Những con người của điều xưa cũ
Chiều nay giữa Sài Thành nhộn nhịp, đông đúc, tráng lệ, ánh sáng bỗng nhạt nhòa giữa mắt tôi, vài giọt nước rơi xuống, trong vô thức, mặc cho dòng người cứ thế đi qua..... Tôi nhớ.... Nơi ấy, mùa đông chắc lại ghé về như những năm trước.
(truyenngan.com.vn - Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Những câu chuyện cuộc đời")
***
Thời gian có lẽ là thứ nhẹ nhàng hơn tất cả, bởi nó vẫn lặng thinh trôi đi, biến đổi nhiều thứ. Cũng mới đó thôi, cậu sinh viên ngây ngô bước lên thành phố, nhiều thứ mới lạ, cuốn hút, những cửa hàng quần áo sang trọng, vài tiệm cà phê đậm chất ngầu, hay cung đường đi bộ rộng rãi... đã nhanh chóng trở nên quen thuộc, có khi còn trở nên nhàm chán.
Hai năm vụt qua trong chớp mắt, lớn hơn một chút, tôi trở thành sinh viên năm 3. Bắt đầu biết đến những chật vật của cuộc sống, nhưng mối lo toán gắn trong cái gọi là mưu sinh, tôi cảm nhận thấy nhịp thở thổn thức của tuổi trẻ. Không còn là đứa trẻ được ôm ấp trong vòng tay người thân, từ những công việc làm thêm, tôi kiếm những đồng tiền đầu tiên bằng chính sức lực của mình. Ngoài giờ học, tôi thường ghé đến những tiệm cà phê, và làm việc bán thời gian ở đó. Mùi cà phê cùng sách vở cuối cùng cũng thắt chặt thời gian của tôi, giờ đây những phút giây nghỉ ngơi, buông thả cùng phố chiều, ngắm ánh đèn đêm trở nên quý giá đến lạ lùng. Những lúc như thế, có một vài tiếng thở dài phát ra, tôi nghĩ ngợi nhiều điều về hiện tại, tương lai, những mối quan hệ, bạn bè và gia đình. Cũng có đôi lúc những nỗi nhớ cứ thế cuồn cuộn trào lên, ký ức về miền quê xa xăm trong màn khói chiều mùa đông lạnh, tiếng gió rít co rúm cả những bụi cây, bếp lửa ấm áp, nồi cơm nếp nóng....Cũng khá lâu rồi nhỉ, kể từ mùa hè cách đây 2 năm tôi chưa ghé về nơi ấy thăm gia đình.
Chiều nay giữa Sài Thành nhộn nhịp, đông đúc, tráng lệ, ánh sáng bỗng nhạt nhòa giữa mắt tôi, vài giọt nước rơi xuống, trong vô thức, mặc cho dòng người cứ thế đi qua..... Tôi nhớ.... Nơi ấy, mùa đông chắc lại ghé về như những năm trước.
...
Tiếng ho lụ khú phát ra từ trong bếp, bên bếp lửa hồng Bà tôi đang hong nấu nồi cơm thơm lừng. Mùa đông lại về, mang đến cái giá lạnh, mưa phùn vẫn lất vất rơi theo những con gió. Cánh đồng xa hoang vắng bóng người, bóng vật, chỉ có những bụi cây co rúm run run lên trong cơn rét. Mùa này, chẳng ai muốn rời khỏi cái chăn ấm áp, bếp lửa rực đỏ để ra ngoài kia. Chỉ có những cô cậu học trò như chúng tôi vẫn sáng cắp sách đến trường, bất chấp cái lạnh để tìm con chữ. Tôi vừa về đến nhà, buổi học hôm nay kết thúc sớm, Bà tôi bước ra từ trong căn bếp nhỏ:
"Đi học về rồi hả cháu, lạnh lắm không, vào đây ngồi bếp cho ấm rồi còn ăn cơm"
"Dạ, lạnh lắm bà ạ"
Tôi cởi vội chiếc áo mưa, treo nó lên cánh của sổ ngoài hiên, bỏ chiếc khăn quàng cổ bằng len ra đặt lên giường, bước thật nhanh xuống gian bếp nhỏ, ấm áp. Bên trong Ông tôi cũng đang ngồi đó, đôi tay xoa xoa để bớt lạnh. Ngồi xuống cạnh bên, Ông bắt đầu hỏi tôi một vài kiến thức văn thơ. Mâm cơm đã được dọn sẵn khói bay nghi ngút, Bà ra hiệu: "ăn cơm thôi hai ông cháu".
Cứ thế những mùa đông lại trôi qua, những mùa hè cứ tới. Trong suốt những năm tháng ấy, tôi thiếu vắng bàn tay của cha, nụ cười động viên từ mẹ, nhưng tôi vẫn có những yêu thương nồng hậu của Ông Bà. Chỉ vài ký ức vậy thôi cũng đủ cho chiều nay rồi, con phố lên đèn hắt hiu những nỗi buồn, những nỗi nhớ nhà da diết.
...
Tôi là sinh viên chuyên văn, vậy nên cũng không quá lạ rằng tôi hay viết lách lung tung, đủ thứ chủ để. Tôi kể nhịp thở của cuộc sống, tình bạn, tình yêu, những tiêu cực của xã hội, quê hương, đất nước, tôi viết về mẹ, về cha về những tấm lòng cao cả. Thế nhưng, trong tất cả số đó tôi chưa một lần tôi kể về Ông, về Bà về 2 con người tuổi đã cận kề 90, luôn yêu thương đùm bọc tôi từ ngày thơ ấu. Vì vậy, hôm nay tôi kể về Ông, Bà của tôi, kể về họ trong ký ức tôi đã nắm giữ, lục lọi lại tất cả để thay cho lời biết ơn sâu sắc.
Ông tôi - dáng vẻ hơi gầy nhưng khuôn mắt lại đẹp lão lắm, tóc vẫn còn đen, ngoại trừ những nếp nhăn hằn lên trong suốt quãng đời trai trẻ mệt nhọc. Thủa ấy là thời chiến, Ông cũng đi lính, rồi hòa bình lập lại Ông phải bọn chen để lo cho nhịp sống của gia đình. Thời bao cấp làm chung, chia chung, ăn chung, không đủ ăn, ông còn du hành những chuyến ngược nguồn, đốn gỗ sắn thú rừng. Một khoảng thời gian đầy những khó khăn, ông lội mình trong chốn rừng thiêng nước độc, để đến bây giờ một vài dấu tích vẫn còn in hằn lên bàn chân, bàn tay, tấm lưng gầy. Vết chàm ở chân vẫn bong lóc từng lớp da, mùa này qua mùa khác nó chẳng khác gì mảnh ruộng khô hạn chưa bao giờ hứng được 1 giọt mưa.
Ông kể: "Lần đó Ông cùng vài người bạn ngược nguồn theo con sông dài kéo những chiếc bè đi chặt Ná, kiếm gỗ Lim. Giữa cánh rừng mưa ẩm, âm u, cứ khi mắt trời bắt đầu buông họ lại ngồi xúm lại với nhau nhóm lửa, nấu những bát cháo loãng, nhìn chỉ thấy nước, ấy thế mà ấm lòng. Để cải thiện bữa ăm kham khổ ấy Ông tôi và những người khác, chiếc chiều lại ra phía con suối gần nhất để bắt cá. Thủa ấy, chốn rừng tự nhiên chưa có sự tàn phá của con người, cá rất nhiều, nhiều đến nỗi chỉ cần vơ tay vào mỏm đá là đã có cá ăn. Chỉ tiếc là không có muối, ăn nhiều sợ bị đau bụng. Để rồi một hôm cũng đang mò cá ,ông bị một mỗm đá cắt phải, một vết xước nhỏ, chảy 1 ít máu, vốn quen việc đằm mình trong mưa gió, vết xước ấy thì có sao, thế mà không ngờ sau hơn nửa tháng đắm mình trong rừng sâu, ông về nhà, tắm rửa thì nhận ra, viết thương ở chân chưa hề lành. Để đến hôm nay nó vẫn dai dẳng với dòng máu ngứa quẩn quanh trong đó." Rồi xương khớp ngâm lâu quá trong cái giá lạnh của rừng già, nên mỗi khi trời trở gió nó lại buốt đau. Ngoài những chuyến đi rừng, ông còn kể tôi nghe về thời chiến tranh, về thời phong kiến cuối cùng. Chẳng có 1 cuốn sách lịch sử nào lại sống động đến vậy, ông cho tôi biết một vài điều mà lịch sử không bao giờ viết lại, về những tiểu tiết của một thời đại mưa bom bão đạn, về kinh thành Huế một thời lững lẫy.
Bà tôi, bước chân chậm rãi vì tuổi già đã đến, nhưng mái tóc cũng còn đen, tôi cũng chưa thể hiều tại sao quanh vùng các ông các bà chỉ tuổi 60, 70 tuổi, đầu đã bạc trắng cả rừng già, thế mà bà tôi tóc vẫn còn đen. Phải chăng vì từ lúc nhỏ đến giờ, bà chỉ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mới đen, mới chắc đến vậy. Khuôn mặt của bà lộ rõ nhiều nếp nhăn hơn ông, vì cũng qua những lần sinh đẻ nặng nhọc. Ông tôi cưới bà lúc bà chỉ mới 16 tuổi, thủa ấy như vậy cũng coi là kết hôn muộn rồi đấy, ông đón bà từ ngôi làng khá xa, thời nay tôi đi xe máy cũng mất gần 30 phút, thế mà họ đi bộ đón dâu.
Thời chiến ông đi lính bà quằn lưng mình vừa cày ruộng vừa nuôi con, nuôi bố mẹ già, hòa bình trở lại, bà vẫn một mình nuôi 6 đứa con trong những này ông ngược nguồn. Tuổi thanh xuân của bà ngày đó chỉ tính từ lúc từ nhỏ lên đến 7 hay 10 tuổi, những buổi địu em ra đồng chăn trâu, ru em ngủ cùng bạn bè đánh ô ăn quan, đánh thẻ. Khi cái đói cái rét cứ dần đến, những đứa em cũng đủ lớn, bà cùng anh chị cùng ra đồng đi cấy, gieo khoai, nhặt khoai sót. Bà kể: " Cứ mỗi khi đông ghé đến, những luống khoai vừa xong vụ ngổn ngang đất được cày xới, bà và bọn trẻ trong làng lại ùa nhau ra vừa chăn trâu vừa cố tìm những củ khoai còn sót lại. Có hôm mấy chị em kiếm được nhiều lắm hẳn một lá cọ lớn đầy ắp buộc túm lại. Chỗ khoai đó được rửa sạch ăn dần trong vài ngày, vì chúng sẽ nhanh chóng hỏng. Ngày đó, gạo là thứ quà quý và đắt đỏ, khan hiếm, nên chẳng mấy khi cả nhà được ăn cơm trắng, thường được nấu chung với những củ khoai, lát khoai phơi khô, mà ngày nay người dân quê tôi gọi là khoai xéo. Hoặc chỉ là khoai luộc, miễn sao có thứ gì lấp vào những cái bụng đang đói cồn cào kia." Đến khi bà lấy chồng rồi, còn nhiều thứ phải lo, nêm bà quặn lưng mình ra hứng mưa, hứng gió để lo cho tổ ấm của mình. Ruộng sâu, ruộng cạn, bà cũng lội để cho khi mùa đông tới, ít nhất cả nhà không phải nhịn đói. Bà không có học thức sâu rộng như ông, nhưng bà lại là cả kho tàng kinh nghiệm, những bài thuốc dân gian, nhưng món ăn từ thời kinh thành Huế. Nhưng cơn sốt vặt của tôi hết được cũng là vì thế.
Những câu chuyện của quá khứ cứ tràn về hiện tại trong những nâm cơm, bếp lửa, Ông tôi, Bà tôi kể về nó để nhắc tôi và các anh em họ hàng biết rằng phải chăm học hành, cố gắng lên thành phố, chứ đừng ở lại nơi này, quanh năm mưa gió bão bùng, cũng là để ông tôi nhớ về một thời trai trẻ lăn lội, để bà tôi nhớ về cảnh xưa, người xưa. Bởi vậy, đến tận hôm nay những ký ức ấy ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một vài thói quen mà nhiều người cứ cho đó cổ hủ. Và những người trẻ, như tôi đôi khi lại thấy khó chịu vì một vài điều như thế. Chẳng hạn, bà tôi vẫn hay nhổ những bãi nước trầu đỏ hắt ra sân, ra góc nhà, mà thứ nước ấy sẽ bám chặt vào gạch, và tường vôi vào quần áo mà chẳng thứ gì có thể tẩy sạch được. Mỗi lần như vậy, tôi hay gắt lên: "Kìa bà, sao lại nhổ nước trầu ra đó". Và Bà tôi đáp lại bằng một nụ cười móm đôi mắt nhắm tít như để cho qua.
Nhưng sau này tôi hiểu ra, thực ra bà buồn lắm, ngày xưa nhà chỉ là nền đất, nên khạc bã trầu ra đâu cũng được, mấy mươi năm quen rồi, giờ nhà gạch với bà cũng vậy. Một lần hai lần không sao, một người hai người nói cũng chẳng sao, nhưng nhiều người nói quá, và nhắc lại thật nhiều khiến bà buồn. Bà ăn trầu từ lúc 40 tuổi, đến giờ đã ngót hơn 30 năm, nó không chỉ là thói quen mà trở thành niềm vui của tuổi già trong những hoài niềm cũ. Thế mà cứ bị đục chỗ này, khoét chỗ kia, hằn phải buồn lòng lắm chứ. Nhưng bà tôi cũng chả nói ra, chẳng trách con cháu mình mà vẫn phúc hậu cười trừ để cho qua đi. Lại cũng vì con vì cháu, đến mùa đông bà mới ăn trầu, dịp tết, còn lại bà để cơi trầu khô héo mấy tháng liền. Tôi thấy hối hận, và muốn xin lỗi bà lắm. Còn nhớ ngày tôi còn bè, bà vẫn hay giặt những bộ đồ lấm loen bùn đất sau những buổi mà tôi rong chơi cùng lũ bạn ngoài đồng. Hẳn là tôi đã bỏ quên, những đêm sốt cao bên tôi là bà, chăm mom, vỗ về.
Vài lần trong năm, con cháu từ khắp miền lại đổ về thăm ông bà, tất cả lại quây quần trong một gia đình 4 thế hệ. Những đứa em tôi, vốn sống ở thành phố nên về đây chúng vốn không quen lắm cách sinh hoạt. Một số đứa, nó chê chỗ này bẩn chỗ kia bẩn, khó chịu cả ngày, đứa này chế cái chăn của ông hôi, chê tay bà bẩn. Tôi cũng cho qua đi vì chúng con vể ngây thơ của trẻ con, và ông bà tôi thì chắc hẳn họ chẳng màng đến, bởi con cháu quây quần vậy là qua đủ, quá hạnh phúc. Mấy đứa trẻ đó chúng đâu hiểu rằng, ngôi nhà gỗ ở quê không thế sạch bóng như ngôi nhà lầu lát gạch sáng bóng trên thành phố, và với 2 con người hơn 80 tuổi ấy đâu còn sức để đạt cái gọi là sạch sẻ của tuổi trẻ bây giờ, mà ngày so với ngày xưa, thì thế là sạch lắm rồi. Tôi vốn sống ở quê, với ông bà từ nhỏ nên cái cũ kỹ có vẻ hơi bẩn ở quê vốn quá quen thuộc với tôi. Nhưng những món đồ ấy, cái cơi trầu, con dao cau, hộp cờ tướng, cái tủ gỗ mà quê tôi gọi là cái sập, cái rổ đan bằng tre .... không phải bẩn mà chúng úa màu chỉ vì vì thời gian, trên những món đồ ấy mà vị đất quê hương, là mùi thơm của cọng rơm, hạt lúa bông ngô còn sót lại. Mấy cái rổ nhựa, bà không quen, bình lọc nước cũng lạ quá vì lâu này cả nhà vẫn uống nước nấu sôi từ những khóm tre. Mà cũng thực chất đến bây giờ khi nhớ lại tôi mới nhận ra điều đó. Bởi chúng tôi vốn vô tâm vậy mà, những đứa trẻ chưa thật sự chín muồi trong suy nghĩ.
Thời gian đi qua, tôi lớn hơn chút, đã là học sinh cuối cấp rồi. Lớn hơn, tiếp xúc nhiều hơn với xã hội ngoài kia, cũng có nhiều thay đổi từ tính tình, đến suy nghĩ. Tôi nhớ vẫn hay cãi lại một vài điều mà tôi cho là không đúng khi bà tôi nói, tôi cũng không còn chăm chú nghe bài giảng trong bữa cơm của ông như khi còn nhỏ. Cái cọc cằn của ông khiến tôi không chút thoải mái. Những lần đi học về khuya, mà thực chất kéo dài chút thời gian để ngồi với bạn gái, bà tôi lại lụm khụm điện réo lên, với bà 8h-9h tối là khuya rồi, trong khi bọn trẻ như tôi nó còn quá sớm để đi ngủ. Ông tôi không cho tôi đi chơi đêm, và tôi lại phải nói dối rằng đi học. Nhiều cuộc cãi vã dần lớn hơn khi những cái cũ, cái xưa ở ông, ở bà không còn phù hợp với tôi nữa. Đến hôm nay, tôi nhớ về, tôi khóc òa, khóc vì bởi bản thân quên rằng nhờ cái cũ cái xưa đó mà tôi lớn lên, rằng ngày xưa là đèn dầu, ngoại trừ những đứa học trò, thì tất cả mọi người đều tắt đèn đi ngủ. Điều đó diễn ra trong suốt mấy chục năm, và viễn tưởng về thời gian mà ông tôi, bà tôi nghĩ khác xa với chúng tôi. Dù có đèn điện, thì cũng chỉ hơn mà chúng nhiều và sáng hơn đèn dầu. Những buổi tôi nói dối đi học, ở ngôi nhà gỗ nhỏ vẫn thấp thỏm bóng ông ngồi dậy rồi bước ra, bóng bà nhìn ra cửa trong ngóng đứa cháu đi học về mới yên tâm ngủ. Họ vẫn chờ, ở đó trong đêm tối.
Hôm nay, giữa sài thành người là người, nhà là nhà, tôi thấy nhớ da diết ngôi nhà nhỏ đó, tôi lại thấy thương về, ngoài kia, ông tôi, bà tôi vẫn đang lụ khụ với nhau bên gian bếp, ở cái tuổi gần đất xa trời vẫn lo toan gọi điện hỏi thăm con cháu, lo cho đứa cháu tội nghiệp học xa thế nào, đứa cháu muộn mà thằng con út mới lấy vợ có khỏe, bụ bẫm không. Quê tôi vẫn đang mùa lũ, bão vẫn liên tiếp đổ vào. Sau mùa lũ tàn bạo là cái rét, sẽ đến bao trùm cho đến mùa hè năm sau, đến tết cái giá lạnh vẫn còn chưa dứt.
Ông, bà tôi ở đó, bên nhau đi qua như những năm tháng tuổi trẻ đã từng. Tôi xin dành tất cả những yêu thương mình, gửi về nơi xa, tặng ông, bà tôi, sưởi ấm thêm chút ít cho họ giữa trời đông giá lạnh . Và "Cháu xin lỗi, vì tất cả"
Còn bạn, bao lâu rồi bạn không ghé về quê nhà, về thăm ông mình, bà mình, bao lâu rồi bạn không nói lời yêu thương. Đã bao giờ bạn nói lời xin lỗi với họ, cảm thông với bà mình về cái tính khó chịu kia, về cái tính cọc cằn của ông, về những thói quen mà ta gọi là xưa là cũ vẫn còn tồn tại ở hiện tại. Hãy về, dành cho bà mình một nụ hôn, dành cho ông mình một cái ôm thật chặt, đủ ấm áp, để thay cho lời biết ơn đã sinh ra bố mẹ mình, về sự quan tâm của họ cho con cháu. Đừng bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải sống trong ngôi nhà của của ông, bà mình, bởi đó là những phút giây quý giá của cuộc đời mỗi người, đừng nói những lời làm họ tổn thương, vì họ đã trải qua quá đủ, như ông bà của tôi, họ đi qua thời chiến, thời đói rét cho đến hôm nay, họ đã đủ kham khổ, đủ mệt nhọc rồi, giờ ở cái tuổi này, người ông, người bà chỉ ngồi ngắm con cháu mình đứa lớn khôn, đứa thành công, nên vợ nên chồng và tận hưởng cái người ta gọi là tuổi già, họ tận hưởng bởi tuổi trẻ họ đã phải bôn ba, khó nhọc đủ điều rồi. Đừng phạm sai lầm để mai này muốn sửa cũng chẳng được, đừng như tôi bởi hôm nay có những hối hận những vẫn còn kịp, vì bà tôi, ông tôi vẫn còn ở đó hiện diện và luôn tha thứ cho đứa cháu của mình. Và tôi xin gửi tới, người ông, người bà cảm ơn ông bà vẫn để con cháu nhìn thấy họ, để con cháu vẫn được nắm đôi tay già cỗi khô cằn. Để lại cho còn cháu mình những yêu thương những ấp áp, những phúc hậu từ đời trước.
"Yêu thương ở đâu xa, ấm áp giấu kín nơi đâu. Ở đó nơi quê nhà, ở những con người đã đi qua cả thế kỷ!"
Nguyễn Ngọc Nhật