Gửi bài:

Bạo lực ngôn ngữ

Một đứa trẻ khi bị bạo hành bằng bạo lực, sẽ xuất hiện những vết tím thâm bầm dập, trầy xước là chuyện đương nhiên. Những vết thương này, có đau nhưng chỉ cần thuốc và thời gian là sẽ khỏi. Còn đối với một đứa trẻ bị bạo hành bằng ngôn ngữ thì vết thương tinh thần, cái mà ta không nhìn thấy, cái mà chẳng có loại thuốc thần kỳ nào có thể chữa được, thử hỏi bao giờ nó sẽ lành lặn?

***

Hai tuần vừa qua tôi có đọc một cuốn sách nói về nạn bạo hành trẻ em, cuốn sách này chân thực và khiến tôi càng quan tâm hơn về vấn đề xã hội này. Bạn nào quan tâm có thể đọc cuốn "Không nơi nương tựa" của Dave Pelzer. Đó quả là một cuốn sách hay, có lẽ do bởi tác giả chính là người bị bạo hành, và khi lớn lên ông đã kể lại một tuổi thơ đầy tăm tối của mình, điều đó khiến cuốn sách trở nên chân thực hơn bao giờ hết.

Bạo hành trẻ em là sự ngược đãi về thể chất và tinh thần, bằng rất nhiều cách đối với những em nhỏ – những người chưa được phát triển đầy đủ về tinh thần, thể chất và trí tuệ. Bạo hành trẻ em bằng nhiều những phương pháp khác nhau, có thể bằng bạo lực hoặc bằng những ngôn từ. Bạo hành bằng ngôn từ là một trong những bạo hành đang ngày một phổ biến hơn cả. Đó là cách sử dụng những lời nói thô tục hoặc gây tổn thương tinh thần người khác, bạo lực ngôn ngữ không chỉ xảy ra với trẻ em mà xảy ra với tất cả mọi người. Có lẽ đây là hành vi dễ dàng thực hiện và đôi khi người ta còn không cả nhận ra.

bao-luc-ngon-ngu

Một câu chuyện đơn giản để ví dụ về vấn đề này. Ngày trước, khi tôi học cấp 2, một người bạn tôi có kể lại rằng : Nhà cô ấy có hai chị em gái, cô ấy là chị cả. Hai chị em vì cách nhau có 1 tuổi nên rất thân với nhau, tuy nhiên vì là chị nên cô không được mẹ cưng chiều như người em của mình. Có lần, hai chị em hỏi mẹ rằng mẹ có yêu mình không. Người mẹ trả lời với cô ấy là "Không", rồi quay ngoắt sang cô em và nói "Mẹ chỉ yêu gái rượu của mẹ thôi." điều đó ta thấy thật sự bình thường tuy nhiên nó đã làm Bạn tôi đã không nói gì suốt buổi tối hôm đó và những ngày sau đấy. Tôi nghĩ khi cô ấy nói với tôi chuyện này, thì câu chuyện trên chắc phải xảy ra đã khá lâu. Vì như vậy cô bạn mới có đủ can đảm để đối mặt với nó.

Tôi nghĩ rằng trên đây là một ví dụ trong rất nhiều ví dụ phổ biến về nạn bạo hành mà tôi sắp nói tới.

Không chỉ người bạn của tôi đâu, ngoài kia bao nhiêu đứa trẻ (trẻ thơ, trẻ vị thành niên) đều đang phải đối mặt với vấn đề này. Những đứa trẻ đó sẽ coi đó là những nỗi đau tinh thần, sẽ đeo đuổi nó, ám ảnh, có lẽ là suốt cả cuộc đời này. Một đứa trẻ khi bị bạo hành bằng bạo lực, sẽ xuất hiện những vết tím thâm bầm dập, trầy xước là chuyện đương nhiên. Những vết thương này, có đau nhưng chỉ cần thuốc và thời gian là sẽ khỏi. Còn đối với một đứa trẻ bị bạo hành bằng ngôn ngữ thì vết thương tinh thần, cái mà ta không nhìn thấy, cái mà chẳng có loại thuốc thần kỳ nào có thể chữa được, thử hỏi bao giờ nó sẽ lành lặn?

Có ai biết câu trả lời là gì? Xin hãy nói cho tôi.

Còn hậu quả sau những vụ bạo hành như thế để lại sẽ ra sao? Có một điều có thể chắc chắn mà viết ra rằng: tiếng cười của đứa trẻ đó sẽ chẳng bao giờ được giòn tan như ánh bình minh rực rỡ kia nữa. Trong nó là cả một màn tối, đó sẽ là nỗi đau âm ỉ, là nỗi ám ảnh. Đứa trẻ sẽ sống khép kín, mất đi niềm tin và sẽ dần xuất hiện những hành động nông nổi cục súc, hành vi bạo lực trong con người nó. Những suy nghĩ giống như là: Trước kia mình cũng thế, nên bây giờ con mình cũng phải bị thế. Đó là sự hình thành những nhân cách không tốt của chính những chủ nhân tương lai của một đất nước, một quốc gia. đó chính là hệ quả của việc giáo dục không tốt từ phía gia đình, đặc biệt hơn đó chính là biểu hiện của việc suy thoái đạo đức.

Người lớn đang dùng những phương pháp bạo hành này đối với trẻ em, có đôi khi chính họ cũng không biết và những đứa trẻ bị bạo hành này cũng không hay. Dưới đây là những câu chuyện do tôi đã được chứng kiến, hãy đọc và ngẫm lại:

1. Có lần tôi đi tập thể dục, bắt gặp một gia đình nọ đang đánh một đứa trẻ chỉ vì cậu ta dùng lời nói thô tục với bạn bè. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như tôi không nghe thấy những câu chửi "răn đe" của người bố:
– Đm mày (thậm chí là những từ thô tục hơn nữa), lần sau mày mà dám nói những câu như thế nữa tao cho mày ăn c*t con ạ, quỳ xuống mà nhìn con nhà người ta xem, mày chỉ đáng b.ú ***** cho con họ thôi.
Và thế là câu chửi đó ám ảnh tôi- một người chỉ đi ngang qua và vô tình nghe thấy.

2. Rất nhiều người cũng đã từng bị như vậy, đó là khi chúng ta bị chính những người thân của mình xem thường, dùng những lời lẽ không hay để mắng chửi. Nói với những đứa con họ nào là "vô dụng" , nào là "căm thù" , nào là "đáng chết, đáng nguyền rủa" và nhiều câu khác nữa... suy nghĩ.. suy nghĩ đi .

3. Mới vài tuần trước đây, Một người bạn đang học cùng lớp với tôi, có lần trong vài phút tâm sự bạn kể rằng bạn chẳng muốn về nhà. Nguyên nhân là do bạn đó làm sai một vài chuyện, và khi về nhà thì bị bố mắng. Bố bạn không mắng bình thường mà dùng những từ mang tính sát thương cao. Tôi coi đó là hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của trẻ vị thành niên.
"Cái đồ con đĩ điếm" . "Loại mày sao không chết đi cho vừa." . Thậm chí, bạn còn nghe những câu "Đồ con đĩ HIV" từ chính người bố của mình. Tôi đã run bần bật. Còn người bạn cứ khóc mãi... Có lẽ đó còn là những ám ảnh theo người bạn của tôi mãi mãi sau này.

Cô bạn cấp 2 của tôi, cô bạn đang học cùng tôi là những nạn nhân về vấn đề xã hội đáng nghiêm trọng này. Chúng chính là nguyên nhân, là rào cản vô hình để lý giải cho sự xa cách của con cái đối với bố mẹ.

——————————————–

Không chỉ là những người lớn mới dùng ngôn ngữ để bạo hành trẻ em, mà ngay cả tôi và chúng ta cũng vậy. Chúng ta đang dần tự cho mình cái quyển để "chửi" người khác, đặt người ta vào trong một cái lồng mà ở đó những gì mình thấy là những tiêu chuẩn bắt buộc của họ. giới hạn là Do mình tự đề ra.

Cuộc sống của mỗi người là khác nhau, quan điểm của mỗi người là không giống nhau. Vì vậy cái đúng của họ cũng có thể là cái sai của mình, hoặc ngược lại. Để hạn chế nạn bạo hành (cả về ngôn ngữ và bạo lực), mỗi chúng ta hãy thay đổi cách ứng xử và nhận thức của bản thân mình. Phải thật nghiêm túc ý thức rõ điều này. Bởi tính sát thương và hệ quả của nó là cực kỳ lớn.

Một lần nữa, đứng trên phương diện là đứa trẻ đã từng bị bạo hành, tôi muốn nói rằng:

Người lớn ơi? Hãy lắng nghe chúng con, dù chỉ một phút, Chân thành.

 

Ngày đăng: 29/10/2018
Người đăng: Nguyễn Thúy Duyên
Đăng bài
Bạn thích truyện này?

Có thể bạn thích

Gia vị người Thái Tây Bắc
Không thể sống
 

Bây giờ tớ đã hiểu rồi Doraemon ạ. Trên đời này không ai có thể sống mà thiếu những người chung quanh

Nobita - Doraemon

 

Truyện mới cùng mục

Fanpage