gì nhỉ?

- Dạ em tên Tâm,

- Ừ! biết thế, mệt thì nghỉ đi, anh đi tắm đã.

...

- Dũng ơi! Quần áo này may mà cất kịp không thì ướt hết...

- cháu cảm ơn bác

- này phòng dột chịu khó tranh thủ dọi lại tấm tôn chứ hứng thế kia nghe điếc tai lắm

- dạ vâng - cậu trả lời qua quýt. Xong bà chủ nhà đã kịp nhận ra có người nằm trong phòng, "ai nằm trên giường vậy"? "dạ bạn cháu nó ngủ nhờ, nó bị đau đầu, cháu chưa kịp thưa với bác" "không sao nhưng phải cẩn thận"

Ngoài trời mưa vẫn rơi, từng cơn gió thổi mạnh, có lẽ do ảnh hưởng của cơn bão ở quê Dũng. Tự nhiên Dũng cảm thấy nhớ nhà thương bọn trẻ con ở nhà, cách đây 3 hôm đứa em út gọi điện lên bảo "bão bắt đầu tràn về, nhưng anh cứ yên tâm bố mẹ và bọn em vẫn khỏe".

Còn bây giờ không biết ở quê ra sao, hàng ngày chạy long tong ngoài đường, nên cậu nghe thông tin về bão rất mong manh, hay nhiều lúc cậu cố tình không dám nghe, dám xem. Một thằng con trai mạnh mẽ là thế mà đôi khi cũng không dám nhìn vào sự thật, khi cứ mỗi ngày có bao nhiêu nhà bị tốc mái, bao nhiêu người bị mất tích. Cậu rất ít khi về quê, nghỉ hè phải ở lại làm thêm để tự lo cho mình và giúp đỡ cho 3 đứa em ở quê, cậu nằm nghĩ miên man chốc chốc lại dậy đổ bô nước hứng ở góc phòng.

Công việc ở chỗ Dũng làm cũng không mấy suôn sẻ cho lắm vì bận học nên cậu chọn công việc làm theo ca, ngay năm nhất Dũng đã làm đủ mọi nghề khi tích cóp được chút vốn, cậu cùng với mấy thằng bạn ở lớp góp vốn thuê cửa hàng mở quán cà phê nên thu nhập cũng khá hơn. Xong cũng chỉ tồn tại đươc gần một năm, vốn toàn là bạn dân chơi nên cậu không theo kịp đành nhận đứng quầy cho một nhà hàng giải khát có quy mô tương đối.

Nhiều hôm cậu phải nghỉ học vì quá mệt, ở lớp cậu chỉ là một sinh viên tỉnh lẻ không nổi trội cho lắm, nhưng cũng có nhiều đứa phải nể vì trông cậu cũng từng trải lắm. Tình yêu ư... cậu chưa dám nghĩ đến, đôi khi con tim cũng dung động, xong có lẽ cậu cũng không có thời gian để chăm chút cho mối tình đầu đẹp đẽ đầy thơ mộng của thời sinh viên nên nàng đành chia tay. Không thuộc diện chăm học, nên đôi khi cậu bị ghi sổ đen. Nàng đã từng nói "anh học để làm hay làm để học" từ đó cậu ý thức học hơn tất nhiên là chưa bị lọt vào vòng chung kết bao giờ, sau các kì thi và mục đích lĩnh học bổng bao giờ cũng là điều mà cậu hướng tới.

Sau 2 ngày thằng nhóc cũng khỏe hơn biết giặt quần áo và dọn dẹp phòng gọn gàng.

- Giờ tính sao, chú mày vẫn tiếp tục đi đánh giày chứ?

- Em cũng không biết nữa! về quê thì không dám, nhà em bị ngập hết rồi bố mẹ phải đưa các em về ông bà nội, em phải lên đây gần tháng nay, em bị chủ nhà đuổi vì không có tiền trả nhà trọ đã hơn tuần nay rồi.

Thôi cứ ở đây với anh mày, nhưng phải ngoan, hay là chú mày đi bán báo dạo", thằng nhóc mắt sáng hẳn lên "vâng em cũng nghĩ thế".

Thế là ngày ngày thằng nhóc có tên Tâm ôm xấp báo đi rao khắp nơi, nó không dám về sớm hơn hắn, đợi khi nào hắn về nó mới ngồi ở đâu đó và đi theo về phòng trọ. Hôm nào bán được hết báo thằng nhóc vui lắm, đêm về nó kể đủ thứ chuyện, nó ước được học cao như hắn. Xong dần dần thằng nhóc buồn hơn, có lẽ nó không đủ can đảm để giao về tin lũ lụt ở quê nó, nơi mà hôm nào báo chí cũng đưa những tin đau buồn về những làng quê có bão tràn về.

Dũng lại đèo thằng nhóc đi tìm việc mới nhưng đều không có kết quả. Cuối cùng cậu mới nghĩ ra đưa thằng nhóc đến nhà hàng nơi cậu làm để đánh giày cho khách và phụ rửa cốc chén. Vừa ôn bài vừa nghĩ muốn về quê khi đài báo miền Trung đã qua mùa mưa lũ, bà con đang dần khắc phục hậu quả, bà chủ nhà lại an ủi.

- Quê cháu hết bão rồi đấy, có về thăm nhà không, bác cũng thấy sốt ruột cho cháu.

- Vâng cháu cũng muốn lắm, nhưng có lẽ phải sang tháng cháu mới về được.

Dũng lại dìu ở đâu một đứa nữa về phòng lần này phải trình bày lý do rõ ràng, cũng may ông chủ nhà cùng quê với cậu nên dễ thông cảm. Thằng này trông gầy hốc hác cũng cùng đánh giày với thằng Tâm, do phiêu bạt nên mỗi đứa một nơi. Nó đã bị công an phường bắt do móc túi ở bến xe, thôi đành đứng ra bảo lãnh, nhưng chỉ được 1 tuần nó đã ra đi cùng với con Laptop của cậu mà không một lời từ biệt.

Cậu ngồi hút thuốc nhiều lắm gần như suốt đêm, suy nghĩ mông lung, tiếc cái máy tính thì ít mà giận thằng nhóc đó thì nhiều, nó không nghe lời khuyên của cậu. Thằng Tâm an ủi "Anh ạ, em đã tranh thủ đi tìm nhưng không gặp thằng Tài ở đâu". Giường như thằng Tâm nghĩ việc để cho Tài trốn đi là do lỗi của nó, vì nó đã cầu xin Dũng bảo lãnh cho Tài. Dũng tặc lưỡi "thôi khỏi cần, rồi nó sẽ quay về", cậu đành chắt chiu mua cai Laptop khác để phục vụ công việc học tập, việc này cậu giấu kín không để ông bà chủ nhà biết.

Và đúng như cậu dự đoán, một hôm cậu đi làm về đã thấy thằng Tài ngồi quỳ trước cửa, kể từ hôm nó chốn đi đã ngót tháng. - Đứng dậy đi. - Không, anh không tha lỗi thì em sẽ không đứng dậy đâu. - Giờ chú mày muốn gì?

Thằng Tài òa lên khóc, thế là một lần nữa lòng bao dung của cậu lại trỗi dậy. Cậu nhờ bà chủ liên hệ một quán cơm bình dân cho Tài làm ở gần ngay đó, nó luôn tỏ ra ngoan ngoãn và chịu khó. Chỉ đến đêm ba anh em mới gặp nhau. Thằng Tài cầm tháng lương đầu tiên quỳ xuống trao cho Dũng, nó nói trong nước mắt, có lẽ cái máu giang hồ đã kịp ngấm vào từng cử chỉ, điệu bộ của thằng nhóc, mỗi khi kiếm được phải cống nạp phần lớn cho thằng đại ca, bằng cách quỳ xuống đưa lên đối với những thằng vừa nhập băng nhóm như nó. Dũng xua tay - Khỏi cần, miễn chú mày trở thành người lương thiện là tốt rồi, cậu lên giọng trước 2 đứa nghe có vẻ giáo huấn và triết lý lắm.- "Quê mình còn nghèo, lại luôn chịu hậu quả của thiên tai, các em phải bỏ học, bỏ nhà lên đây kiếm sống, anh coi hai đứa như tụi em ở quê nên mới giúp đỡ. Cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng phải biết dựa vào nhau mà sống, đừng để những chuyện đáng tiếc xảy ra, anh mong không phải đón thêm đứa nào ở quê mình về đây nữa. - Tụi em biết ơn anh nhiều lắm, tụi em xin được nhận anh là anh trai.

Dũng thấy lòng nhẹ nhàng hơn khi nghĩ về gia đình ở quê, chắc tụi nhỏ cũng mong anh trai nhiều lắm.

NGUYỄN TRUNG THÀNH

Ngày đăng: 01/08/2018
Người đăng: Nguyễn Trung Thành
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

  • Người nhà quê Người nhà quê Họ là ai? Là những người đi vệ sinh không nhấn nút xả nước dội cầu, mang dép vào nhà mặc cho nền gạch bóng lộn. Vì "mù" luật giao thông, họ...
Chè Tuyết San Tủa Chùa Điện Biên
ĐIệu Valse giã từ
 

Quyến rũ một người phụ nữ là ở trong tầm tay một kẻ ngu ngốc vớ vẩn nào đó. Nhưng còn phải biết thoát khỏi cô ta nữa, điều này đòi hỏi phải là một người đàn ông chín chắn

Điệu Valse giã từ (Milan Kundera)

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage